logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/09/2021 lúc 11:56:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một em bé Afghanistan ngủ trên sàn chiến máy bay Air Force của Mỹ trong chuyến bay di tản từ Kabul
Đã hơn hai tuần kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thừa nhận rằng sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan và việc Taliban giành lại quyền kiểm soát diễn ra nhanh hơn chính phủ Mỹ dự đoán.
Trong bối cảnh chính phủ Afghanistan sụp đổ chóng vánh, các nhà quan sát và truyền thông đã nhắc lại những ngày cuối Chiến tranh Việt Nam năm 1975 và điểm tương đồng trong cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Afghanistan và Việt Nam.
Tác giả Vũ Quý Hạo Nhiên từ California mới đây có bài có tựa ‘A lesson for America from the fall of Saigon in 1975’ đăng tại phần ý kiến bạn đọc trên trang web của CNN ngày 31/08. BBC Tiếng Việt phỏng vấn ông quanh nội dung bài viết này.
BBC: Trong bài đăng trên trang CNN, ông nêu ra điều ông gọi là “bài học cho Hoa Kỳ” từ biến cố bỏ Sài Gòn và VNCH ngày 30/04/1975 cho vấn đề Afghanistan vừa qua, nhưng có vẻ như việc rút quân Mỹ và đồng minh khỏi Kabul cũng bị phê phán khá rộng rãi là vội vã, bỏ lại hàng vạn cộng sự cũ, vậy tức là không có bài học nào được rút ra?

UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Defense One
Chụp lại hình ảnh,
Hàng trăm người dân Afghanistan chen chúc trên một chuyến bay chở hàng của quân đội Mỹ để chạy khỏi quân Taliban.
Việc Hoa Kỳ rút ra khỏi Afghanistan là chuyện không thể bàn ngược lại nữa. Giới chính khách cả hai đảng ở Mỹ đều không muốn ở lại đó, kể cả cựu Tổng thống Donald Trump, ngay trong tuần qua còn gọi thoả ước rút quân của ông với Taliban là "beautiful" (đẹp đẽ). Bài học tôi muốn nước Mỹ rút ra là ở tương lai, sẽ làm gì khi người Afghanistan trốn chạy chế độ Taliban như người Việt Nam từng trốn chạy cộng sản. Chính quyền Mỹ nhận người tỵ nạn Việt Nam không vì họ "phải" làm, mà vì họ "muốn" làm. Và tôi hy vọng họ cũng sẽ "muốn" nhận người tỵ nạn Afghanistan như vậy.
Khủng hoảng Afghanistan: Tướng Mỹ không chắc Taliban sẽ thay đổi
Afghanistan: Quân đội Mỹ đã bỏ lại những gì?
BBC: Một phần câu chuyện ông viết để dư luận nói tiếng Anh ở Hoa Kỳ biết về cảnh hậu chiến ở Nam Việt Nam là về gia đình ông, ông có thể nhắc lại ở đây hay không?
Lịch sử nhập cư của người Việt tại Mỹ có hai mặt, mặt Việt và mặt Mỹ. Người Việt thường rất rành, rành hơn tôi rất nhiều, về mặt Việt, nhưng thường thì lại hiểu chỉ mập mờ, về mặt Mỹ. Còn người Mỹ, nếu không làm trong ngành ngoại giao hay di trú, thì chỉ biết chung chung là "người Việt Nam nhập cư" thôi chứ chả biết gì nhiều.
Năm 75, khi người Việt Nam được bốc vào Mỹ, đó là một quyết định táo bạo của Tổng thống Gerald Ford. Xét về mặt luật pháp, không có điều gì cấm nước Mỹ cứ thảy hết người Việt Nam một cái trại nào đó ở Subic Bay hay Guam rồi cho ở đó suốt đời. Lý do duy nhất điều đó đã không xảy ra là vì Tổng thống Ford quyết định ngược lại với ý kiến của cử tri. Gia đình cô ruột tôi và nhiều cô chú bác họ vào được Mỹ năm 75 chính là nhờ vào đó. Bộ Tư Pháp cho "parole" hết 130,000 người Việt Nam bất kể giới hạn di trú, rồi sau đó luật Indochinese Refugees mới được thông qua để có kinh phí cho việc định cư mọi người.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, EXPRESS NEWSPAPERS/GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Nhiều người Việt đã bỏ nước ra đi trên những con thuyền nhỏ mong manh trên biển sau ngày 30/4/1975, tạo thành làn sóng thuyền nhân
Người vượt biên, như anh ruột tôi đi ghe 6 đêm 5 ngày, được vào Mỹ cũng chả phải vì Mỹ phải làm thế, mà chỉ vì Mỹ muốn. Có thể nêu 1001 lý do địa chính trị vì sao Mỹ muốn, trong đó mẫu số chung là đừng cho các nước Đông Nam Á quay qua liên minh với Việt Nam, nhưng rốt cuộc cũng vì "muốn" chứ không vì "phải."
