logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/09/2021 lúc 12:04:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh hoạ: Rào chắn được dựng lên trên đường phố Hà Nội hôm 30/8/2021 để ngăn người qua lại phòng dịch bệnh COVID-19 lây lan. AFP

Ngọc Hà thấy vô cùng bực mình. Ai đó đã dựng thêm một lớp rào chắn khác bên ngoài ngôi nhà của chị ở trung tâm Hà Nội, kèm với cái rào chắn đã được chính quyền địa phương dựng lên vài ngày trước. Lớp rào kép chặn lối chính vào tổ dân phố nơi chị và hàng chục hộ dân đang sinh sống.
Không ai dám vượt rào chắn vì mọi người đều biết chỉ cách đó vài trăm mét có một chốt kiểm tra - nơi các tình nguyện viên trẻ kiên quyết yêu cầu những người đi đường dừng lại và trình giấy phép. Những người không có giấy phép đi đường sẽ bị phạt tới hai triệu đồng (chừng 90 đô la).
Và vì thế, lớp rào chắn tự làm bằng ván gỗ cũ và các tấm nhựa sóng và bìa cứng nằm nguyên dưới cơn mưa rào tháng 9 như một sự nhắc nhở không vui vẻ về cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra ở Hà Nội.
Chị Hà thật may mắn khi được làm việc tại nhà. Trong cùng khu của chị, có hàng trăm người khác phải làm việc ở bên ngoài. Rất khó khăn họ mới có được giấy phép đi đường và rồi mỗi sáng, họ phải len lỏi qua chốt kiểm soát, chen chân trước khu vực rào chắn và chấp nhận rủi ro có thể bị lây nhiễm chéo.
Hà Nội đang được phân chia thành các “vùng” với nhiều màu sắc khác nhau. Trong “vùng xanh” – vùng không phát hiện ca COVID nào - người dân vẫn có thể đi lại tự do nhưng ở “vùng đỏ” - nơi có các trường hợp COVID như nơi Hà sống, mọi thứ đều bị hạn chế. Cô chỉ có thể ra ngoài mua đồ ăn ba lần một tuần và tổ  dân phố nơi cô ở, giờ đây, ở một góc độ nào đó, đã trở thành một trại tù.
Bà mẹ hai con ngoài 50 tuổi, hiền lành, đã gần như phải hét vào mặt lãnh đạo tổ dân phố: “Nếu có cháy thì sao? Hay cấp cứu? Các vị có nghĩ rằng người ốm sẽ ra khỏi cáng và nhảy qua được cái rào chắn này?”


Đợt bùng phát COVID mới
Chị Hà không phải là người duy nhất tức giận và thất vọng về cách chính phủ chống dịch.
Hà Nội đang gánh chịu đợt bùng phát COVID mới – đợt dịch thứ 4 -  với hàng chục ca bệnh mỗi ngày. Kể từ cuối tháng Tư năm nay, 3.700 người dân thủ đô đã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút SARS-CoV-2. Số ca nhiễm bệnh của cả nước hiện đã vượt quá con số 600.000, trong đó một nửa là từ TPHCM -  tâm dịch lớn nhất. Số người chết đã vượt quá 15.000 người so với 35 ca cách đây khoảng một năm.
Việc tiêm chủng đang diễn ra với tốc độ rất chậm, chủ yếu là do thiếu vắc-xin. Tính đến ngày 9/9/2021, chỉ có 3,9% dân số đã tiêm đủ cả hai mũi.
Làn sóng COVID thứ tư này đặc biệt đáng lo ngại vì sự xuất hiện của biến thể Delta rất dễ lây lan. Nó cũng cho thấy sự thiếu chuẩn bị của toàn bộ hệ thống trong việc đối phó với một trong những thảm họa y tế cộng đồng cấp bách và nghiêm trọng nhất trong thời hiện đại.
“Chúng ta đã trở nên quá tự mãn sau những đợt bùng phát ban đầu [năm ngoái]”- một bác sĩ kỳ cựu ở TP.HCM nói. Vị bác sĩ này muốn giấu tên này để tránh gặp rắc rối với chính quyền. 
“Chính phủ nghĩ rằng việc ngăn chặn vi-rút lần này cũng dễ dàng. Chúng ta đã có cả năm nhưng không có sự chuẩn bị nào về nguồn lực y tế và mua sắm vắc-xin ” – ông nói tiếp và thêm rằng:
“Nó thực sự cho thấy Chính phủ không có hiểu biết đầy đủ về con vi-rút này cũng như về đại dịch”.
Kết cục là chính quyền các cấp ban hành các chính sách chậm trễ, không đầy đủ và thường rối rắm. Không thể không từng nghe thấy rằng một chỉ thị được ban hành vào cuối buổi chiều và được rút lại ngay trong đêm hôm đó. Hoặc những mệnh lệnh không được cân nhắc thấu đáo khiến người dân bối rối.
Phân bua về một số sai lầm chính sách gần đây, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh cho rằng tình hình hiện nay là "mới và chưa từng có tiền lệ" nhưng "chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe... và điều chỉnh."
Ngày 29/8/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính dường như đã phát tín hiệu rằng Việt Nam sẵn sàng chuyển hướng từ chiến lược “Không COVID” đã lạc hậu sang một cách tiếp cận mới phù hợp hơn. Phát biểu tại một cuộc họp của Chính phủ, ông nói: "Chúng ta xác định cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối".
Mười ngày sau, vẫn chưa có gì thể hiện chính sách "sống chung với COVID" của Thủ tướng Chính.
Không COVID?
Các nhà chức trách trên khắp cả nước vẫn đang theo dõi và truy vết các ca dương tính cũng như tiến hành xét nghiệm trên quy mô lớn tại các điểm nóng nhằm “tách các F0 ra khỏi cộng đồng” -  đây là ngôn từ chính thức được sử dụng để chỉ các trường hợp nhiễm COVID đã được xác nhận.
Truy vết và cách ly - các biện pháp đã đóng góp vào thành công ngăn chặn dịch bênh COVID của Việt Nam vào năm ngoái - vẫn còn đang được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, giờ đây, chúng đã dẫn đến sự bất bình rộng rãi của công chúng.
Một video clip được gửi đến Đài Á châu Tự do (RFA) ghi lại hình ảnh một người đàn ông ở thành phố Cà Mau bị cảnh sát mặc sắc phục khống chế và đưa lên ô tô để chở đi vì ông này không chịu làm xét nghiệm. Người đàn ông dẫy đạp và la hét: “Gãy tay tôi rồi! Bộ tôi cướp của giết người hay gì?”


