logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 21/08/2013 lúc 08:23:06(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/ 2013.)
REUTERS/Yuri Gripas

Chính sách nhân quyền của Việt Nam được đánh dấu bằng những mâu thuẫn và nghịch lý, thể hiện qua việc tăng cường mở cửa nhưng tiếp tục trấn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến. Để làm rõ vấn đề này, giáo sư Carlyle Thayer đưa ra ba giả thuyết. Bài viết được đăng trên trang web Asian Currents thuộc Hiệp hội nghiên cứu Châu Á của Úc, tháng Tám năm 2013.
Bất kỳ đánh giá nào về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đều phải đối mặt với những mâu thuẫn trong việc thực hiện chính sách và nghịch lý lớn.

Hiến pháp Việt Nam năm 1992 có điều khoản về tự do ngôn luận. Điều 69 quy định « Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật ». Mâu thuẫn trong thực hiện chính sách phát sinh từ Điều 4 về việc thành lập một hệ thống chính trị độc đảng. Điều này quy định, « Đảng Cộng sản Việt Nam ... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội ».

Đồng thời Việt Nam phải đối mặt với một nghịch lý lớn. Kể từ đại hội Đảng gần đây nhất được tổ chức vào đầu năm 2011, Việt Nam đã tìm cách chủ động hội nhập vào hệ thống toàn cầu. Do tìm cách mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ và Châu Âu, Việt Nam đã phải chịu áp lực yêu cầu cải thiện tình hình nhân quyền.

Ví dụ, Quyền Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, ông Joseph Yun, đã điều trần trước Tiểu ban Châu Á và Thái Bình Dương, Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện ngày 05/06 : Chúng tôi đã nhấn mạnh với các lãnh đạo Việt Nam rằng người dân Mỹ sẽ không hỗ trợ việc nâng cấp đáng kể mối quan hệ song phương nếu không có những tiến bộ rõ ràng về nhân quyền. Các quan chức khác của Mỹ đã gắn vấn đề bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí và đạt thoả thuận về Hiệp định Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với « những tiến bộ rõ ràng về nhân quyền ».

Nghịch lý lớn là ở chỗ tình hình nhân quyền Việt Nam đã trở nên tồi tệ, không được cải thiện trong những năm gần đây, do đó gây khó khăn hơn cho mục tiêu tự đề ra là chủ động hội nhập quốc tế.

Bởi vì Việt Nam là một Nhà nước độc đảng không có cơ quan độc lập để bảo đảm là các quyền tự do nêu trong Điều 69 được tôn trọng. Những mâu thuẫn vốn có của thực tế chính trị này đã dẫn đến tình hình hiện nay, mở cửa chính trị chưa từng thấy thông qua internet và trấn áp cùng đồng thời tồn tại.

Trong đánh giá về nhân quyền ở Việt Nam, trong năm 2012, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã kết luận thẳng thừng: Việc đàn áp những người chỉ trích chính phủ và các nhà hoạt động trở nên tồi tệ, với những hạn chế nghiêm trọng về tự do ngôn luận, hội họp. Ít nhất 25 nhà bất đồng chính kiến ​​ôn hòa, bao gồm cả blogger và nhạc sĩ, đã bị kết án tù nhiều năm trong 14 vụ xét xử không theo chuẩn mực quốc tế.

Đồng thanh với kết luận này, báo cáo hàng năm về nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đề cập đến các sự kiện trong năm 2012, ghi nhận là « có một xu hướng đàn áp và khủng bố ngầm do Nhà nước yểm trợ nhắm vào những cá nhân có các phát biểu vượt qua ranh giới và đề cập đến các vấn đề nhạy cảm như chỉ trích các chính sách đối ngoại của Nhà nước liên quan đến Trung Quốc hoặc chất vấn về sự độc quyền nắm giữ quyền lực của Đảng Cộng sản ». Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhận thấy là « ở bề ngoài, ngôn luận cá nhân, báo chí công khai, và thậm chí phát biểu chính trị tại Việt Nam cho thấy có những dấu hiệu tự do hơn ».

Một đánh giá về sự phát triển quyền con người ở Việt Nam trong nửa đầu năm 2013 cho thấy vẫn tiếp tục có những mâu thuẫn trong thực hiện chính sách nhân quyền của Việt Nam và nghịch lý của việc vừa tìm kiếm gia tăng cam kết với Hoa Kỳ vừa đẩy mạnh đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền trong cùng một thời gian.

Vào cuối năm 2012, cuộc đàn áp của Việt Nam đối với các nhà bất đồng chính kiến đã khiến Hoa Kỳ đột ngột hủy bỏ tham gia vào các cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm với Việt Nam tại Hà Nội. Cuộc đối thoại này đã được tổ chức vào tháng Tư năm 2013. Đại diện của Hoa Kỳ là ông Daniel Baer, ​​Quyền Phó Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động. Trong chuyến thăm này, ông đã bị ngăn chặn, không cho gặp những người bất đồng nổi tiếng Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Phạm Hồng Sơn.

