logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/10/2021 lúc 05:03:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ngày 10/02/2020, theo khuyến cáo của Tổng Thống Donald Trump, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã có quyết định đưa Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và một vài quốc gia khác ra khỏi danh sách các quốc gia đang phát triển để trở thành quốc gia phát triển. Sự thăng cấp này không có chi là danh dự, mà trái lại là một chén thuốc đắng cho VN.


Với qui chế quốc gia đang phát triển trong Tổ Chức Thương Mại Thế giới (WTO), các quốc gia này được hưởng những quyền lợi như tối huệ quốc, thí dụ như được hưởng trợ cấp hàng hóa xuất cảng, thuế nhập cảng nhẹ, điều mà Trump cho là bất chính với Mỹ.


Đối với VN, sự thay đổi này là một thảm họa. Với một GDP trung bình đầu người mỗi năm là 2660 MK, VN đứng hạng 137 trong số 194 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, VN làm sao đứng chung và cạnh tranh với nhóm Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc… vốn là những quốc gia đã thực sự phát triển. Giận cá chém thớt, Hoa Kỳ muốn chém kẻ thù là Trung Quốc, chém luôn cả Việt Nam là đồng chí đàn em của kẻ thù.


Việt Nam gặp thảm trạng khi “bị” Hoa kỳ cho thăng cấp, điều mà Việt Nam đang xuống nước xin xỏ kẻ thù xưa cho trở lại qui chế cũ. Tuy nhiên trước đó, Việt Nam lại tự mãn tự phong là quốc gia “tiên tiến” đứng ngang hàng với các quốc gia phát triển khi khánh thành tòa nhà Landmark cao 81 tầng, không những cao nhất VN mà cả Đông Nam Á (tuột xuống hạng 2 ngày 1/5/2021) và hạng 14 (nay là 15) trong số các tháp cao nhất thế giới. Cùng với bệnh “nổ” như vậy, VN huênh hoang khoe những địa điểm du lịch là những kỳ tích thế giới với những tên rất “hoành tráng” thí dụ Grand World Phú Quốc, thành phố không bao giờ ngủ trên Đảo Ngọc, Khu sinh thái tuyệt vời Bà Nà Hills (Đà Nẵng). Gian trá, lât lộng là bản chất muôn đời của Cộng Sản.



Đang đau đầu với chuyện thăng cấp, đảng ta đang phải sổ mũi nặng với con virus COVID-19. Công cuộc chống dịch virus bùng nổ ở Miền Nam đã phơi bày bộ mặt thật ngu đần, lưu manh của các lãnh đạo cộng sản từ trung ương đến địa phương. Đối mặt với cơn dịch, đảng đã đưa ra những biện pháp chống dịch kỳ lạ, phi lý, chưa thấy đâu trên thế giới. Quen cách cai trị bằng khẩu hiệu, thủ tướng Phạm Minh Chính đã buộc các hãng xưởng lớn nhỏ phải áp dụng khẩu hiệu “3 tại chỗ” (làm việc, ăn, ngủ tại chỗ) điều bất khả thi khi không có chỗ để công nhân ăn ngủ, không có tiếp tế nguyên liệu, lương thực, đói và bệnh lây lan khiến các hãng xưởng phải đóng cửa phá sản. Với khẩu hiệu “ai ở đâu ở đấy” chính quyền ra lệnh giới nghiêm 24 giờ trong cả tháng trời khiến khi trong nhà có một người bệnh thì cả nhà bệnh, chết không chôn hay hỏa táng được. Biện pháp ngăn sông cấm chợ khiến lương thực, hàng hóa bị ứ đọng, bị hư hỏng trong khi dân bị đói và dịch lan tràn. Lại với khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc” thủ tướng đưa quân đội từ miền Bắc vào Nam để gọi là chống dịch, nhưng thực sự là đề phòng chống nổi loạn khi người dân chống đối, nguyền rủa chính quyền bất tài, gian ác, lợi dụng bệnh dịch để bày trò bốc hốt tài sản của người dân. Việt Nam từ một quốc gia gọi là tiên tiến bị dân chúng và thế giới coi như một xứ lạc hậu Phi Châu.


