logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/09/2021 lúc 02:48:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Ban chỉ đạo phòng chống dịch là nguyên nhân chính khiến cho tình hình mắc dịch Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, mất kiểm soát làm cho Sài Gòn vỡ trận. Xét theo nguyên nhân xa hoặc gần đều đi đến kết luận, Sài Gòn vỡ trận là do ban chỉ đạo phòng chống dịch không chống dịch bằng phương pháp tổ chức khoa học mà chống dịch bằng cách to mồm hô khẩu hiệu cùng với các chỉ thị máy móc, không tiên liệu được nhiều tình huống có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Chính xác là Hồ Chí Minh mắc dịch mất kiểm soát, là do bộ chính trị ban hành nghị quyết giáo mác, lưỡi lê chống dịch và chính phủ Phạm Minh Chính thi hành các chỉ thị số 10, số 15, số 16. Đó là các chỉ thị quy định về giãn cách xã hội, phong tỏa xã hội, cách ly xã hội đóng cửa ấp thôn, phường xã, quận huyện, tỉnh thành...

Chỉ thị chống dịch của chính phủ Phạm Minh Chính máy móc, không tầm nhìn trí tuệ nằm chỗ nào?

Chỉ thị chống dịch số 10, số 15, số 16 thiếu tầm nhìn trí tuệ tựu trung nằm ở chỉ thị số 16 tăng cường giới nghiêm, chỉ thị 16 thiết quân luật ai ở đâu ở đó, là chỉ thị giãn cách xã hội, cách ly xã hội có mức độ cấm đi lại nghiêm ngặt cao nhất. Cụ thể là gia đình cách ly gia đình, khu phố cách ly với khu phố, thôn ấp cách ly thôn ấp, phường xã cách ly phường xã, quận huyện cách lý quận huyện, tỉnh thành cách ly tỉnh thành...

Quy định của chỉ thị 16 giống như giới nghiêm, chẳng khác gì thiết quân luật, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết hay khẩn cấp như:

- Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

- Cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, tang lễ…

- Ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Không tập trung quá 02 người tại nơi công cộng, ở công sở, chỗ bệnh viện... phải giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét...

Những quy định đó không có gì sai, so với kinh nghiệm hơn một năm chống dịch Covid-19 của thế giới bởi người dân các nước tuân thủ lệnh cấm ở trong nhà không ra đường, là nhờ vào sự hỗ trợ an sinh xã hội của cơ quan chính phủ và tổ chức ngoài chính phủ, giúp cho dân không chết đói. Cụ thể là hệ thống chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm của các nước ổn định, hiệu quả không đứt gãy và người dân giàu hay nghèo đều có thể mua được hoặc được các hội từ thiện phân phát lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, không phải chết đói trước khi chết vì nhiễm dịch bệnh để không đi ra đường kiếm miếng ăn.

Riêng ban chỉ đạo phòng, chống dịch của Việt cộng ban hành chỉ thị 16 thiếu tầm nhìn toàn cục, thiếu tiên liệu những khả năng có thể xảy ra để có phản ứng kịp thời nhằm ngăn chặn hậu quả trong cách chống dịch của họ.

Điển hình là lãnh đạo đảng, chính phủ Việt cộng thường hay viện dẫn “Việt Nam có đặc thù riêng...” để từ chối các giá trị chung về tự do, dân chủ, nhân quyền và quyền dân sự, chính trị của nhân loại. Thế mà chuyện chống dịch các ông bà lãnh đạo không nhận ra đặc thù riêng của Việt Nam xã hội chủ nghĩa về giao thông vận tải, về hệ thống chợ, về trợ giúp cứu trợ, về an sinh xã hội để thành phần lao động nghèo không lang thang lếch thếch ngoài đường kiếm miếng ăn nhằm khỏi chết đói, trước khi chết vì dịch Covid-19.

