logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/11/2021 lúc 02:35:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Phóng viên tiền tuyến Kiều Mỹ Duyên đang hân hoan cùng các chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến vui mừng chiến thắng vẻ vang tại cổ thành Quảng Trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972.

Lời giới thiệu của nhà văn Quốc Nam
Tác giả- Phóng viên chiến trường KIỀU MỸ DUYÊN
Kiều Mỹ Duyên là một tên tuổi rất quen thuộc trong làng báo Việt Nam trước và sau tháng tư đen năm 1975. Nổi tiếng là nữ phóng viên chiến trường xuất sắc trong cuộc chiến Quốc-Cộng hơn 20 năm tại Miền Nam Việt Nam, Kiều Mỹ Duyên cộng tác với một số nhật báo ở Sài-Gòn, đặc biệt là nhật báo Hòa Bình. Tác giả quyển bút ký chiến tranh độc đáo “Chinh Chiến Điêu Linh”.

Kiều Mỹ Duyên từng du học Úc Châu với học bổng Colombo Plan vào cuối thập niên 60. Qua Mỹ, Kiều Mỹ Duyên tốt nghiệp Đại Học Cal State Fullerton.

Hiện Kiều Mỹ Duyên là CEO của Ana Real Estate & Ana Funding Inc., Board of Directors của YCMA Orange County. Đồng thời, Kiều Mỹ Duyên cộng tác với các đài truyền hình SBTN, SET, VNAT, v.v. và nhiều đài phát thanh tại hải ngoại. Kiều Mỹ Duyên cũng là đặc phái viên của đài SBS (Úc Châu).


UserPostedImage
Phóng viên chiến trường KIỀU MỸ DUYÊN tại Căn Cứ Hỏa Lực 42 ở Pleiku. (Hình do Đại Úy Hồ Đắc Tùng, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/44 thuộc Sư Đoàn 23 Bộ Binh chụp ngày 18/5/1972)


THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ
KIỀU MỸ DUYÊN


Bỏ lại sau lưng những người thân yêu, cha mẹ anh em, bà con và tất cả người thân, tôi vượt biên một mình cùng với bằng hữu, tôi trên chiếc thuyền mong manh chở 47 người, người lớn vả trẻ con, được tàu Mỹ cứu mạng định cư ở California. Trong một thời gian rất ngắn, có người học và thi đậu nha sĩ mở phòng nha, có người học tiếp tục ra bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, thương gia. Ai cũng vừa học vừa làm, vì học bổng chỉ đủ cho một ngày hai bữa và sách vở, người nào cũng đi làm để dành dụm gửi về Việt Nam. Người Mỹ giang tay đón người tị nạn. Người Mỹ cho nhà người tị nạn ở và chăm sóc như người thân.


Những năm sống với gia đình người Mỹ, tôi được chăm sóc chu đáo, đó là điều hạnh phúc. Tôi rất nhớ ơn những gia đình người Mỹ mà tôi đã tá túc trong thời gian đầu khi định cư ở Hoa Kỳ. Mấy tháng đầu, tôi cũng được gia đình ông bà Việt Đinh Phương (chủ báo Trắng Đen) cưu mang, sau đó vào đại học thì ở với gia đình người Mỹ. Gia đình thứ nhất là người Mỹ gốc Do Thái, kỹ sư hãng Boeing. Sau đó gia đình bà Pat Ducray, người vợ Mỹ gốc Anh, chồng Mỹ gốc Pháp. Tôi vừa đi học vừa đi làm, đi biểu tình quyết liệt, chỗ nào có phản chiến là chúng tôi đến, cái thời ăn không đủ no nhưng vui vô cùng.


Mơ ước của tôi là làm ký giả cho báo Mỹ, vì thế tôi học báo chí, tôi học miệt mài, học say mê. Lúc vào trường mắt tôi không đeo kính cận, đến khi ra trường phải đeo kính nếu không thì tôi không thấy đường đi. Viết bằng tiếng Anh mỗi ngày cho báo nhà trường, bài viết rất công phu, sửa tới sửa lui, vất vả vô cùng, lúc đó tôi cũng viết cho báo Việt Nam, thích thú được viết, được nói, được nói những điều mà bằng hữu tôi ở Việt Nam không dám nói.

