logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/10/2021 lúc 11:12:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
KENNEDALE, Texas (NV) – Được thực hiện trong vòng chín năm, từ năm 2012 đến 2021, “Những Suy Nghĩ Về Ngày 30.4” là phỏng vấn, nhưng không chỉ là phỏng vấn; về một ngày nhưng không chỉ là một ngày; về chính trị nhưng không chỉ là chính trị.
Bản thân những câu hỏi không phải chỉ là những câu hỏi mà là những dằn xé, ray rứt. Đọc những câu hỏi mà như đọc chính những nỗi trăn trở của mình.
UserPostedImage
Bìa trước và bìa sau “Những Suy Nghĩ Về Ngày 30.4.” (Hình: Trần Doãn Nho)

Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình, người thực hiện, không chỉ đi tìm câu trả lời cho một vấn nạn, mà còn là đi tìm sự chia sẻ nỗi lòng và ưu tư của những người còn ưu tư về vận nước.
Chị hỏi người mà cũng là tự hỏi mình. Chị viết: “Nghĩ gì hay nhớ về là những nghĩ tưởng, hồi tưởng không tài nào gột rửa, bôi xóa. Nhất là một khi chúng ta chưa thể yên lòng xếp lại mớ lịch sử nhàu nát một ngày một tội tình hơn. (…) 46 năm nhìn lại với tôi vẫn còn là một chặng đường tuột dốc thê thảm: tước đoạt của mọi tước đoạt, tham tàn trên cả tham tàn, lừa mỵ phản trắc không thể diễn tả nổi.”
Có mặt trong tập sách dày hơn 400 trang này, là những nhà biên khảo, nhà văn, nhà thơ thuộc nhiều thế hệ khác nhau:
-Trong nước: Hoàng Hưng, Nguyễn Viện, Nhã Thuyên, Tạ Duy Anh, Liêu Thái, Lưu Trọng Văn, Nguyễn Tấn Cứ.
-Ngoài nước: Bắc Phong, Chân Phương, Đặng Phùng Quân, Đặng Thơ Thơ, Đinh Từ Bích Thúy, Hoài Ziang Duy, Hoàng Chính, Hoàng Vi Kha, Hoàng Xuân Sơn, Hồ Đình Nghiêm, Lê Xuân Khoa, Lưu Nguyễn Đạt, Ngô Nguyễn Dũng, Nguyễn Gia Kiểng, Nguyễn Hoàng Văn, Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Tôn Hiệt (Hoàng Ngọc-Tuấn), Phùng Nguyễn, Phan Xuân Sinh, Song Thao, Sơn Tùng, Tạ Duy Anh, Thận Nhiên, Trần Doãn Nho, Trần Mộng Tú, Trần Trung Đạo, Trần Vũ, Trương Vũ, Uyên Thao.
Có tác giả trả lời từng câu hỏi của người phỏng vấn. Có tác giả, thay vì trả lời, gửi đến những bút ký, ghi lại những kỷ niệm khó quên vào thời điểm Sài Gòn sụp đổ. Chẳng hạn nhà văn Song Thao có hai bài bút ký rất sống động, “Viết nhân ngày 30 Tháng Tư” và “Tháng Tư, nghĩ về sách báo Sài Gòn cũ” với nhiều hình ảnh hiếm quý ghi lại chiến dịch đốt sách của nhà cầm quyền Cộng Sản sau ngày 30 Tháng Tư, 1975; một số tác giả như Chân Phương, Nguyễn Tấn Cứ, Trần Mộng Tú, Nguyễn Tôn Hiệt (Hoàng Ngọc-Tuấn)… gửi đến những bài thơ. Một số tác giả khác gửi đến bài tham luận hay viết hẳn câu trả lời thành một bài tham luận như Lê Xuân Khoa, Trần Doãn Nho, Trương Vũ…
Nói chung, với tư cách là những người hoạt động trong lãnh vực văn học nghệ thuật, các tác giả đều phát biểu ý kiến và suy nghĩ của mình một cách thẳng thắn, chân thực về biến cố 30 Tháng Tư và qua đó, về hiện tình đất nước.
Có thể xem “Những Suy Nghĩ Về Ngày 30.4” là một tập Tùy Bút Lịch Sử đa sắc, đa dạng, đa chiều. Xin ghi lại sau đây một vài ý kiến điển hình của một số tác giả mà tôi bắt gặp đây đó trong khi đọc qua toàn tập sách.
Nhà văn Chân Phương (1951-2020) cho rằng với anh, “ngày 30 Tháng Tư, 1975, mang ý nghĩa rất gần tôn giáo: đó là ngày Phán Xét của lịch sử cho mọi người Việt có ý thức. Dân Nam phải suy nghĩ về sự Thất Bại Ô Nhục cũng như dân Bắc phải xét lại cuộc Chiến Thắng Oan Nghiệt.” Vì sao? Vì  “từng ngày trong nước là một bản sao lập lại của ngày 30 Tháng Tư, 1975, mà đám cai thầu giang sơn hình chữ S tiếp tục nhét vào họng mọi người dân dù còn sống hay đã chết.”