Chỉ thị 16 cách ly Hồ Chí Minh, giới nghiêm Sài Gòn cùng với quy định giấy xét nghiệm âm tính cúm Tàu máy móc, không não khiến hệ thống vận chuyển lưu thông hàng hoá ùn ứ và các vùng dịch bị thiếu thốn thực phẩm rất tệ hại. Điều đó tác động nghiêm trọng đến mưu sinh hàng ngày của thành phần lao động chân tay, mua gánh bán bưng, làm ngày nào đong gạo ngày nấy. Họ đã mất sạch nguồn thu nhập lại còn khốn đốn vì khan hiếm lương thực thực phẩm, vật giá leo thang. Tất cả không do nguồn cung lương thực, thực phẩm cho Sài Gòn thiếu mà do những quy định, những chỉ thị thiếu trí tuệ của chính phủ Phạm Minh Chính.

Đóng cửa phong tỏa, cách ly Hồ Chí Minh có thật sự hiệu quả trong phòng chống Covid-19?

Ai cũng biết, chống dịch là để bảo vệ người dân, nhưng chính cách chống dịch bởi các chỉ thị máy móc tạo ra cảnh ngăn sông cấm chợ khiến lương thực, thực phẩm tươi sống lưu thông bị ách tắc hư thối phải đổ bỏ và Sài Gòn thì lại khan hiếm khiến vật giá leo thang.

Chuyện Hồ Chí Minh khan hiếm lương thực, thực phẩm do cách chống dịch của những cái đầu Marx-Lenin không não đã được Phan Văn Mãi, phó bí thư thường trực thành phố Hồ Chí Minh thú nhận tại cuộc họp phòng chống dịch bệnh Hồ Chí Minh chứ không phải do thế lực thù địch nói xấu:

“Hồ Chí Minh có hơn 10 triệu dân và thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 đã làm cho vấn đề cung ứng thực phẩm hàng hóa, bảo đảm đời sống cho người dân gặp khó khăn. Việc mua thực phẩm của người dân gặp trở ngại do khan hiếm và giá cả tăng lên hơn mức bình thường nhiều lần.”

Chống dịch của những cái đầu Marx-Lenin không não làm lương thực, thực phẩm Sài Gòn khan hiếm, vật giá leo thang. Những cái đầu không não chống dịch còn bộc lộ rõ hơn, gây hậu quả nghiêm trọng hơn qua việc triển khai chỉ thị 16 với giấy xét nghiệm âm tính cho cả các tài xế vận tải hàng hoá nuôi sống Sài Gòn trong thời gian cách ly.

Bên cạnh giấy xét nghiệm âm tính là lệnh đóng cửa các khu chợ truyền thống, không có giải pháp thay thế, thiếu tầm nhìn phối hợp, kết nối các hệ thống trung gian nhịp nhàng làm đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực khiến nguồn cung từ nhà vườn, từ nơi giết mổ... ùn ứ dư thừa hư thối phải đổ bỏ và nơi cầu, nơi Sài Gòn bị cách ly thì khan hiếm, không có để mua.

Số liệu thống kê của sở công thương, toàn Sài Gòn chỉ còn 48 chợ gồm 45 siêu thị và 3 chợ đầu mối hoạt động, trong tổng số 237 chợ. Có nghĩa rằng, trên địa bàn thành phố đã có hơn 3/4 số chợ truyền thống đóng cửa và tổ chức hệ thống mạng lưới phân phối lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm dựa vào 45 siêu thị như Co.opmart, Satra Food, Bách Hóa Xanh…

Nếu ban chỉ đạo phòng chống dịch của Việt cộng có não làm tính nhẩm, không khó để thấy, chừng đó chợ không thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ “ăn để sống” của một thành phố hơn 10 triệu dân.

Chống dịch bằng nghị quyết của bộ chính trị, bằng chỉ thị của chính phủ Phạm Minh Chính cùng với giấy xét nghiệm âm tính, đóng cửa các chợ truyền thống và vô hiệu hoá các nhóm thiện nguyện tự phát giúp thành phần lao động nghèo, thành phần yếu thế trong xã hội có miếng ăn bằng các lệnh miệng, các văn thư tùy tiện không trên cơ sở luật pháp của cơ quan, ban ngành địa phương, chỉ là tạo điều kiện cho cấp thừa hành hành dân, hút máu dân chứ không phải chống dịch.