Báo cáo của Ngân Hàng Thế giới “World Bank East Asia and Pacific Economic update October 2021: Long Covid” chứng minh xác quyết này.


Tỉ lệ dân chúng được tiêm chủng vaccine đầy đủ đến cuối tháng 8/2021


Trung Quốc: 61.6%; Campuchia: 50.3%; Mã Lai: 49%, Lào: 24.3%; Indonésia: 13%; Phi Luật Tân: 12,6%; Thái Lan: 11%; Miến Điện: 3%; Việt Nam: 2.8%.


( Nguồn: Table 0.2- Fully vaccinated population at end Aug. 2021, p.32).


Ngoài ra, theo bảng xếp hạng Nikkei Covid-19 Review, Việt Nam đứng hạng 121 trong số 121 quốc gia được kiểm kê trên thế giới. Nhục ơi là nhục!



Chúng tôi trích dẫn bảng thống kê của World Bank công bố ngày 04/11/2021 và của Nikkei ngày 03/09/2021 để cho thấy chính sách chống dịch ở VN là một thất bại lớn nhất trên thế giới, trong khi trung ương đảng bô bô rồi chê trách bọn “miền Nam” không tuân hành đúng khẩu hiệu.


Với những sự kiện như vậy, chúng tôi thử tìm hiểu chỗ đứng thực sự của Việt Nam trên trường quốc tế. Câu hỏi: VN là quốc gia phát triển, đang phát triển hay kém phát triển?


HDI: thước đo qui định mức độ phát triển quốc gia


Để qui định mức độ phát triển của các quốc gia, Liên Hiệp Quốc dựa vào chỉ số phát triển con người gọi là HDI =Human Development Index, tiếng Pháp là IDH = Indice du dévelopment humain). Chỉ số được tính bằng một công thức bao gồm 3 yếu tố: tuổi thọ, kiến thức (tỷ lệ người lớn biết chữ, số năm đi học…) và mức sống (GDP cả nước và trung bình đầu người, các tiện nghi như nước sạch, điều kiện y tế…). Chỉ số HDI được tính từ 0 đến 1, chỉ số càng cao, quốc gia càng phát triển nhiều). Các quốc gia phát triển phải có chỉ số HDI trên 0.80. các quốc gia đang phát triển từ trên 0.5 đến 0.8 và các quốc gia kém phát triển có chỉ số dưới 0.5.

 

Phân loại các quốc gia


1. Quốc gia phát triển (pays développés = developed countries)


Quốc gia phát triển còn gọi là quốc gia kỹ nghệ (có chỉ số HDI cao, hòa đồng với các chỉ số khác cũng cao về lợi tức quốc gia và đầu người (GDP), mức sống, tuổi thọ, hạ tầng cơ sở… Điều cần phân biệt là một quốc gia phát triển không tất nhiên là một quốc gia giàu. Một quốc gia tuy giàu (GDP cao) nhưng xã hội bất bình đẳng, hạ tầng cơ sở yếu kém có thể không được xếp vào hàng các quốc gia phát triển, trường hợp như Trung Quốc. Hiểu như vậy, thứ hạng các quốc gia giàu và phát triển không giống nhau.



Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), vào năm 2020, thế giới có 39 quốc gia và lãnh thổ nằm trong danh sách quốc gia phát triển.


Top 20 quốc gia phát triển và quốc gia giàu


UserPostedImage


21-Luxembourg, 22-Do Thái, 23-Hàn Quốc, 24-Slovénie, 25- Espagne, 26-République Tchèque, 27-Pháp, 28- Malte, 29-Ý, 30 -Estonie, 31- Chypre, 32- Hi Lạp, 33- BaLan, 34- Lithuanie, 35- Émirats arabes unis, 36- Andorre, 37- Arabie Saoudite, 38- Slovaquie, 39- Lettonie.


