logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/11/2021 lúc 11:37:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh hoạ: học sinh một trường tiểu học ở Hà Nội dự khai giảng hôm 5/9/2016. AFP

Mấy bữa nay trên các trang mạng xã hội râm rang câu chuyện Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Hiệu trưởng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã nêu trong một tham luận bàn về văn hóa, giáo dục, rằng nên bỏ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn trong giáo dục nhằm phát huy tính sáng tạo cá nhân (độc sáng). Điều này tạo ra hai luồng dư luận trái chiều, một bên đồng thuận bỏ, một bên phản đối bỏ. Như vậy, rốt cuộc, bỏ là tốt hay không bỏ là tốt? Và nếu bỏ thì bỏ hẳn hay thay thế?
Trước nhất, muốn bỏ hay không bỏ, có lẽ phải đặt ra câu hỏi: Mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn là gì? Nó có từ bao giờ? Mức độ chi phối, ảnh hưởng của nó với giáo dục Việt ra sao? Thực ra, cho đến lúc này, không ai dám khẳng định câu này là của Khống Tử mặc dù trong trước tác của ông đặt nặng vấn đề Lễ, bởi Lễ giúp cho con người thấu cảm được lẽ huyền vi Trời Đất, thấy được ý nghĩa tồn tại, định vị được chỗ đứng của mình trong gia đình, trước xã hội và có cách đối nhân xử thế phải mực. Ngoài ra, vì lý do chính trị, Khổng Tử đã nâng Lễ lên thành một loại nghi thức cúng kính, tôn thờ trời đất quỉ thần, các bậc tiên vương, vua chúa, quan lại… Nghĩa là một phần, Lễ giúp cho con người biết khiêm nhường, khoan hòa. Nhưng phần khác, Lễ khiến cho con người trở nên mê tín và tôi đòi chính trị.
Hậu học văn, thời Khổng Tử thì không có các môn hình học, đại số, sinh học, vật lý, hóa học, kĩ thuật nông nghiệp, địa lý… Nhìn chung, các môn tự nhiên trên không có trong nền giáo dục Nho Giáo, ngoại trừ môn Số (trong Nho, Y, Lý, Số nhằm dạy người ta hiểu về bói toán, hiểu về chữa bệnh nhưng cũng chỉ là kinh nghiệm thô sơ, Dịch số thời đó là phương toán Hà Đồ, Lạc Thư na ná tích hợp thô sơ, nó không được dạy trong các trường Khổng Nho mà lại dạy ở các thầy chiêm tinh, địa lý, nó là môn nghiên cứu riêng của các nhà thuật sĩ…) và ngay cả các môn xã hội thời đó cũng còn ở mức tầm chương trích cú như học viết chữ, học thuộc lòng các bản kinh của người xưa, xem đó là kinh điển bất di bất dịch.
Nhìn chung, cái sự học lấy Tiên Học Lễ Hậu Học Văn của thời xưa chỉ dừng ở mức biết Lễ để mà sợ Trời Đất, sợ quân vương, thờ nhà vua, vua bảo chết thì chết. Biết văn để tranh tài ra làm quan, cũng để thờ vua, để ca tụng nhà vua. Trong ý nghĩa và công dụng này, thì đương nhiên biết Lễ trước sẽ tốt hơn là biết Văn trước. Biết Lễ trước sẽ dễ thăng tiến và có cơ hội tồn tại trong chốn quan trường cao hơn biết văn trước. Biết lễ trước khỏi lo chết, thấu hiểu vị trí và mạng sống của mình trước nhà vua. Thời đó, với học thuật như vậy, chính trị như vậy, cái câu Tiên Học Lễ Hậu Học Văn là một chân lý, là mệnh đề có tính thức thời của kẻ làm quan.
