logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/11/2021 lúc 09:30:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nguyễn Xuân Phúc không phải là người hùng biện hay nói năng lưu loát. Mọi câu chữ ngô nghê của ông (cờ lờ mờ vờ, ma dzê in Việt Nam …) đều trở thành đề tài cho thiên hạ cười đùa, giễu cợt. Ngay cả khi ông phát biểu những lời lẽ (nghe) có vẻ thống thiết chăng nữa, ông cũng vẫn bị mọi người coi thường và đều bỏ ngoài tai.
Ngày 4 tháng 8 năm 2017, trong buổi làm việc với Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam, ông tuyên bố: “Thủ tướng luôn lắng nghe bất cứ văn nghệ sĩ nào có những ý tưởng xây dựng đất nước.”
Bốn năm sau – hôm 26 tháng 7 năm 2021 – khi đọc Diễn Văn Nhậm Chức Của Chủ Tịch Nước, ông không quên ân cần nhắc nhở:“Chủ tịch nước sẽ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đội ngũ trí thức trong và ngoài nước.”
Vài  tuần kế tiếp, vào hôm 16 tháng 9 năm 2021, trong Thư Gửi Đồng Bào Cử Tri TPHCM, ông Phúc lại tiếp tục thiết tha bầy tỏ sự cầu thị (cứ) y như thiệt vậy: “Gia tài lớn nhất của chính quyền là niềm tin của nhân dân. Vì vậy, cần có nhiều kênh, nhiều cách để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân, đáp ứng ở mức cao nhất.”
Thế mà đám cử tri ở Sài Gòn (nói riêng) và giới văn nghệ sĩ/trí thức (nói chung) đều thủ khẩu như bình. Chả ai có “ý kiến, tâm tư, nguyện vọng” gì ráo trọi – trừ TS Nguyễn Đình Cống :
“Tôi đã hai lần gửi thư chuyển phát nhanh qua Bưu điện, có biên nhận. Ngày 22 tháng 9 gửi trực tiếp cho Chủ tịch. Ngày 24 gửi cho ông Chủ nhiệm Văn phòng, nhờ chuyến cho Chủ tịch. Thư gửi đến Văn phòng chủ tịch nước, số 2 Hùng Vương, Hà Nội… Nhưng cho đến ngày 7 tháng 10 vẫn bặt vô âm tín. Phải chăng thư đã bị chặn hay là thất lạc đâu đó, chưa đến tay Chủ tịch, hoặc đã đến tay nhưng ông không xem.”

Thiệt là may mắn. May là “thư đã bị chặn hay là thất lạc đâu đó,” chớ không thì ông Cống (hay ông Nghè, hoặc ông gì bất cứ) cũng đã “nằm co” trong nhà tù Hoả Lò rồi.
Thiệt là hú hồn, hú vía!
Thận trọng hơn, T.S Mạc Văn Trang bèn nghĩ ra một phương cách an toàn khác. Thay vì gửi thư “góp ý” như T.S Nguyễn Đình Cống, ông cho lên trang FB ảnh một cái cây lá vẫn còn xanh nhưng gốc đà mục rễ, rồi xin độc giả cho một lời bình.
Thiệt là một sáng kiến. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, có đến gần 600 độc giả sốt sắng tham dự. Điều lạ lùng là tuyệt đại đa số đều phát biểu những câu chữ, với nội dung tương tự nhau. Xin ghi lại năm bẩy ý kiến đầu tiên :
Trần Tư Bình: “Sắp rồi.”
ThanhNghe Bui: “Sự Thay đổi đang đến!”
Nguyễn Xuân Lộc: “Chẳng còn bao lâu, gốc mục ruỗng rồi.”
Ly Hoang Chinh: “Mục nát từ gốc, rồi sẽ đổ thôi!?”
Nguyen van Dinh: “Mong manh.”
Namtrung Tran: “Hỏng từ gốc!”
Tiếng nói của cư dân mạng nghe cứ như tiếng cú khiến tôi nhớ đến lời báo tử của nhà văn Nguyên Ngọc:“Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?”
Trung ngôn nghịch nhĩ !
“Kịch bản nào” thì cũng rất trái tai ông Chủ Tịch Nước và những vị lãnh đạo cấp cao của chính phủ hiện hành. Nguyên Ngọc – tuy thế – chỉ bị đám dư luận viên xúm vào bề hội đồng thôi, chứ chưa phải tù tội một ngày nào cả.
Ngoài cái uy tín của một người cầm viết có thực tài (và có đông độc giả), một sĩ quan cao cấp với rất nhiều công trạng, Nguyên Ngọc còn có ưu thế của một già làng sắp đến tuổi cửu tuần. Trong một xã hội mà “mọi công dân đều là một tù nhân dự khuyết” thì nhà nước Việt Nam bắt ai chả được nhưng tóm Nguyên Ngọc hôm trước rồi hôm sau (lỡ) ổng “chuyển qua từ trần” luôn thì …chết mẹ, nếu không lôi thôi lớn thì cũng lôi thôi lắm. Thôi thì có kiêng có lành, cho nó chắc ăn!   
Phạm Đoan Trang, tiếc thay, không có cái “ưu thế” tương tự. Tuy ôn tồn, nhỏ nhẹ, và hoà nhã thấy rõ (chỉ “yêu cầu tổ chức bầu cử tự do và công bằng ở Việt Nam” thôi) nhưng nhà báo đã bị bắt giam – từ ngày 6/10/2020 – và bị “hành” cho bầm dập từ hơn một thập niên trước đó.
Bỉnh bút Trần Phương (Tạp Chí Luật Khoa) ghi nhận :
Năm 2008 – 2009 Đoan Trang là nhà báo Việt Nam đầu tiên viết bài phân tích sâu về quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đó là những bài viết gây tiếng vang lớn trên chuyên trang Tuần Việt Nam của báo VietNamNet…

Năm 2009, một sự kiện bất ngờ đã bẻ lái cuộc đời cô sang một hướng khác. Ngày 27/8/2009, blogger Người Buôn Gió, tên thật là Bùi Thanh Hiếu, bị bắt. Một ngày sau đến lượt Đoan Trang; và rồi blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị bắt vài ngày sau. Công an cho rằng cả ba người đã xâm phạm an ninh quốc gia vì đã tham gia in ấn áo thun chống dự án khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên…

Sau vụ bị bắt tạm giam năm 2009, Đoan Trang bị báo VietnamNet sa thải mà không có lý do… Ngày 5/8/2012, Đoan Trang bị công an bắt trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Sáng ngày 26/4/2015, nhóm Vì Một Hà Nội Xanh tổ chức tuần hành phản đối chính quyền Hà Nội chặt cây xanh. Trong lúc biểu tình, công an đã cưỡng bức Đoan Trang cũng như nhiều người biểu tình khác lên xe buýt…

Sau vụ việc này, Đoan Trang bắt đầu đi đứng khập khiễng. Vào tháng 5/2015, cô được bác sĩ chẩn đoán là khớp gối bị tràn dịch khớp và viêm bao hoạt dịch…

Tháng 10/2016, Nhóm Green Trees xuất bản sách “Toàn cảnh thảm họa môi trường biển Việt Nam” trên Amazon do Đoan Trang và các nhà hoạt động khác làm đồng tác giả. Đây là cuốn sách ghi lại các diễn biến, thực trạng trong và sau sự cố Công ty Formosa làm ô nhiễm biển vào giữa năm 2016. Cũng trong năm này, sách “Từ Facebook xuống đường” được xuất bản trên Amazon…

Năm 2017, Đoan Trang viết sách “Chính trị bình dân” trong những ngày bị giam lỏng tại nhà ở Hà Nội. Tháng 7/2017, để tránh bị công an sách nhiễu, cô đã rời khỏi Hà Nội và đến Sài Gòn. Ngày 22/9/2017, sách “Chính trị bình dân” của Đoan Trang ra mắt độc giả. NXB Giấy Vụn và nhóm Green Trees đã xuất bản cuốn sách này. Đây là một cuốn sách nhằm phổ biến các kiến thức chính học căn bản đến tất cả mọi người, nhất là các bạn trẻ hoạt động xã hội, và nhân quyền.