2. Quốc gia đang phát triển (pays en développement = developing countries)


Là quốc gia có lợi tức đầu người thấp, chỉ số phát triển HDI từ 0.5 đến 0.79, mức sống người dân khiêm tốn, kỹ nghệ và hạ tầng cơ sở thiếu kém, tài nguyên chính yếu là canh nông nên còn gọi là quốc gia nông nghiệp, quốc gia Nam Bán cầu (pays du Sud) tên gọi từ năm 1980 những quốc gia có HDI thấp, đa số ở vùng phía Nam bán cầu.


Một số quốc gia có GDP tuy không cao như các quốc gia phát triển nhưng phát triển mạnh và nhanh về kinh tế và kỹ nghệ, có triển vọng tiến vào nhóm quốc gia phát triển được gọi là quốc gia đang nổi lên (pays émergents).


Trong số các quốc gia đang nổi lên phải kể:


- Tại Á Châu, 4 quốc gia là Hàn Quốc, Đài Loan, Singapour, Hong Kong được đặt tên là 4 con Rồng Á châu (4 Dragons asiatiques) mà từ năm 1990 đã được xem như quốc gia phát triển tuy không có tên trong danh sách. Ngoài ra, 5 quốc gia mới nổi kỹ nghệ sau 4 con rồng là Thailande, Malaisie, Indonésie, Philippines và Việt Nam được gọi là 5 Cọp con (5 bébés Tigres)


- Tại Mỹ Châu La Tinh, 4 quốc gia Mexique, Chili, Colombie, Argentine được gọi là 4 con Beo (4 jaguars).- 5 quốc gia có đất rộng, dân đông và nhiều tài nguyên thiên nhiên là Brésil, Russie, Inde, Chine , Sud Africain họp thành nhóm BRICS. Nhóm này chiếm 40 triệu km2 đất đai (26% thế giới) và 3,2 tỉ dân (41% thế giới).



- 4 quốc gia Mexique, Indonésie, Nigéria. Turquie họp thành nhóm MINT có ưu thế về dầu hỏa và nhân công rẻ, trẻ, năng động .


Cần chú ý là các quốc gia đang phát triển còn có những tên khác như quốc gia kém phát triển (pays sous développés), quốc gia thế giới thứ ba (pays du tiers-monde). Hai danh từ này không (hay ít) còn sử dụng vì không chính xác và lỗi thời được thay thế bằng danh từ quốc gia kém phát triển, kém phát triển nhất (pays moins avancés, les moins avancés /PMA = Less developed countries, Least developed countries / LDC dùng để chỉ nhóm quốc gia nghèo, kém phát triển nhất trên thế giới (nhóm thứ 3)


3. Quốc gia kém phát triển và kém phát triển nhất (pays moins avancés, les moins avancés/PMA = Less and Least developed countries/ LDC)


Được xếp hạng năm 1971 bởi Liên Hiệp Quốc, nhóm quốc gia này là những quốc gia kém phát triển và kém phát triển nhất trên thế giới, có chỉ số phát triển dưới 0.5, lợi tức đồng niên đầu người dưới 1025 MK. Nghèo đói lương thực và kiến thức do khắc nghiệt thời tiết, chiến tranh và nội chiến, chế độ độc tài, kinh tế suy sụp, thất nghiệp cao. Zimbabwe đứng cuối bảng có tỉ lệ thất nghiệp 95%. Tính đến tháng 9 năm 2021, có 46 quốc gia gồm 33 ở Phi Châu, 9 ở châu Á (Afghanistan, Bangladesh, Bhoutan, Campuchia, Lào, Miến Điện, Népal, Timor-Leste, Yemen), 3 ở châu Đại Dương (Kirbati, quần đảo Salomon, Tuvalu), 1 ở Châu Mỹ (Haïti).


Các nhóm G


Một số quốc gia phát triển và đang phát triển liên kết nhau thành nhóm vì quyền lợi tương đồng hay tương tác với nhau (trừ G2 thù nghịch nhau).


