logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/10/2021 lúc 10:21:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nobel Y Học 2021 vinh danh hai nhà khoa học Mỹ chuyên về hệ thần kinh

UserPostedImage
Họp báo công bố giải Nobel Y Học 2021. Trên màn hình, hai nhà khoa học Mỹ được vinh danh, David Julius (T) và Ardem Pataputian (P), Stockholm, Thụy Điển, ngày 04/10/2021. AP - Jessica Gow/TT

Mùa giải Nobel chính thức mở ra từ hôm nay 04/10/2021 và Nobel Y Học 2021 đã được trao cho hai nhà khoa học Mỹ về những phát hiện của họ liên quan đến hệ thần kinh con người.
Đó là giáo sư David Julius người Mỹ và Armenia Ardem Patapoutian, với những phát hiện về cơ chế thụ cảm nhiệt độ và xúc giác.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, những nhà khoa học khám phá ra công nghệ ARN thông tin, được sử dụng để bào chế vac-xin ngừa virus corona, nằm trong số các ứng viên nhận được nhiều sự ủng hộ, thế nhưng, theo AFP, ban giám khảo lại đánh giá cao « những khám phá mang tính cách mạng » của hai vị giáo sư người Mỹ, giúp hiểu được cách thức hệ thần kinh con người phát đi tín hiệu đối với nhiệt độ nóng, lạnh và lực cơ học, từ đó cho phép chúng ta « nhận thức và thích nghi với thế giới ».
Nhà nghiên cứu David Julius, 65 tuổi, giáo sư Đại học California, đã sử dụng capsaicin, một chất cay có trong quả ớt để gây ra cảm giác nóng, nhằm xác định cảm biến ở các đầu dây thần kinh ở lớp da có phản ứng với nhiệt.
Giáo sư Ardem Patapoutian, Scripps Research ở California, sinh năm 1967, đã sử dụng các tế bào nhạy cảm với áp suất để khám phá ra một lớp cảm biến mới phản ứng với các kích thích cơ học trong da và cơ quan nội tạng.
Các giải Nobel trong các lĩnh vực y học, vật lý, hóa học, văn học, hòa bình và kinh tế lần lượt được công bố từ hôm nay đến ngày 11/10 tại Stockholm, Thụy Điển và Oslo, Na Uy.
Theo RFI


song  
#2 Đã gửi : 05/10/2021 lúc 09:57:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nobel Vật Lý 2021: Hai chuyên gia Nhật, Đức về khí hậu và một lý thuyết gia Ý

UserPostedImage
Buổi công bố giải Nobel Vật Lỹ 2021 tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Stockholm (Thụy Điển) ngày 05/10/2021. via REUTERS - TT NEWS AGENCY

Giải Nobel Vật lý 2021 được dành cho hai nhà khoa học Mỹ, Đức cho những mô hình vật lý về biến đổi khí hậu và một người Ý – lý thuyết gia về những hệ thống vật lý phức hợp.

Hôm nay, 05/10/2021, Ủy Ban Nobel công bố giải thưởng Vật Lý năm nay, vinh danh ông Syukuro Manabe, 90 tuổi, người Mỹ gốc Nhật và Klaus Hasselmann, 89 tuổi, cả hai đều là những nhà nghiên cứu về khí tượng học. Theo AFP, Ủy Ban Nobel đánh giá, những công trình nghiên cứu « mô hình hóa vật lý về khí hậu Trái Đất, cho phép định lượng sự biến đổi và có những dự báo khả tín về hiện tượng khí hậu ấm dần ».

Giải thưởng này được công bố vào lúc cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra. Ủy Ban Nobel nhắc lại những công trình cơ bản của Manabe được thực hiện trong những năm 1960, cho thấy rõ nồng độ khí CO2 trong khí quyển tương ứng với mức tăng nhiệt độ của Trái Đất.

Nhà khoa học người Đức Hasselmann được đề cao vì đã lập ra được những mô hình khí hậu đáng tin cậy bất chấp những biến đổi lớn của thời tiết.

Nửa phần thưởng còn lại thuộc về ông Giorgio Parisi, 73 tuổi, vì đã «khám phá ra mối quan hệ tương hỗ giữa sự hỗn loạn và các biến động trong các hệ thống vật lý từ quy mô nguyên tử đến hành tinh.»

Nghiên cứu gian khổ của ông là những « đóng góp quan trọng nhất » cho lý thuyết của "những hệ thống phức hợp" (complexe).

