logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/09/2021 lúc 11:04:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hải quân Trung Quốc đi tuần tại Đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa ngày 29/1/2016

Một phát hiện hiếm hoi mới đây tại Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh có thể cung cấp thêm một bằng chứng nữa khiến người ta nghi ngờ yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa – một khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông. 
Sau nhiều tháng miệt mài tìm kiếm các tư liệu lưu trữ, Bill Hayton, một nhà nghiên cứu từng là nhà báo, đã tìm thấy một tài liệu bán chính thức cho thấy rằng: Đến tận cuối thời nhà Thanh, chính quyền Trung Quốc vẫn không xem quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của nước này. 
Hayton, tác giả của các cuốn sách “The Invention of China” [tạm dịch: Sự kiến tạo Trung Hoa] xuất bản năm 2020 và “Biển Đông”, năm 2014, đã phát hiện ra bản dịch năm 1899 của một bức thư, trong đó Tổng lý Nha môn của nhà Thanh – tương đương Bộ Ngoại giao– đã thông báo với các quan chức Anh quốc rằng chính quyền Trung Quốc không thể nhận trách nhiệm đối với việc cướp phá hàng hóa của một chiếc tàu xảy ra vào cuối những năm 1890 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. 
Bức thư đề cập tới cái gọi là “Vụ tàu chở đồng Bellona” – một vụ việc liên quan tới tàu Bellona của Đức bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa một vài năm trước đó và khối lượng đồng hàng hóa mà con tàu này vận chuyển đã bị các ngư dân Trung Quốc đánh cắp.

UserPostedImage
Bản dịch một bức thư từ Tổng lý Nha môn của nhà Thanh gửi ông Henry Bax-Ironside thuộc Cơ quan đại diện Anh ở Bắc Kinh vào ngày 8/8/1899. [Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh / Bill Hayton]

Chính quyền Trung Quốc “từ chối bồi thường” cho khối lượng mặt hàng đồng đã được Anh quốc bảo hiểm bởi vì quần đảo này là thuộc “biển cả” và không thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. 
Bức thư gốc viết bằng tiếng Trung vẫn chưa được tìm thấy và có nhiều khả năng là nó đã bị thất lạc hoặc bị tiêu hủy, vì vậy, cho đến nay, bản dịch này là bản sao đầu tiên và cùng thời duy nhất với tài liệu chính thức này của Trung Quốc được tìm thấy cho đến ngày nay.
Hayton nói rằng ông cũng tìm thấy một bản phiên âm của một bức thư khác của Tổng đốc Lưỡng Quảng – khu vực bao gồm hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây – gửi tới ông Byron Brenan, lãnh sự Anh quốc tại Quảng Châu vào ngày 14/4/1898 về cùng vụ việc. Tổng đốc Đàm Chung Lân viết rằng chính quyền Trung Quốc không thể bảo vệ các con tàu đắm bởi chúng ở tận nơi “biển xanh sâu thẳm” và vì vậy, Trung Quốc không thể chấp thuận các yêu cầu bồi thường. 
“Đây vẫn chưa phải bằng chứng xác đáng” –  ông Hayton nói. “Nhưng đây có thể là những thông tin hữu ích cho Việt Nam để đưa ra lập luận rằng Trung Quốc chỉ tới sau này mới quan tâm tới quần đảo Hoàng Sa”.
Vụ tàu chở đồng Ballona cũng được nhắc tới trong một bức thư của Toàn quyền Đông Dương gửi tới Bộ trưởng phụ trách thuộc địa của Pháp vào năm 1930. Trong bức thư, Phó vương Quảng Đông được trích lời nói rằng quần đảo Hoàng Sa là “những đảo hoang” và  “không thuộc về Trung Quốc hay Việt Nam” và “không cơ quan đặc biệt nào chịu trách nhiệm kiểm soát các đảo này”. 
Về mặt chính trị, những vấn đề về bằng chứng lịch sử như vậy vẫn còn nhạy cảm đối với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông - đặc biệt là vì Trung Quốc thường biện minh cho các tuyên bố chủ quyền biển và lãnh thổ sâu rộng của mình dựa trên cơ sở các quyền lịch sử - lập trường đã bị một tòa trọng tài quốc tế bác bỏ vào năm 2016 trong một vụ kiện do Philippines khởi xướng. 
Nguyễn Nhã, một nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam nhìn nhận rằng: Bức thư mới được phát hiện là văn bản có giá trị khẳng định chủ quyền Hoàng Sa không phải của Trung Quốc.
Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – nơi hiện đang hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Cả Hà Nội và Bắc Kinh đều đã đưa ra nhiều tài liệu lịch sử, thường là các bản sao hoặc mô phỏng vì gần như không thể tìm được bản gốc để chứng minh cho tuyên bố của họ. 
Phát hiện của Hayton đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu về Biển Đông.
Ông Stein Tonnesson - nhà sử học Na Uy đồng thời là nhà nghiên cứu Biển Đông nói rằng bức thư “có thể giúp khẳng định các nguồn tin khác cho rằng nhà Thanh khi đó không xem Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Quốc”.
“Tuy nhiên, vào năm 1909 nước này đã tuyên bố Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của họ và tôi không chắc việc thiếu vắng tuyên bố chủ quyền vào năm 1899 có vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền mà nước này đưa ra sau đó 10 năm không”.
Ông Ian Storey, một nghiên cứu viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore (ISEAS) cảnh báo: “Trung Quốc sẽ làm xáo trộn vấn đề bằng cách đặt câu hỏi về tính xác thực của bức thư.”
Trên mạng xã hội, những dòng  trạng thái (status) của Hayton về bức thư đã khuấy động dư luận. Một số nhà phê bình đã đặt dấu hỏi về tính chính xác của bản dịch tiếng Anh của bức thư.
Hayton nói ông tin rằng “Sẽ có bản phiên âm chữ cái của bức thư tiếng Trung ở đâu đó” và ông đang tìm kiếm nó.
Cho dù kết quả ra sao, theo nhà nghiên cứu Storey “không một bằng chứng nào có thể đủ để mang đến hồi kết cho cuộc chiến lâu dài về tài liệu và bản đồ giữa Việt Nam và Trung Quốc”. 


Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.044 giây.