Đó là nguyên nhân làm cho dân chết vì đói trước khi chết vì cúm Tàu và người dân vì sinh tồn không ai ở trong nhà chờ chết mà phải ra đường kiếm miếng ăn. Hành động đó, có khả năng sẽ trở thành các ổ cúm Tàu di động khiến cho Hồ Chí Minh mắc dịch không thể kiểm soát, không chỉ trên thân thể Hồ Chí Minh mà còn lây lan ra các tỉnh thành phía nam và chuyện ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm Tàu ban hành chỉ thị 16, áp dụng cho 16 tỉnh thành phía nam chỉ ra cho thế giới thấy cách phòng, chống dịch của Việt Nam đã không thành công.

Việt Nam xã nghĩa muốn chống dịch thành công phải ngưng ngay việc chống dịch bằng hình thức cổ động tuyên truyền và to mồm hô khẩu hiệu mị dân mà phải làm những điều cụ thể sau đây:

- Phải tháo bỏ rào cản ngu ngốc, mở lại cung đường lưu thông hàng hoá nuôi sống Sài Gòn bằng cách ưu tiên tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho các tài xế xe tải vận chuyển lương thực, thực thẩm, nhu yếu phẩm cho các chợ đầu mối và kho hàng của các siêu thị để Sài Gòn không phải chết vì đói trước khi chết vì bệnh cúm Tàu.

- Ưu tiên tiêm chủng cho các tài xế vận chuyển hàng hoá nội thành Sài Gòn và các thiện nguyện viên của các tổ chức từ thiện cứu giúp công nhân, thành phần lao động nghèo ở các con hẻm nhà trọ ổ chuột để ngăn chặn dịch bệnh có khả năng lây lan do đi ra ngoài kiếm ăn nhiễm phải bệnh.

- Tham khảo, cập nhật, so sánh phác đồ trị liệu trong nước với các nước đã thành công trong việc điều trị cúm Tàu. Song song đó là mua dự trữ trang thiết bị y tế bao gồm oxy, thuốc điều trị Covid-19 để giảm thiểu tổn thất nhân mạng nhiều nhất có thể.

- Tham khảo cách tổ chức và huấn luyện đội ngũ tiêm chủng để tránh sai sót xảy ra ít nhất có thể. Cũng như tiến hành tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 ngay và liền với các vaccine của thế giới viện trợ, và các nguồn vaccine Việt Nam đặt mua sớm nhất có thể để đạt miễn dịch cộng đồng.

Đó là cách phòng, chống dịch phù hợp với đặc thù riêng của Việt Nam xã nghĩa và chính phủ Phạm Minh Chính đừng to mồm hô khẩu hiệu nữa mà cần bắt tay vào làm ngay để tránh hậu quả đáng tiếc có thể trông thấy trong những tháng ngày u ám phía trước...

Phương Nguyễn
____________
Tham khảo:

- https://www.wsj.com/arti...ith-covid-19-11625137201

- https://www.bbc.com/vietnamese/world-57329665

- https://vnexpress.net/8-...ong-thang-7-4303233.html

- https://baoquocte.vn/han...o-thanh-cong-139676.html
song  
#2 Đã gửi : 16/09/2021 lúc 03:07:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam sống chung với đại dịch như thế nào?

UserPostedImage
Một chốt kiểm soát ở Hà Nội.