UserPostedImage
Ký giả Kiều Mỹ Duyên trong phòng phát thanh


Tôi có nhiều bạn ở khắp nơi trên thế giới cũng nhờ làm truyền thông: báo, radio, và tivi. Tôi tham gia trong hội từ thiện quốc tế, vừa làm việc từ thiện vừa làm truyền thông nên tôi may mắn có nhiều dịp được đi đây đó, năm nào cũng đi. Mỗi lần đi họp xong, còn dư vài ba ngày tham quan danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử.


Lúc nào tôi cũng nhớ lời ba tôi dặn:


- Sống thế nào để thêm bạn bớt thù


Người nào tôi gặp, tôi cũng nghĩ là lần cuối cùng, biết đâu ngày mai mình không còn nữa, làm sao gặp được những người mình đã gặp hôm nay?


Tôi là người phụ nữ lạc quan, lúc nào cũng cười vì tôi muốn đem vui tươi đến cho những người xung quanh. Nụ cười dễ gây thiện cảm hơn là mặt mày nhăn nhó, than thở, bi quan.


Ttôi thường nói với chính mình:


- Nếu ngày mai mình vào quan tài thì bây giờ cũng phải vui, cũng phải cười, phải lạc quan.


Có những người Mỹ mà tôi gặp lúc nào họ cũng lạc quan. Nếu tôi hỏi:


- Anh chị khỏe không?


Họ trả lời reo vui như ngày đại hội:


- Khỏe lắm. Vui lắm.


Nhưng sau đó họ ôm ngực ho sù sụ hoặc nói chuyện một chút mới biết họ vừa ở bệnh viện ra. Có lẽ lối giáo dục của người Mỹ dạy họ vui vẻ, yêu đời, yêu người, yêu sự sống, và lúc nào cũng lạc quan.


Trời California nắng ấm rực rỡ, người về thăm California từ khắp nơi trên thế giới, đường phố tấp nập người qua lại, nhất là các tiệm ăn, 24/24 giờ lúc nào cũng có thực khách.


Tôi viết bài này trong lúc còn mấy ngày nữa là đến lễ Tạ Ơn. Cha Mẹ là người đầu tiên tôi muốn tạ ơn trong cuộc đời này. Người nào hạnh phúc được còn có cha mẹ, đưa cha mẹ đi ăn, mua quà tặng cho cha mẹ, hạnh phúc đi bên cạnh cha mẹ của mình, không có cha mẹ làm sao có con? Hầu hết những người con trân quý tình phụ tử, mẫu tử. Mỗi người trong chúng ta chỉ có một người mẹ, một người cha, khi cha mẹ qua đời rồi muốn cũng không được, chỉ lặng lẽ nghe những bản nhạc về cha mẹ, để bùi ngùi tưởng nhớ đến cha mẹ của mình.


Nước chảy xuống không bao giờ chảy lên, không có ai thương con bằng cha mẹ thương con, cho nên tình mẫu tử quý báu nhất trên trần gian này, không thể tìm đâu được? Con thương cha mẹ, lúc nào cũng thương đâu có đợi tới ngày lễ từ phụ hay hiền mẫu, cha mẹ đau thì con chăm sóc. Cha mẹ nằm bệnh viện thì con vào thăm và đi lễ cầu nguyện cho cha mẹ của mình, thì bao giờ cũng được Ơn Trên phù hộ. Con cái bất hiếu với cha mẹ thì cháu con sau này cũng sẽ cư xử như thế.


Hồi còn nhỏ tôi mơ ước nhiều lắm, nhưng cho đến bây giờ chưa có giấc mơ nào thành hiện thực. Tôi mơ thành lập nhiều cô nhi viện, nuôi trẻ con mồ côi, yêu thương chúng như con ruột của mình, làm thế nào những đứa trẻ bơ vơ có mái ấm gia đình như làng Hòa Bình ở Gò Vấp do người Đức thành lập, mỗi tuần có những gia đình giàu lòng nhân ái vào đem một vài em về nhà mình nuôi dưỡng cuối tuần, rồi đầu tuần đem vào cô nhi viện. Các em được sống trong gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị em, dù ngắn ngủi chỉ có cuối tuần, nhưng cũng để lại nhiều kỷ niệm trong cuộc đời các em.

