logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/11/2021 lúc 02:54:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh hoạ: Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris gặp các đại diện tổ chức xã hội dân sự ở Hà Nội hôm 26/8/2021. AFP

Vòng đối thoại nhân quyền thường niên Mỹ- Việt lần thứ 25 vừa diễn ra trong ngày 9/11/2021 11 ở Washington DC.
Một ngày trước khi sự kiện này diễn ra, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo kêu gọi Hoa Kỳ thúc giục Việt Nam nhân dịp này trả tự do cho những tiếng nói bất đồng đang bị giam giữ và thực hiện cải thiện nhân quyền. Giám đốc Phân Ban Á Châu của Giám Sát Nhân Quyền Phil Robertson còn cho biết HRW luôn nhắc đi nhắc lại rằng Mỹ không nên coi sự kiện này là cơ hội duy nhất có thể buộc Việt Nam thay đổi.
Ngay sau khi sự kiện vừa nêu kết thúc, Thanh Trúc có cuộc phỏng vấn ngắn Ông Phil Robertson và trước hết ông đưa ra giải thích về hoạt động kiên trì nhắc nhở của HRW đối với Chính phủ Mỹ:  
Phil Robertson: Quan điểm của Giám Sát Nhân Quyền là đối thoại nhân quyền song phương không nên chỉ là một sự kiện duy nhất, không nên chỉ diễn ra mỗi năm một lần.
Hoa Kỳ nên đặt vấn đề quyền con người với Việt Nam bất cứ khi nào có thể. Cơ bản là vì Chính phủ Việt Nam không coi trọng vấn đề. Họ có vẻ như phải tham gia cuộc đối thoại này vì đó là một phần của mối quan hệ hai nước, nhưng họ biết nếu kết quả vòng họp được coi kết thúc thành công thì họ có thể lần lữa thêm một năm nữa trước khi phải nghe lại và nói lại những điều ấy.
Thanh Trúc: Có phải ông muốn nói rằng với 25 vòng đối thoại nhân quyền thì tuy có hữu ích nhưng kết quả, đặc biết sự cải thiện của phía Việt Nam vẫn không là gì cả sau bao nhiêu năm đó? 
Phil Robertson: Điều tôi muốn nói là chúng ta đã thấy những cuộc đối thoại này diễn ra hàng năm, và rằng mặc dù rất hữu ích khi Hoa Kỳ và Việt Nam có thể bàn thảo với nhau về quyền con người, thế nhưng chừng như sau khi đối thoại kết thúc thì Việt Nam tiếp tục bắt giữ những người bất đồng chính kiến, tiếp tục trừng phạt những tiếng nói trên Facebook hoặc trên mạng.
Việt Nam vẫn dùng những luật rất tệ và lạm dụng quyền lực chứ không thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong luật lệ và quyết định của họ, Chúng tôi đã theo dõi cuộc đối thoại này giữa hai quốc gia, có thể nói chủ yếu là qui trình trao đổi, còn thực tế không giúp cải thiện các vấn đề nhân quyền, không có sự cải đổi một cách có hệ thống về quyền con người. Tôi nghĩ đó là vì Chính phủ Việt Nam nhận ra rằng họ chỉ cần thỉnh thoảng thảo luận với Mỹ về quyền con người một cách ‘cởi mở’, nhiều vấn đề ‘không thoải mái’ sẽ được đưa ra mà sau đó không có kết quả tích cực thực sự. Họ hiểu cuối cùng người Mỹ sẽ bỏ đi và rồi đâu lại hoàn đấy, nghĩa là không có cam kết cải cách nào được phía Việt Nam thực hiện nhằm cải thiện tình hình nhân quyền cho người dân Việt Nam cả.

UserPostedImage
 An ninh bắt nhà báo Phạm Đoan Trang ngay trong đêm 6/10/2020 sau đối thoại nhân quyền Việt Mỹ. Hình: FB Phạm Đoan Trang