“Sống chung với COVID -19” từ chỗ bị VTV1 coi là quan điểm của các lực lượng thù địch, nay đã trở thành chủ trương của một số nước đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, với những vấn nạn và hệ luỵ do đại dịch mang lại, “cuộc sống chung” ấy vẫn là một sự đánh cược đầy rủi ro và mạo hiểm.
Sự đỗ vỡ các chuỗi cung ứng
Trong báo cáo “Khuyến nghị chính sách tháo gỡ đứt gãy chuỗi cung ứng do giãn cách trong đại dịch Covid-19” gửi đến Thủ tướng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội và Ban Kinh tế Trung ương, nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế Quốc dân bày tỏ lo ngại từ khi bùng phát CoVID-19 lần thứ 4, buộc phải giãn cách ở 2 thành phố lớn nhất, đầu tàu kinh tế cả nước, khiến nền kinh tế có nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng và suy giảm kinh tế.
Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, Trưởng nhóm Nghiên cứu về đứt gãy chuỗi cung ứng cho biết, chuỗi cung ứng mặt hàng chế biến, chế tạo bị đứt gãy liên quan tới các khu vực có số ca mắc COVID-19 cao. COVID-19 đã tác động chủ yếu đến lao động, điều kiện làm việc của ngành chế biến, chế tạo. Phần còn lại do đứt gãy trên toàn thế giới, đó là nguồn cung các nguyên vật liệu, logistics xuất nhập khẩu. Các container không đóng hàng được tại Việt Nam thì phần lớn phải chuyển về Trung Quốc. Việc đứt gãy chuỗi này sẽ ảnh hưởng đến uy tín nơi sản xuất an toàn của Việt Nam.
Liên quan đến chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản và nông sản, theo ý kiến chuyên gia, với thủy sản, phần lớn đứt gãy nguồn cung cả về lao động và nguyên vật liệu khi nhiều tỉnh, thành áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, nhiều chủ trại nuôi không có đủ nhân lực, việc vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy chế biến không được thông suốt. Trong khi đó, mặt hàng nông sản lại đứt gãy về nguồn cung lao động và thông tin thị trường.
Phần lớn hàng hóa nông sản đến kỳ thu hoạch nhưng không vận chuyển được. Không nắm bắt được thông tin thị trường, dẫn đến việc không hỗ trợ cho nông dân và tiêu thụ gặp khó. Đặc biệt, Trung Quốc, thị trường tiêu thụ chính của Việt Nam và một số quốc gia khác, e ngại diễn biến phức tạp của dịch bệnh, từ đó đưa ra yêu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động của phía Việt Nam, nhất là đội ngũ lái xe.
Với chuỗi cung ứng về hàng dệt may, Trưởng nhóm nghiên cứu về đứt gãy chuỗi cung ứng đánh giá, khó khăn nhất với các doanh nghiệp là đáp ứng điều kiện thực hiện mô hình "3 tại chỗ" và "1 cung đường - 2 điểm đến". Là ngành sử dụng nhiều lao động, áp lực của người sử dụng lao động rất lớn từ kinh phí phát sinh đến trách nhiệm bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch. Thực tế, nhiều doanh nghiệp trong ngành này phải dừng hoạt động.
Sự tê liệt của kết nối xã hội