Ngày 15/8/2018, Đoan Trang bị công an mặc thường phục đánh đập khi đến nghe đêm nhạc của ca sĩ Nguyễn Tín. Đêm ca nhạc bị công an giải tán, những người tổ chức và tham gia bị công an thẩm vấn và đánh đập… Trong hơn ba năm kể từ tháng 7/2017, Đoan Trang đã sống ở ít nhất 60 chỗ ở khác nhau ở khắp các tỉnh thành. Cô đã đi lại hơn ba năm qua cùng với đôi chân thương tật, và nỗi sợ hãi nặng nề đeo bám, bị đánh đập, bị hành hung, bị công an bao vây bất cứ lúc nào…
UserPostedImage
Mà nào chỉ có thế!
Ngoài việc bị lực lượng công an ngày đêm rình rập, thường xuyên sách nhiễu và hành hung, lực lượng tuyên giáo của nhà nước còn cho phổ biến hằng trăm bài viết với một thứ ngôn từ bẩn thỉu và hạ tiện chưa từng thấy:
ZÂM CHỦ ĐOAN TRANG ĐANG TỰ SƯỚNG
ĐOAN TRANG VỪA ĐÉO VỪA RUN
ĐOAN TRANG ĐÃ THÀNH TÚ BÀ BUÔN NGƯỜI
PHẠM ĐOAN TRANG-CÀNG MỞ MỒM CÀNG HÈN HẠ
PHẠM ĐOAN TRANG ĐÓI TIỀN SINH RA KÊU GÀO
PHẠM ĐOAN TRANG: THỨ RÁC RƯỞI Ở VIỆT NAM LẠI ĐƯỢC VINH DANH Ở SÉC
MẠT HẠNG NHƯ PHẠM ĐOAN TRANG
BAO NHIÊU CUỐN LỊCH CHỜ PHẠM ĐOAN TRANG

Không rõ “bao nhiêu cuốn lịch đang chờ Phạm Đoan trang” trong những ngày tháng tới nhưng mọi người đều biết sắp có một phiên toà (ô nhục) dàn dựng bởi một nhà nước hèn hạ, và hèn nhát. Họ nắm trọn mọi quyền lực trong tay, sử dụng tất cả những thủ đoạn đê tiện và thô bạo nhất (trong hơn chục năm trời) nhưng vẫn không thể khuất phục được một lương dân chỉ bầy tỏ ý kiến rất ôn hoà (“yêu cầu tổ chức bầu cử tự do và công bằng ở Việt Nam”) như nhà báo Phạm Đoan Trang.
Cuối cùng thì chế độ hiện hành đã phải dùng đến hạ sách là “giam người bịt miệng. Ấy thế mà vẫn cứ trơ tráo “ tham gia ứng cử vào Hội Đồng Liên Hiệp Quốc” (và mồm mép vẫn cứ leo lẻo “lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân”) mà không đứa nào biết ngượng ngùng hay hổ thẹn gì ráo trọi!

11/2021
Tưởng Năng Tiến
song  
#2 Đã gửi : 13/12/2021 lúc 06:50:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
HRW kêu gọi Việt Nam hủy bỏ cáo buộc đối với blogger Phạm Đoan Trang

UserPostedImage
Blogger, nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang.

Hôm 13/12, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc mang động cơ chính trị đối với blogger nổi tiếng Phạm Đoan Trang và trả tự do cho bà ngay lập tức.
HRW ra thông cáo này một ngày trước khi một phiên tòa sơ thẩm ở Hà Nội dự kiến sẽ xét xử bà vào ngày 14/12 với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999 với khung hình phạt tối đa tới 12 năm tù.
Qua việc truy tố bà, nhà cầm quyền Việt Nam bộc lộ sự lo sợ của họ đến mức nào đối với các tiếng nói chỉ trích có ảnh hưởng.
Ông Phil Robertson, HRW
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của HRW, nói trong thông cáo: “Blogger năng động Phạm Đoan Trang phải đối mặt với đòn trả thù nặng nề của chính quyền vì những hoạt động ủng hộ tự do biểu đạt, tự do báo chí và nhân quyền của bà trong suốt một thập niên qua.”
“Qua việc truy tố bà, nhà cầm quyền Việt Nam bộc lộ sự lo sợ của họ đến mức nào đối với các tiếng nói chỉ trích có ảnh hưởng,” ông Robertson nhận định.
Bà Phạm Đoan Trang, 43 tuổi, bị công an bắt vào ngày 6/10/2020 ở Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ vài giờ sau cuộc đối thoại nhân quyền thường niên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, sau đó bà bị áp giải ra Hà Nội.
Trước khi đưa ra cáo trạng chính thức vào tháng 10/2021, chính quyền đã giam giữ bà hơn một năm mà không cho tiếp xúc với luật sư và gia đình.
Ông Phạm Chính Trực, anh của bà Phạm Đoan Trang, nêu nhận định với VOA về cáo trạng của chính quyền đối với bà:
Với trường hợp của Trang, tôi thấy việc quy kết này hoàn toàn vô lý và không thể chấp nhận được.
Ông Phạm Chính Trực
“Tôi thấy cáo trạng quy kết, kết tội Trang theo Điều 88 “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Theo tôi biết điều luật này đã bị rất nhiều cá nhân, các tổ chức xã hội, và thậm chí cả LHQ đã đề nghị chính phủ Việt Nam bác bỏ điều luật này vì nó quá mơ hồ, ranh giới của nó không rõ ràng, dùng để quy chụp, bắt bớ rất nhiều người có quan điểm trái với quan điểm của Đảng và Nhà nước.
“Với trường hợp của Trang, tôi thấy việc quy kết này hoàn toàn vô lý và không thể chấp nhận được”.
Vào tháng 10/2021, Nhóm Công tác về Giam giữ Tùy tiện của LHQ (UNWGAD) ra thông cáo cho biết vụ khởi tố, bắt giam bà Trang là vi phạm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị đã được Việt Nam phê chuẩn từ năm 1982.
Ông Kenneth Roth, Giám đốc Điều hành của HRW, viết trên Twitter hôm 13/12: “Blogger nổi tiếng và nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang sẽ phải đối mặt với phiên tòa vào ngày mai và có khả năng bị tuyên 12 năm tù vì những hoạt động ủng hộ tự do ngôn luận, tự do báo chí và nhân quyền từ lâu của bà.”
“Viết về thảm họa môi trường, vi phạm nhân quyền, vấn đề thiếu tự do tôn giáo, và trả lời phỏng vấn trên truyền thông quốc tế không phải là tội, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam cứ khăng khăng kết luận như thế,” ông Robertson nói. “Lẽ ra chính quyền nên hoan nghênh việc bà Phạm Đoan Trang tìm hiểu về những việc làm sai trái, lạm dụng và lạm quyền, thay vì trừng phạt bà.”
Bà Phạm Đoan Trang là một blogger trực ngôn, viết về nhiều chủ đề như quyền của người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới, nữ quyền, các vấn đề môi trường, tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc, nạn công an bạo hành, nạn đàn áp các nhà hoạt động và nhiều lĩnh vực liên quan tới pháp luật và nhân quyền, theo HRW.
Bày tỏ sự bức xúc trước việc chính quyền Việt Nam “trong nhiều thập niên đàn áp những tiếng nói chỉ trích như trường hợp của bà Phạm Đoan Trang” mà không bị quốc tế “truy cứu trách nhiệm”, ông Robertson khuyến nghị rằng các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Australia và Nhật Bản “cần chấm dứt việc ém nhẹm những vi phạm nhân quyền có tính hệ thống của Việt Nam.”

Bấm vào để nghe xem
https://av.voanews.com/V...24-92cd-93f7fb762dd9.mp4

Cựu nhà ngoại giao Mỹ David Brown hôm 8/12 viết trên trang Asia Sentinel rằng bà Phạm Đoan Trang chỉ vì kêu gọi chính quyền tôn trọng các cam kết về nhân quyền mà lại bị đưa ra xét xử, trong khi cộng đồng các quốc gia dân chủ châu Á – Thái Bình Dương, kể cả Mỹ, dường như không mấy bận tâm đến việc chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền.
“Khi những hành động của Hà Nội không hoàn toàn đúng so với những lời hứa trong các hiệp định thương mại và một phần tư thế kỷ đối thoại về nhân quyền, cả với Hoa Kỳ và các đồng minh, họ đều không bận tâm nhiều”, ông Brown viết.
“Đảng - Nhà nước không quan tâm đến tư duy độc lập hoặc giải quyết vấn đề ở cơ sở. Hơn nữa, miễn là chế độ có thể mang lại sự ổn định và tăng trưởng 6% hàng năm, thanh niên Việt Nam có nhiều khả năng sẽ gia nhập vào Đảng Cộng sản hơn là tìm cách lật đổ nó”, ông Brown nhận định.
“Trong khi những nhà dân chủ như Phạm Đoan Trang và những người bạn của bà phải ngồi tù, những người cùng thời với họ trong bộ máy chính quyền sẽ không phải chịu đựng gì tồi tệ hơn ngoài những giờ họp đảng bộ tẻ nhạt. Đó là một sự trả giá tuy nhỏ nhưng hủy hoại tâm hồn, và có lẽ, họ phải làm vậy để có một công việc ổn định và cơ hội giao thương để đổi lấy một chút của cải”.
Chính quyền Việt Nam chưa nêu phản ứng trước lời kêu gọi của tổ chức HRW đối với trường hợp của bà Trang. VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và Viện Kiểm sát Thành phố Hà Nội, nhưng chưa được phản hồi.

Bấm vào để nghe xem
https://av.voanews.com/V...5a-981f-38e2cee3af68.mp4

Vào tháng 10, truyền thông nhà nước trích cáo trạng của Viện Kiểm sát Tp. Hà Nội cho biết, từ ngày 16/11/2017 đến 5/12/2018, bà Trang “có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống phá Nhà nước.”
Theo Viện kiểm sát, bà Đoan Trang có hành vi tàng trữ các tài liệu như “Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam”; “Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam”; “Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam”.
Ngoài ra, Viện kiểm sát còn quy kết bà Trang đã trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài, cụ thể như đài BBC News tiếng Việt và Đài Á Châu Tự do (RFA), với nội dung “xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước cũng như phỉ báng chính quyền nhân dân”.