G2: gồm Nga đứng đầu khối Liên Bang Sô Viết (còn gọi là khối Đông Âu theo Cộng Sản) và Hoa Kỳ đứng đầu khối Tây Phương (tư bản) đối đầu nhau trong cuộc chiến tranh lạnh. Sau khi khối Liên Sô tan rả, G2 là Trung Quốc và Hoa Kỳ.


G7: Bắt đầu là G5 gồm 5 quốc gia gồm Hoa kỳ, Nhật, Tây Đức, Pháp và Anh gặp nhau tại Washington năm 1974 để thảo luận về vấn đề dầu hỏa, đến năm 1975 có thêm Ý (G6) và năm 1976 thêm Canada (G7). Từ đó, G7 trở thành diễn đàn của 7 cường quốc thế giới, mỗi năm họp thượng đỉnh luân phiên tại mỗi quốc gia để thảo luận và định hướng các vấn đề kinh tế trong nhóm và thế giới.


G8: Năm 1997, G7 có thêm Nga trở thành G8, nhưng đến năm 2014, Nga bị nhóm không cho phép tham dự các phiên họp vì đã cưỡng chiếm vùng Crimée và năm 2017 bị loại trừ ra khỏi nhóm. Từ đây, G8 trở lại thành G7.


G15: Thành lập năm 1989 gồm 15 quốc gia đang phát triển để cạnh tranh với các liên minh kinh tế khác như Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), G7. Sau đó có thêm 3 quốc gia, nhưng nhóm vẫn giữ tên G15. Thành viên gốm: 7 nước Mỹ Châu La Tinh (Argentine, Brésil, Chili, Jamaïque, Mexique, Pérou, Venezuela), 5 nước Á Châu (Ấn Độ, Sri Lanka, Indonésie, Malaisie, Iran), 6 nước Phi Châu (Algérie, Ai Cập, Kenya, Nigeria, Sénégal, Zimbabwe).



G20: Tập hợp các nguyên thủ quốc gia và các thống đốc ngân hàng cùa 19 nền kinh tế phát triển, đang phát triển và Liên Minh Âu Châu. G20 gồm 90% nền kinh tế thế giới gồm:


- 7 quốc gia G7


- 2 quốc gia phát triển không phải là thành viên G7 (Úc, Hàn Quốc)


- 10 quốc gia đang phát triển: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Indonésia, Turquie, Sud Africain, Mexique, Bresil, Argentine, Arabie Saoudite.


- 1 thành viên đặc biệt là Liên Minh Âu Châu (EU)


Chú ý: VN không phải là thành viên của G20, nhưng năm 2017, Canada mời Nguyễn Xuân Phúc đến tham dự như khách mời của Canada.


G33: Là liên minh các quốc gia đang phát triển và kém phát triển để bảo vệ nông nghiệp chống lại sự khống chế của các quốc gia sản xuất nông phẩm có tài trợ. Tuy gọi là G33 nhưng có 48 thành viên gồm đa số là quốc gia ở Phi Châu. Vùng Á châu có Trung Quốc, Ấn Dộ, Pakistan, Indonésia, Philippines, Lào.


Sở dĩ chúng tôi đề cập đến các nhóm G là để cập nhựt hóa thông tin, nhưng mục tiêu chính yếu là cho thấy VN không có mặt trong nhóm G nào cả, trừ bất đắc dĩ được vô WTO và khối ASEAN. Phải chăng vì chính sách ngoại giao của VN kỳ dị, các lãnh đạo VN ngu dốt chỉ biết nói tiếng Việt trên các diễn đàn quốc tế, cung cách thô kệch, chưa kể ngủ gà ngủ gật trong phòng họp làm mất thể diện dân tộc Việt Nam.


Vị trí của Việt Nam trong các bảng xếp hạng quốc tế


Một số bảng xếp hạng quốc tế sau đây có thể giúp người đọc khả dĩ phỏng định được vị trí thật sự của Việt Nam trên trường quốc tế. Các bảng này dựa số công bố năm 2020 (dữ liệu năm 2019), trừ những năm khác thì chúng tôi ghi rõ năm trong dấu ngoặc.


