logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/10/2021 lúc 03:31:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
ông Ban Ki Moon, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, từng tiết lộ gia phả ghi tổ tiên ông họ Phan Huy ở Làng Thầy, Sơn Tây cũ.

Nếu không vì Covid-19 thì chắc tôi chưa tới tiểu bang Colorado nước Mỹ! Vì trận đại dịch, người Mỹ không muốn đi máy bay, nếu không “tối cần thiết!” Khi ngồi trên máy bay, nhìn trước nhìn sau, tôi mới thấy họ lo lắng là đúng! Từ 19, 20 tháng nay tôi tránh không đến chỗ đông người, vì sợ mình lãnh loài vi khuẩn corona của người khác hoặc truyền corona cho bà con chung quanh. Bây giờ phải ngồi trong bụng chiếc máy bay, một cái phòng kín bưng, suốt mấy tiếng đồng hồ với mấy trăm người lạ mặt! Nghe thấy hãi! Nếu tránh được thì nên tránh!
Nhưng tôi đã qua Colorado chơi gần một tuần để coi mùa Thu trên miền núi Rocky chỉ vì … giá vé máy bay rẻ quá! Các hãng máy bay đại hạ để câu khách! Khứ hồi hai chuyến chỉ có $50 đô la! Nếu Đức Khổng Tử thấy giá vé rẻ như vậy thì cũng muốn đi!
Ngày thứ nhì ở Denver, cậu cháu đưa chúng tôi lên núi. Đi qua thành phố Boulder, bỗng nhiên tôi nhớ đến những ngày đầu tiên sau khi rời khỏi nước Việt Nam, tới ở Montreal, Canada. Địa chỉ duy nhất ở Mỹ mà tôi có trong sổ là mẹ một người bạn, ở Boulder, Colorado! Mươi năm gần đây tôi đã lái xe đi qua Colorado mấy lần nhưng không bao giờ nhớ đến. Hơn 46 năm, giờ tôi mới đặt chân lên thành phố Boulder này! Không hiểu sao, trong óc tôi lại hiện ra ngay tên bà mẹ người bạn: Bà Ziegler. Nhớ được họ của bà, thì cái tên cũng hiện ra: Ethel. Ethel Ziegler. Cái tên viết trên bì thư, trên trang đầu những cuốn sách bà gửi tặng. Tôi đã viết thư qua lại với bà nhiều lần trong mấy năm liền. Họ và tên bà được cất giữ trong tàng thức hơn 40 năm nay, chợt hiện hành, vì tôi đang ở Boulder!
Câu chuyện khá lòng thòng. Ở Sài Gòn, từ khoảng năm 1970 chúng tôi có một bà bạn người Mỹ, hơn tôi chừng 20 tuổi. Bà làm việc cho một hãng tư cung cấp pizza cho lính Mỹ; khi quân Mỹ rút thì công ty pizza cũng rút. Bà Ruth Talovich thích đời sống Việt Nam, thích chả giò, thích nước mắm quá, không về Mỹ. Bà đi dạy tiếng Anh, phải vất vả xin được cái “giấy phép làm việc” của bộ Lao Động. Chính phủ Việt Nam lúc đó cũng khó khăn y như các sở lao động ở Mỹ bây giờ.
Tháng Tư năm 1975, Tòa đại sứ Mỹ yêu cầu Ruth phải ra khỏi Việt Nam. Họ cung cấp máy bay miễn phí, một cách dụ dỗ có hiệu quả. Bởi vì lúc đó công việc khó khăn, có khi Ruth phải đến mượn tiền chúng tôi.
Trước khi rời Sài Gòn, Ruth cũng chưa biết mình sẽ ở đâu, nên ghi cho tôi địa chỉ bà mẹ ở Mỹ. Đó là địa chỉ người Mỹ duy nhất trong cuốn sổ bỏ túi tôi mang đi. Tới Montréal mấy tháng tôi mới viết cho bà Ethel Ziegler ở Boulder, Colorado, chỉ cốt hỏi thăm con gái bà đang ở đâu.