Chương trình ODP đi Mỹ bằng máy bay cũng không phải một chương trình di trú bình thường của Mỹ, mà là một chương trình dành riêng cho người tỵ nạn Việt Nam, do Tổng thống Jimmy Carter lập ra. Chuyện đi theo bảo lãnh gia đình, là di trú bình thường. Đi theo ODP, là chuyện đặc biệt. Nhiều người nhầm lẫn hai thứ, vì trên thực tế ODP có người bảo lãnh sẽ dễ đi hơn, nhưng hai loại di trú là hai diện visa khác nhau. ODP được lập ra để giảm tải các trại tỵ nạn Đông Nam Á. Trên lý thuyết, nếu người Việt Nam có hy vọng đi ODP họ sẽ bớt đi vượt biên và bớt tới các trại tỵ nạn. Tôi được đi ODP là nhờ chính sách này. Ở thế hệ tôi nhiều người vẫn kể là "đứa này đí ODP, đứa kia đi OD ghe," là vậy.
Chương trình "hát ô" (HO) cho cựu tù cải tạo thực ra là một phần của ODP và nằm trong ngân sách ODP. Nhiều người đã viết về nguồn gốc của chương trình này và vai trò bà Khúc Minh Thơ cũng như của nhà ngoại giao Robert Funseth, cũng như tu chính của Thượng nghị sĩ John McCain cho các con trưởng thành của cựu tù cải tạo, nên tôi không nhắc lại ở đây. Cuộc thương thuyết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam kéo dài 7 năm từ thời Tổng thống Ronald Reagan qua tới thời George H.W. Bush tức Bush cha mới đi tới kết luận. Đa số họ hàng nhà tôi vào Mỹ qua ngả "hát ô" và phải nói là thế hệ con cháu các ông bà "hát ô" rất thành công trong cộng đồng.
Nhưng tóm lại về phía Mỹ, từ thời Ford tới thời Bush cha và cả sau này, khuynh hướng của các tổng thống cả hai đảng là làm sao để nhận thêm người tỵ nạn Việt Nam. Bất cứ ai trong số họ đã đều có thể làm ngược lại, là "làm sao cho bớt phải nhận người tỵ nạn Việt Nam," và nếu họ làm vậy thì cử tri Mỹ cũng hoan nghênh, nhưng họ đã không làm thế.
BBC: Ông so sánh tình cảnh người dân Nam Việt Nam sau 30/04/1975 và người dân Afghanistan hiện nay sau khi quân Taliban kiểm soát gần như toàn bộ đất nước đó, sẽ có ý kiến nói cách so sánh đó không đúng vì cho rằng lực lượng cộng sản ở Việt Nam khác Taliban, ông nghĩ sao?
Ờ thì khi so sánh thì ai cũng có thể nói là, ơ, A với B khác nhau. Hỏi Stalin với Mao ai tệ hơn ai thì dễ dàng sẽ thấy 2 người trả lời 2 kiểu khác nhau.
Nhưng nếu Taliban tệ hơn Cộng sản, thì Mỹ nên nhận nhiều người tỵ nạn Taliban hơn người tỵ nạn cộng sản phải không? Và đó là kết luận của tôi trong bài đăng trên CNN.
Afghanistan: Hoa Kỳ vất vả lo di tản cho những người từng cộng tác
Taliban tấn công vũ bão, Mỹ và Anh đưa quân vào để sơ tán nhân viên
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Những hình ảnh di tản người vào trung tuần tháng 8 ở Kabul làm sống lại những tấm hình di tản bằng trực thăng năm 1975 ở Sài Gòn.