1- Chỉ số về kinh tế


- GDP: theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), GDP của VN là:


cả nước: 271 tỉ (current US$)


đầu người: 2 660$ đứng hạng 137 trên 194 quốc gia.


IMF xếp các quốc gia theo 4 hạng: lợi tức cao, trung bình cao, trung bình thấp, lợi tức thấp. VN thuộc nhóm thứ ba.


- Chỉ số phát triển (HDI= Human Development Index) do United Nations Development Programme (UNPD) công bố. Việt Nam đứng hạng 117 trên 189 quốc gia. Với các quốc gia láng giềng, VN chỉ hơn Ấn Độ (148), Pakistan (154), Campuchia (156), Miến Điện (160).


- Bất bình đẳng giàu nghèo (2021)


Đo bằng chỉ số Gini từ 0 (bình đẳng nhiều nhất) đến 1 (bất bình đẳng nhiều nhất). Nói khác đi, chỉ số càng cao, càng bất bình đẳng nhiều. South Africa có chỉ số cao nhất (0.63) hạng 1 là quốc gia có bất bình đẳng nhiều nhất, Faroe Island có chỉ số thấp nhất (0,227) là quốc gia ít có bất bình đẳng nhất hạng 172 trong số các quốc gia và lãnh thổ. Việt Nam có chỉ số 0.357 đứng hạng 100, là quốc gia có bất bình đẳng đồng hạng với Ấn Độ (nguồn: World Popuation Review).


2- Chỉ số về kinh doanh, kỹ nghệ, giáo dục


- Kinh doanh dễ dàng (Ease of doing business index )


Do 3 kinh tế gia hàng đầu của World Bank (Simon Djankov, Michel Klein, Carala Maliesh) sáng lập từ năm 2003 dựa trên 10 tiêu chuẩn để xếp hạng các quốc gia có những yếu tố dễ dàng trong việc kinh doanh. Bảng xếp hạng chia ra 4 loại: rất dễ dàng (từ 1-53), dễ dàng (54-97), trung bình (98-147), dưới trung bình (148-190). VN được xếp vào hạng 70 (dễ dàng). Điều dễ hiểu là VN đã thay đổi luật đầu tư hai lần để tạo nhiều điều kiên thuận lợi cho các công ty ngoại quốc, nhất là cho tư bản da vàng Á Châu, thỏa hiệp với tham nhũng theo lối win-win.


- Quốc gia tốt nhất để kinh doanh (Forbes Best countries for business)


Forbes dựa vào 15 tiêu chuẩn như sáng tạo, thuế, tham nhũng, rủi ro chính trị, bảo vệ nhà đầu tư, nhân lực, hạ tầng cơ sở…, VN đứng hạng 84 trong 160 quốc gia.


- Tự do kinh tế (Economic freedom index )


Do Heritage Foundation và Wall Street Journal thiết lập dựa vào 12 chỉ tiêu kết hợp thành 4 tiêu chuẩn như: luật pháp, chính quyền, nhân lực, thị trường mở. VN đứng hạng 107 trên 180 quốc gia. Hạng 1 là Singapore, hạng 2 là Hong Kong, hạng 180 là Bắc Hàn. Đây là chỉ số tương đối trung thực nhất về tình trạng kinh doanh đầu tư ở VN.


- Sáng tạo (Bloomberg Innovation Index ) (2021)


Dựa vào các tiêu chỉ như giáo dục, nghiên cứu, sản xuất… Để có ý niệm so sánh trong 60 quốc gia: 1- Hàn Quốc, 2- Singapore, 7- Israel, 11- US, 12- Japan, 13- France, 16-China, 18- UK, 21- Canada, 29- Mã Lai, 36- Thái Lan, 38- Hongkong.


Việt Nam hạng 55 , chỉ hơn Uruguay (56), Tunisie (57), Ukraine: (58), Algérie (59) Iran (60). Chỉ số này nói quá rõ tình trạng chậm tiến về kỹ nghệ Việt Nam.