Nhà văn Hoàng Chính (Canada) không ngần ngại đặt cho ngày này một cái tên khác: “Hãy gọi 30 Tháng Tư là Ngày đầu thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba.”
Nhà văn Nguyễn  Viện (Sài Gòn) ghi lại một cách sống động những hình ảnh và cảm giác của anh vào ngày 30 Tháng Tư ở Sài Gòn: “Những người lính giải phóng, trong tư cách người chiến thắng, nhưng không lấy gì làm oai hùng.” (…) “Họ cũng nhếch nhác, có người cởi trần và chỉ với một quần xà lỏn. (…) Dẫu sao, nhìn họ tôi cũng kính nể. Sau đó qua tiếp xúc, tôi thấy hầu hết họ đều rất hiền.” (…) “Kinh khủng nhất, có lẽ là những người ‘thức thời’ nhất, họ nhái cả giọng nói, cách nói của cán bộ. Hồi đó, thú thật, tôi không tránh được phải dành cho những người ‘thức thời’ ấy sự khinh bỉ. Giờ đây tôi chỉ thấy buồn cười. Cuộc cách mạng ‘long trời lở đất’ nhanh chóng đưa cả nước đến nghèo đói, kiệt quệ bởi sự vô lý, phản văn minh của nó. Đó là cái giá rất đắt.”
Nhà văn Trương Vũ (Hoa Kỳ) thì cho rằng “Rất khó để tìm ra một tên gọi chung” về ngày 30 Tháng Tư. Hơn nữa, ý nghĩa của nó cũng đã thay đổi theo thời gian.  “Ngày nay chủ nghĩa Cộng Sản đã đại bại, đã tiêu ma ngay trong lòng những cán bộ mà cả tuổi trẻ của họ đã sống chết cho lý tưởng Cộng Sản. Nhưng cái biến chứng phát sinh từ sự đại bại đó rất nhiều và khó lường.” Theo anh, một đặc điểm của cái biến chứng đó là “Khả năng chúng ta thấy hàng ngày trên các đường phố ở Sài Gòn hay Hà Nội, qua cách chạy xe của mọi người. Khả năng ‘Lách.’ Người có quyền hành, lách theo cách của kẻ có quyền hành, kể cả nhân danh vô sản để sống như tư bản, để vẫn có thể vơ vét, hưởng thụ tận cùng, và vẫn tiếp tục có quyền. Người dân thường, lách để tồn tại, để có thu nhập cao hơn, để có cuộc sống tốt hơn mà không đụng chạm ai.”
Trong lúc đó, hai nhà văn, một trong nước và một ngoài nước, một sống ở miền Bắc và một sống ở miền Nam, đều còn rất trẻ vào cái ngày lịch sử đó, cho biết là họ có những cảm giác rất khác:
Nhà văn Tạ Duy Anh (Hà Nội): Tôi rất ghét nói dối, ghét những kẻ cơ hội muốn tranh thủ tình cảm của hai phía khí nói thật cảm giác của họ vào ngày 30 Tháng Tư. Với tôi, đó là một ngày không thể nào ngủ được vì những cảm xúc quá mãnh liệt. Sung dướng đến tột độ (…) Nhưng tôi phải vui mừng còn vì thoát cảnh phải ra trận cầm súng. Lúc đó tôi 16 tuổi, nếu chiến tranh kéo dài thêm hai năm nữa, tôi chưa biết liệu còn có ngày ngồi tâm sự với bạn như thế này nữa không? Chiến tranh chắc chắn là biến cố kinh khủng nhất nhưng hiện thực đói khát, tăm tối, bị tước đoạt tự do cũng đáng sợ không kém. Những thứ đó đã làm nên cuộc đời tôi như hiện nay. Cầm bút với nỗi vò xé không lúc nào dứt về số phận đất nước.”
UserPostedImage
Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình. (Hình: Nguyễn Thị Thanh Bình)

Nhà văn Thận Nhiên (Hoa Kỳ): “Năm đó tôi 13 tuổi. Thú thật tôi không có cảm giác hụt hẫng mất mát, hay sững sờ tê điếng gì cả vào buổi sáng hôm ấy khi nghe radio, với ba và chú tôi, ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Thậm chí ngược lại, tôi thở phào nhẹ nhõm, có chút mừng vui, nghĩ rằng mình và gia đình đã thoát chết, chiến tranh chấm dứt, vậy là hòa bình rồi, mình sẽ không đi lính và chết trận (…) Sự tệ hại chỉ bắt đầu từ vài tháng sau đó.” (…) “Tôi nghĩ họ – những người lính miền Bắc trong buổi sáng hôm ấy – là những kẻ may mắn đã sống sót sau một cuộc chiến ngu xuẩn được dẫn dắt bởi bọn lãnh đạo sắt máu theo chủ nghĩa Cộng Sản, theo Nga hay theo Tàu phản bội đất nước. Và những người lính miền Nam là những thanh niên không may mắn, ngay cả khi sống sót, trong một cuộc chiến bị định đoạt bởi một đồng minh bội tín, và bộ máy cầm quyền rệu rã vì tham nhũng.”