Hãng tin Pháp nhắc lại, giải Nobel Vật Lý 2020 đã được trao cho Roger Penrose (Anh), Reinhard Genzel (Đức) và Andrea Ghez (Mỹ) vì những khám phá về « hố đen », những vùng của vũ trụ mà không vật gì có thể thoát được.
Theo RFI

song  
#3 Đã gửi : 06/10/2021 lúc 04:44:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nobel Hóa học 2021 vinh danh chất ‘‘xúc tác hữu cơ’’ thân thiện môi trường

UserPostedImage
Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoàng Gia Thụy Điển công bố giải Nobel Hóa học 2021 được trao cho 2 nhà khoa học Đức Benjamin List (trái màn hình) và Anh David MacMillan (phải màn hình), ngày 06/10/2021, Stockholm, Thụy Điển AP - Claudio Bresciani

Giải thưởng Nobel Hóa Học năm 2021 được trao cho hai nhà khoa học đã phát triển thành công chất « xúc tác hữu cơ ». Chất « xúc tác hữu cơ » là một vật liệu được dự kiến sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp dược phẩm hay quang điện, thân thiện hơn với môi trường

Hai ông Benjamin List, công dân Đức và David MacMillan, công dân Anh, được ban giám khảo Giải Nobel Hóa Học hôm nay, 06/10/2021, vinh danh, vì đã phát triển một công cụ mới độc đáo để « xây dựng phân tử » : chất « xúc tác hữu cơ ». Chất « xúc tác » là các công cụ quan trọng đối với ngành hóa chất, đặc biệt trong việc giúp thay đổi tốc độ của các phản ứng hóa học.
Giới nghiên cứu từ lâu nay cho rằng, về nguyên tắc, chỉ có hai loại chất xúc tác là kim loại và enzyme. Hai khoa học gia nói trên đã phát triển loại chất xúc tác thứ ba mang tên « xúc tác hữu cơ bất đối xứng », dựa trên những phân tử hữu cơ nhỏ. Hai tác giả đã phát triển thành công chất « xúc tác hữu cơ » một cách riêng rẽ vào năm 2000.
Chất « xúc tác hữu cơ bất đối xứng » được coi là đã đưa việc « xây dựng phân tử » tới một tầm cao hoàn toàn mới. Chất xúc tác hữu cơ, « ít tốn kém và ít độc hại hơn », không chỉ khiến hóa học trở nên thân thiện môi trường hơn, mà còn giúp cho việc giảm mạnh giá thành sản xuất. Theo ban giám khảo Giải Nobel, « đây là lý do vì sao các chất xúc tác hữu cơ mang lại lợi ích to lớn cho nhân loại ».
Công dân Đức Benjamin List, sinh năm 1968, lãnh đạo Viện nghiên cứu Max-Planck-Institut für Kohlenforschung, chuyên về chất xúc tác. Công dân Anh David W.C. MacMillan, sinh cùng năm, giảng dạy môn hóa học tại Đại học Hoa Kỳ Princeton.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 06/10/2021 lúc 04:46:33(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#4 Đã gửi : 07/10/2021 lúc 11:39:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thân phận người tị nạn: Nobel Văn học 2021 vinh danh nhà văn Tanzania

UserPostedImage
Nhà văn Abdulrazak Gurnah tại Canterbury, Anh, tháng 6/2021. via REUTERS - CHAPTER OF CANTERBURY CATHEDRAL

Viện Hàn Lâm Thụy Điển hôm nay 07/10/2021 thông báo giải Nobel Văn học năm nay được trao cho tiểu thuyết gia người Tanzania, Abdulrazak Gurnah, nhà văn mà xuyên suốt các tác phẩm là số phận của người tị nạn.

Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã chọn trao thưởng cho nhà văn Abdulrazak Gurnah vì « sự thấu hiểu, đồng cảm và không khoan nhượng về các hệ quả của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn bị mắc kẹt giữa các nền văn hóa và châu lục ». Nhà văn, tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah sinh năm 1948 trên đảo Zanzibar, đến nước Anh tị nạn vào cuối những năm 1960. Ông là tác giả của 10 tiểu thuyết, nổi tiếng với cuốn « Paradise » (1994). Gurnah sống ở Brighton, Anh, và giảng dạy tại đại học Kent.
Trong tuần này, Anders Olsson, chủ tịch Ủy ban Nobel, nói với tạp chí The New Republic của Mỹ : « Giá trị văn học » vẫn là « tiêu chí tuyệt đối và duy nhất ». Trong khi đó, Mats Almegård, nhà phê bình văn học của tạp chí Fokus, phát biểu: « Tôi luôn hy vọng là sẽ có một bất ngờ lớn - điều này khiến mọi chuyện thú vị hơn rất nhiều. Nếu họ làm đúng như điều được mong đợi, giải thưởng sẽ mất đi vẻ lẫy lừng ».
Nhìn lại lịch sử, các giải Nobel Văn học thường được trao cho các nhà văn Tây phương, nhất là châu Âu và là nam giới, không phải là người thật nổi tiếng, không phải là tác giả của những cuốn sách thuộc diện bán chạy nhất « best seller ». AFP nhắc lại trong số 117 người từng đoạt giải Nobel Văn, có 95 nhà văn, tương đương hơn 80%, là người châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Riêng nước Pháp giành được 13%. Chỉ có 16 nhà văn nữ đoạt giải so với con số 101 khôi nguyên Nobel văn học là nam giới.
Anders Olsson, chủ tịch Ủy ban Nobel mùa thu năm 2019 cho biết trước đây Ủy ban hướng sự chú ý vào văn học châu Âu, nhưng nay họ nhìn rộng hơn ra thế giới. Năm 2018 và 2020, khôi nguyên Nobel Văn học đều là nữ : tiểu thuyết gia người Ba Lan Olga Tokarczuk (2018) và nhà thơ Mỹ ít được biết đến Louise Glück (2020).
Nobel Văn học là giải thứ 4 được công bố trong mùa giải năm 2021. Ngày mai 08/10, giải Nobel Hòa bình sẽ được công bố.
Theo RFI


song  
#5 Đã gửi : 09/10/2021 lúc 05:26:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nobel Hòa Bình 2021 vinh danh tự do báo chí

UserPostedImage
Ảnh ghép minh họa : Nhà báo Nga Dmitri Muratov (T), tổng biên tập tờ Novaya Gazeta và nhà báo Philippines Maria Ressa, đồng sáng lập trang Rappler, được Viện Hàn Lâm Na Uy trao giải Nobel Hòa Bình, ngày 08/10/2021. AP - Mikhail Metzel/Aaron Favila

Giải Nobel Hòa Bình 2021 được trao cho hai phóng viên : bà Maria Ressa người Philippines và nhà báo Nga Dmitri Mouratov. Trong thông cáo hôm 08/10/2021, Ủy Ban Nobel tại Na Uy nhấn mạnh, giải thưởng này nhằm vinh danh hai phóng viên « can đảm đấu tranh vì quyền tự do ngôn luận » tại Philippines và Nga, họ đồng thời là đại diện cho những tiếng nói bảo vệ tự do báo chí trên toàn thế giới  

Bà Maria Ressa, 58 tuổi, là đồng sáng lập viên báo mạng Rappler hồi 2012. Phương tiện truyền thông này đã xoáy vào « chiến dịch chống ma túy gây nhiều tranh cãi và đẫm máu do chính quyền của (tổng thống Philippines, Rodrigo) Duterte » tiến hành.
Về phần phóng viên Mouratov, 59 tuổi, ông là một trong những người đã thành lập và cũng là tổng biên tập của tờ báo độc lập Novaya Gazeta. « Từ nhiều thập niên qua, Dmitri Mouratov bảo vệ tự do ngôn luận tại Nga trong những điều kiện khó khăn nhất ». Vẫn theo Ủy Ban Nobel, bà Ressa cũng như đồng nghiệp Nga Mouratov, « đại diện cho tất cả các phóng viên bảo vệ lý tưởng này ở mọi nơi trên thế giới mà nền dân chủ và tự do báo chí phải đối mặt với những điều kiện càng lúc càng bất lợi ».
Điện Kremlin gửi lời chúc mừng đến nhà báo Dmitri Mouravov nhấn mạnh đến « sự can đảm » và « tài năng » của một trong hai giải Nobel Hòa Bình 2021. Về phần đại sứ Mỹ tại Matxcơva, ông John J. Sullivan cũng có lời « chúc mừng » một « người bạn » dám « nói lên sự thật với chính quyền Nga ».
Báo Novaya Gazeta đã có những bài điều tra về các vụ hành quyết không xét xử nhắm vào những người đồng tính tại Tchetchenia. Cũng tờ báo này tham gia vào vụ điều tra của nhóm phóng viên quốc tế trong vụ mang tên "Panama Papers", tiết lộ về những thiên đường thuế khóa.
AFP nhắc lại Novaya Gazeta liên tục bị chính quyền Nga gây áp lực. Từ khi bắt đầu hoạt động năm 1993, sáu phóng viên của tờ báo này đã bị sát hại. Trong số đó có bà Anna Politovskaia. Hôm qua 07/10/2021 là đúng kỷ niệm 15 năm ngày nữ phóng viên Politovskaia với nhiều bài điều tra về tình hình tại Tchetchenia và những vụ vi phạm nhân quyền, bị ám sát.
Chưa bao giờ Ủy Ban Nobel Hòa Bình vinh danh quyền tự do báo chí. Hai khôi nguyên năm nay đã vượt qua 329 đối thủ được đề xuất để nhận giải thưởng cao quý này. Theo truyền thống, danh sách đó luôn được Viện Hàn Lâm Oslo giữ kín.
Theo RFI