Hai tháng sau, ông Baer điều trần trước Tiểu ban Châu Á và Thái Bình Dương, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ và lưu ý đến những mâu thuẫn trong việc thực hiện nhân quyền của Việt Nam. Một mặt, ông Baer ghi nhận : Các bước tích cực như việc thả nhà hoạt động Lê Công Định (cho dù đi kèm với những hạn chế tự do), tạo thuận lợi cho một tổ chức nhân quyền quốc tế thăm Việt Nam, và số lượng đăng ký hoạt động công giáo gia tăng một cách khiêm tốn ở Tây Nguyên ... các cuộc thảo luận giữa Chính phủ và Tòa thánh Vatican, và cũng như diễn biến tích cực tiềm tàng trong vấn đề nhân quyền cho những người LGBT [đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng giới, hoán tính/chuyển đổi giới tính] ... [và] tràn ngập ý kiến của ​​công chúng về dự thảo Hiến pháp ...

Mặt khác, ông Baer kết luận : Thế nhưng, những bước tiến này không đủ để đảo ngược xu hướng tồi tệ kéo dài trong những năm qua. Cũng không có các biện pháp tích cực riêng rẽ tạo dựng một mô hình phù hợp. Với số lượng ngày càng tăng, các blogger tiếp tục bị quấy rối và bị bỏ tù vì những phát biểu ôn hòa trên mạng và các nhà hoạt động tiếp tục phải sống dưới đám mây đen ...

Giờ đây thì mọi người biết rằng, vào cuối tháng Ba và tháng Tư năm 2013, các quan chức Mỹ và Việt Nam đã bắt đầu thảo luận về chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ Việt Nam kể từ sáu năm qua. Hoa Kỳ chính thức ngỏ lời mời vào tháng Bảy và Việt Nam đã chấp nhận. Không có bằng chứng cho thấy Việt Nam đã tìm cách dàn xếp chuyến thăm của ông Sang bằng cách thả bất kỳ các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nào. Có một dấu hiệu mong manh. Ngày 08/07, chính quyền Việt Nam đột ngột hoãn phiên tòa xét xử nhà hoạt động vì dân chủ nổi tiếng, luật sư Lê Quốc Quân.

Tuy nhiên, vẫn trong sự mâu thuẫn, Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, có thể gây ra rủi ro cho chuyến viếng thăm Washington của Chủ tịch Sang. Trong hai tháng Năm - Sáu, Việt Nam kết án và áp đặt bản án khắc nghiệt đối với hai sinh viên đại học (Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha) và bắt giữ ba blogger nổi tiếng (Đinh Nhật Uy, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào), nâng tổng số tù nhân chính trị và các blogger bị bắt trong nửa đầu năm 2013 lên tới 46 người.

Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang đã gặp nhau tại Nhà Trắng ngày 25 tháng Bảy. Trong cuộc họp báo chung, Tổng thống Obama tuyên bố, "chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện rất thẳng thắn về sự tiến bộ mà Việt Nam đang thực hiện và những thách thức tồn tại". Ông Sang thừa nhận sự khác biệt và tiết lộ rằng Tổng thống Obama hứa sẽ làm hết sức mình để tới thăm Việt Nam trước khi hết nhiệm kỳ.

Một tuyên bố chung được công bố sau cuộc gặp, xếp vấn đề nhân quyền đứng hàng thứ tám trong số chín chủ đề thảo luận. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận lợi ích của đối thoại thẳng thắn và cởi mở để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp các bất đồng về nhân quyền. Không thấy đề cập đến những vấn đề nhân quyền mà Tổng thống Obama nêu lên. Điểm thứ tám của tuyên bố chung dành bảy trong chín dòng để tổng kết những gì Chủ tịch Sang đã thảo luận với đồng nhiệm Mỹ. Đáng chú ý, Chủ tịch Sang khẳng định rằng Việt Nam sẽ ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn và sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng đến thăm Việt Nam vào năm 2014.

Chuyến thăm của Chủ tịch Sang đã bị lu mờ bởi một cuộc tuyệt thực kéo dài của nhà hoạt động chính trị Nguyễn Văn Hải. Ông Hải thành lập Câu lạc bộ các Nhà báo tự do và hoạt động vì nhân quyền và cải cách dân chủ. Mặc dù có các quy định về tự do ngôn luận trong Hiến pháp, ông đã bị kết án tù 12 năm vì tiến hành « tuyên truyền chống lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa » thông qua các blog trên internet và các bài trên các đài phát thanh nước ngoài. Khi ông Hải bị bắt giam, Tổng thống Obama công khai kêu gọi trả tự do cho ông.