Bà Ziegler lúc đó đã gần 80 tuổi, gia đình bà cũng từng làm dân tị nạn từ Âu châu qua. Bà hỏi tôi có cần giúp đỡ chi không. Tôi đáp mình chỉ thiếu hai thứ: Một là mất hết bạn bè; hai là không mang được tủ sách theo! Từ đó, bà Ziegler gửi sách cho tôi. Hết hộp này đến hộp khác. Những cuốn sách trong tủ sách của gia đình bà, còn nguyên dấu đóng tên. Bà chọn những cuốn sách triết học, văn chương, chắc do Ruth đề nghị. Tôi còn nhớ một cuốn là Trung Dung và Đại Học của Khổng Tử, do thi sĩ Ezra Pound dịch sang tiếng Anh. Pound không biết chữ Hán, phải nhờ mấy người dịch và giảng cho nghe trước khi ông đặt bút viết.
Biết chắc bà Ethel Ziegler không còn nữa, nếu còn thì bà cũng 120 tuổi; nhưng tôi vẫn cảm thấy ân hận suốt 40 năm qua không hề nghĩ đến bà. Đi qua Boulder, tôi càng bồi hồi muốn tìm lại một dấu vết nào đó về bà. Bạn tôi, bà Ruth cũng đã mất hơn 10 năm nay. Người con trai duy nhất còn lại của Ruth thì đã thành dân Đài Loan từ 50 năm, lần chót tôi gặp trong đám tang Ruth, tại nghĩa trang quân đội Mỹ.
Thời bây giờ, muốn tìm cái gì mình cũng có thể nhờ các mạng thông tin internet.
Quả nhiên, hôm sau tôi tìm ngay được địa chỉ của bà Ethel Ziegler tại Boulder vào năm 1940! Lúc đó bà đã 46 tuổi. Tôi thấy khác với địa chỉ khi bà gửi sách cho tôi. Nhưng trong tài liệu Sở Kiểm tra Dân số (Census Bureau) năm đó cũng thấy tên Ruth, con gái đầu lòng của bà. Gia đình này trước ở Kansas. Thời còn sống lâu lâu Ruth vẫn kể tôi nghe về các cơn “bão cát” ở Kansas.
Trong các mạng internet mình còn có thể tìm ra nhiều tin tức khác, vì có rất nhiều công ty đang cung cấp những dữ liệu thuộc phạm vi công cộng cho độc giả. Tất nhiên muốn biết thêm thì mình phải trả tiền!
Nhưng ngay khi chưa cần trả đồng nào, tôi cũng biết thêm rất nhiều về hai mẹ con người bạn quá cố. Tôi chưa bao giờ hỏi Ruth ngày sanh tháng đẻ. Bây giờ thì Census Bureau cho biết bà sinh 27 tháng 10 năm 1918! Trong tài liệu công cộng còn hình ảnh mộ bia của bà ở Riverside National Cemetery. Trên bia ghi bà là “MSGT USA ARMY, WW II” Thượng sĩ (hay Trung sĩ Nhất) Lục quân Mỹ thời Đại Chiến II. Mộ bia cũng viết bà được tặng huy chương “Legion of Merit,” tôi tra tìm không thấy tiếng Việt gọi là gì.
Bây giờ người Mỹ muốn tìm lại ông bà, cha mẹ mình thì sẽ được rất nhiều công ty cung cấp. Giáo hội Mormon làm dịch vụ “gia phả” miễn phí. Những di dân tới Mỹ muốn để lại dấu tích cho con cháu các đời sau tìm được dễ dàng thì nên liên lạc với họ, cung cấp các thông tin và con số. Nhiều trẻ em Việt Nam bây giờ vẫn tò mò hỏi: Tại sao gia đình mình qua ở nước Mỹ? Từ năm nào? Thử tưởng tượng một đứa cháu 5 đời sau vẫn có thể tra cứu, tìm ra ông bà tổ của mình vượt biển qua Mỹ năm 1980; quê cũ ở một làng tỉnh Bình Định, trong họ đã có người tuẫn tiết khi bị quân Pháp bắt năm 1982!
