logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/08/2013 lúc 05:01:08(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mùa Vu Lan lại trở về với bao người con Phật. Để duy trì truyền thống hiếu hạnh đầy tốt đẹp này, các chùa thường tổ chức đại lễ Vu Lan long trọng không thua đại lễ Phật Đản. Một số chùa, nhất là những chùa có đoàn thể Gia Đình Phật Tử, sau phần nghi lễ chính thức, còn cống hiến những tiết mục văn nghệ, trên cúng dường chư Phật, chư Tăng Ni, dưới giúp vui cho đại chúng. So với phần văn nghệ trình diễn trong ngày Phật Đản hay trong buổi Giao Thừa đón mừng năm mới, văn nghệ Vu Lan thường gây xúc động trong tôi nhiều nhất.
Phải chăng vì đề tài mẹ muôn đời vẫn luôn ướt át, đánh động tim người, nhất là khi các sáng tác ấy được hát lên từ những giọng ca chơn chất chân phương của các thầy tu, các huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, hay của các em thanh thiếu niên đầy hồn nhiên trong sáng? Ai sao thì tôi không biết, chứ tôi nhiều lần khóc ngon khi thưởng thức những màn văn nghệ “cây nhà lá vườn” như vậy. Thêm vào đó, lòng tôi bâng khuâng, tim tôi chao nhịp, cũng vì một lý do khác nữa: Các màn ca múa của mấy em trong Gia Đình Phật Tử thường gợi trong tôi một cảm nghiệm rõ ràng về sự vô thường và về những kỷ niệm êm ái tuyệt vời.
Mười mấy năm trước, khi con gái tôi là một cô oanh vũ bé nhỏ của Gia Đình Phật Tử Phổ Đà, cô bé cũng xuất hiện trên sân khấu mỗi dịp lễ Vu Lan như các cháu nhỏ bây giờ. Đặc biệt hơn, vì cháu thuộc loại bé hột tiêu, chị huynh trưởng của cháu, M.H., đã xin phép tôi cho cháu xuất hiện trong hoạt cảnh “Bông Hồng Cài Áo” trong vai một đứa con nhỏ cho em ấy dễ ẵm bồng. Năm ấy con gái tôi vào khoảng 8, 9 tuổi nhưng nhỏ con như em bé lên 5; tôi thường “đau khổ” về bệnh “đẹt” của con mình nhưng không ngờ có lúc “đẹt” cũng được việc, thật đúng như chuyện “Tái Ông mất ngựa” bạn ạ.
Nói “đau khổ” tôi chợt nhớ lại những nỗi lo buồn đè nặng tâm tư tôi lúc đó mỗi khi nhìn kích thước của con mình so với những đứa trẻ khác. Có làm mẹ một đứa con luôn nhỏ hơn các trẻ cùng tuổi một cái đầu hay hơn, bạn mới thông cảm cho nỗi bối rối lo lắng của tôi vào dạo ấy. Làm sao bạn biết được, khi dẫn con vào lớp mẫu giáo (Kindergarten), việc đầu tiên của tôi là lẻn vào xem cái bồn cầu trong lớp có đủ thấp cho con ngồi hay không (vì ở nhà, tôi đã phải kê ghế nhỏ cho cháu bên cạnh toilet của người lớn). Ngày đầu tiên nhập học, trong lúc “hỗn quân hỗn quan” tấp nập nhiều người, một bà mẹ người Đại Hàn đã nắm cánh tay con tôi lôi xệch nó ra ngoài lớp vì tưởng nó là em bé theo anh chị đi học rồi đi lạc. May là tôi kịp chạy nhào tới để can thiệp và nghe bà ta nói tỉnh bơ một cách vô tâm, “Xin lỗi, xin lỗi, cũng tại con gái của you nhỏ con quá mà.”
Chưa hết, tan học, bà giáo Mỹ tìm gặp tôi và đề nghị tôi như vầy, “Nếu tôi là you, tôi sẽ giữ nó ở nhà thêm một năm nữa vì nó vừa quá nhỏ con vừa không rành tiếng Mỹ. Nó chưa sẵn sàng.” Tôi não nề về nhà gọi phone thuật lại cho chồng, định bụng sẽ nghe theo lời bà giáo ấy. Nhưng không ngờ ông xã tôi phản ứng mạnh mẽ hơn tôi chờ đợi. Anh bỏ sở, đến trường và xin gặp ông hiệu trưởng trình bày sự việc. Kết cuộc, ông hiệu trưởng giải quyết bằng cách cho cháu chuyển sang một cô giáo khác, dạy khác buổi, với lời xin lỗi đầy lịch sự.