Theo VOA


song  
#3 Đã gửi : 14/12/2021 lúc 04:25:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam tuyên 9 năm tù cho Phạm Đoan Trang trong phiên toà được thắt chặt an ninh

UserPostedImage
Phạm Đoan Trang tại phiên toà xét xử ở Toà án Nhân dân TP Hà Nội hôm 14/12. Nhà hoạt động và nhà báo nổi danh của Việt Nam bị tuyên 9 năm tù tội "tuyên truyền chống nhà nước."

Mỹ lên án việc kết tội và tuyên phạt ký giả Phạm Đoan Trang 9 năm tù, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price cho biết ngày 14/12.

Thông cáo từ Bộ Ngoại giao Mỹ nói bà Trang không làm gì ngoài bày tỏ ý kiến một cách ôn hoà và Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích bà Trang và cho phép mọi người ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm mà không phải sợ bị trả thù.

Vẫn theo người phát ngôn Ned Price, Hoa Kỳ cũng kêu gọi Hà Nội đảm bảo luật lệ và hành động của họ nhất quán với các điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam cũng như cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam với quốc tế.

*********
Nhà hoạt động và nhà báo nổi danh của Việt Nam, Phạm Đoan Trang, bị tuyên án 9 năm tù, một mức án cao hơn đề nghị trước đó của Viện Kiểm sát, trong một phiên toà xét xử “căng thẳng” và được thắt chặt an ninh ở Hà Nội hôm 14/12.
Bà Trang, người từng được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới trao giải Báo chí Tự do, bị kết tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999, một điều luật mà giới hoạt động trong nước cũng như các tổ chức nhân quyền quốc tế cho là mơ hồ.
Phán quyết được Toà án Nhân dân Hà Nội đưa ra sau một ngày xét xử, trong đó nói hành vi của bà Trang là “nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với mục đích cố ý.” Bản án được VnExpress trích dẫn nói những nội dung mà bà Trang, tác giả của nhiều cuốn sách bị cấm xuất bản ở Việt Nam trong đó có “Chính trị bình dân” và "Phản kháng phi bạo lực", trả lời phỏng vấn trước đây trên BBC Tiếng Việt và Đài Á Châu tự do (RFA) là “xuyên tạc đường lối, chính sách, phỉ báng chính quyền” cũng như “tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân.”
(Điều 88) là một điều khoản không nên có trong Bộ luật Hình sự và chúng tôi cho rằng hành vi của cô Phạm Đoan Trang nếu có thì thực ra đang thực hiện quyền tự do ngôn luận.
Luật sư Đặng Đình Mạnh


Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong 5 người bào chữa cho bà Trang tại phiên toà ở Hà Nội, cho VOA biết quan điểm bào chữa của các luật sư tại phiên toà là phản đối việc áp dụng điều 88 vì đã “vô hình chung phủ nhận điều 25 của Hiến pháp” trong đó quy đình quyền tự do ngôn luận của người dân.
“Đây là một điều khoản không nên có trong Bộ luật Hình sự và chúng tôi cho rằng hành vi của cô Phạm Đoan Trang nếu có thì thực ra đang thực hiện quyền tự do ngôn luận mà thôi,” LS Mạnh nói và cũng cho biết rằng các luật sư đã bất ngờ với bản án 9 năm tù vì nó dài hơn thời gian mà VKS đề nghị và cho rằng đây là một điều khá bất thường.
Trước đó trong phiên xét xử hôm 14/12, các công tố viên của Viện Kiểm sát đề nghị mức án cho bà Trang, người được các tổ chức quốc tế coi là một nhà báo và người bảo vệ nhân quyền dũng cảm khi dám đứng lên đấu tranh cho công bằng và dân chủ ở Việt Nam, từ 7 đến 8 năm tù giam.
LS Mạnh cho biết phiên toà diễn ra căng thẳng khi bà Trang thường xuyên bị chủ toạ ngắt lời vì bị cho rằng những gì bà nói, khi nhắc đến lời Đức Đạt Lai Lạt Ma hay Nguyễn Trãi trong vở kịch về vụ Lệ Chi Viên, là “chệch hướng.” Bà Trang đã phủ nhận mọi cáo buộc chống lại mình. Ngoài ra, theo LS Mạnh, phiên xét xử còn có những “dấu hiệu giả mạo về nhân chứng” và ý kiến của các luật sư bào chữa cho bà Trang không được chấp nhận gây bất bình đẳng trong tranh tụng.
“Chúng tôi cho rằng việc buộc tội cô Đoan Trang là chưa có đủ cơ sở pháp lý,” LS Mạnh nói.
Bất bình trước việc xét xử tại phiên toà hôm 14/12, ông Nguyễn Chính Trực, anh trai của bà Trang đã đứng lên nói những lời phản đối và bị toà trục xuất ra trước khi bản án được đưa ra cho em gái ông.
Bà Trang, người từng làm việc cho báo nhà nước trước khi trở thành một người cổ vũ cho dân chủ và nhân quyền cũng như sáng lập điều hành các trang Luật khoa Tạp chí và The Vietnamese, bị bắt giam từ tháng 10 năm ngoái và đây là lần đầu tiên ông Trực cùng mẹ mình được gặp mặt em gái, dù không không được tiếp xúc. Ông Trực cho VOA biết trong suốt hơn 1 năm bà Trang bị giam giữ, gia đình ông không được thăm nuôi em gái mình.
Tội duy nhất của (Phạm Đoan Trang) là kêu gọi tự do báo chí ở đất nước của cô.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF)


Việc bắt giữ và xét xử bà Trang của chính quyền Việt Nam đã vấp phải nhiều chỉ trích và phản đối từ các nhóm nhân quyền quốc tế. Vào tháng 10 vừa qua, 28 tổ chức, gồm Ân xá Quốc tế, Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW), và Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã lên án việc bắt giữ này cũng như kêu gọi trả tự do cho bà.
Ngay sau khi bà Trang bị tuyên án hôm 14/12, RSF nói rằng tổ chức này “kinh hoàng khi biết nhà báo nổi danh của Việt Nam và người đạt giải tầm ảnh hưởng của RSF 2019, Phạm Đoan Trang, vừa bị kết án 9 năm tù” và rằng “tội duy nhất của cô là kêu gọi tự do báo chí ở đất nước của cô.”
Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của HRW, gọi bản án 9 năm tù giành cho bà Trang là “tàn bạo”.
“Việc bỏ tù một người chủ trương cải cách tận tuỵ với mục đích thúc đẩy cho nhân quyền, quản trị tốt và công lý là một bản cáo trạng nhức nhối về mọi thứ sai trái với Việt Nam độc tài ngày nay,” ông Robertson nói với Reuters.
Theo LS Mạnh, bà Trang cho biết trước khi bị xét xử rằng nếu hình phạt cao thì khả năng là bà sẽ kháng cáo. Còn theo ông Trực, biết gia đình sẽ xem xét kháng cáo bản án dù biết rằng cơ hội “có thể không nhiều.”
Trong bức thư với tiêu đề “Nếu tôi có đi tù” được công bố ngay sau khi bà Trang bị bắt vào tháng 10/2020, bà Trang kêu gọi vận động cho luật bầu cử mới và “chăm sóc mẹ tôi giùm.”
Trang không muốn mình là phương tiện để đổi chác cho những chính sách và quyền lợi khác của chính quyền. Trang không muốn là món hàng.
Phạm Chính Trực, anh trai Phạm Đoan Trang


Theo LS Mạnh, trước khi bị dẫn giải đi sau phiên xử hôm 14/12, bà Trang đã kịp nói với người mẹ 81 tuổi rằng: “Con yêu mẹ. Con không sợ đâu. Mẹ giữ gìn sức khoẻ.”
“Tôi không cần tự do cho riêng mình,” bà Trang viết trong bức thư được ông Will Nguyễn, người cùng bà viết Báo cáo Đồng Tâm, công bố. “Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho Việt Nam.”
Cũng trong bức thư này, bà Trang nói sẽ “không nhận tội, không xin khoan hồng” cũng như “không quan tâm đến số năm tù theo bản án.”
“Khi còn tự do Trang đã nói công khai là Trang không muốn mình là phương tiện để đổi chác cho những chính sách và quyền lợi khác của chính quyền. Trang không muốn là món hàng (cho sự đổi chác),” ông Trực nói. “Gia đình cho tới thời điểm này nghĩ rằng Trang sẽ không thay đổi quan điểm đó.”



Theo VOA
song  
#4 Đã gửi : 14/12/2021 lúc 04:30:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phạm Thị Đoan Trang ‘dữ’ hay đảng yếu nên sợ... gió?