song  
#6 Đã gửi : 09/10/2021 lúc 05:27:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nga: Tự do ngôn luận bị siết thêm sau giải Nobel Hòa bình cho nhà báo

UserPostedImage
Biểu tình chống chính quyền Nga quy kết nhiều cơ quan truyền thông là " tác nhân nước ngoài" với khẩu hiệu " Các người không thể bịt miệng hết tất cả!" tại Matxcơva ngày 04/09/2021. AFP - NATALIA KOLESNIKOVA

Vài giờ sau khi giải Nobel Hòa Bình được trao cho tổng biên tập một một trong số tòa báo độc lập cuối cùng ở Nga, chính quyền Matcơva thông báo quyết định xếp 9 cá nhân và tổ chức vào diện « tác nhân nước ngoài ». Đó là những gì diễn ra tại Nga trong ngày  08/10/2021.

Một lần nữa, trong số này, có các cơ quan truyền thông như BBC, các nhà báo và nhiều tổ chức phi chính phủ như OVD-Info, một trong số những nguồn thông tin tốt nhất tại Nga để thống kê số vụ bắt giữ trong những cuộc biểu tình.
Không chỉ thế, theo ghi nhận của thông tín viên đài RFI, Anissa El Jabri tại Matxcơva, trong tầm ngắm của chính phủ Nga lần này, những tiếng nói xã hội dân sự bắt đầu cũng bị kiểm duyệt:
« Không còn đơn giản chỉ là một nguồn tài trợ từ nước ngoài như chính quyền thường hay sử dụng như trước đây, mà kể từ giờ còn là những gì có thể được nói ra. Điều này đã được thấy trong vòng chưa tới một tuần. Bởi vì, cơ quan an ninh FSB của Nga vừa cho công bố một danh sách 60 chủ đề không được đề cập đến, bằng không sẽ bị xếp vào diện tác nhân nước ngoài.
Hai lĩnh vực có liên quan là quân đội và không gian. Chẳng hạn, kể từ giờ việc đề cập đến một vấn đề kỹ thuật hay kinh tế có liên quan đến không gian là bị cấm. Cung cấp các thông tin về không khí tinh thần và tâm lý quân đội Nga cũng bị cấm. Thông điệp này đã được Ủy Ban Các Bà Mẹ Binh Sĩ tiếp nhận. Tổ chức nổi tiếng bảo vệ quyền của người lính từ 30 năm qua này đã tự giải thể tuần.
Bà chủ tịch Ủy ban bầu cử hôm thứ Hai, 04/10/2021, còn đưa ra một lời đe dọa rất rõ ràng đối với những chỉ trích về bầu cử : "Chúng tôi sẽ khiếu nại trước công lý tất cả những ai phổ biến lời dối trá và vu khống về cuộc bầu cử Quốc Hội vừa qua ».
Các nhà phân tích, nhân chứng hay những công dân bình thường, nhiều người trong số họ giờ có thể gặp rủi ro. »
Theo RFI
song  
#7 Đã gửi : 09/10/2021 lúc 05:28:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà báo Phillipines đoạt giải Nobel Hòa bình nói Facebook ‘thiên vị chống lại sự thật

UserPostedImage
Maria Ressa, nhà báo người Philippines và CEO của website tin tức Rappler phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ở Taguig City, Metro Manila, Philippines, ngày 9 tháng 10, 2021.