Trong lịch sử nhiều người Việt Nam ra sống ở nước ngoài vẫn giữ được liên hệ tinh thần với gia đình và quê hương cũ. Năm 1862, phái đoàn Phan Thanh Giản đi sứ qua Pháp, Phó sứ Phạm Phú Thứ ghi lại chuyện một bà người Việt, Nguyễn Thị Sen, người Phường Đúc, Huế, đưa con đến thăm phái đoàn. Bà Sen đã theo chồng, Francois Vannier đi Pháp từ năm 1925. Thế mà 37 năm sau còn lặn lội từ miền quê đi lên Paris để gặp những người đồng hương, hai mẹ con ở lại thủ đô cho tới khi phái đoàn về nước!
Một giòng họ lưu vong nổi tiếng nhất lịch sử nước ta chắc là các người họ Lý đã vượt biển qua Cao Ly khi nhà Lý bị họ Trần lật đổ. Họ Trần tuy đoạt ngôi vua nhưng vẫn được ghi công huy động cả nước Đại Việt chống ba cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ. Những hoàng thân họ Lý lập nghiệp vẻ vang ở Triều Tiên. Họ đã lập một cái đài ở bờ biển, để hướng về tổ quốc. Con cháu họ Lý ở Hàn Quốc đã từng về làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh lễ nhà thờ tổ.
Mấy năm trước, ông Ban Ki Moon, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng tới Việt Nam chỉ để được lễ nhà thờ tổ. Ông tiết lộ gia phả ghi tổ tiên ông họ Phan Huy ở Làng Thầy, Sơn Tây cũ, đã qua sống ở Hàn Quốc! Nhiều người họ Phan Huy cũng không biết có bà con sống lưu vong ở Triều Tiên! Người Việt có học đều biết các danh sĩ Phan Huy Ích, Phan Huy Chú, nhà thơ Phan Huy Thực. Dòng họ này gốc từ Nghệ An ra Bắc, vốn giỏi nghề đàn hát, đến đời chúa Trịnh Giang mới được phép đi thi, và đậu tiến sĩ liên tiếp nhiều đời! Nhưng cũng vì vậy, họ phải làm quan cho các triều đại nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, rồi đến nhà Nguyễn! Mỗi một lần chính quyền cũ sụp đổ, thế nào cũng có người vượt biển tị nạn. Chỉ trừ hồi 1979, 80 người Việt từ Nam chí Bắc đều rủ nhau vượt biển!
Ông Ban Ki Moon chưa kể tổ tiên ông từ Việt Nam qua Hàn Quốc vì lý do nào. Con cháu nhiều đời sống ở một quốc gia khác, suốt mấy trăm năm vẫn giữ nguyên họ cũ! Vì những chữ Phan Huy và Ban Ki đọc khác nhưng viết bằng chữ Hán thì giống nhau.
Tôi đi tìm các dữ liệu về bà Ethel Ziegler ở Boulder, Colorado, thì yên tâm rằng các thế hệ sau con cháu mình có thể tìm hiểu về nguồn gốc tổ tiên dễ dàng lắm. Mong các cháu sẽ học theo dòng họ Ban Ki!
Một gia đình đã sống lưu vong, đã làm công dân một nước khác mấy thế kỷ, đã thành công như vậy, mà vẫn ghi nhớ quê hương tổ tiên mình! Không ai xin đổi sang một họ mới, cho giống người Cao Ly hơn. Thật đáng kính phục! Những người đó phải hãnh diện về nguồn gốc tổ tiên Việt Nam của mình. Chỉ những người không thấy tổ tiên có gì đáng hãnh diện mới dễ dàng đổi họ.
Ngô Nhân Dụng (VOA)
UserPostedImage
Minh Nguyen
......"Chỉ những người không thấy tổ tiên có gì đáng hãnh diện mới dễ dàng đổi họ".
Câu kết thật hay, quá ý nghĩa. Ông Trần... gì gì đó và gia đình ở Cali đã đổi từ họ Trần ra họ ....TRUMP nên đọc bài nầy.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.107 giây.