UserPostedImage
Nhà báo Phạm Thị Đoan Trang. Photo thevietnamese.org

Theo tờ Công an nhân dân (CAND) thì Phạm Thị Đoan Trang, 42 tuổi, chưa lập gia đình, từ nhỏ tới lớn chỉ học, rồi viết lách hoặc phát biểu nhưng... ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến an ninh, trật tự! Một nhân vật rất... “dữ” (1)!
Người phụ nữ đã nhỏ thó lại còn bị tàn tật sau vài lần bị lực lượng CAND dằn mặt đã cũng như vẫn... trực tiếp thành lập và tham gia điều hành nhiều hội, nhóm. Tại sao nhiều trí thức trẻ, văn nghệ sĩ biết những hội, nhóm đó... bất hợp pháp mà vẫn bị lôi kéo?
Cứ như tờ CAND, sở dĩ trí thức trẻ, văn nghệ sĩ không tham gia những hội, nhóm... hợp pháp mà chọn đồng hành với Trang là vì họ muốn... chống đối? Tuy nhiên CAND lại không giải thích vì sao trí thức trẻ vừa có kiến thức, vừa nhiệt huyết, còn văn nghệ sĩ vốn mẫn cảm lại muốn... chống đối, bất kể điều đó đồng nghĩa với việc... chuốc vạ vào người và Trang – học sinh một trong những trung học tốt nhất (Amsterdam – Hà Nội), sinh viên một trong những đại học tốt nhất (Ngoại thương) ở Việt Nam chính là... ví dụ!
Cả Kết luận điều tra của CAND về vụ án “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, lẫn đề nghị truy tố Phạm Thị Đoan Trang của Viện Kiểm sát đều không giải thích được, vì sao hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam - trước nay vẫn tự nhận có... mối liên hệ máu thịt với nhân dân, được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ và bảo vệ lại có thể bị Trang làm cho... “nhọ”? Nếu“máu thịt, tin yêu, ủng hộ, bảo vệ” có... thật thì vì sao ai cũng có thể... kích động chống đối, biểu tình, lật đổ?
***
Hôm nay, cách tổ chức phiên xử sơ thẩm Phạm Thị Đoan Trang “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” – 14/12/2021 – thêm một lần nữa khẳng định, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống tư pháp tại Việt Nam đã run sợ tới mức không dám tin nhân tâm, dân ý vẫn đang đứng cùng phía với họ. Công khai kiểm soát tất cả mọi thứ (2), bất chấp nỗ lực kiểm soát ấy chứng tỏ niềm tin vào khả năng kiểm soát mọi thứ của những hệ thống này đã lung lay tới tận gốc, rõ ràng là rất... thảm!
Tới 18 giờ chiều 14/12/2021, Hội đồng xét xử sơ thẩm Phạm Thị Đoan Trang “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” đã công bố hình phạt đối với Trang là chín năm tù, còn bạn bè Trang đã công bố lời sau cùng của cô trước tòa (3):
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, từng nói một câu đại ý: Chúng ta hãy thử tưởng tượng một thế giới trong đó cả sáu tỷ người đều theo cùng một tôn giáo thì khi đó điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn là trước sau cũng có một nhóm người thấy rằng tôn giáo đó không còn mang lại lợi ích cho họ nữa, thế là họ tách ra và thế giới có thêm một nhóm tôn giáo khác hoặc một nhóm người không theo tôn giáo nào.
Điều Đức Đạt Lai Lạt Ma nói là để chúng ta thấy rằng bản chất của thế giới này, bản chất của cuộc sống là đa nguyên và bản chất của con người là hướng tới sự đa nguyên. Chỉ có những kẻ ngu xuẩn mới đi tranh cãi về sự đa nguyên và phủ định sự đa nguyên. Chỉ những kẻ độc ác mới tiêu diệt sự đa nguyên. Và chỉ có những chính quyền cực kỳ độc ác và ngu xuẩn mới tiêu diệt sự đa nguyên bằng cách đàn áp, cầm tù những người bất đồng chính kiến, người viết sách, viết báo, người phản biện xã hội, người hoạt động dân chủ, nhân quyền.
Trong một xã hội dân chủ, nếu có một công dân viết sách, viết báo hoặc trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài nói lên những điều chính quyền không muốn nghe thì cách hành xử văn minh có thể là gì? Văn minh nhất là chính quyền đó không làm gì cả bởi vì con người văn minh là phải biết cách tôn trọng quan điểm và lợi ích của người khác. Trong trường hợp tệ hơn, nếu chính quyền đó có máu độc tài và thấy rằng những điều công dân đó nói là không thể chấp nhận được, thì chính quyền có thể chỉ đơn giản là viết lên những cuốn sách, những bài báo phản bác lại quan điểm của công dân đó, thậm chí mạnh dạn liên hệ trực tiếp với cơ quan báo chí nước ngoài để xin họ bố trí cho một cuộc phỏng vấn trong đó người của chính quyền có thể nói lên những quan điểm của mình, phản bác quan điểm của công dân kia. Nhưng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã không làm như thế mà chọn một cách làm hèn hạ, ngu xuẩn và độc ác hơn rất nhiều, đó là bắt bớ cầm tù công dân của mình chỉ vì công dân đó viết sách, viết báo và trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài.
Ngày hôm nay, các anh, chị kết án tôi, có thể bỏ tù tôi nhiều năm nhưng không sao cả bởi vì như nhân vật Nguyễn Trãi trong vở kịch “Bí mật vườn Lệ Chi” đã nói: “Con thú có thể cắn chết con người nhưng vẫn là con thú. Con người mang trong mình lẽ phải có thể bị sát hại vì lẽ phải, nhưng bảo vệ lẽ phải mãi mãi vẫn là thiên chức của con người”.
Những bản án càng dài thì càng chứng tỏ bản chất độc tài, phi dân chủ, phản dân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các anh, các chị có thể bỏ tù tôi và hả hê đắc thắng vì đã xóa bỏ được một cái gai trong mắt các anh chị nhiều năm nay nhưng mãi mãi các anh chị không xóa bỏ được tiếng xấu, độc tài, phi dân chủ, phản dân chủ. Vì con thú mãi mãi là con thú, nó không bao giờ có thể trở thành người được
***
Tờ CAND đã giới thiệu hàng loạt tác phẩm của Phạm Thị Đoan Trang để lên án cô. Bạn nên tìm đọc để tự phân định đúng – sai. Tờ CAND còn giới thiệu hàng loạt trang web mà Trang cùng thân hữu tạo lập, ví dụ như Luật khoa Tạp chí (4), bạn cũng nên chủ động tìm đọc để tự kết luận về Phạm Thị Đoan Trang. Nếu không thể trèo qua tường lửa, bạn có thể theo dõi nội dung những trang web ấy trên facebook (5). Cho đến giờ này, một số những nỗ lực của Trang như Luật khoa Tạp chí đã đi được một quãng đường khá dài.
Hãy đọc và nếu bạn tán thành, hãy tiếp sức như nhiều người thuộc nhiều giới đã làm (6) để những nỗ lực của Trang (các cuốn sách cô đã viết, Luật khoa Tạp chí,...) không uổng phí. Đó cũng là cách để bỏ phiếu xác nhận đối tượng nào mới là... thù địch, phản động.

Trân Văn (VOA)
__________________
Chú thích
(1) https://cand.com.vn/Ban-...nghia-viet-nam--i637855/
(2) https://www.facebook.com...g/posts/3080975092171340
(3) https://www.facebook.com...g/posts/3081212372147612
(4) https://www.luatkhoa.org/
(5) https://www.facebook.com/luatkhoa.org/
(6) https://www.facebook.com...g/posts/3078178212451028

song  
#5 Đã gửi : 15/12/2021 lúc 06:10:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mỹ, Anh, Canada và các nước khác đồng loạt phản đối bản án 9 năm tù đối với bà Phạm Đoan Trang

UserPostedImage
Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang tại tòa ngày 14/12/2021. Photo screenshot từ ANTV via YouTube

Ngay sau khi nhà báo tự do Phạm Đoan Trang bị chính quyền Hà Nội tuyên án 9 năm tù vào ngày 14/12, Mỹ, Anh, Canada và hàng loạt các quốc gia phương Tây lên tiếng phản đối bản án này và kêu gọi chính quyền trả tự do ngay lập tức cho bà.
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ lên án việc kết tội và tuyên phạt ký giả Phạm Đoan Trang 9 năm tù, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price cho biết ngày 14/12.
Thông cáo từ Bộ Ngoại giao Mỹ nói bà Trang không làm gì ngoài bày tỏ ý kiến một cách ôn hoà và Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích bà Trang và cho phép mọi người ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm mà không phải sợ bị trả thù.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi Hà Nội đảm bảo luật lệ và hành động của họ nhất quán với các điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam cũng như cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam với quốc tế.
Anh
Bà Amanda Milling, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển phụ trách khu vực châu Á của Bộ Ngoại giao Anh, nói trong thông cáo ngày 15/12: “Việc nhà báo Việt Nam Phạm Đoan Trang phải nhận mức án 9 năm tù là vô cùng đáng lo ngại. Bỏ tù các nhà báo chỉ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa gửi thông điệp sai trái tới những người ủng hộ sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam.”
Vương quốc Anh, cùng các thành viên của cộng đồng quốc tế, đã bày tỏ quan ngại trước cách Phạm Đoan Trang bị đối xử kể từ khi bà bị bắt vào tháng 10 năm 2020, và đưa ra quan điểm của mình với Chính phủ Việt Nam, thông cáo cho biết.
“Bản án này đã gửi đi thông điệp chống lại quyền tự do ngôn luận” thông cáo viết.
Canada
Đại sứ quán Canada tại Việt Nam hôm 15/12 ra thông cáo bày tỏ sự quan ngại về bản án đối với bà Trang.
“Canada vô cùng quan ngại về việc tuyên án đối với bà Phạm Thị Đoan Trang. Chúng tôi cũng lo ngại về những nỗ lực không ngừng của các cơ quan chức năng Việt Nam nhằm hạn chế quyền tự do truyền thông, một yếu tố thiết yếu của việc bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản”.
Chính phủ Canada kêu gọi nhà chức trách Việt Nam cho phép các nhà báo hành nghề mà không sợ bị bắt giữ, sách nhiễu hoặc trả thù, đồng thời chấm dứt kiểm duyệt và kiểm soát rộng rãi đối với các phương tiện truyền thông và tự do ngôn luận.
“Chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền của họ theo luật pháp quốc tế, bao gồm quyền tự do quan điểm và biểu đạt” thông cáo viết.
UserPostedImage
Phiên tòa sơ thẩm xử nhà báo Phạm Đoan Trang. Photo screenshot từ ANTV via YouTube.