Nhưng, đến thời hiện đại, tại sao người ta vẫn dùng mệnh đề này trong triết lý giáo dục? Bởi chữ Lễ và chữ Văn của thời đại tân học, tức chữ quốc ngữ đã thịnh hành lại mang nội hàm rộng hơn, chữ Lễ của thời này vừa mang ý nghĩa tôn thờ trời đất, nhà vua, tiền nhân, lại vừa mang ý nghĩa tôn thờ thầy cô, cha mẹ và đặt trọng tâm gia đình, cha mẹ lên cao nhất. Nghĩa là chữ Lễ của tân học đã có một bước cách mạng, nó đi từ kiếp nô lệ dưới thời phong kiến sang kiếp tự thân vận động của thời hậu phong kiến. Và nó cũng là phần dạy người ta cách đối nhân xử thế trong xã hội mới. Chữ Văn của thời tân học bao gồm những môn học mới như toán học phương tây, sinh học, hóa học, vật lý, địa lý… Trên tình thần này, mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn phải được hiểu là trước nhất phải học cách ứng xử của xã hội loài người, học nghi thức làm người, học đạo đức, hiểu phẩm hạnh, nhân cách là thế nào và trau dồi đạo đức để làm người, thứ đến mới học tri thức nhân loại để tạo cho mình kĩ năng làm việc, khả năng cống hiến…
Đó là tinh thần của Lễ và Văn thời đại mới, nhìn chung hoàn toàn hợp lý, không có dáng dấp của Khổng Tử chi phối trong tinh thần này mặc dù nó có căn nguyên Khổng Nho. Đến giáo dục xã hội chủ nghĩa, chữ Lễ và chữ Văn lại được hiểu theo nghĩa khác và định theo hướng khác. Tuy nhiên, một đất nước có ngàn năm nô lệ giặc Tàu, muốn bứt thoát ra khỏi căn phận nô lệ, người ta buộc phải bứt thoát từ căn gốc, cội nguồn. Đây là vấn đề đáng bàn mà Giáo sư Trần Ngọc Thêm đang bỏ ngỏ (thiết nghĩ lý do bỏ ngõ này rất nhạy cảm và dễ hiểu trong tình thế của ông – một đảng viên Cộng sản, một lãnh đạo trong ngành giáo dục, và đương nhiên là một chân trong hội đồng nhân dân thành phố). Chính sự bỏ ngỏ, không nêu được mệnh đề mới, mệnh đề thay thế mà còn nhấn mạnh yếu tố độc sáng của mỗi trí thức, điều này cũng đồng nghĩa với bỏ hẳn mệnh đề cũ và không cần mệnh đề tương đương. Như vậy, nghĩa là khuynh hướng bỏ hẳn cao hơn khuynh hướng thay thế, không có dấu hiệu thay thế.
Về phần mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn, cho đến lúc này, Việt Nam hầu như không có triết lý giáo dục, mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn đã bị biến thành câu cổ động, thành phương châm, hoặc giả là khẩu hiệu, nó trở nên trống rỗng, khô khan nên việc bỏ đi hay giữ lại, không phải là chuyện đáng nói. Mà chuyện đáng nói ở đây là điều gì đã khiến một mệnh đề triết học trong giáo dục đã bị biến tướng thành câu khẩu hiệu? Và hơn hết, giả sử nó còn sức chi phối, trong cái giá trị cổ động của nó, thì Lễ ở đây như thế nào, Văn ở đây như thế nào?