Sáng 14/9, Tại tọa đàm trực tuyến “Kết nối cung-cầu nông, thủy sản giữa các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan muốn gửi đi một thông điệp nổi tiếng sau đây: “Trước khi sống chung với dịch bệnh, chúng ta phải sống chung với nhau”. Theo đó, lãnh đạo địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, thương lái và người nông dân phải có tư duy sống chung với nhau, như ngồi chung một bàn tròn để cùng nhau chia sẻ, gỡ rối, không nên để bên này gỡ rồi còn bên kia làm rối hơn.
Điều hết sức nghịch lý là, sau một thời gian dài khi dịch bệnh hoành hành ở Sài Gòn, biến một thành phố sầm uất thật sự trở thành một thành phố chết, người ta mới bắt đầu nói đến việc đưa các bệnh viện tư nhân vào chống dịch. Đây chỉ là một trong nhiều sự việc cho thấy rằng sức lực và trí tuệ của cộng đồng doanh nghiệp, mà cả những thành phần khác nhau trong xã hội cũng đã không được huy động khi đất nước rơi vào khủng hoảng.
Những thành phần khác nhau ấy thường được gọi là xã hội dân sự. Có thể nói không quá đáng rằng xã hội dân sự chính là một xã hội bình thường, trong đó người dân sống tự do, họ rất linh họat để đối phó và phản ứng với những biến động của xã hội. Nhưng xã hội dân sự không bao giờ được những người cộng sản ưa thích, vì sự tự do của nó thách thức sự toàn trị của đảng. Trong khi đó, nếu như không có các tổ chức tôn giáo nấu ăn cho dân nghèo trong những ngày giới nghiêm này, những đội thiện nguyện đi hỏa táng hàng trăm người chết mỗi ngày… chắc hẳn Sài Gòn đã trở thành địa ngục.
Kỷ nguyên 4.0 thành 4 “con không”
Thật hoang mang khi liên tục đọc tin trên các báo về những trục trặc hiện nay của hệ thống khai báo về tiêm chủng, vì liên tục bị mất, chậm cập nhật dữ liệu với số lượng lớn. Theo trang mạng nổi tiếng “Ba Sàm”, chính quyền đành sử dụng các vị tổ trưởng dân phố đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” hỏi, ghi chép số liệu của từng người đã được tiêm vào ngày nào.
Nếu đây là giải pháp gọi là “handmade” để khắc phục, trong lúc đang chờ các chuyên gia hàng đầu về IT chụm đầu vào bàn, thì biết đâu đấy, cũng may mắn cho cả nước. Có nhiều ý kiến muốn quy về một mối, nhưng lại có ý kiến sợ sẽ tăng nguy cơ mất an toàn dữ liệu.
Nhưng cũng thật trớ trêu là lâu nay có rất nhiều ứng dụng công nghệ phòng chống dịch thì hiếm thấy báo chí kêu ca, chỉ tới khi thủ tướng yêu cầu thống nhất làm một, rồi phó thủ tướng nữa, thì báo chí mới lên tiếng phàn nàn. Nên chăng, xin tạm nhắc nhở các chuyên gia, rằng chớ để cho thời đại “4.0” lại thành ra … “0000”, nhiều “ứng dụng” rồi thành “vô dụng”, và cái “cổng thông tin” thành ra “cổng không tin” đối với dân.
Châm ngòi cho công phẫn
Hà Nội đang được phân chia thành các “vùng” với nhiều màu sắc khác nhau. Trong “vùng xanh”, vùng không phát hiện ca COVID nào, người dân vẫn có thể đi lại tự do. Ở “vùng đỏ”, nơi có các trường hợp COVID mọi thứ đều bị hạn chế. Rất khó khăn người dân mới có được giấy phép đi đường và rồi mỗi sáng, họ phải len lỏi qua chốt kiểm soát, chen chân trước khu vực rào chắn và chấp nhận rủi ro có thể bị lây nhiễm chéo. Người dân chỉ có thể ra ngoài mua đồ ăn ba lần một tuần và tổ dân phố giờ đây, ở một góc độ nào đó, đã trở thành một trại tù.