Người đoạt giải Nobel Hòa bình Maria Ressa chỉ trích Facebook là mối đe dọa đối với nền dân chủ, nói rằng đại công ty mạng xã hội này đã không ngăn chặn sự thù ghét và thông tin xuyên tạc lan truyền trên nền tảng của họ và “thiên vị chống lại sự thật.”
Nhà báo kỳ cựu người Philippines và là người đứng đầu website tin tức Rappler nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn sau khi bà đoạt giải rằng các thuật toán của Facebook “ưu tiên sự lan truyền của những điều dối trá đi kèm với sự giận dữ và thù ghét hơn là sự thật.”
Những bình luận của bà tăng thêm áp lực gần đây lên Facebook vốn được sử dụng bởi hơn 3 tỉ người, Reuters nói. Một cựu nhân viên Facebook trở thành người tố cáo tiêu cực cáo buộc công ty đặt lợi nhuận lên trên sự cần thiết phải kiểm soát những lời lẽ thù hằn và thông tin sai lệch. Facebook phủ nhận mọi hành vi sai trái.
Khi được yêu cầu bình luận về phát biểu của bà Ressa, phát ngôn viên của Facebook nói công ty tiếp tục đầu tư mạnh để loại bỏ và giảm mức độ hiển thị của nội dung độc hại.
“Chúng tôi tin tưởng vào tự do báo chí và ủng hộ các tổ chức tin tức và nhà báo trên toàn thế giới trong khi họ tiếp tục công tác quan trọng của mình,” phát ngôn viên nói thêm.
Bà Ressa cùng đoạt giải Nobel với nhà báo người Nga Dmitry Muratov vào ngày thứ Sáu, về điều mà ủy ban gọi là bất chấp sự phẫn nộ của các nhà lãnh đạo Philippines và Nga để phơi bày tham nhũng và sự cai trị sai trái, cổ xúy quyền tự do ngôn luận vốn đang bị tấn công khắp thế giới.
Facebook đã trở thành nhà phân phối tin tức lớn nhất thế giới thế nhưng “họ thiên vị chống lại sự thật, họ thiên vị chống lại báo chí.”
Bà Ressa trở thành mục tiêu của các chiến dịch chửi bới dữ dội trên mạng xã hội từ những người ủng hộ Tổng thống Rodrigo Duterte. Bà nói những chiến dịch đó nhắm mục tiêu hủy hoại uy tín của bà và Rappler.
Tường trình của Rappler bao gồm sự săm soi cuộc chiến chống ma túy chết người của ông Duterte và một loạt báo cáo điều tra về điều mà họ nói là chiến lược của chính phủ ông nhằm “vũ khí hóa” internet, sử dụng các blogger được chính phủ trả tiền để kích động sự tức giận của những người ủng hộ trên mạng, đưa ra những lời đe dọa và bôi nhọ những người chỉ trích ông Duterte.
Ông Duterte chưa bình luận về giải thưởng của bà Ressa. Phủ tổng thống, người phát ngôn của ông Duterte, trưởng cố vấn pháp lý và văn phòng truyền thông của ông không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Theo VOA



song  
#8 Đã gửi : 11/10/2021 lúc 11:44:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ba kinh tế gia ở Mỹ đoạt giải Nobel kinh tế 

UserPostedImage
Giải Nobel kinh tế năm 2021 được chia cho ba nhà khoa học đang làm việc ở Mỹ