Cô giáo thứ nhì rất “welcome” con gái tôi. Hơn thế nữa, tất cả đám bạn trong lớp nó đều “over welcome” nó. Đêm “Back to School” (buổi tối dành cho phụ huynh tiếp xúc với thầy cô và tìm hiểu môi trường học tập của con), cô giáo nó vừa cười vừa nói với tôi như sau, “Con gái của bà thật tuyệt. Tôi phải dạy cho con bé nói câu này và luôn luôn nói câu này, “Leave me alone.” Bà biết tại sao không? Tại vì tất cả bạn cùng lớp của nó đều cưng nó và xử sự với nó cứ y như với một con búp bê (little doll)! Cái gì bọn chúng cũng giành làm giùm cho con bà hết.”
Năm nó đủ tuổi để sinh hoạt Gia Đình Phật Tử, theo lời dạy của Sư Ông trụ trì, tôi dắt nó đi xin gia nhập. Còn nhớ, lúc ấy Trưởng Kh. ban đầu hơi ái ngại, nhưng sau khi hỏi kỹ tuổi của cháu, anh bèn đồng ý. Tôi không sao quên được cung cách của anh hôm ấy: từ tốn, anh rút trong túi ra một cây thước dây và ngồi sà xuống giữa đường để đo chiều cao của con bé; “Để kiếm cho cháu một bộ đồng phục thật vừa,” anh nói.
Cũng nhân vụ tập dượt văn nghệ cho màn vũ mùa Vu Lan tôi có dịp chở con gái tới nhà anh bởi hai cô con gái rất dễ thương đầy năng động và hết lòng với đạo pháp của anh, M.H. và H.Ph., chính là hai huynh trưởng vừa dạy vừa múa chung với cháu. Các thành viên trong gia đình anh, như vậy, đều là đoàn sinh Gia Đình Phật Tử, từ cha mẹ cho đến con cái. Thật đáng quý làm sao! Và những buổi tối đó cũng thật êm đềm làm sao!
Nhờ tập dượt kỹ, màn vũ múa hoạt cảnh ấy thành công ngoài sự chờ đợi của tôi. Con múa mà mẹ run, tôi quả thật “dở hơi.” Nhưng cũng nhờ có con đứng trên sân khấu mà tôi biết thông cảm cho các bà mẹ đồng cảnh, ngồi ở hàng ghế khán giả mà cứ nhấp nha nhấp nhỏm, dõi đôi mắt sáng ngời hồi hộp âu lo lẫn hãnh diện hài lòng lên phía khán đài. Sau khi trình diễn, các em oanh vũ còn được phân công mang lẳng hoa đi theo các chị huynh trưởng để gắn bông hồng đỏ (hoặc bông trắng) cho các Phật Tử đang có mặt. Thông lệ dễ thương đó được lặp đi lặp lại mỗi năm, vậy mà năm nào tôi cũng tưởng như con bé đang tung tăng bưng lẳng hoa đâu đó, hay đúng ra, tôi bắt gặp con tôi trong đôi mắt đen nhánh, nụ cười hồn nhiên, mái tóc óng mướt của bất cứ cô bé oanh vũ nào tôi gặp trong chùa.
Mười mấy năm đã trôi qua. Trưởng Th., hiền thê của trưởng Kh., đã xuất gia, trở thành một sư cô khả kính. Trưởng Kh. đã qua đời sau một cơn đột quỵ. M.H. và H.Ph. đều thành đạt và nay đang là rường cột của những hoạt động phục vụ Phật Pháp trong vùng trong khi con tôi thì tung cánh bay xa, viện cớ lo chuyện học hành không tiếp tục sinh hoạt Gia Đình Phật Tử nữa.
Từ lúc thấu được lẽ đạo, khi nhắc về quá khứ tôi đã tránh được cái âu sầu phiền não của một kẻ trầm cảm trước kia. Niềm bâng khuâng của tôi lúc thốt nhiên nhớ lại, có lẽ, cũng là lòng trân trọng một quá khứ đẹp mà tôi từng có, y như tôi từng trân trọng lưu giữ những món quà nho nhỏ xinh xinh chứa chan tình cảm mà hằng năm các anh chị trong Gia Đình Phật Tử đã dạy con tôi làm để tặng cha tặng mẹ trong dịp lễ Vu Lan ngày nào
Hạnh Viên
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.