Đã có những phản đối trước tình hình phong toả nghiêm ngặt kéo dài, vì sức chịu đựng của người dân và xã hội là “có hạn” và đã đến lúc cần thiết phải điều chỉnh chính sách. Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên hát biểu: “TP.HCM không thể áp dụng Chỉ thị 16 mãi được”. Thủ tướng chính phủ hôm 29/8 cũng nói trong một cuộc họp về phòng chống dịch rằng Việt Nam xác định “phải chung sống với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối”….
Thực ra, một số điều chỉnh đã và đang diễn ra như thực hiện việc cách ly F0 (ca nhiễm bệnh nhẹ) và F1 (người có nguy cơ cao) ở nhà; quy định các vùng “đỏ”, “cam” và “xanh” cảnh báo theo mức độ nguy cơ để áp dụng các biện pháp giãn cách phù hợp; cho phép người giao hàng công nghệ (shipper) được hoạt động…. Đó là tín hiệu bước đầu để hình thành chiến lược thích nghi phòng chống dịch lâu dài trên diện rộng, trong đó đồng thời với chiến lược vắc-xin tích cực, các kịch bản để tiến tới “sống chung với dịch COVID-19” cần được cụ thể hoá theo đặc thù địa phương và cấp độ rủi ro lây nhiễm.
Các phân tích đã chỉ ra chính sách cứng rắn nhằm tiêu diệt hoàn toàn COVID-19 đã không còn phù hợp. Bởi vậy, cần cách tiếp cận thích nghi hơn, vừa chống dịch vừa đáp ứng nhu cầu sống tự nhiên của con người, đặc biệt trong điều kiện đại dịch có thể còn kéo dài không chỉ làm cạn kiệt nguồn lực, quá tải y tế mà còn làm tổn hại sức khoẻ tinh thần của người dân. Chiến lược thích nghi lâu dài cho phép vượt qua nỗi ám ảnh bởi những con số ca nhiễm bệnh và tử vong hàng ngày và tránh được những biện pháp hành chính cực đoan. Mục đích cuối cùng, đối tượng thực sự của chính sách phòng chống dịch là nhu cầu sống bình thường của người dân chứ không chỉ là vấn đề dịch tễ.
Tức nước liệu có vỡ bờ?
Theo giới quan sát cả quốc tế lẫn quốc nội, các biện pháp kiềm chế dịch bệnh nghiêm ngặt và không tôn trọng người dân ở khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam hiện vẫn đang được áp dụng. Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, được báo chí trong nước dẫn lời cảnh báo rằng các nhà chức trách “đừng lấy lý do vì phòng chống dịch mà đi ngược lại với quan điểm của nhà nước pháp quyền, các quy định của Hiến pháp, Pháp luật. Điều này người dân không đồng thuận”.
Ông Nhưỡng kêu gọi các cơ quan chức năng cải thiện phúc lợi của người dân và hỗ trợ những người đang gặp khó khăn vì COVID. Phong tỏa được thực hiện ở nhiều nơi, người dân đã và đang kêu ca về việc thiếu thức ăn, bị đói và không có các dịch vụ thiết yếu. Ngay cả việc phân phối nguồn cung cấp có vấn đề, thậm chí ngay cả trong các cơ sở cách ly và điều trị COVID do Chính phủ điều hành.
Chiến lược “sống chung với COVID -19” dần dà đang là một thực tế với những quốc gia đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao, quản trị tốt, có hệ thống tam quyền phân lập. Tuy nhiên, với Việt Nam độc tài và toàn trị, các vấn nạn và hệ luỵ do đại dịch mang lại còn nặng nề thì “cuộc sống chung” ấy vẫn còn là sự đánh cược đầy rủi ro và mạo hiểm.