Một kinh tế gia sống tại Mỹ đã giành giải Nobel kinh tế hôm 11/10 cho nghiên cứu mang tính tiên phong cho thấy việc tăng mức lương tối thiểu không khiến cho giới chủ tuyển người ít đi và dân nhập cư không khiến cho dân bản xứ bị giảm lương – những phát hiện thách thức quan niệm thông thường. Hai kinh tế gia khác cùng chia giải thưởng này nhờ họ đã tạo ra một cách để nghiên cứu vấn đề xã hội tương tự như thế này.
Ông David Card, sinh ra ở Canada, công tác tại Đại học California, Berkeley, đã được trao phân nửa giải thưởng cho nghiên cứu của ông về tác động của mức lương tối thiểu, nhập cư và giáo dục đối với thị trường lao động.
Nửa giải thưởng còn lại được chia sẻ giữa hai ông Joshua Angrist thuộc Viện Công nghệ Massachusetts và Guido Imbens, sinh ra ở Hà Lan, thuộc Đại học Stanford cho việc tạo ra cơ chế nghiên cứu các vấn đề vốn không thể dựa vào các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống.
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết ba kinh tế gia này đã ‘định hình lại các nghiên cứu thực nghiệm trong khoa học kinh tế’.
Trong nghiên cứu được công bố vào năm 1994, ông Card đã xem xét chuyện gì xảy ra với việc làm tại Burger King, KFC, Wendy's và Roy Rogers khi New Jersey tăng mức lương tối thiểu từ 4,25 lên 5,05 đô la với các nhà hàng giáp phía đông bang Pennsylvania là nhóm kiểm soát hay nhóm so sánh. Trái với các nghiên cứu trước đây, ông và đối tác nghiên cứu Alan Krueger, vốn qua đời hồi năm 2019, phát hiện rằng tăng lương tối thiểu không ảnh hưởng đến số lượng nhân công.
Nghiên cứu của ông Card về mức lương tối thiểu về cơ bản đã thay đổi quan điểm của các nhà kinh tế về các chính sách này. Theo ghi nhận của tạp chí Economist, vào năm 1992, khảo sát các thành viên của Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ cho thấy 79% trong số họ đồng ý rằng luật lương tối thiểu làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong giới lao động trẻ và có trình độ thấp hơn. Quan điểm này chủ yếu dựa trên quan điểm kinh tế truyền thống về quy luật cung và cầu: nếu tăng giá một thứ gì đó thì sẽ bán được ít hơn.
Tuy nhiên, đến năm 2000, chỉ có 46% thành viên của AEA cho biết luật lương tối thiểu làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, chủ yếu nhờ vào nghiên cứu của hai ông Card và Krueger. Những phát hiện của họ đã làm dấy lên sự quan tâm tìm hiểu sâu hơn về lý do tại sao mức lương tối thiểu cao hơn sẽ không làm giảm việc làm. Một kết luận là các công ty có thể chuyển chi phí tiền lương cao hơn về phía người tiêu dùng bằng cách tăng giá hàng hóa. Trong các trường hợp khác, nếu công ty thuê mướn nhiều lao động trong một ngành nghề cụ thể, công ty đó có thể giữ mức lương đặc biệt thấp, để họ có thể trả lương tối thiểu cao hơn mà không cần phải cắt giảm việc làm. Mức lương cao hơn cũng sẽ thu hút nhiều người xin việc hơn, củng cố nguồn cung lao động.
Ông Card cũng phát hiện rằng thu nhập của lao động bản địa có thể hưởng lợi từ dân nhập cư mới, trong khi dân nhập cư trước đó là những người có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nhập cư đối với việc làm, ông Card đã so sánh thị trường lao động ở Miami sau quyết định đột ngột của Cuba cho phép dân di cư vào năm 1980, khiến 125.000 người bỏ nước ra đi. Điều này khiến lực lượng lao động của Miami tăng 7%. Bằng cách so sánh cách tiền lương và việc làm biến chuyển như thế nào ở bốn thành phố, ông Card không phát hiện có tác động tiêu cực nào đối với cư dân Miami có học vấn thấp. Nghiên cứu sau đó cho thấy nhập cư gia tăng có thể tác động tích cực đến thu nhập cho người dân sở tại.
Hai ông Angrist và Imbens đã giành được một nửa giải thưởng nhờ tìm ra các vấn đề phương pháp luận cho phép các nhà kinh tế đưa ra kết luận vững chắc về quan hệ nhân quả ngay cả khi họ không thể thực hiện nghiên cứu bằng các phương pháp khoa học nghiêm ngặt.
“Tôi hoàn toàn sửng sốt khi nhận điện thoại,” ông Imbens nói từ nhà riêng ở Massachusetts. “Và sau đó tôi hết sức hồi hộp khi nghe tin... Tôi sẽ chia sẻ giải thưởng này với Josh Angrist và David Card,” người mà ông gọi là ‘hai người bạn rất tốt của tôi’.
Giải Nobel kinh tế đi kèm với huy chương vàng và 10 triệu kronor Thụy Điển (tương đương hơn 1,14 triệu đô la).
Theo VOA

Ba chuyên gia Mỹ về thị trường lao động đoạt giải Nobel Kinh Tế 2021

UserPostedImage
Ủy ban Nobel thông báo giải Nobel Kinh tế 2021 tại Viện Hàn Lâm Hoàng Gia Thụy Điển, Stockholm, ngày 11/10/2021. AFP - CLAUDIO BRESCIANI

