logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/11/2021 lúc 12:27:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ông Tập Cận Bình (G) tham gia một hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 28/06/2021. AP - Ng Han Guan

Từ ngày hôm nay 08/11 đến ngày 11/11, đảng Cộng Sản Trung Quốc họp hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6. Các nhật báo La Croix và Les Echos đều có bài viết phân tích xung quanh tính chất quan trọng của kỳ hội nghị trung ương diễn ra trước Đại hội toàn quốc của Đảng một năm. Các báo đều nhận thấy đây là kỳ họp quan trọng của chế độ cộng sản Bắc Kinh, nhằm tìm ra một hướng đi chiến lược cho một cường quốc và đặc biệt quan trọng với quyền lực của ông Tập Cận Bình. Nhật báo La Croix chạy tựa : Tập Cận Bình củng cố quyền lực của « lãnh tụ suốt đời ». Cùng chung cái nhìn, Les Echos có bài « Tại Trung Quốc, một hội nghị toàn thể nhằm tăng cường chi phối ảnh hưởng của Tập Cận Bình ». Theo báo Pháp, tại kỳ hội nghị trung ương 6 lần này, ông Tập Cận Bình, sẽ phải cho thông qua một nghị quyết nhằm tăng cường vị thế là người lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc.

Les Echos ghi nhận « một năm trước kỳ Đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc, mà chắc chắn đại hội sẽ vẫn dành cho ông quyền đứng đầu Nhà nước – Đảng. Ông Tập Cận Bình không hài lòng với việc sắp xếp những người trung thành với mình vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt, mà còn muốn nắm lại sinh mệnh của giới kinh doanh và gia tăng kiểm soát xã hội dân sự. Nhà lãnh đạo có quyền lực tuyệt đối ở Trung Quốc này cho thấy ông ta đang viết lại lịch sử ».
Một nghị quyết « lịch sử »

La Croix cũng như Les Echos đều dự báo trước là nghị quyết được công bố sau hội nghị Trung ương 6 lần này sẽ là một « nghị quyết lịch sử » của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Tờ báo nhắc lại, từ khi thành lập năm 1921, đảng Cộng Sản Trung mới chỉ có hai nghị quyết được đánh giá mang tính lịch sử. Đó là nghị quyết năm 1945, khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của Mao Trạch Đông trong Đảng, trước khi đảng Cộng Sản giành chính quyền năm 1949. Nghị quyết lịch sử thứ 2 là vào năm 1981, theo ý muốn của Đặng Tiểu Bình, chính thức phê phán sai lầm của cuộc Cách mạng Văn hóa và cũng là để chuẩn bị cho các cải cách kinh tế.

Mặc dù thông tin của văn kiện nghị quyết hội nghị Trung ương 6 không lọt ra ngoài, nhưng giới quan sát chính trị Pháp đã có thể dự báo trước được nội dung chủ yếu của văn kiện lịch sử này. Theo chuyên gia về Trung Quốc Mathieu Duchâtel, thuộc Viện nghiên cứu chính trị của Pháp Montaigne nhân định « Nghị quyết này sẽ là chỉ dấu rõ ràng về cách thức mà Tập Cận Bình quan niệm về quyền lực của mình trong kỷ nguyên mới. Với Mao, Trung Quốc đã đứng dậy, với Đặng, Trung Quốc trở nên giàu có, còn với Tập, Trung Quốc trở thành một cường quốc. » Khẳng định là một cường quốc để chinh phục thế giới, đó là tư tưởng cốt lõi của Tập Cận Bình. Một nội dung không thể thiếu trong nghị quyết sắp tới đây là để đạt mục tiêu trở thành một quốc gia « phồn thịnh hùng mạnh », Trung Quốc buộc phải cần có Tập Cận Bình, tư tưởng Tập Cận Bình.
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc ảnh hưởng toàn cầu

Một chủ đề thời sự khác liên quan đến Trung Quốc. Trang kinh tế báo Le Monde có bài « Trung Quốc đè nặng lên sự phục hồi kinh tế thế giới ». Tờ báo cho thấy, từ châu Á qua Nam Mỹ sang đến châu Âu, tất cả các nước đều đang bị ảnh hưởng của việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc độ tăng trưởng.

Le Monde ghi nhận, « khi đầu tầu kinh tế Trung Quốc dừng lại, toàn bộ nền kinh tế của châu Á, thậm chí cả thế giới cũng chậm lại. Đến quý 3 năm nay, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thứ 2 thế giới chững lại ở mức 4,9% trên cả năm và nhiều dấu hiệu cho thấy từ nay đến cuối năm, xu hướng này còn tiếp tục ». Giới chuyên gia kinh tế đều nhận định, thực tế này có thể sẽ là một cú sốc cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, vốn đang bị tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Những nước đầu tiên bị ảnh hưởng của việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc độ là các quốc gia châu Á. Đó là những nước đều có chuỗi cung ứng đan cài nhau, trong khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng đầu của các nước này. Điển hình như trong năm 2020, các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc với trao đổi thương mại hai bên lên tới 730 tỷ đô la. Le Monde cho biết cụ thể : 20% xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc. Đài Loan cũng bị lệ thuộc 1/3 tỷ trọng xuất khẩu vào Trung Quốc. Rồi đến Philippines hay Thái Lan không chỉ bị phụ thuộc vào Trung Quốc về xuất khẩu mà còn cả ngành du lịch.

Châu Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng các nghiên cứu của tập đoàn tài chính Natixis còn ghi nhận hầu hết tất cả các châu lục đều bị ảnh hưởng từ kinh tế Trung Quốc giảm tốc độ, trong đó kể cả những nước phát triển như Pháp hay Đức.