Hoàng Trường gửi VOA từ Sài Gòn
song  
#3 Đã gửi : 16/09/2021 lúc 03:10:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đại dịch và nghịch lý vừa dựng hàng rào, vừa hoan hô... xé rào

UserPostedImage
Bà Hờ Rin (nữ, áo xanh), báo cáo tình hình chống dịch tại Quận 6. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đứng bìa trái. (Hình: Thuận Thắng/zingnews.vn)

Ngoài hệ thống truyền thông chính thức, nhiều người dùng mạng xã hội đang hoan hô bà Lê Thị Hờ Rin (Bí thư quận 6, TP.HCM), bà Phạm Thị Thanh Hiền (Chủ tịch huyện Củ Chi, TP.HCM) vì dám... xé rào.
“Rào” mà bà Lê Thị Hờ Rin và bà Phạm Thị Thanh Hiền đã... “xé” chính là những chỉ đạo, qui định, hướng dẫn liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.
UserPostedImage
Bà Thanh Hiền tại khu cách ly F0 ở Củ Chi. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đứng bìa trái. (Hình: VGP/Đình Nam – zingnews.vn)

Báo giới và nhiều cá nhân ca ngợi bà Lê Thị Hờ Rin vì bà yêu cầu chính quyền quận 6 phát thuốc kháng viêm, thuốc kháng đông cho những người bị nhiễm COVID-19 (F0) điều trị tại nhà, trước khi có hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM, nhằm ngăn chặn số lượng tử vong đang tăng. Bí thư quận 6 còn yêu cầu hệ thống chính quyền ở quận này hướng dẫn cặn kẽ về việc sử dụng cả biệt dược, thảo dược, phát thêm các loại vitamin, tổ chức tư vấn qua điện thoại cho dân chúng. Tại TP.HCM, quận 6 là địa phương ưu tiên chích vaccine ngừa COVID-19 cho những khu vực bị phong tỏa vì có nhiều F0 (đa số địa phương chờ giải tỏa các khu vực bị phong tỏa mới tổ chức chích ngừa), gửi bộ xét nghiệm đến nhà, khuyến khích, hướng dẫn dân chúng tự xét nghiệm (1)...
Giống như bà Lê Thị Hờ Rin, bà Phạm Thị Thanh Hiền cũng được một số người xem là nữ dũng tướng (2) bởi dám “xé... rào”. Chủ tịch huyện Củ Chi... không xem F0 là người bệnh và tự thực hiện những biện pháp ngăn ngừa khác với chỉ đạo, qui định, hướng dẫn liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 chính thức. Theo báo giới Việt Nam, dường như nhờ vậy mà trong suốt đợt dịch này, Củ Chi không có người nào thiệt mạng vì bị nhiễm COVID-19. Ngoài bản đồ về dịch, Củ Chi còn lập bản đồ về an sinh, kết hợp giữa chăm sóc dân sinh với giải cứu nông sản - mua các loại nông sản bị ứ đọng trong huyện để phát hay bán lại cho những gia đình cần đến chúng. Nông dân Củ Chi không khốn đốn vì phải đổ bỏ nông sản như nhiều nơi khác (3)...
***
Nếu hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam tường thuật đúng, không... nói thách thì rõ ràng bà Lê Thị Hờ Rin, bà Phạm Thị Thanh Hiền đã hành xử khác hẳn nhiều viên chức hữu trách.
Sự hơn hẳn của bà Rin, bà Hiền nằm ở chỗ dám làm khác chỉ đạo, qui định, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19. Những quan niệm, biện pháp mà cả hai đã áp dụng trong khu vực thuộc phạm vi trách nhiệm của họ đều đã từng được các chuyên gia y tế, dịch tễ hoặc liên tục cảnh báo nên tránh, hoặc liên tục khuyến cáo nên thực thi, chúng hoàn toàn không mới! Ca ngợi bà Rin, bà Hiền về hiệu quả ngăn chặn dịch bệnh, duy trì sự ổn định nhất định về dân sinh chưa đúng và không đủ. Tại sao chỉ tri ân, bày tỏ sự cảm phục những người... xé rào mà lờ đi, bỏ qua trách nhiệm của những kẻ đã... dựng hàng rào – gạt bỏ những cảnh báo, khuyến cáo và làm ngược lại - để hai phụ nữ đó phải... “xé” khi muốn cứu dân?
Trước, người Việt vừa ngậm ngùi trước số phận của những người... xé rào để có... đổi mới, vừa bày tỏ sự cảm phục họ. Gần như không có ai nghĩ tới việc truy cứu trách nhiệm, loại bỏ những kẻ đang tâm... dựng hàng rào, đẩy cả quốc gia lẫn dân tộc vào tuyệt lộ.
Có lẽ chính vì vậy nên giờ mới thế và chẳng lẽ cũng thế? Chẳng lẽ tiếp tục chấp nhận để những cá nhân ở thượng tầng muốn làm gì thì làm, thích thì xem dịch như... giặc, đem những biện pháp mà nếu áp dụng đối với kẻ thù của nhân dân cũng cần cân nhắc ra đối xử với những người chẳng may nhiễm COVID-19. Thực tế cho thấy, không màng tới vaccine, chỉ chăm chăm thực hiện các biện pháp cực đoan... “truy vết, cách ly, cô lập” không chỉ làm hàng chục ngàn người Việt thiệt mạng, kinh tế suy sụp mà còn đẩy nhiều triệu người đến chỗ kiệt quệ về mọi mặt. Lúc thấy không hiệu quả thì thản nhiên tuyên bố... phải sống chung với đại dịch và mặc kệ dân chúng tự xoay sở.
Bao nhiêu hàng rào nữa sẽ tiếp tục được những kẻ như thế thay nhau dựng lên? Bao nhiêu người sẽ “xé... rào” và bao nhiêu thế hệ tiếp tục vừa phải trả giá bằng sinh mạng, bằng tương lai của cả mình lẫn con cháu, vừa trầm trồ khen ai đó dám... xé rào?
Trân Văn (VOA)
_______
Chú thích
(1) https://zingnews.vn/chuy...-quan-6-post1261665.html
(2) https://www.facebook.com...6&id=100009457401127
(3) https://zingnews.vn/loi-...-cu-chi-post1262987.html

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.265 giây.