Đức
Đại sứ Petra Sigmund, Vụ trưởng Vụ châu Á – Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Đức, viết trên Twitter hôm 14/12 bày tỏ sự bàng hoàng với bản án 9 năm đối với cựu học giả của chương trình Villa Aurora Los Angeles, nhà báo Phạm Đoan Trang.
“Bản án này phát đi tín hiệu đáng báo động về quyền tự do ngôn luận. Việt Nam cần đề cao các quyền cơ bản của con người như được bảo đảm trong hiến pháp và các cam kết quốc tế” bà viết.
Cộng hòa Czech
Bộ Ngoại giao Cộng hòa Czech hôm 15/12 viết trên Twitter rằng đại diện ngoại giao của nước này không được tham dự phiên tòa xét xử Phạm Đoan Trang.
“Nhiều quốc gia, trong đó có Cộng hòa Czech, đã không được phép tham gia phiên tòa xét xử Phạm Đoan Trang với tư cách quan sát viên”.
“Chúng tôi yêu cầu Việt Nam không gì khác ngoài việc tôn trọng Hiến pháp của mình và các hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia, và việc trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang.
Nhóm làm việc của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Tùy tiện (UNWGAD) đã kết luận việc bắt giam bà Phạm Đoan Trang được xếp vào hành động giam giữ tùy tiện, vi phạm các cam kết và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam về quyền con người.
Theo ghi nhận của các nhà ngoại giao phương Tây, trong suốt hơn một năm bị tạm giam, bà Phạm Đoan Trang chỉ được gặp luật sư đúng một lần và chưa được gặp mặt gia đình.
Phản ứng của người Việt
Nhà hoạt động nhân quyền Hoa Nguyễn ở Sydney, Australia, đồng thời là một người bạn của bà Trang, nêu nhận định với VOA về bản án dành cho bà Trang: “Tôi không ngạc nhiên.”
Bà Hoa, người theo dõi các phiên tòa xét xử các nhà tranh đấu ở Việt Nam từ năm 2018 cho đến nay, cho biết: “Tôi và những người liên quan đến Phạm Đoan Trang không buồn, không trông đợi, không sốc gì cả.”
Cũng từ Australia, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, viết trên Facebook: “Cái ‘tội’ của Đoan Trang là đi trước thời đại, vượt lên những suy nghĩ của người cầm quyền. Đó cũng là cái giá phải trả của người trí thức trong một môi trường lạc hậu và giáo điều”.
“Hết ngày này sang ngày nọ, đa số công chúng được gieo vào những niềm tin rằng nói khác với quan điểm của đảng và Nhà nước là “phản động”, mà phản động là đồng nghĩa với tù đày thì theo thời gian nó sẽ trở thành một chuẩn mực. Chuẩn mực là không được nói khác Nhà nước. Chuẩn mực là phải im lặng. Theo đó, những ai nói khác hay lên tiếng trước những bất công xã hội thì bị xem là ‘phản động’, là tội phạm”, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn viết.
Cựu nhà báo Trương Huy San, tác giả của ‘Bên Thắng cuộc’, ở Tp. Hồ Chí Minh, nêu nhận định trên Facebook: “Nếu chúng ta đang sống trong một xã hội có tự do, có phẩm giá, có công lý, có dân chủ thì những người như Đoan Trang sẽ có một vị trí đáng ngưỡng mộ trong xã hội.”

Nhấn vào để nghe
https://av.voanews.com/V...61-9de8-68517c2806ec.mp4

Như VOA đã loan tin, ngày 14/12, Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội tuyên phạt bà Phạm Đoan Trang (tên đầy đủ là Phạm Thị Đoan Trang, 43 tuổi), 9 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo khoản 1, Điều 88 Bộ Luật hình sự năm 1999.
Truyền thông Việt Nam nói gì?
Ngoài việc trích đăng bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Thành phố Hà Nội với những cáo buộc như “đăng tải, chia sẻ nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước”, “phỉ báng chính quyền nhân dân”... truyền thông Việt Nam còn lên án những hoạt động trước đây của nhà hoạt động Phạm Đoan Trang.
“Đi nước ngoài và bị các thế lực phản động dụ dỗ, bà Phạm Thị Đoan Trang đã thành lập, tham gia nhiều hội nhóm để phát tán các nội dung xuyên tạc, chống phá nhà nước” trang Thanh Niên viết.
Truyền thông trong nước còn cho rằng “để thực hiện hành vi phạm tội,” bà Trang “nhận tài trợ, hậu thuẫn từ các thế lực” để thành lập và tham gia điều hành nhiều hội, nhóm “bất hợp pháp”, tập hợp một số đối tượng trong giới văn nghệ sĩ, trí thức trẻ để “chống đối”.
“Bị cáo có trình độ nhận thức nhất định, hiểu và biết rõ hậu quả hành vi, song vẫn tích cực thực hiện trong thời gian dài, phạm tội nhiều lần,” trang VNExpress trích bản án cho biết.



THeo VOA
song  
#6 Đã gửi : 16/12/2021 lúc 04:40:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lời nói sau cùng tại phiên toà của Phạm Đoan Trang

Gia đình Đoan Trang nhận được những dòng này trước khi phiên tòa diễn ra. Đoan Trang mong muốn công bố phòng trường hợp tòa không cho phép cô nói lời sau cùng tại tòa.



Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, lãnh tụ tinh thần của người Phật giáo Tây Tạng, từng nói một câu đại ý: chúng ta hãy thử tưởng tượng một thế giới trong đó có cả 6 tỷ người đều theo cùng một tôn giáo thì điều gì sẽ xảy ra khi đó? Chắc chắn là trước sau cũng có một nhóm người thấy rằng tôn giáo đó không còn mang lại lợi ích cho họ nữa, thế là họ tách ra và thế giới có thêm một nhóm tôn giáo khác hoặc một nhóm người không theo tôn giáo nào.


Điều Đức Đạt Lai Lạt Ma nói là để chúng ta thấy rằng bản chất của thế giới này, bản chất của cuộc sống là đa nguyên, và bản chất của con người là hướng tới sự đa nguyên. Chỉ có những kẻ ngu xuẩn mới đi tranh cãi về sự đa nguyên và phủ định sự đa nguyên. Chỉ những kẻ độc ác mới tiêu diệt sự đa nguyên. Và chỉ có những chính quyền cực kỳ độc ác và ngu xuẩn mới tiêu diệt sự đa nguyên bằng cách đàn áp, cầm tù những người bất đồng chính kiến, người viết sách, viết báo, người phản biện xã hội, người hoạt động dân chủ, nhân quyền.


Trong một xã hội dân chủ, nếu có một công dân viết sách, viết báo hoặc trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài nói lên những điều chính quyền không muốn nghe thì cách hành xử văn minh có thể là gì? Văn minh nhất là chính quyền đó không làm gì cả bởi vì con người văn minh là phải biết cách tôn trọng quan điểm và lợi ích của người khác. Trong trường hợp tệ hơn, nếu chính quyền đó có máu độc tài và thấy rằng những điều công dân đó nói là không thể chấp nhận được, thì chính quyền có thể chỉ đơn giản là viết lên những cuốn sách, những bài báo phản bác lại quan điểm của công dân đó, thậm chí mạnh dạn liên hệ trực tiếp với cơ quan báo chí nước ngoài để xin họ bố trí cho một cuộc phỏng vấn trong đó người của chính quyền có thể nói lên những quan điểm của mình, phản bác quan điểm của công dân kia. Nhưng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã không làm như thế mà chọn một cách làm hèn hạ, ngu xuẩn và độc ác hơn rất nhiều, đó là bắt bớ cầm tù công dân của mình chỉ vì công dân đó viết sách, viết báo và trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài.


Ngày hôm nay, các anh, chị kết án tôi, có thể bỏ tù tôi nhiều năm nhưng không sao cả bởi vì như nhân vật Nguyễn Trãi trong vở kịch “Bí mật vườn Lệ Chi” đã nói: “Con thú có thể cắn chết con người nhưng vẫn là con thú. Con người mang trong mình lẽ phải có thể bị sát hại vì lẽ phải, nhưng bảo vệ lẽ phải mãi mãi vẫn là thiên chức của con người”.


