logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/12/2021 lúc 10:43:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh hoạ: Hai nhân viên bảo vệ trước tấm biển tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội hôm 28/1/2021 nơi diễn ra Đại hội 13 ĐCSVN. Reuters

Ngày 9 và 10 tháng 12 tới đây sẽ có 110 nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh về dân chủ do Mỹ tổ chức. Một số quốc gia, trong đó các nước có chế độ cộng sản như Việt Nam, Trung Quốc… đã không được mời. Liệu đó có là một sự thể hiện chống lại chủ nghĩa độc tài, đặc biệt là ở Trung Quốc và liệu có cơ hội hy vọng vào sự chuyển đổi dân chủ ở các chế độ này?
Mô hình dân chủ phương Tây có quá trình phát triển hàng trăm năm cùng với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, trong đó động lực là thị trường. Trong chế độ đó, quyền tự do cá nhân của người dân lớn và trực tiếp giám sát quyền nhà nước, quyền nhà nước bị phân chia và giám sát lẫn nhau. Cơ chế công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình được thiết lập. Đặc điểm của mô hình này là sự bất ổn thể chế vẫn diễn ra nhưng không thể quay lại với chế độ độc tài hay toàn trị.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá quá trình dân chủ hoá xã hội có thăng trầm nhưng luôn diễn ra. Chuyển đổi dân chủ là sự thay đổi chế độ từ độc tài, độc đoán, toàn trị sang mô hình dân chủ kiểu phương Tây. Đã có những tranh luận về chủ đề chuyển đổi dân chủ trong các chế độ chính trị khác nhau. Phương Tây đã thắng trong chiến tranh lạnh, không còn cạnh tranh ý thức hệ và chủ nghĩa đơn cực trong bối cảnh toàn cầu hoá là một trong những nguyên nhân suy thoái dân chủ và quyền tự do bị suy yếu trên toàn thế giới, kể cả ở Mỹ, đặc biệt trong nhiệm kỳ  D. Trump làm Tổng thống (2016-2020).
Mô hình Xô – Viết đã tồn tại như sự thử nghiệm và sụp đổ, và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã và đang chuyển đổi dân chủ. Trong các nước kinh tế mới nổi đã từng diễn ra quá trình chuyển đổi dân chủ. Ở một số nước Đông Á, Đông Nam Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… mặc dù có những biến cố ‘đẫm máu’ đòi dân chủ như ở Hàn Quốc, đã chuyển đổi dân chủ thành công từ những năm 1970 và vươn lên để trở thành những “con rồng” kinh tế. Những khát vọng thoát nghèo nàn và lạc hậu được đáp ứng bởi những chính sách cải cách chính trị phù hợp với hội nhập với thị trường khu vực và thế giới, nhờ làn sóng đầu tư nước ngoài đã tăng tốc trong quá trình toàn cầu hoá.
Nhận định từ 1989 của Fransis Fukuyama về nền dân chủ tự do của phương Tây có thể là giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa văn hóa xã hội của nhân loại chưa thể đến khi xuất hiện phiên bản đảng cộng sản toàn trị kiểu như Trung Quốc, Việt Nam… hiện nay. Giới lãnh đạo của biến thể này coi sự sụp đổ của Liên Xô là bài học, Mikhail Gorbachov là tội đồ khi coi công khai (гластность) là mục đích cải tổ (перестройка). Phiên bản này tồn tại với ‘chính sách thực dụng’, mở cửa hội nhập kinh tế thị trường và cải cách để thích nghi, và trong suốt hơn một phần ba thế kỷ được coi là thành công kinh tế, nhưng chuyển đổi dân chủ theo mô hình của phương Tây đã không thể diễn ra. Tính chính danh của đảng độc quyền được duy trì bởi tăng trưởng kinh tế. Mô hình Trung Quốc từng có ảnh hưởng đáng kể đến các nước đang phát triển. Khác với mô hình dân chủ phương Tây, đặc trưng của mô hình Trung Quốc luôn phải theo đuổi quyền lực để duy trì chế độ, thanh trừng phe phái luôn xảy ra và tự do cá nhân bị cấm đoán.