BBC: Ý kiến của ông rằng Hoa Kỳ nay cần có trách nhiệm đón nhận người tỵ nạn Afghanistan, nhưng một phần không nhỏ dư luận Hoa Kỳ và trong cả cộng đồng Việt tại đó không ủng hộ việc nhận thêm tỵ nạn, từ Trung Mỹ, Trung Cận Đông, Nam Á, điều này ông giải thích ra sao?
Thời 1975 cử tri cũng đâu muốn nhận người Việt Nam đâu. Thời đó muốn góp ý kiến gì phải viết thư qua bưu điện hay đánh điện tín, rất mất công, vậy mà cũng có 2,809 thư và điện tín gửi thẳng vào Nhà Trắng phản đối, số ủng hộ chỉ là thiểu số, 2,451.
Hiện nay đã có 35 thống đốc tiểu bang, trong đó có cả những tiểu bang đỏ rực màu Cộng Hoà như South Carolina với Utah, lên tiếng sẵn sàng nhận định cư người tỵ nạn Afghanistan, và chỉ có 2 thống đốc lên tiếng từ chối. Số còn lại im lặng chưa nói gì. Tức là tính về chính trị, chuyện thuyết phục người dân Mỹ của 2021 chưa chắc đã khó gì hơn thuyết phục người dân Mỹ của 1975.
Riêng trong cộng đồng Việt Nam, sự hiện hữu của những người tự cho rằng "tôi xứng đáng được vào Mỹ còn nó thì không" thực ra chẳng lạ và cũng chẳng mới.
BBC: Nhìn rộng ra về vai trò của chính trị Mỹ với thế giới, nhất là các nước từng bị chiến tranh, nội chiến, gồm cả VN trong quá khứ, ông có tâm tư gì?
Chính quyền Afghanistan may mắn hơn Việt Nam Cộng Hòa là họ có lịch sử để nhìn lại và biết điều này. Nhưng họ xui xẻo hơn Việt Nam Cộng Hoà là họ biết mà không làm gì được vì họ không có ghế trong bàn đàm phán. Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam là hiệp định bốn bên, Việt Nam Cộng Hoà là một. Trong khi hiệp định Doha rút quân Mỹ khỏi Afghanistan là thoả ước tay đôi giữa Hoa Kỳ và Taliban, Kabul không được tham dự.
BBC: Tổng thống Biden gần đây nói thẳng rằng Hoa Kỳ sẽ không dùng quân sự để tạo dựng lại (reshape) các nước khác như đã làm, mà tập trung vào an ninh của Mỹ, tại Mỹ, điều này khiến ông suy nghĩ gì?
Tổng thống Trump cũng vậy, cũng từng tuyên bố là "không có ý định áp đặt lối sống của chúng tôi." Trừ 3 trường hợp ngoại lệ là Iran, Cuba và Venezuela, ngoài ra thì ngay Kim Chủ tịch còn được khen là được dân chúng kiêng nể lắm, thì phải biết là Trump không hề muốn thay đổi thể chế các nước khác. Đừng cạnh tranh kinh tế với Mỹ là ông ok hết.
Biden khéo hơn là chỉ hứa không dùng quân sự thôi chứ còn các biện pháp khác thì chưa biết à nha. Nhưng cả Biden lẫn Trump phản ảnh thực tế là người Mỹ nói chung có máu isolationist. Lấy thí dụ ngày nay Tổng thống Franklin Roosevelt được biết đến là người lãnh đạo nước Mỹ và khối Đồng Minh thắng được Thế chiến thứ hai nhưng trước đó, khi tranh cử, ông thắng một phần lớn là vì hứa hẹn không đem nước Mỹ dính và cuộc chiến của châu Âu.
Trong các trường phái chính trị ở Mỹ, chỉ có khối tân bảo thủ tức neoconservativism hay neocon là kêu gọi xuất cảng nền dân chủ đi các nơi. Chủ nghĩa neocon lên tới đỉnh thời Tổng thống George W. Bush (con) và gần đây nhất nhưng có lẽ người neocon cuối cùng có ảnh hưởng chính trị, là Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton của Trump, làm được hơn một năm rồi mất chức để rồi sau đó Bolton với Trump thường xuyên chửi bới nhau qua lại qua báo chí và trên Twitter.