Những bản án càng dài thì càng chứng tỏ bản chất độc tài, phi dân chủ, phản dân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các anh, các chị có thể bỏ tù tôi và hả hê đắc thắng vì đã xóa bỏ được một cái gai trong mắt các anh chị nhiều năm nay, nhưng mãi mãi các anh chị không xóa bỏ được tiếng xấu, độc tài, phi dân chủ, phản dân chủ. Vì con thú mãi mãi là con thú, nó không bao giờ có thể trở thành người được.

https://www.facebook.com/pham.doan.trang
song  
#7 Đã gửi : 16/12/2021 lúc 06:49:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tại sao Đảng sợ Phạm Đoan Trang

UserPostedImage
Nhà báo Phạm Đoan Trang tại phiên xử tại tòa Hà Nội ngày 14 tháng 12, 2021.

Cô Phạm Đoan Trang, 43 tuổi, đã bị tuyên án 9 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo luật Hình sự của đảng Cộng sản. Luật sư Đặng Đình Mạnh kể, có lúc tòa tạm ngưng, cô Đoan Trang quay lại nhìn về phía người mẹ đang ngồi phía sau khoảng 5 mét. Bà Bùi Thị Thiện Căn, hơn 80 tuổi, đã nắm tay, đưa một ngón cái lên: “Con là Số Một!”
Có 5 luật sư bào chữa cho Phạm Đoan Trang, các ông Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Lê Văn Luân, Ngô Anh Tuấn và bà Phạm Lệ Quyên. Luật sư Mạnh nhận xét, “Có lẽ, chỉ có dòng máu anh thư chảy trong huyết quản người mẹ Việt mới có thể luân chuyển, hun đúc nên tinh thần kiên cường của một Đoan Trang mà chúng tôi phải ngả mũ từ rất xa.”
Phạm Đoan Trang đã sáng lập tạp chí “Luật Khoa” giúp người Việt Nam hiểu luật pháp để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Cô làm báo từ năm 2000 cho đến 2013, cộng tác với gần mười cơ quan báo chí trong nước, như VnExpress, Vietnamnet, báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, đài truyền hình VTC, vân vân.
Năm 2014, cô qua Mỹ nhận học bổng nghiên cứu của tổ chức Villa Aurora & Thomas Mann House và thư viện Feuchtwanger tại đại học nam California (University of Southern California- USC). Năm 2015 Phạm Đoan Trang tham gia cuộc biểu tình ôn hoà “bảo vệ cây xanh” và bị công an đánh gãy cả hai chân. Cô đã xuất bản những cuốn Phản kháng phi bạo lực, Cẩm nang nuôi tù, Chính trị bình dân, tất cả hơn 10 tác phẩm tranh đấu. Cô bị bắt giam thêm nhiều lần nữa.
Tại sao sau khi công tố viên đề nghị bản án từ 7 đến 8 năm tù, quan tòa lại tăng lên thành 9 năm?
Vì Đảng Cộng sản đang sợ. Đó là nhận xét của một tờ báo ở Berlin, nước Đức, ngay lập tức khi loan tin bản án.
Ông Dương Hồng Ân ở Đức giới thiệu nhật báo TAZ tường thuật phiên tòa, dưới tiêu đề “Tự Do Báo Chí ở Việt Nam (Pressefreiheit in Vietnam). Báo này viết tựa: “Chín năm tù cho nhà báo nữ” (Neun Jahre Haft für Journalistin). TAZ giải thích, “Chế độ độc tài đưa ra bản án quá nặng, chắc vì họ sợ…” Nhờ bản tin này, độc giả được biết “Việt Nam đứng hàng thứ 175 trong số 180 quốc gia, trong bảng xếp hạng “tự do báo chí” của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.“
Tại sao Đảng sợ Phạm Đoan Trang? TAZ viết rằng họ “sợ dân chúng các làng” sẽ tiếp tục tranh đấu mạnh hơn. Một tháng trước khi bị bắt vào năm ngoái, cô Trang cùng với Will Nguyễn (ở Mỹ) đã công bố hồ sơ về làng Đồng Tâm, ngoại ô Hà Nội, dân làng phản đối chế độ cộng sản tịch thu đất đai rồi bị đàn áp tàn nhẫn. TAZ ghi nhận “Hai người dân xã Đồng Tâm đã bị án tử hình, những người khác đã bị kết án tù nhiều năm.”
Báo TAZ cũng loan những tin mà dân Việt Nam trong nước không hề biết, vì không báo, đài nào nói đến: Ngày Thứ Hai trước phiên tòa, tổ chức quốc tế Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã yêu cầu Cộng sản Việt Nam trả tự do cho Phạm Đoan Trang ngay lập tức. HRW kết tội cộng sản đã vi phạm Công Ước Quốc tế về Quyền Tự do mà họ đã ký kết năm 1982. Báo TAZ còn nhắc lại, vào năm 2017 tổ chức nhân quyền “People in Need” ở Cộng Hòa Tiệp (Czech) đã tặng cô Đoan Trang giải Người Với Người (Homo-Homini Preis), và năm 2019 tổ chức Phóng viên Không Biên Giới đã trao tặng cô giải “Tự Do Báo chí.” Trung tâm PEN ở Đức tuyên dương Phạm Đoan Trang là thành viên danh dự; yêu cầu nhà nước CSVN phải trả tự do cho cô.
Giáo sư Nguyễn Quang A cho thấy một lý do khác khiến Đảng sợ Phạm Đoan Trang: Vì chính cái tội danh “chống nhà nước” họ cáo buộc cho cô đã là phi lý. Ông viết, “… xét về mặt nguyên tắc chẳng ai có thể chống lại một nhà nước cả ..., nhưng ai cũng có quyền chống một chính quyền … khi chính quyền ấy làm bậy…”
Nhà báo Tuấn Khanh cũng nhìn thấy Đảng đuối lý. Vì đuối lý nên “văng tục.” Đảng sợ Phạm Đoan Trang vì cô “chủ trương đấu tranh bằng lý lẽ, chữ nghĩa.” Còn Đảng thì không nghĩ ra lý lẽ! Bí quá, Đảng phải dùng những hành động thô bạo, ngôn ngữ, hạ cấp. Tuấn Khanh kể lại năm 2017, sau khi Đoan Trang xuất bản cuốn Chính trị Bình Dân ở nước ngoài rồi bị bắt, cô được dẫn vào phòng giam. Sau khi cô hỏi đi hỏi lại tại sao lại bỏ tù cô, không ai trả lời được một câu. Thay vì nói “tôi chỉ làm theo lệnh trên,” một anh công an trẻ chỉ tay vào mặt cô, quát lên, “Địt mẹ con mặt l...!” Đó là thứ lý lẽ, chữ nghĩa quen thuộc của Đảng.
Bản án 9 năm tù chính là thứ ngôn ngữ “Đ.M.” của những kẻ vô học khi bị đuối lý. Nguyễn Quang A thấy bản án 9 năm giống như vậy: “… chỉ những kẻ yếu mới dùng đến những biện pháp đàn áp thô bạo như thế…” Nhưng ông cũng thấy hậu quả là “chỉ khiến nhiều người quyết tâm hơn!” Hơn nữa, “nhiều người nhìn thấy hành động phi pháp của chính quyền, và như thế thực sự hại cho chính quyền.”
Một ngày sau bản án cho cô ĐoanTrang, nhà phản kháng Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm đã bị kết án tù 10 năm và 6 năm. Bà Tâm góp mặt, như một phụ nữ đòi dân chủ tự do, cùng với Lê Thị Công Nhân, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, vân vân. Có lẽ Đảng Cộng Sản sợ các phụ nữ đấu tranh nhiều hơn nam giới. Vì khi họ lên tiếng nói ảnh hưởng sẽ mạnh hơn. Những nhà lãnh đạo đầu tiên đòi độc lập cho dân tộc Việt Nam là các Bà Trưng và Bà Triệu. Quân Hán, quân Ngô đã đánh bại các bà. Nhưng Lịch sử mãi mãi ghi danh các vị nữ anh hào.
Lời nói sau chót của Phạm ĐoanTrang nói đến một phiên tòa của lịch sử: “Các anh, các chị có thể bỏ tù tôi và hả hê đắc thắng vì đã xóa bỏ được một cái gai trong mắt các anh chị nhiều năm nay; nhưng mãi mãi các anh chị không xóa bỏ được tiếng xấu, độc tài, phi dân chủ, phản dân chủ. Vì con thú mãi mãi là con thú, nó không bao giờ có thể trở thành người được.”
Sau khi đọc tin bản án 9 năm, Phạm Thị Hoài đã nhìn lại lịch sử nước Đức, nơi cô đang sống, nhắc lại một lời tuyên án: “Không có gì ô danh một dân tộc văn hiến hơn là khoanh tay chấp nhận sự cai trị của một tập đoàn lãnh đạo vô trách nhiệm và chỉ tuân theo những bản năng tăm tối. Nếu dân tộc này đã mất hết mọi phẩm giá cá nhân và chỉ còn là một đám đông vô hồn và hèn nhát, vâng, nếu vậy thì dân tộc ấy xứng đáng diệt vong.” Đó là lời của cô sinh viên Sophie Scholl, 21 tuổi, kêu gọi người Đức chống Đức Quốc xã. Cô bị bắt và bị giết. Nhưng lời buộc tội của cô đã được lịch sử ghi nhớ.
Phạm Đoan Trang cũng tuyên án. Sau cùng, Lịch Sử sẽ phê phán. Đảng Cộng sản sẽ không thoát tội trước phiên tòa của Lịch Sử.
Ngô Nhân Dụng (VOA)
song  
#8 Đã gửi : 16/12/2021 lúc 07:13:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đại sứ quán Mỹ hứng bình luận trái chiều sau khi kêu gọi trả tự do cho Phạm Đoan Trang