- Giáo dục (Education Rankings) (2021)


Do US News, World Report và Wharton School of the University of Pennsylvania xếp hạng 78 quốc gia. 9 quốc gia ưu tú là Hoa Kỳ, Anh, Đức, Canada, Pháp, Thụy Sĩ, Nhật, Úc, Thụy Điển. VN đứng hạng 59, thua tất cả các quốc gia trong vùng Đông Nam Á, chỉ hơn Campuchia (hạng 75).


3- Chỉ số về nhân quyền


- Tự do (Freedom House Index)


Freedom House là cơ quan phi chính phủ (ONG) có trụ sở ở Washington đo lường quyền tự do chính trị tại 210 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Bảng xếp hạng căn cứ vào số điểm của 2 yếu tố: tự do internet (40 điểm) + các quyền tự do căn bản (60 điểm) = 100 điểm. Quốc gia càng có số điểm cao, dân chủ càng cao.


Norway, Sweden, Finland đồng hạng có số điểm cao nhất (40+60=100) là 3 quốc gia có tự do tốt nhất, kế đến là Canada (40+58=98), Australia (40+57=97). Tibet và Syria là 2 quốc gia tồi tệ nhất: 1 điểm. Việt nam có 19 điểm (3+16) chỉ hơn Trung Quốc (9đ), Lào (13đ), thua cả Campuuchia (24đ), Thái Lan (30đ). Những quốc gia có dưới 30đ coi như không có tự do.


- Tự do con người (Human Freedom Index)


Đây là chỉ số chi tiết nhất đo lường tự do cá nhân, tự do dân sự và tự do kinh tế, thiết lập bởi Cato Institute, Fraser Institute, Friedrich , từ 0 (ít tự do nhất) đến 10 (nhiều tự do nhất). Việt Nam có 6.25 điểm đứng hạng 121 trên 162 quốc gia. Hạng 1 là New Zealand 9.87 điểm, hạng 162 là Syria. Trong vùng Nam Á, Việt Nam chỉ hơn Lào (125), Trung Quốc (129), BanglaDesh (130), Pakistan (140), Miến Điện (146). Những quốc gia có hạng từ 109 được đánh giá là ít tự do nhất (least free). Đánh giá bằng điểm một cách chi tiết, VN có những điểm rất thấp: Thi hành luật pháp: 4.6đ; Tự do đi lại: 5đ, Tự do tôn giáo: 3.8đ, Đàn áp tôn giáo: 2.3đ, Tự do lập hội: 0, Đối lập chính trị: 0 , Tự do truyền thông: 2.5đ, Đàn áp hiệp hội: 3.2đ, kiểm soát internet: 5.


- Tự do báo chí (Classement mondial de la liberté de presse) (2021)


Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (Reporters sans Frontières) có trụ sở tại Paris công bố hồi tháng 04/2021, vào năm 2020, VN vẫn đứng hạng 175 trên 180 quốc gia về tự do báo chí, chỉ hơn Trung Quốc (177), Bắc Hàn (179) và Erythrea (180). RSF khẳng định Trung Quốc và VN là hai quốc gia nguy hiểm nhất cho báo chí.


4. Chỉ số về giao liên với thế giới


- Quốc gia “tử tế”(Good Country Index )


Good Country Index xếp hạng các quốc gia thế giới về sự đóng góp của mỗi quốc gia cho nhân loại trong nhiều lãnh vực. Trong số 149 quốc gia, VN đứng hạng 138 chỉ hơn Lào (139) trong số các quốc gia vùng Đông Nam Á. Libya đứng chót. Sau đây là thứ hạng chi tiết các lãnh vực của VN: Khoa học kỹ thuật (103), Văn hóa (93), Hòa bình thế giới (91), Từ thiện (149), Mội trường khí hậu (147), Thịnh vượng và hòa bình (58), Sức khỏe và nhân quyền (140). Với các “thành tích” này, VN xem như một trong những quốc gia vô trách nhiệm nhất thế giới. Đó là lý do khiến nhiều quốc gia không muốn “dây dưa” với VN.