Mới hôm qua, trên báo Atlanta Journal Courier, nhà hoạt động đảng Cộng hoà Vũ Bảo Kỳ viết bài cho rằng Hoa Kỳ không thể tiếp tục kiểu dùng quân sự truyền thống để đánh chiến tranh du kích rồi lại đồng thời đòi nation building, xây dựng quốc gia người ta. Trong tương lai gần, trường phái neocon coi như hết ảnh hưởng trong cả hai đảng.
Theo BBC
phai  
#2 Đã gửi : 02/09/2021 lúc 01:54:19(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bài học cho nước Mỹ từ sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975

UserPostedImage

CNN by Hao-Nhien Vu – August 31, 2021
Tác giả: Vũ (Quý) Hạo Nhiên là cựu biên tập viên điều hành của tờ Người Việt, một tờ báo Việt ngữ. Ông là giáo sư toán học tại trường Cao đẳng Coastline ở Quận Cam, California. Các quan điểm thể hiện ở đây là của riêng ông ấy. Đọc thêm ý kiến ​​trên CNN.

(CNN) Năm đó là 1987. Tôi đang bước ra khỏi căn hộ của mình, ngay gần khuôn viên trường Đại học Purdue ở Indiana, thì thấy một quý ông lớn tuổi – có lẽ cũng trạc tuổi tôi – đang cố sửa xe. Tôi hỏi liệu tôi có thể giúp đỡ ông được không.
Tiếng Anh có trọng âm của ông ấy có thể hiểu được; kỹ năng sửa xe của tôi thì rất tệ. Tôi chỉ biết nhảy vào bắt đầu, và khi không xong, chúng tôi đã bỏ cuộc.
Kế đó ông ta hỏi tôi đến từ đâu. Việt Nam, tôi nói. Ông đứng thẳng dậy, vỗ vào ngực mình hai lần rồi nói, “Afghanistan!”
Ông thêm, “Chúng ta có cùng một vấn đề!” Tôi thoáng vui và nói, “Đúng. Cùng một vấn đề.“
Kể từ khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan, nhiều người đã so sánh giữa sự sụp đổ của Kabul vào năm 2021 và Sài Gòn thất thủ năm 1975.
Nhưng sự tương đồng còn sâu sắc hơn với hình ảnh những người dân đang cố gắng chạy trốn khỏi đất nước của họ một cách tuyệt vọng. Làn sóng người tị nạn từ Afghanistan kêu gọi sự chào đón hào phóng mà Hoa Kỳ từng dành cho những người chạy trốn khỏi Việt Nam cách đây 46 năm.
Tất nhiên, ý của người đàn ông vào thời điểm đó khi nói “cùng một vấn đề”, đó là chủ nghĩa cộng sản.
Người Afghanistan đã giải quyết vấn đề của họ bằng cách anh dũng chiến đấu với lực lượng Liên Xô xâm lược đất nước của họ, và người Việt Nam được hưởng lợi từ sự giải thể cuối cùng của Liên Xô.
Rất ít, hoặc không có, cuộc cải cách kinh tế nào làm cho nền kinh tế Việt Nam trở thành một nền kinh tế sôi động lại có thể đã xảy ra nếu Liên Xô vẫn còn tồn tại.
Những lời tiên tri của ông già đó giờ đây đang ám ảnh tôi. Afghanistan và Việt Nam lại có “cùng một vấn đề“.
Tôi từng nghĩ Afghanistan đáng bị xâm lược vì họ đang chứa chấp Osama bin Laden. Nhưng khi tôi chứng kiến cảnh ​​thành phố rơi vào tay chính bọn khủng bố Taliban, nơi từng dung dưỡng cũng một trùm khủng bố khác là bin Laden, trái tim tôi tan nát.
Khung cảnh hỗn loạn ở sân bay Kabul thực sự gợi nhớ rất nhiều về Sài Gòn năm 1975.
Trong hậu quả của cuộc di tản đó, những gì Tổng thống Gerald Ford đã làm không giống như Moses từng nói: Hãy để mọi người vào!