Trong một đoạn clip khác, người dân ở một khu vực ở quận Bình Tân, TP.HCM phản đối nỗ lực phong tỏa toàn bộ một xóm trọ vì được cho là có khoảng 100 trường hợp F0 ở đây. Một người đàn ông được nghe nói: "Mấy anh tính giết hết người dân trong này?”
Trong một trường hợp nghiêm trọng hơn, chính quyền địa phương ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đã quyết định khóa cổng nhà của gần 400 người dân thuộc một làng trong 14 ngày chỉ vì một số người trong số họ đã tiếp xúc với những người đã tiếp xúc với các ca nghi nhiễm.
Theo vị bác sĩ kỳ cựu tại TPHCM, các biện pháp kiềm chế dịch bệnh nghiêm ngặt và “không tôn trọng người dân” hiện vẫn đang được áp dụng.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, được báo chí trong nước dẫn lời cảnh báo rằng các nhà chức trách “đừng lấy lý do vì phòng chống dịch mà đi ngược lại với quan điểm của nhà nước pháp quyền, các quy định của Hiến pháp, Pháp luật. Điều này người dân không đồng thuận”.
Ông Nhưỡng kêu gọi các cơ quan chức năng cải thiện phúc lợi của người dân và hỗ trợ những người đang gặp khó khăn vì COVID. Phong tỏa được thực hiện ở nhiều nơi, người dân đã và đang kêu ca về việc thiếu thức ăn và các dịch vụ thiết yếu. Nhưng việc phân phối nguồn cung cấp có vấn đề, thậm chí ở  ngay cả trong các cơ sở cách ly và điều trị COVID do Chính phủ điều hành.
Những hình ảnh gây sốc từ một bệnh viện dã chiến ở tỉnh Bình Dương, gần TP.HCM cho thấy hàng trăm bệnh nhân COVID đang tranh giành thức ăn. Là một trong những bệnh viện dã chiến lớn nhất Việt Nam, được xây dựng sau khi các bệnh viện chính thống trở nên quá tải, nhưng bệnh viện này cũng bị thiếu điện và nước.


Quân đội được huy động
Hai tuần trước, lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, quân đội đã được đưa đến TPHCM để hỗ trợ những người dân đang bị cách ly của thành phố. Bộ đội và công an đã và đang giúp tiếp tế các nhu yếu phẩm nhưng đồng thời cũng thực thi quy định yêu cầu người dân không ra khỏi nhà.
Việc triển khai quân đội được các nhà phân tích đánh giá là một bước đi thông minh vì lực lượng được sự tín nhiệm và tin cậy cao ở Việt Nam -  một quốc gia đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, sự hiện diện của quân phục và súng ống trên đường phố cũng có thể cho thấy chính quyền nhận thức được sự bất bình ngày càng tăng của công chúng. 
Tình trạng bất ổn là cực kỳ hiếm xảy ra ở Việt Nam và Chính phủ nước này rất tự hào về việc duy trì ổn định chính trị và xã hội. Nhưng khi số trường hợp mắc COVID có dấu hiệu giảm, mặc dù còn chậm, cần gia tăng quan tâm tới những người đã mất kế sinh nhai vì đại dịch.
“Đêm khuya, ở những góc phố vắng, gầm cầu, cổng bệnh viện, đã lại xuất hiện những người vô gia cư với dáng vẻ còn tiều tụy hơn trước nhiều lần. Xẩm tối và tảng sáng, Hà Nội đã xuất hiện những chợ cóc kiểu du kích, nơi mà người bán và người mua vừa vội vã vừa lén lút tranh thủ đến từng phút” - một người viết chuyên mục nổi tiếng, Phạm Gia Hiền, viết trên tờ báo mạng nổi tiếng VnExpress về những gì anh thấy những ngày này ở Hà Nội.
“Đó là những giọt nước đầu tiên sánh ra khỏi miệng ly [chứa đựng sự kiên nhẫn của người dân]”.

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.