Tuy nhiên Le Monde cũng nhận thấy, việc kinh tế Trung Quốc hạ cánh không chỉ có những người mất mà vẫn có kẻ được. Đó là Hoa Kỳ đang nhìn sự suy yếu kinh tế Trung Quốc như một dấu hiệu tốt trên phương diện chiến lược.

Một câu hỏi khác cũng được đặt ra là liệu có cường quốc khác nào có thể nổi lên để thay thế Trung Quốc ? Câu trả lời là khó có thể được hiện nay cũng như trong tương lai.
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 08/11/2021 lúc 12:30:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trung Quốc: Tập Cận Bình dùng lịch sử để củng cố quyền lực

UserPostedImage Chủ tịch Trung Quốc, tổng bí thư Đảng Cộng Sản Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, ngày 09/10/2021. AP - Andy Wong

Bốn tháng sau khi mặc bộ đồ Mao để chủ trì lễ kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc trên quảng trường Thiên An Môn vào tháng 7, hôm nay, 08/11/2021, cũng với tư thế của một người muốn đứng ngang hàng với Mao Trạch Đông, nhân hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ lại dựa vào lịch sử để gia tăng thế lực của ông trong chế độ Bắc Kinh.
Cụ thể là các đại biểu dự hội nghị trung ương sẽ thông qua một nghị quyết về lịch sử của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Nội dung văn bản của nghị quyết chưa được công bố, nhưng theo Tân Hoa Xã, đây là một « nghị quyết quan trọng về những thành tựu to lớn và kinh nghiệm lịch sử » của Đảng trong 100 năm tồn tại.

Kể từ khi được thành lập cho tới nay, đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ mới thông qua hai nghị quyết về lịch sử, nghị quyết đầu tiên là vào năm 1945, củng cố quyền lực của Mao Trạch Đông 4 năm trước khi đảng Cộng Sản giành chính quyền, và nghị quyết thứ hai là vào năm 1981, khi Đặng Tiểu Bình phát động các cải tổ sâu rộng đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới hiện nay.

Theo nhận định của một nhà chính trị học bất đồng chính kiến, ông Lôi Cường (Wu Qiang), cựu giáo sư Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, được hãng tin AFP trích dẫn, nếu nghị quyết được thông qua, điều đó có nghĩa là quyền lực của ông Tập Cận Bình kể từ nay là tuyệt đối.

Kể từ khi lên nắm chức tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc vào năm 2012, rồi sau đó kiêm luôn chức chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình đã không ngừng thâu tóm quyền lực. Ông thường được xem như là lãnh đạo có thế lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông. Và cũng giống như Mao, tư tưởng Tập Cận Bình đã được ghi vào Hiến pháp Trung Quốc. Nay lãnh đạo họ Tập còn được ca ngợi về « chiến thắng » của Trung Quốc trước đại dịch Covid-19, tuy rằng dịch bệnh này đã bùng phát trở lại ở một số nơi.

Tuy nhiên, theo dự báo của nhà chính trị học Anthony Saich, Đại học Havard, Hoa Kỳ, khác với nghị quyết thứ hai vào thời Đặng Tiểu Bình, nghị quyết được đưa ra bỏ phiếu trong hội nghị trung ương lần này sẽ không chỉ trích Mao Trạch Đông nhiều. Hơn nữa, theo dự báo của giáo sư Lôi Cường, chính quyền hiện nay có vẻ như đang cố hạn chế những sự thái quá của nền kinh tế tự do và phần nào quay trở lại một nền kinh tế kiểm soát, kế hoạch hóa.

Còn theo nhà Trung Quốc học Chris Johnson, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS ở Washington, lãnh đạo họ Tập có thể nhân việc soạn thảo nghị quyết này để « dọn dẹp » lịch sử theo cái nhìn của ông, nhất là về những cải tổ mà Đặng Tiểu Bình phát động vào thập niên 1970.

Giáo sư Anthony Saich nhận định, qua việc tổng hợp chủ nghĩa Mao với các cải tổ, nghị quyết muốn tỏ cho thấy Tập Cận Bình là người kế thừa đương nhiên của lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc quang vinh.

Đây cũng là nhận định của Alice Ekman, nhà phân tích đặc trách về châu Á thuộc Viện nghiên cứu về an ninh của Liên Hiệp Châu Âu (EUISS) : « Nghị quyết này rõ ràng là nhằm giúp cho Tập Cận Bình kéo dài vị trí lãnh đạo đảng của ông sau Đại hội Đảng thứ 20 ». Cho nên Tập Cận Bình cần phải áp đặt nhãn quan của ông về chế độ : Phải củng cố quyền lực của Đảng, để tránh cho chế độ Cộng Sản Bắc Kinh bị sụp đổ giống như Liên Xô.

Không chỉ thông qua nghị quyết về lịch sử Đảng, hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần này còn là dịp để các phe nhóm mặc cả với nhau trong hậu trường, trong bối cảnh chỉ còn một năm nữa là đến kỳ Đại hội Đảng, sẽ bầu ra ban lãnh đạo mới.

Gần như chắc chắn là ông Tập Cận Bình sẽ tái đắc cử tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba, cho dù ông đã quá giới hạn tuổi ( 68 tuổi ) áp dụng cho các lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. Từ khi chấm dứt thời kỳ Mao Trạch Đông đến nay, chưa có ai nắm quyền tới 3 nhiệm kỳ như thế. Mặt khác, theo dự báo của giáo sư Lôi Cường, ban thường vụ Bộ Chính Trị khóa tới có thể sẽ chỉ bao gồm 5 ủy viên thay vì 7 ủy viên như hiện nay. Như thế quyền lực của ông Tập Cận Bình trong cơ chế này lại càng tăng thêm.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.060 giây.