- Giấy thông hành (Henley Passeport Index) (01/07/2021)


Chỉ số giấy thông hành Henley (Việt Cộng gọi là hộ chiếu) qui định uy tín của quốc gia khi đến một quốc gia khác mà không cần thị thực (visa). Theo bảng xếp hạng cập nhật ngày 01/07/2021 với 199 quốc gia xếp thành 110 hạng (vì có nhiều quốc gia đồng hạng), Nhật đứng đầu bảng được 193 quốc gia miễn visa, Afghanistan hạng 110 chỉ có 26 quốc gia cho miễn. Việt Nam đứng hạng 88 với 54 miễn visa, đồng hạng với 2 quốc gia Phi châu là Niger và Mali. So với Á châu, chỉ có 7 quốc gia nghèo, độc tài đứng sau VN (Lào, Iran, Sri Lanka, BanglaDesh, Bắc Hàn, Irak, Afghanistan). Tuy tự xưng là quốc gia tiên tiến, VN bị nhiều quốc gia bôi xấu, có thành kiến vì ăn cắp, ăn uống, làm điếm, trồng cần sa, di cư lậu… Những cảnh cáo viết bằng tiếng Việt dán trước các cửa hàng, những bản tin trên báo chí làm nhục dân tộc khi cầm passeport Việt Nam.


Kết luận


Cuộc đổi mới năm 1986 nhờ viện trợ ODA (Official Development Assistance) và ngoại quốc đến đầu tư FDI (Foreign Direct Investment) theo lối ăn chia donnant donnant, win win đã biến VN lần lần trở thành một quốc gia đang phát tiển. Tuy nhiên, như phấn son bôi trét trên một gương mặt xấu xí, COVID-19 đã lộ mặt một quốc gia đang phát triển vô trật tự, vá víu. Khi đường phố vắng tanh không còn hàng triệu chiếc xe gắn máy chạy như thác lũ làm thành phố ồn ào náo nhiệt để che giấu những loang lổ, những bất bình đẳng lố bịch, COVID-19 đã làm hiện nguyên hình một quốc gia kém phát triển với rác rưởi, người dân xơ xác trong những căn nhà xiêu vẹo, nhà hộp bên cạnh những cao ốc, hàng rào kẽm gai bao bọc những khu phố với người đói và người chết không chỗ chôn hay hỏa táng. Nếu kể là quốc gia đang phát triển như tên gọi, với vài chỉ số thống kê và dữ kiện như trên đủ để chứng minh VN hôm nay ở cuối danh sách, gần với các quốc chậm phát triển Phi châu. Kỹ nghệ Việt Nam vẫn còn ấu trĩ, giáo dục VN vẫn còn lạc hậu, các đỉnh cao trí tuê, các tiến sĩ giả và dỏm cùng với các lãnh đạo và cán bộ vừa ngu vừa tham nhũng đã nói rõ qua các con số. VN là một quốc gia nửa vời, vừa nịnh bợ đàn anh Trung Quốc cộng sản, vừa thâm thụt với thế giới tư bản, vừa kém phát triển, vừa chậm tiến, nhưng cốt lỏi là một quốc gia độc tài và tham nhũng. Trong cách nhìn ấy, chúng tôi muốn so sánh Việt Nam với 3 quốc gia ở Bắc Phi là Tunisia, Ai Cập và Libya có cùng vài điểm tương đồng. Tuy nhiên, Việt Nam có khác với 3 quốc gia trên vì người Việt Nam “ngoan ngoãn” quá đối với giai cấp thống trị, trong khi dân tộc của 3 quốc gia này đã can đảm đồng loạt, vào năm 2011, nổi dậy lật đổ ba chế độ độc tài để làm nên “Mùa Xuân Á Rập”. Người viết và đa số người Việt tự hỏi, bao giờ “Mùa Xuân Việt Nam” sẽ đến?


11/11/21
Lâm Văn Bé
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.381 giây.