Ford có thể đã nói, “Chỉ cho thông dịch viên vào thôi.” Hoặc, “Vẫn còn có cả Đông Nam Á cơ mà.” Nhưng ông ấy không bao giờ làm vậy.
Tất cả những người Việt Nam đã lên tàu, trực thăng, phi cơ hoặc căn cứ của Mỹ đều được chấp nhận. Tất cả họ đều được tập trung tại Guam và sau khi hoàn tất thủ tục giấy tờ sẽ được gửi tới các điểm đến trên khắp nước Mỹ.
Phần lớn công chúng Mỹ không thích điều đó. Nước Mỹ đang phải hứng chịu thất nghiệp và lạm phát ở mức hai con số, và tăng trưởng GDP ở mức tiêu cực, vì vậy các nhà phê bình đặt câu hỏi: Tại sao lại đưa thêm người vào?  Theo The New York Times, Nhà Trắng đã cho biết có 2.809 bức điện và thư phản đối, và số ủng hộ ít hơn với 2.451.
Nhưng dù sao thì Tổng thống cũng vẫn dấn bước. Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng Tư pháp Edward Levi đứng đầu, đã từ bỏ các hạn chế nhập cư cho toàn bộ các trường hợp phải rút thăm. Có hơn 130.000 người – trong đó có dì, chú và anh em họ của tôi.
Lần này ở Afghanistan, chúng ta có 34.500 trường hợp hưởng Thị thực Nhập cư Đặc biệt (SIV) và chỉ dành cho những người đã làm việc với lực lượng Hoa Kỳ. Thử đoán xem sẽ thế nào? Ủy ban Cứu hộ Quốc tế ước tính rằng hơn 300.000 người Afghanistan đã liên kết với phái bộ Hoa Kỳ. Điều gì sẽ xảy ra với những người vẫn đang cố gắng đến Mỹ, hoặc thậm chí chỉ để thoát khỏi Afghanistan?
Chúng ta thậm chí còn chưa lường trước những gì có thể xảy ra khi chế độ chuyên chế đó lên cai trị. Taliban đã chứng minh khả năng của họ. Cộng sản Việt Nam cũng không khá hơn. Sau khi chiến tranh kết thúc, họ đã ghi dấu quyền lực của mình một cách tàn bạo.
Tiếp tục có một làn sóng người Việt Nam đến các trại tị nạn ở các nước láng giềng. Tổng thống Hoa Kỳ của cả hai đảng đã giúp đỡ họ. Từ năm 1978 đến năm 1982, dưới thời các Tổng thống Jimmy Carter và Ronald Reagan, khoảng 280.500 người tị nạn Việt Nam đã được tiếp nhận từ các trại.
Đó là cách mà anh trai tôi đến được Mỹ sau bảy lần cố gắng lặp đi lặp lại, sáu đêm và năm ngày lênh đênh trên biển, trên một chiếc thuyền nhỏ, và hơn bốn tháng trong trại.
Tổng thống Carter đã thiết lập một phương pháp bổ sung, được gọi là Chương trình Ra đi Có Trật tự (ODP), để tiếp nhận người tị nạn Việt Nam trực tiếp từ Việt Nam, một phần để giảm bớt áp lực đối với các trại tị nạn trong khu vực.
Đó là cách, bảy năm sau khi chủ nghĩa cộng sản chiếm Việt Nam, tôi và cha mẹ tôi đã cùng với phần còn lại của gia đình có mặt ở đây. Chúng tôi tự cho mình là người may mắn.
Bộ Ngoại giao của Tổng thống Reagan bắt đầu đàm phán với phía Việt Nam về việc trả tự do cho tất cả các tù nhân trong trại “cải tạo” với lời hứa nhận tất cả họ được vào Mỹ, các cuộc đàm phán sẽ được kết thúc dưới thời Tổng thống George H.W. Bush. Khoảng 200.000 người đã đến thông qua chương trình ODP, bao gồm cả đại gia đình của tôi, hạ cánh xuống các sân bay và rạng rỡ với hy vọng về một tương lai mới sau nhiều thập kỷ bị áp bức.
Đây không phải là những người đã từng làm việc cho Hoa Kỳ. Họ đã làm việc và chiến đấu cho quốc gia có chủ quyền, là Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam), mà Hoa Kỳ hậu thuẫn trong cuộc chiến chống lại miền Bắc Việt Nam.