UserPostedImage
Kiều Mỹ Duyên thăm các em mồ côi ở Thủ Đức, Việt Nam


Tôi mơ những đứa trẻ của những gia đình nghèo ở đồng quê hẻo lánh được đến trường học, học tới nơi tới chốn, mùa đông các em có áo ấm, mùa hè các em đủ gạo ăn, và khi bệnh có bác sĩ chăm sóc và có thuốc men đầy đủ. Tôi mơ những cụ già được chăm sóc đầy đủ, có đời sống an vui trong tuổi già. Tôi mơ chùa, nhà thờ, và những nơi tôn nghiêm được mở rộng và được chăm sóc cẩn thận. Hàng ngày thiện nam tín nữ đi lễ bái, nghe kinh kệ, và cầu nguyện cho mình và cho người.


Sống sao cho vui vẻ, người chết không có tiếng nói, người chết nằm một chỗ không biết vui buồn, cho nên chúng ta còn sinh hoạt được thì cứ vui, giúp ai điều gì thì tận tình giúp đỡ họ.


Nhiều người khuyên tôi:


- Già rồi đi đám ma nhiều quá không tốt.


- Một đời người chết một lần, đâu có ai chết hai lần. Tôi đến để cầu nguyện một chút và chia buồn với thân nhân của họ.


- Ở nhà cầu nguyện, vào chùa, hay đến nhà thờ cầu nguyện cũng được, tại sao phải đi đến nhà quàng, đi đám ma ảnh hưởng đến tinh thần.


Tôi chỉ cười cười rồi lại tiếp tục tới đám tang.


Tôi kính phục những người tu hành, suốt đời những vị chân tu sống cho người khác, tín đồ hay thân nhân của tín đồ đau bệnh và có mất, họ đều đến cầu nguyện.


Càng già tôi càng tin tưởng vào tôn giáo một cách tuyệt đối, tôi cũng rất tin vào sự màu nhiệm của cầu nguyện, và tôi thường xuyên cầu nguyện.


Ông bà mình thường nói thân phận phụ nữ khổ cực hơn đàn ông, cho nên có nhiều phụ nữ nói với chúng tôi:


- Kiếp sau sẽ không làm phụ nữ, cố gắng ăn ở hiền lành, tu nhân tích đức, làm việc phúc đức để kiếp sau làm đàn ông. Làm đàn ông hạnh phúc hơn phụ nữ nhiều, phụ nữ mang nặng đẻ đau, phụ nữ làm việc vất vả như đàn ông, về nhà còn chăm sóc con cái nhà cửa. Như vậy phụ nữ vất vả gấp mấy lần đàn ông?


Là phụ nữ hay đàn ông cũng vất vả như nhau. Thôi thì kiếp sau đừng làm người, làm cây thông đứng giữa trời mà reo, hoặc làm chim bay khắp bốn phương trời. Trời lạnh thì bay về nơi có nắng ấm, nơi nào cũng là nhà, tối ngủ trong bụi cây, sáng thức dậy hát líu lo cho người vui vẻ và hạnh phúc cho đời.


Giấc mơ người tị nạn là quay về cố hương, nhưng than ôi, quê hương chưa thật sự thanh bình, người tị nạn hưu trí ở khắp nơi trên thế giới có về Việt Nam ở được không? Nếu ở quê nhà mà câm không nói gì, thấy cảnh bất bình mà nhắm mắt làm ngơ thì không phải là con người có sự công bình, nhưng nếu thấy cảnh bất bình lên tiếng thì nhà tù mở rộng, đừng nghĩ người tị nạn bây giờ có quốc tịch Mỹ, Anh, Pháp, Úc về Việt Nam nói gì thì nói, nhà tù vẫn chờ đợi quý vị đó?

Kiều Mỹ Duyên/Viễn Đông
(kieumyduyen1@yahoo.com)
*Trùng chủ đề

Sửa bởi người viết 18/11/2021 lúc 02:36:05(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.132 giây.