Hàn Lâm Viện Thụy Điển trưa ngày 11/10/2021 thông báo danh tính ba giải thưởng Nobel Kinh Tế năm nay : David Card, Joshua D. Angrist và Guido W. Imbens. Cả ba cùng nghiên cứu về thị trường lao động từ những kinh nghiệm quan sát ngoài đời và cùng đang giảng dậy tại các trường đại học danh tiếng Hoa Kỳ.
Giáo sư Card, 66 tuổi, gốc Canada thuộc đại Học Berkley-California nghiên cứu thị trường lao động dựa trên cơ sở những quan sát, được trao tặng một nửa phần thưởng danh giá này.
Nửa còn lại về tay giáo sư Angrist, 61 tuổi, một người Mỹ gốc Israel của trường đại học danh tiếng MIT và giáo sư người gốc Hà Lan Imbens, của đại học Stanfort. Cả hai được vinh danh nhờ những « đóng góp về phương pháp phân tích về liên hệ giữa các nguyên nhân và hệ quả » trên thị trường lao động.
Các công trình nghiên cứu nói trên đã mang lại những « kiến thức mới về thị trường lao động và cho phép đưa ra những kết luận về các nguyên nhân và hậu quả từ những quan sát, những kinh nghiệm tự nhiên ». Đáng chú ý hơn nữa theo Viện Hàn Lâm Thụy Điển, là các công trình nghiên cứu của ba vị giáo sư đang giảng dậy tại các trường đại học Mỹ không chỉ thu hẹp trong thị trường lao động, mà còn « mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác và đã làm thay đổi công tác nghiên cứu căn cứ trên những quan sát ».
Giải thưởng Kinh Tế khép lại mùa Nobel 2021 và đây là một giải thưởng của Ngân Hàng Trung Ương Thụy Điển dành để vinh danh Alfred Nobel. Giải Nobel Kinh Tế được thành lập năm 1968 và giải thưởng đầu tiên năm 1969 được trao tặng hai chuyên gia Tinbergen của Hà Lan và nhà kinh tế học Ragnar Anton Kittil Frisch người Na Uy. Trong lịch sử của Viện Hàn Lâm Thụy Điển, mới chỉ có hai phụ nữ giành được Nobel Kinh Tế đó là nhà nghiên cứu Mỹ Elinor Ostrom năm 2009 và chuyên gia của Pháp, bà Esther Duflot năm 2019.
Theo RFI
song  
#9 Đã gửi : 12/10/2021 lúc 03:13:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bí quyết giúp Hoa Kỳ thống trị cuộc đua giành giải Nobel