UserPostedImage
Ảnh chụp màn hình Facebook US Embassy in Hanoi. Photo: RFA

Bài đăng trên Fanpage của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội dẫn thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho nhà báo Phạm Đoan Trang, thu hút sự quan tâm của dư luận khi có đến hơn 1.500 bình luận sau một ngày đăng tải, trong số đó có nhiều bình luận trái chiều. 
“Hoa Kỳ lên án việc buộc tội và kết án chín năm tù đối với nhà báo và tác giả Phạm Đoan Trang, người chỉ đơn thuần bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hoà.” - Tuyên bố của ông Ned Price - Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 14/12 thể hiện. 
Bình luận nhận được nhiều lượt tương tác nhất (300 reactions) dưới bài đăng của Đại sứ quán Mỹ là bình luận của Facebook N.H.K. 
Người này cho rằng: "Đừng mang giá trị Mỹ đi áp đặt ở các quốc gia khác vì không phải nơi nào cũng giống nước Mỹ", và khẳng định "Mỹ có thể dạy Việt Nam về kinh tế, khoa học, công nghệ. Ngược lại Việt Nam có thể dạy Mỹ hiểu cho đúng về nhân quyền đó". 
Facebook này có 220 người bạn, nhưng chỉ có một bài đăng duy nhất là cập nhật ảnh cover cho trang cá nhân. 
Một số bình luận khác thì nói nước Mỹ đang can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, yêu cầu cường quốc này giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trong nước trước khi rao giảng về nhân quyền. 
Mặc dù vậy, cũng không ít bình luận bênh vực cơ quan ngoại giao của Mỹ hay bảo vệ cho nhà báo Phạm Đoan Trang. 
Ví dụ như bình luận của tài khoản DMT bằng tiếng Anh bày tỏ xin lỗi vì những bình luận thù ghét dưới bài đăng. Facebooker này nói, hầu hết người Việt đều là công dân tốt và chỉ thiểu số viết những lời tiêu cực. 
Facebook TT viết: "Chúng tôi rất mong cũng như hi vọng nước Mỹ có tác động to lớn đến quyền con người quyền được nói đối với chính quyền Việt Nam. Để họ thay đổi suy nghĩ và giúp Việt Nam không còn những vụ bắt bớ vô căn cứ. Rất mong đại sứ hãy hành động."
Trong ngày Quốc tế nhân quyền 10/12 vừa qua, trang Facebook của Tổng lãnh sự Mỹ tại TPHCM đăng tải bài viết kỷ niệm ngày này, trong đó khẳng định "Thúc đẩy nhân quyền là nền tảng cho các chính sách đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ."  
"Chúng tôi công khai giải quyết các vấn đề nhân quyền của chính mình ở trong nước, vì chúng tôi luôn phấn đấu để trở thành một quốc gia công bằng và bình đẳng." - bài viết của Tổng lãnh sự Mỹ thể hiện. 
Cho đến nay, quốc gia Đông Nam Á này đã nhận được 24 triệu liều vắc-xin COVID-19 viện trợ từ Hoa Kỳ, trong đó có lô hàng hơn 2 triệu liều Pfizer vừa về đến phi trường Tân Sơn Nhất hôm 10/12.
Theo RFA
UserPostedImage
Nguyễn Tuấn Anh
"hơn 2 triệu liều Pfizer vừa về đến phi trường Tân Sơn Nhất hôm 10/12"

Mỹ cần viện trợ nhiều hơn nữa cho Việt Nam . Đảng Cộng Sản bây giờ chỉ mê tiền, nếu có tiền thì ngay cả nền tảng tư tưởng của mình cũng bán sạch .

Duy Hữu, USA
" Nhân quyền " Made in Việt Cộng, quyền " Làm Người " kiểu Búa Liềm, " Làm Người " kiểu Thủ tướng Viết Cộng Phạm Bất Chính...

Chỉ cần được ăn, không cần được nói, ngậm miệng mà ăn, ngậm miệng mà nhai, mà nuốt, nuốt cái nhục của một đất nước...
nhân dân muốn được ăn, không được nói, muốn có ăn, không có nói, không có cái quyền Làm Người, tự do ăn nói, dám ăn, dám nói, dám làm của một con ngươi bình thường tư do như mọi người dân Mỹ bình thường, ngươi dân Mỹ bình thường gốc Việt,
người dân Anh gốc Việt, người dân Pháp gốc Việt, người dân Úc gốc Việt, người dân Nhật, Đại Hàn, Đài Loan gốc Việt...
vừa được tự do ăn, vừa được tự do nói, tự do ăn nói, vừa có gói mang về tự do, tự do gửi gói về Việt Nam cho thân nhận bà con, dân Việt, gốc Việt, ăn không đủ no, mặc không đủ âm, và đéo có được nói ...

Lại phải cho thằng đảng Việt Cộng... ăn ké, ăn chặn, ăn cắp, ăn cướp... lại độc quyền bá đạo, bá quyền... lại độc diễn
ngụy danh, ngụy ngôn... ngụy luân, ngụy biện ... " đừng xen lấn vào chuyện nội bộ "... để toàn đảng, toàn quân đảng chúng...
tiến đến xã hội chủ nghĩa ... táp bò lát vàng, nốc rượu vang đỏ ... học làm sang... kiểu tư bản đỏ Búa Liềm.

Toàn dân Việt ta, bất bạo động, bất tuân, bất chấp, bất khuất, bất diệt... tất thắng !
Đảng giặc cờ đỏ Búa Liềm Việt Cộng, bạo động, bạo lực, bạo quyền... độc tài, bất tài... bất lực, bất lương... tất liệt, tất bại.

Ý Dân là ý Trời... ý Chúa... ý Phật !
Ý Trời... ý Thiên Chúa... ý Đức Phật... là ý Nhân dân ta, nhân phải có Nhân quyền và Tự do, dân phải có Dân quyền và Dân chủ.

Phạm Đoan Trang và toàn dân Việt phải có Tự do, phải có Nhân quyền và Dân chủ ... Công lý, Công bằng, Công tâm !

Duy Hữu, USA
" Nhân quyền " Made in Việt Cộng, quyền " Làm Người " kiểu Búa Liềm, " Làm Người " kiểu Thủ tướng Viết Cộng Phạm Bất Chính...

Chỉ cần được ăn, không cần được nói, ngậm miệng mà ăn, ngậm miệng mà nhai, mà nuốt, nuốt cái nhục của một đất nước...
nhân dân muốn được ăn, không được nói, muốn có ăn, không có nói, không có cái quyền Làm Người, tự do ăn nói, dám ăn, dám nói, dám làm của một con ngươi bình thường tư do như mọi người dân Mỹ bình thường, ngươi dân Mỹ bình thường gốc Việt,
người dân Anh gốc Việt, người dân Pháp gốc Việt, người dân Úc gốc Việt, người dân Nhật, Đại Hàn, Đài Loan gốc Việt...
vừa được tự do ăn, vừa được tự do nói, tự do ăn nói, vừa có gói mang về tự do, tự do gửi gói về Việt Nam cho thân nhận bà con, dân Việt, gốc Việt, ăn không đủ no, mặc không đủ âm, và đéo có được nói ...

Lại phải cho thằng đảng Việt Cộng, dân Việt, gốc Việt Cộng, gốc Tàu Cộng ... ăn ké, ăn chặn, ăn cắp, ăn cướp... lại độc quyền bá đạo, bá quyền... lại độc diễn ngụy danh, ngụy ngôn... ngụy luân, ngụy biện ... " đừng xen lấn vào chuyện nội bộ "... để toàn đảng, toàn quân chúng tiến đến xã hội chủ nghĩa táp bò lát vàng, nốc rượu vang đỏ, học làm sang... kiểu tư bản đỏ Búa Liềm.

Toàn dân Việt ta, bất bạo động, bất tuân, bất chấp, bất khuất, bất diệt... tất thắng !
Đảng giặc cờ đỏ Búa Liềm Việt Cộng, bạo động, bạo lực, bạo quyền... độc tài, bất tài... bất lực, bất lương... tất liệt, tất bại.

Ý Dân là ý Trời... ý Chúa... ý Phật !
Ý Trời... ý Thiên Chúa... ý Đức Phật... là ý Nhân dân ta, nhân phải có Nhân quyền và Tự do, dân phải có Dân quyền và Dân chủ.

Phạm Đoan Trang và toàn dân Việt phải có Tự do, phải có Nhân quyền và Dân chủ ... Công lý, Công bằng, Công tâm !