Nhưng không có vấn đề gì. Đó là một sự phân biệt mà không có sự khác biệt (giữa Việt Nam và Afghanistan). Chúng ta biết giá trị của các đồng minh.
UserPostedImage
Trong những năm qua, hàng trăm nghìn người Việt Nam được nhận vào Mỹ đã hình thành nên một nhóm người Mỹ gốc Việt thịnh vượng, những người đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều khu vực trong đất nước này.
Chúng ta có nên làm điều tương tự cho người dân Afghanistan không? Nên làm. Họ đã là đồng minh của chúng ta Ngay cả trong số những người không làm việc cho Mỹ, nhiều người đã làm việc và chiến đấu bên cạnh chúng ta, và tất cả sẽ phải chịu đựng dưới tay Taliban – phụ nữ, trẻ em gái, binh lính, nhà giáo dục, bác sĩ, nhà hoạt động xã hội.
Chúng ta có thể làm được không? Được. Dù cố gắng như thời điểm hiện tại của chúng ta, thì Hoa Kỳ hiện nay cũng đã mạnh hơn về kinh tế và xã hội so với những năm 1970 rồi.
Câu hỏi đặt ra là: Liệu chúng ta có làm được không?
Ba Sàm lược dịch
phai  
#3 Đã gửi : 02/09/2021 lúc 02:00:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Opinion A lesson for America from the fall of Saigon in 1975
https://youtu.be/LCJHXLq5y3o


Hao-Nhien Vu is a former managing editor of Nguoi Viet, a Vietnamese-language newspaper. He is a professor of mathematics at Coastline College in Orange County, California. The views expressed here are his own. Read more opinion on CNN. The year was 1987. I was walking out of my apartment, just off the campus of Purdue University in Indiana, when I found an older gentleman -- probably the same age I am now -- trying to fix his car. I asked if I could help. His accented English was understandable; my car repair skills were bad. I only knew to jump-start, and when that didn't work, we gave up. He then asked where I was from. Vietnam, I said. He stood up straight, tapped his chest twice, and said, "Afghanistan!"He added, "We have the same problem!" I lighted up and said, "Yes. Same problem."Since the Taliban took control of Afghanistan, many comparisons have been made between the fall of Kabul in 2021 and the fall of Saigon in 1975. But the parallels run deeper than just the images of people desperately trying to flee their countries. The tide of refugees from Afghanistan cries out for the same generous welcome the US gave to those who fled Vietnam 46 years ago. What the gentleman meant by "same problem" at the time, of course, was communism. The Afghans solved their problem by valiantly fighting the Soviet Union forces that invaded their country, and the Vietnamese benefited from the eventual dissolution of the USSR. Little to none of the economic reform that made Vietnam's economy a vibrant one would likely have happened had the Soviet Union still been around. The old man's prescient words are haunting me now. Afghanistan and Vietnam have "the same problem" again. I used to think Afghanistan deserved to be invaded because they were harboring Osama bin Laden. But as I watched city upon city fall to the same bin Laden-harboring Taliban, my heart broke. The chaotic scenes at Kabul Airport have indeed been very reminiscent of Saigon in 1975. In the aftermath of that evacuation, what President Gerald Ford did was nothing short of Moses-like: Let the people in! Ford could have said, "Interpreters only." Or, "Remain in Southeast Asia." But he never did. All Vietnamese who had reached an American ship, helicopter, plane, or base, were admitted. They all got gathered in Guam and once the paperwork was done sent off to destinations throughout the US. Much of the American public didn't like that. The US was suffering from double-digit inflation and unemployment, and GDP growth was negative, so critics asked: Why bring in more people? According to The New York Times, the White House reported 2,809 telegrams and letters in opposition, and a minority, 2,451, in support. But the President went ahead anyway. The Justice Department, led by Attorney General Edward Levi, granted a waiver on immigration restrictions to the whole lot. More than 130,000 people -- my aunt, uncle and cousin among them.
Source:
https://us.cnn.com/2021/...-of-saigon-vu/index.html

Sửa bởi người viết 02/09/2021 lúc 02:01:20(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Chuyển nhanh đến  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.269 giây.