UserPostedImage
Huy chương vàng trao cho các giải Nobel. AP - Jacquelyn Martin

Hôm qua 11/10/2021, Ủy Ban Nobel Thụy Điển đã công bố giải Nobel Kinh Tế 2021, kết thúc mùa trao giải Nobel năm nay, với ba tên tuổi đoạt giải đều mang quốc tịch Mỹ, nâng tổng số công dân Hoa Kỳ đoạt giải thưởng danh giá này năm nay lên thành 8 người, chiếm gần 2 phần ba trong tổng số 13 người.
Sự hiện diện đông đảo của các nhà khoa học Mỹ trong số những người đoạt giải Nobel không phải là biệt lệ năm nay, mà là một thực tế đã trở thành thông lệ. Câu hỏi đặt ra là bí quyết nào đã giúp Hoa Kỳ thống trị giải Nobel, hơn hẳn các cường quốc khoa học khác?. 
Tính ra trong vòng 120 năm, tức là kể từ lễ trao giải Nobel đầu tiên năm 1901 cho đến năm nay 2021, Hoa Kỳ đã giành được tổng cộng 400 huy chương Nobel, bỏ xa Vương Quốc Anh đứng nhì với 138 giải và Đức thứ ba với 111 giải. Đối với hãng tin Pháp AFP, uy lực không thể chối cãi của Hoa Kỳ bắt nguồn từ hai yếu tố hòa quyện vào nhau: trình độ cao của các trường đại học Mỹ và khả năng các trường này cũng như xã hội Mỹ thu hút nhân tài từ mọi nơi trên thế giới. 
Công lao của các trường đại học Mỹ đã được chính những nhân vật đoạt giải nói lên. Trong một cuộc họp báo mới đây, ông Ardem Patapoutian, một người Mỹ gốc Liban-Armenia vừa đoạt giải Nobel Y Học cùng với David Julius, một người Mỹ khác, đã lên tiếng cảm ơn nước Mỹ đã tạo cho ông những cơ may thăng tiến và cho rằng thành công mà ông có được chính là nhờ vào trường Đại Học Mỹ ở California UCLA, nơi ông theo học, và là nơi thầy ông là David Julius giảng dạy.  
AFP đã không tránh khỏi trầm trồ: Cho đến nay, đội ngũ nghiên cứu và các giáo sư của trường đại học UCLA đã giành được 70 giải Nobel, gần bằng số 71 giải Nobel mà toàn thể nước Pháp đoạt được. 
Nhà nghiên cứu Syukuro Manabe chẳng hạn, người đồng đoạt giải Nobel Vật Lý năm nay, đã rời quê hương là Nhật Bản vào những năm 1950 và đã thực hiện công trình mang tính đột phá của ông về hiện tượng khí hậu bị hâm nóng tại Đại Học Mỹ Princeton, đã tuyên bố với giới báo chí rằng nhân tố quyết định sự thành công của ông chính là việc tại Princeton, ông đã có thể thúc đẩy nghiên cứu theo bất cứ hướng nào mà ông thấy cần thiết. 
Đại Học Princeton cũng chính là bệ phóng cho David MacMillan, đoạt giải Nobel Hóa Học, một người đã rời Scotland đến Mỹ vào những năm 1990, hiện là giảng viên của trường, hay các khôi nguyên Nobel Kinh Tế David Card người Mỹ gốc Canada, và Joshua Angrist người Mỹ gốc Israel, đều nghiên cứu tại Princeton, và ngay cả người đoạt giải Nobel Hòa Bình, nhà báo người Mỹ gốc Philippines Maria Ressa, được đào tạo tại đại học này. 
Đối với giới quan sát, sức mạnh của Mỹ là tạo được môi trường thuận lợi để các nhà nghiên cứu phát triển được tài năng của mình, không chỉ chú ý đến lãnh vực ứng dụng, mà sẵn sàng đầu tư vào các lãnh vực nghiên cứu cơ bản, có thể trải dài trên nhiều năm, thâm chí hàng chục năm, mà hiệu quả kinh tế không tài nào dự đoán được.  
Vấn đề tuy nhiên không chỉ đơn thuần là đầu tư, mà còn là khả năng thu hút nhân tài từ mọi nơi trên thế giới và Hoa Kỳ được xem là rất xuất sắc trong lãnh vực này. 
Theo đánh giá của HN Cheng, chủ tịch Hiệp Hội Hóa Học Hoa Kỳ, nếu đang dần bắt kịp Mỹ về tổng kinh phí dành cho nghiên cứu (496 tỷ so với 569 tỷ đô la vào năm 2017), thì Trung Quốc vẫn thua Mỹ trong lãnh vực tự do học thuật và khả năng thu hút những bộ óc tài năng nhất. 
Hoa Kỳ cũng được lợi từ vị thế là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo H.N Cheng, tại Mỹ, một nhà khoa học chẳng hạn “sẽ tìm thấy nhiều cơ hội làm việc hơn, không chỉ trong học viện mà còn trong các ngành công nghiệp, phòng thí nghiệm của chính phủ hoặc những nơi khác”,. 
Bên cạnh đó, Mỹ cũng không ngần ngại đặt sự tin tưởng vào giới trẻ. Marc Kastner, giáo sư vật lý danh dự tại MIT, nhắc lại rằng các trường đại học Mỹ thường khen thưởng những nhà nghiên cứu trẻ nhiều triển vọng nhất bằng cách cung cấp cho họ một phòng thí nghiệm riêng. 
Theo vị giáo sư này: “Tại châu Âu và Nhật Bản, cũng có những nhóm lớn được dẫn dắt bởi một người thầy rất giàu kinh nghiệm, nhưng chỉ khi người thầy nghỉ hưu thì một người trẻ mới có thể nổi lên và lúc đó họ rất có thể là không còn những ý tưởng sáng giá nhất”. 
Chính vì lý do đó mà nhà sinh học thần kinh người Pháp tại Đại Học Harvard, Catherine Dulac, người đã giành được giải thưởng Breakthrough năm 2021, một giải thưởng khoa học của Mỹ trị giá ba triệu đô la, cho nghiên cứu của cô về bản năng làm cha mẹ, đã không muốn trở lại Pháp khi cô còn ở lứa tuổi hai mươi. 
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.166 giây.