Anonymous
Hãy xem dòng ý kiến trên tấm hình: "Đừng mang giá trị Mỹ đi áp đặt ở các quốc gia khác vì không phải nơi nào cũng giống nước Mỹ. Nước Mỹ lấy nhân quyền làm hãnh diện …".

Một phát biểu hoặc ngu dốt hoặc ngụy biện gian trá hòng lừa bịp mọi người. Làm như Mỹ đem cái giá trị nhân quyền của Mỹ đi bắt các nước phải theo. Nên nhớ: Không có cái gì gọi là nhân quyền với giá trị của Mỹ !!! Nhân quyền là nhân quyền, là giá trị phổ quát tức có giá trị chung cho toàn nhân loại mà mọi quốc gia đã đồng thuận tại LHQ. Chính cái này là cái CSVN đã kí tên công nhận tôn và tôn trọng. Nhưng CSVN không tôn trọng. Chính vì vậy mà quốc tế mới có lý do nói CSVN là một đám nói láo, không tôn trọng cái mình đã ký. Mục đích chỉ là nhằm bảo vệ đảng và chế độ (vì mình là kẻ cướp chính quyền chứ không do nhân dân bầu ra).



song  
#9 Đã gửi : 15/03/2022 lúc 03:03:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ngoại trưởng Hoa Kỳ vinh danh nhà báo Phạm Đoan Trang, lên án Việt Nam bỏ tù bất công

UserPostedImage
Ảnh minh hoạ. US Department of State/ RFA edited

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên án việc cầm tù bất công đối với nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang và kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho bà. 
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu như vậy trong trong buổi lễ trao giải Phụ nữ Quốc tế Can đảm lần thứ 16, năm 2022, diễn ra hôm sáng 14/3, tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, có sự tham gia của Đệ nhất phu nhân Jill Biden.
Nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang vừa bị toà sơ thẩm Hà Nội kết án chín năm tù giam hồi tháng 12/2021 vì tội “tuyên truyền chống nhà nước”.
Giải thưởng Phụ nữ Can đảm hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm vinh danh những người phụ nữ dũng cảm trên khắp Thế giới. Năm nay có 12 phụ nữ trên toàn thế giới được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh, trong đó có bà Phạm Đoan Trang. Họ được vinh danh vì sự dũng cảm, sức mạnh và khả năng lãnh đạo đặc biệt trong việc vận động cho hòa bình, công lý, nhân quyền, công bằng và bình đẳng giới cũng như trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái…
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang được người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken ca ngợi:
“Vào tháng 12, Bà Phạm Đoan Trang bị kết án chín năm tù tại Việt Nam vì viết về dân chủ và nhân quyền. Bà đã viết về các cuộc đàn áp những người biểu tình và bí mật ghi âm cuộc thẩm vấn của cảnh sát đối với mình.
Khi các phương tiện truyền thông ở Việt Nam ngừng đăng tải các bài viết của bà, Đoan Trang đã tự tìm ra con đường riêng cho mình. Mặc dù phải đối mặt với những mối đe dọa liên tục, bà vẫn tiếp tục hướng dẫn cho nhiều người khác biết về quyền của họ. 
Chúng tôi lên án việc cầm tù một cách bất công. Chúng tôi kêu gọi thả bà ấy ngay lập tức.”
Trong một video được chiếu trong buổi lễ trao giải, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Marc Knapper, giới thiệu chi tiết hơn về những công việc thúc đẩy các quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam mà nhà báo Phạm Đoan Trang đã làm:
“Tôi hân hạnh được giới thiệu nhà báo, tác giả, người được trao giải thưởng Phụ nữ Quốc tế can đảm năm 2022, bà Phạm Đoan Trang, người đã đấu tranh cho quyền biểu đạt ở Việt Nam.
Thông qua các bài viết và phỏng vấn, bà đã sử dụng các lập luận pháp lý để vận động cho nhân quyền, pháp quyền và đưa mọi tiếng nói vào trong không gian chính trị. 
Là một tác giả, Đoan Trang đã giúp cho người dân có thể tiếp cận được sự phức tạp của chính trị với mục đích mở rộng quyền đại diện chính trị. Bà nói về những vấn đề truyền thông Việt Nam không được phép nói.”
Tiến sỹ Nguyễn Bá Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam chia sẻ rằng ông rất cảm động khi hay tin thêm một người phụ nữ Việt Nam nữa được trao giải thưởng này. Ông cho rằng đó là sự công nhận của Quốc tế nói chung và Chính phủ Hoa kỳ nói riêng đối với công việc của những người đấu tranh cho nhân quyền ở Việt nam, bất chấp những rủi ro, đe doạ chực chờ:
“Thứ nhất là chúng tôi rất mừng và cảm thấy là Phạm Đoan Trang rất xứng đáng để nhận được giải thưởng cao quý này. Hôm nay nhận được giải thưởng này, nhưng trước cho đến nay thì phạm Đoan Trang đã nhận được nhiều giải thưởng, ngay cả giải của Mạng lưới Nhân quyền, về những sự đóng góp của Phạm Đoan Trang trong lĩnh vực đấu tranh cho Quyền làm người ở Việt Nam và nhất là sự can đảm của cô. Tôi rất là cảm động.
Cái phần thưởng này trao cho Phạm Đoan Trang, mà không chỉ Phạm Đoan Trang mà là cho tất cả những người đấu tranh ở trong nước. Phạm Đoan Trang là một bông hoa trong vườn đó, chứ không chỉ có riêng Đoan Trang, thì đây là sự thừa nhận của Quốc tế, Chính quyền Hoa Kỳ đối với việc đấu tranh cho nhân quyền ở trong nước là chính đáng, là phải đạo.”
Ông Will Nguyễn, một người vận động cho dân chủ Việt Nam, cũng là cộng sự của nhà báo Phạm Đoan Trang trong ấn phẩm Báo cáo Đồng Tâm (ấn phẩm về vụ tấn công của Công an vào làng Đồng Tâm, Hà Nội hồi đầu năm 2020), nói với RFA về ý nghĩa của giải thưởng này đối với Đoan Trang và cả phong trào đấu tranh cho dân chủ nói chung:
Tôi nghĩ rằng giải thưởng này là một hành động mang tính biểu tượng rất quan trọng đối với các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam, và tất nhiên tôi luôn cảm thấy phấn khích khi biết rằng Hoa Kỳ chú ý và ghi nhận những nhân vật hàng đầu trong phong trào dân chủ Việt Nam.
Mặt khác, Trang vẫn không có tự do. Tôi nghĩ Mỹ có thể gây áp lực mạnh hơn để Chính phủ Việt Nam tuân thủ các cam kết Quốc tế và tôn trọng các quyền cơ bản theo Hiến pháp của công dân như Trang. Cuối cùng, tất cả chúng ta đều muốn Việt Nam tốt đẹp hơn, bao gồm cả Trang và tôi.
Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper, trong video phát tại buổi trao giải, cam kết sẽ làm việc để giúp đỡ và khuyến khích một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng. Ông tin rằng để phát triển, Việt Nam cần phải đón nhận sự cởi mở, minh bạch, hòa nhập và tôn trọng các quyền của tất cả công dân, là việc mà bà  Đoan Trang đã không ngừng thực hiện: 
“Chúng tôi hoan nghênh bạn vì công việc của bạn với tư cách là nhà đấu tranh cho nhân quyền. Bản lĩnh của bạn tiếp tục truyền cảm hứng cho mọi người ở Việt Nam và trên toàn thế giới.”
Phát biểu tại lễ trao giải, Đệ nhất phu nhân Jill Biden nhấn mạnh rằng giải thưởng này như một lời tuyên bố rằng Hoa Kỳ luôn đứng về phía những người can đảm hành động vì công lý, sự thật:
“Trong 16 năm qua, giải thưởng này đã nâng đỡ tiếng nói của phụ nữ trên toàn Thế giới. Nó chiếu sáng những cuộc đấu tranh và sức mạnh của phụ nữ trên toàn cầu. 
Nó là một lời tuyên bố rằng Hoa Kỳ đứng về phía những người anh hùng này. Họ không đơn độc. Hôm nay chúng tôi tôn vinh 12 người phụ nữ này, và hơn cả như vậy, chúng tôi tạo ra một nền tảng để họ có thể nói lên sự thật bằng lời nói của chính họ.
Chúng tôi nhận thấy được sức mạnh mà họ đang nắm giữ, để đương đầu với những thách thức khủng khiếp nhất trong thời đại của này và khiến cho chúng ta phải hành động nhiều hơn nữa…”
Trước bà Phạm Đoan Trang, có hai người phụ nữ khác của Việt Nam cũng từng được Hoa Kỳ trao giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Can đảm là bà Tạ Phong Tần hồi năm 2013 và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được vinh danh năm 2017.
Theo RFA
UserPostedImage
Nguyễn Phước Nguyên
Quốc tế công nhận những cống hiến của Phạm Đoan Trang bằng rất nhiều những lời tán dương và giải thưởng giành cho những con người vĩ đại, ấy thế mà chế độ chính trị Việt Nam lại bác bỏ 1 cách đáng thất vọng!
Yêu cầu trả tự do ngay lập tức!

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.438 giây.