UserPostedImage
Hình minh hoạ: Học sinh chào cờ ở một trường tiểu học ở Hà Nội hôm 5/9/2016. AFP

Xin thưa, trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, Lễ, phải hiểu rằng ngay từ trứng nước, chập chững bước vào mẫu giáo, người ta đã dạy cái Lễ kính Bác, yêu Bác, tôn thờ Bác. Cụ thể, Bác ở đây là Hồ Chí Minh. Ngoài ra, thì yêu Đảng, ghi nhớ công ơn Đảng, tôn thờ Đảng… Lớn lên, cái Lễ này còn nặng nề hơn, nó nặng nề đến độ một người có chữ, làm giáo viên, đôi khi phải phó thác phẩm hạnh, thân xác của mình cho người của Đảng. Nói như vậy để hiểu rằng chữ Lễ trong giáo dục xã hội chủ nghĩa nhắm đến cái gì. Và chữ Văn trong giáo dục xã hội chủ nghĩa thì sao? Đó là một thứ sản phẩm được mua đi bán lại giữa các thế hệ, thế hệ trước mua được cái chữ, bán lại cho thế hệ sau, người khôn ranh thì bán được nhiều tiền, kẻ hiền ngu thì bán không được hoặc bán được ít tiền. Luật chơi giáo dục, (có lẽ phải dùng chữ “luật chơi” ở đây mới đúng!) là con mạnh được con yếu thua. Và người nào càng biết Lễ thì càng lên cao.
Chính vì chữ Lễ đã bị đánh tráo ngay từ trứng nước nên nền giáo dục trở nên thối nát, u ám, bệ rạc và mục rã. Nếu như bỏ câu khẩu hiệu Tiên Học Lễ Hậu Học Văn trong giáo dục xã hội chủ nghĩa thì cũng nên lắm. Nhưng, trong nền giáo dục này, số đông dụng câu khẩu hiệu theo hướng trên, cũng có một số không nhiều sử dụng theo hướng mệnh đề triết học và hướng con người đến chỗ nhân bản, tôn trọng phẩm hạnh và đạo đức… Nhưng, đây chỉ là con số nhỏ và mức độ ảnh hưởng của họ, như đã thấy, hiếm hoi, rất hiếm hoi tín hiệu xã hội bình an, thiện lương. Và một xã hội mà người ta luôn nắm chớp cơ hội, sẵn sàng đạp lên nhau mà sống, sẵn sàng lên giường với quan chức để tiến thân, sẵn sàng đấu tố đồng môn, đồng liêu, sẵn sàng đoạt mạng của người thân vì một thứ tham vọng nào đó… có tất, thì có nên giữ câu khẩu hiệu này lại?!
Khi một thứ khẩu hiệu trở nên khô cứng và rỗng tuếch, một phương châm giáo dục vừa hình thức vừa không thật, thì liệu nó có nên tồn tại? Hơn nữa, sự tồn tại của nó lại mang dáng dấp Khổng Nho?! Nhưng, điều này càng nguy hiểm gấp bội lần nếu như bỏ nó đi mà không có mệnh đề thay thế. Bởi khi trong một xã hội có nền nếp, có căn cơ, thì tính độc sáng sẽ phát huy được khía cạnh thiện lương của nó. Ngược lại, trong một xã hội mà nền giáo dục giống như một cái lẩu hầm bà lằng các loại xôi thịt, rau cải, xương xẩu, gia vị và độc dược… loạn cào cào, nếu phát huy tính độc sáng, chắc chắn cơ hội cho cái ác sẽ rất cao, và khi cái ác có cơ hội độc sáng, sẽ khó mà lường được chuyện gì!
Giá như ngay từ đầu, ông Trần Ngọc Thêm đề xuất thay đổi mệnh đề hoặc Việt hóa mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn bằng một mệnh đề mới, có tính Việt (Ví dụ: Học Làm Người Trước, Học Làm Trí Thức Sau hoặc Học Người Rồi Học Khoa Học… chẳng hạn!) thì câu chuyện lại khác. Bởi chí ít, nền giáo dục vốn dĩ không có cái lõi triết lý (đừng xem các nguyên tắc, tôn chỉ và định hướng giáo dục xã hội chủ nghĩa là triết lý giáo dục, vì nó không phải vậy!) thì rất cần một hệ thống triết lý giáo dục hẳn hoi, sau đó là hành động giáo dục thích ứng.
Chưa bao giờ nền giáo dục này cần cứu như bây giờ, và khi cái xấu, điều tệ hại đã ngấm vào cơ địa giáo dục, thì việc để nó độc sáng là một tai họa!

blogger Viết Từ Sài Gòn (RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.