Nhà văn Đặng Thơ Thơ (Hoa Kỳ), cũng còn rất trẻ vào thời điểm đó (13 tuổi), phân tích ngày 30 Tháng Tư như một nỗi ám ảnh triết lý: “Thế giới sau 30 Tháng Tư không rõ ngày tháng nữa. Ngày 30 Tháng Tư sẽ kéo dài rất lâu, nối mãi về sau, qua nhiều thập kỷ. Nếu chúng tôi sống lâu trăm tuổi thì nó cũng kéo dài hàng thế kỷ. Nó đi theo ký ức con người.” (…) “30 Tháng Tư là một bành trướng nhức nhối của thời gian, một phát tán khốc liệt của bệnh di căn.” (…) “ Ngày 30 Tháng Tư là căn bệnh ung thư tai ác nhất.”
Nhà thơ Hoàng Hưng (Sài Gòn) kể lại một sự kiện khó tin: “Một hai ngày gì đó sau 30 Tháng Tư, 1975, có cuộc mít tinh lớn chào mừng, ở trước Nhà Hát Lớn Hà Nội. Tất nhiên tôi phải tham dự cùng với cả cơ quan mình làm việc (lúc đó tôi làm báo Người Giáo Viên Nhân Dân của Bộ Giáo Dục). Ông Phạm Văn Đồng (thủ tướng) đọc diễn văn khai mạc. Khi ông nhấn mạnh tuyên bố, ‘cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước hoàn toàn thắng lợi’ và ngưng lại cho mọi người vỗ tay như thường lệ, thì… tất cả im phăng phắc. Ít giây sau chờ không thấy ai hưởng ứng, ông phải tự mình ‘vỗ,’ rồi mọi người phải bắt chước theo. Trong lúc ấy, tôi tự than thầm với mình: ‘Thế là chút hy vọng cuối cùng của Tự do cho Việt Nam đã mất.’”
Cuối cùng, xin ghi lại hai phát biểu mà tôi cho là gây nhiều ấn tượng nhất:
Được hỏi về nhiệm nhiệm vụ của người cầm bút, nhà văn Nguyễn Hưng Quốc (Úc) trả lời: “Nhiệm vụ của người cầm bút không phải là băng bó các vết thương, bất kể là vết thương thuộc loại gì. (…) Nhiệm vụ của người cầm bút, theo tôi, là cào cấu thêm các vết thương ấy. Để cho nó chảy máu thêm, mưng mủ thêm, đau đớn thêm. Và đừng bao giờ lành cả. Để không ai quên được chiến tranh. Không ai quên được họa độc tài. Không ai quên được những giọt máu và những giọt nước mắt đã chảy xuống.”
Được hỏi về bài thơ “Nhìn từ xa…Tổ Quốc” rất nổi tiếng của Nguyễn Duy, nhà văn Trần Vũ (Hoa Kỳ) dứt khoát: “Không. Không phải như Nguyễn Duy viết: ‘Phe nào thắng thì nhân dân đều bại.’ Chính phe Độc Tài chiến thắng thì dân chúng mới bại.” [qd]
Trần Doãn Nho/Người Việt

Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình sinh ở Huế, định cư ở Hoa Kỳ năm 1975. Nguyên phụ tá chủ bút Nguyệt San Non Nước, đồng chủ trương tạp chí Gió Văn với nhà văn Hàn Song Tường và Giáo Sư Đặng Phùng Quân.
Bà cộng tác với nhiều tạp chí văn chương hải ngoại và trong nước cũng như góp mặt trong nhiều tuyển tập thơ, văn hải ngoại.
Bà đã xuất bản nhiều tác phẩm: tập truyện ngắn, truyện dài, thơ, dịch thuật, trong số đó có “Ở Đời Sống Này” (tập truyện), “Giọt Lệ Xé Hai” (tiểu thuyết), “Trốn Vào Giấc Mơ Em” (thơ), “Dấu Ấn” (tập truyện), “Thần Thánh Không Biết Yêu” (tập truyện)…
“Những Suy Nghĩ Về Ngày 30.4” hiện có bán ở Amazon: https://www.amazon.com/B...%2Cp_27%3ALe+Nguyen+Binh


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.