Thanh Trúc: Vậy theo ông thì vòng đối thoại nhân quyền Việt Mỹ lần thứ 25 vừa rồi có gì khác, có gì mới không so với 24 vòng trước? 
Phil Robertson: Tôi nghĩ nó giống những lần trước, nghĩa là đề cập đến những vấn đề đã và đang xảy ra hết lần này đến lần khác, vẫn những lời kêu gọi trả tự do ngay lập tức vô điều kiện cho một số nhà hoạt động và nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng. Bạn biết đấy, Hoa Kỳ từng yêu cầu Việt Nam sửa đổi nhiều luật khác nhau, chẳng hạn Điều 117 Bộ Luật Hình sự mà Việt Nam sử dụng một cách rộng rãi để chống lại chính người dân của họ.
Việt Nam từng được yêu cầu không nên phân biệt đối xử với những cá nhân hay nhóm người muốn biểu đạt ý kiến trên mạng.
Rồi thì nói tới việc tranh chấp đất đai ở Việt Nam chẳng hạn, hoặc là tự do tôn giáo chẳng hạn… Bạn biết đấy, Việt Nam chỉ gật đầu cho qua nhưng không hợp tác. Chúng tôi nghĩ Hà Nội coi những cuộc đối thoại nhân quyền Việt Mỹ giống như một trách vụ phải trải qua hầu có được mối quan hệ mong muốn với Washington.
Điều này hẳn nhiên thật khó chịu. Sau cuộc nói chuyện họ lại quay về buôn bán giao thương với Mỹ như không có chuyện gì xảy ra. Đấy là lý do tại sao chúng tôi tiếp tục nói rằng những cuộc đối thoại này không thể chỉ là sự kiện duy nhất để buộc Việt Nam tôn trọng quyền con người. Phải có một thành phần thường trực trong tất cả các cuộc họp hành chính hoặc ngoại giao với Việt Nam để luôn luôn nhắc nhở Việt Nam cải thiện nhân quyền.
Thanh Trúc: Thưa ông Robertson, kỳ này những câu chuyện, được coi là nan đề, thí dụ nhân quyền của các nhóm sắc tộc ít người, kề đến là cộng đồng LGBT+, và người khuyết tật… cũng được trao đổi giữa hai phía. Ông không thấy có gì khác?
Phil Robertson: Đó là những nhóm dễ bị tổn thương mà Hoa Kỳ đã nhận thấy. Những người đứng đầu Chính phủ Việt Nam bị mắc kẹt trong cuộc chiến chống Mỹ không thay đổi cái nhìn thiên lệch của họ về người Thượng ở Tây Nguyên. Tôi nghĩ Việt Nam phải công nhận và phải tôn trọng quyền sống của người miền núi, trong đó bao gồm quyền dân sự, quyền chính trị và quyền tự do thờ phượng.
Việt Nam cũng đang làm điều tương tự với cộng đồng Khmer Krom, nghĩa là chà đạp nhân quyền của nhóm người vốn phần đông là nông dân này. Phải chấm dứt phân biệt đối xử với cộng đồng người Khmer Krom mà Việt Nam thường cáo buộc là những thành phần gây rối loạn trật tự xã hội.
Về cộng đồng LGBT+, Việt Nam đang cố gắng chứng tỏ sự thông thoáng bằng cách không lên án người đồng tính, hôn nhân đồng tính hay những thứ liên quan khác.
Họ không chống, không lên án nhưng cũng không có động thái tích cực hầu nâng đỡ và nhất là bảo vệ cho cộng đồng dễ bị tổn thương này.  
Vấn đề ở đây là Hà Nội nói chuyện quyền con người mà thực sự có lấy quyền con người làm trọng tâm phát triển quan hệ song phương như chính quyền Biden-Harris quan niệm không? Chính vì vậy HRW phải tiếp tục nêu ra và thúc đẩy Hoa Kỳ cứng rắn hơn với Việt Nam trong lãnh vực này.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông Phil Robertson về bài phỏng vấn hôm nay.

Theo RFA
UserPostedImage
Duy Hữu, USA says:

Cũng chỉ vì ...
Nhà nước cờ đỏ Sao Vàng là đảng cờ đỏ Búa Liềm Việt Cộng, độc đảng, đảng độc ... độc quyền, độc tài... nhưng bất tài, bất lực, bất lương ...
không sợ Hoa Kỳ bằng sợ... sợ... rất sợ... Nhân dân Việt Nam không còn sợ... đéo có sợ... đéo phải sợ... đéo thèm sợ đảng cờ đỏ Búa Liềm.

Đứng Lên, Lên Tiếng... Stand Up, Speak Out ... Đứng lên đáp lời sông núi và toàn dân...
Liên kết trong Sự thật, đoàn kết trong Tình thương, Tình người, Tình dân tộc
Liên kết, đoàn kết trong... Đa dạng, Đa đạo ... Đa đảng, Đa tài ... Đa năng, Đa hiệu ... Đa chiều, Đa chiêu...
Bất tuân, Bất chấp, Bất khuất ... Bất tín nhiệm, Bất hợp tác, Bất bạo động ... Đéo có theo, Đéo phải theo, Đéo thèm theo ...

Tất cả những hành vi, hành xử, hành động ... chỉ thị, chỉ đạo, chỉ láo ... quy luật, quy định, quy trình ... ngụy luật, ngụy định, ngụy quyết ...
bất hợp hiến, bất hợp pháp... phản nhân quyền, phản dân quyền... phản dân chủ, phản tự do ... bất công, bất chính... bất lương, bất nhân...
vô nhân đạo, vô nhân tính, vô nhân tình... ngu, tham, hèn, ác, láo ... của Đảng, do Đảng, vì Đảng, vì đặc quyền, đặc lợi... bất chính, bất minh...
bất công, bất lương... của Đảng, Tổng đảng trưởng, đảng trưởng, đảng viên, cán bộ, tướng tá, công an, quân đội và các tập đoàn con buôn,
tài phiệt Búa Liềm, của Búa Liềm, do Búa Liềm, vì Búa Liềm... phản động, phản cách mạng, phản nhân dân... phải lại quyền lợi chính đáng,
chính danh, chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam, từng công dân Việt Nam, có bổn phận, có trách nhiệm, có toàn quyền tự do, tự động, tự nguyện, tự giác, tự phát,
tự Giải Phóng nhân dân Việt Nam. Nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân thế giơi không thể hỗ trợ, không muốn hỗ trợ, không thích hỗ trợ Giải Phóng nhân dân Viêt Nam, nếu nhân dân Viet Nam không thích, không muốn, không thể hỗ trợ nhân dân Việt Nam tự Giải Phóng chính nhân dân mình.

Nhân dân Việt Nam bất tuân, bất chấp, bất khuất, bất diệt, tất thắng.
Đảng giặc cờ đỏ Búa Liềm độc tài, bất tài, bất lực, bất lương, tất liệt, tất bại.

Ý đảng giặc cò đỏ Búa Liềm Việt Cộng Nguyễn Phú Trọng là ý đảng giặc cờ đỏ Búa Liềm Tàu Cộng Tạp Cạn Bình.

Ý Dân là ý Trời, ý Chúa, ý Phật.

Ý Trời, ý Thiên Chúa, ý Đức Phật là ý Nhân dân Việt Nam, nhân phải có Nhân quyền, dân phải có Dân quyền.
Đất nước Việt Nam phải có Tự do, Công bình, Bác ái, Từ bi... Công lý, Công bằng, Công tâm... Tự do và Dân chủ... Dân quyền và Nhân quyền.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.142 giây.