Ông Hải bắt đầu tuyệt thực vào cuối tháng Sáu để phản đối cách đối xử với ông ở trong tù, trong đó có việc kéo dài thời gian biệt giam. Hai ngày sau khi Chu tịch Sang kết thúc chuyến thăm Mỹ của ông, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao của Việt Nam thông báo là họ sẽ điều tra những lời tố cáo của ông Hải. Ông Hải đã chấm dứt cuộc tuyệt thực vốn kéo dài trong 35 ngày.

Vậy làm thế nào có thể giải thích những mâu thuẫn trong việc thực hiện chính sách nhân quyền của Việt Nam ? Hơn nữa, làm thế nào có thể giải thích được nghịch lý là Việt Nam tìm cách gia tăng quan hệ với Mỹ đồng thời cùng lúc lại đẩy mạnh trấn áp ?

Có thể có ba giải thích, nhưng chúng không loại trừ lẫn nhau, về những mâu thuẫn và nghịch lý của Việt Nam.

Trước tiên, việc tiếp tục đàn áp chính trị là kết quả của quá trình quan liêu của Bộ Công an (MPS). Khi một nhà hoạt động chính trị thu hút sự chú ý, Bộ Công an thường bắt đầu lập hồ sơ qua việc thu thập chứng cứ. Sau khi Bộ Công an xác định rằng một nhà bất đồng chính kiến đã vi phạm luật an ninh quốc gia được diễn đạt một cách mơ hồ của Việt Nam, cơ quan này bắt đầu một chiến dịch đe dọa và sách nhiễu nhà bất đồng chính kiến ​​và gia đình, bạn bè của người bất đồng chính kiến. Nếu nhà bất đồng chính kiến ​​từ chối sự kiềm tỏa của Bộ Công an, thì bộ này tìm kiếm sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền cao hơn để bắt giữ và tổ chức một phiên tòa.

Tại sao một số người chống đối bị đàn áp trong khi những người khác được phép phát biểu ý kiến ​​tương tự mà không bị trả thù? Nói cách khác, tại sao lại có sự mâu thuẫn giữa gia tăng mở cửa và tiếp tục đàn áp?

Việt Nam công khai thúc đẩy mạng Internet và khuyến khích các công dân nói lên một số vấn đề. Tuy nhiên, các nhà bất đồng chính kiến ​​sẽ là đối tượng bị trấn áp nếu họ vượt qua lằn ranh đỏ mà ai cũng biết như tiếp xúc với người Việt hải ngoại, đặc biệt là các nhóm hoạt động chính trị như Việt Tân mà chế độ coi là phản động. Tóm lại, Bộ Công an kết luận rằng những nhà bất đồng chính kiến ​​là một bộ phận của "âm mưu diễn biến hòa bình", theo đó các lực lượng thù địch bên ngoài liên kết với bọn phản động trong nước để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một giải thích khác cho rằng sự mâu thuẫn trong việc đồng thời mở cửa và trấn áp là đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản. Các nhà bất đồng chính kiến, đặc biệt là các blogger, nêu các vấn đề nhạy cảm liên quan đến tham nhũng, gia đình trị và lợi ích kinh doanh của các nhân vật chính trị hàng đầu. Trong những trường hợp này, các nhà bất đồng chính kiến ​​bị lôi ra để trừng phạt theo lệnh của các quan chức cao cấp của Đảng hay những người ủng hộ họ. Nói cách khác, các tính toán cân nhắc chính trị nội bộ là động lực chính của hoạt động trấn áp.

Giải thích thứ ba cho rằng việc đàn áp chính trị gia tăng tại Việt Nam được chỉ đạo bởi những người bảo thủ trong Đảng tìm cách cản trở gây rối, nếu như không phá hoại, sự phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh. Ví dụ, người ta cho rằng các nhân vật bảo thủ trong Đảng chỉ huy cuộc đàn áp các blogger hồi tháng Sáu, để phá hoại chuyến thăm Washington đầu tiên của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Các nhân vật bảo thủ trong Đảng sợ rằng quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ sẽ làm cho quan hệ với Trung Quốc xấu thêm. Đặc biệt, họ nhắm vào các blogger và các nhà hoạt động, những người chỉ trích việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc của chính phủ. Các nhân vật bảo thủ trong Đảng bác bỏ áp lực của Mỹ về nhân quyền, kêu gọi Hoa Kỳ gia tăng tài trợ để giải quyết những di sản chiến tranh bom mìn và chất độc da cam, và đòi Mỹ chấm dứt phân biệt đối xử cấm vận vũ khí. Lời giải thích thứ ba này giải thích nghịch lý của việc vì sao Việt Nam không giải quyết hồ sơ nhân quyền để củng cố quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ trong bối cảnh có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.

(Carlyle A. Thayer là Giáo sư danh dự, Đại học New South Wales ở Úc Học viện Quốc phòng).
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.094 giây.