UserPostedImage
Biểu tình phản đối Dự luật Đặc Khu ở TPHCM hôm 10/6/2018. AFP

Thời kỳ đầu mở cửa và cải cách chuyển đổi kinh tế, quyền tự do sản xuất kinh doanh được mở rộng, và người ta từng hy vọng về sự chuyển đổi dân chủ sẽ diễn ra mạnh mẽ. Nguyên tắc kinh tế quyết định dân chủ đã không ứng nghiệm ngay, nhưng quá trình chuyển đổi dân chủ vẫn luôn ‘âm ỉ’, nó bùng phát khi tư tưởng thực dụng ‘mèo đen, mèo trắng’ đang dần kết thúc khi cải cách thể chế kinh tế đến giới hạn. Từ năm 2012 Tập Cận Bình tập trung quyền lãnh đạo độc đoán, tăng cường thanh trừng phe phái, trà đạp nhân quyền, dân chủ trong nước, kiểm soát tư bản dân tộc, thực thi chính sách thịnh vượng chung, và giảm tốc tăng trưởng là hậu quả…  Trên trường quốc tế Trung Quốc trỗi dậy hung hăng, ngoại giao chiến lang, vấn đề biên giới, hải đảo, Đài Loan và Hồng Kong… Trật tự thế giới mới đang hình thành, dường như chiến tranh lạnh 2.0 đang quay lại, cạnh tranh kinh tế và ý thức hệ ngày càng căng thẳng.
Chuyển đổi dân chủ ở Việt Nam gắn liền với chuyển đổi kinh tế kiểu Trung Quốc nhưng diễn ra sau và có những khác biệt bởi các đặc thù xuất phát điểm kinh tế thấp, lịch sử chiến tranh và địa chính trị. Yếu tố Trung Quốc từng có vai trò quan trọng, nhưng đã suy yếu bởi chính sách thực dụng trong đa phương hoá quan hệ quốc tế vì mục đích kinh tế được Việt Nam tích cực thúc đẩy. Ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo là tự bảo vệ bản thân và duy trì chế độ của mình. Mặc dù tính trung lập dường như lớn hơn, song tình thế ‘đu dây’ của Việt Nam là không tránh khỏi bởi tương đồng ý thức hệ và tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Giống như Trung Quốc tính chính danh của đảng cộng sản và chế độ được đảm bảo bởi tăng trưởng kinh tế, bởi vậy bất cứ sai lầm chính sách kinh tế lớn nào thường dẫn đến bất ổn thể chế. Chính sách tăng trưởng nóng vội dựa vào các doanh nghiệp nhà nước đang gây những tác hại nặng nề đến nay vẫn phải trả giá đắt. Bài học kinh nghiệm lớn nhất có lẽ là tiếp tục phát triển kinh tế thị trường và sự níu kéo ý thức hệ chủ nghĩa xã hội giáo điều chỉ làm chậm đi quá trình cải cách, trong đó chuyển đổi dân chủ diễn ra.
Trong những năm gần đây, quá trình chuyển đổi dân chủ “từ dưới” bị ngăn chặn, không thể diễn ra, nhưng bất ổn thể chế vẫn diễn ra căng thẳng. Qua ba kỳ đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11, 12 và 13 cuộc chiến chống suy thoái tư tưởng, chính trị đạo đức lối sống vẫn diễn biến “phức tạp” với những biểu hiện “tinh vi”, có thể gây ra “những hậu quả khôn lường”. Chuyển đổi dân chủ chỉ có thể xảy ra “từ bên trên”, giới lãnh đạo đã thừa nhận nguy cơ và đang nỗ lực ngăn chặn với tốn phí cao, trong đó tập trung vào công tác nhân sự là ưu tiên. Trước mắt là giai đoạn chuẩn bị cho sự chuyển giao quyền lực của ban lãnh đạo chóp bu, đặc biệt là vai trò của tứ trụ, Bộ Chính trị, đặc biệt cương vị tổng bí thư đảng cộng sản với quyền lực tuyệt đối trong chế độ.
Việt Nam trong phát triển không thể quay lưng với thị trường để trở nên “hùng cường”, không thể trông chờ vào tiến bộ công nghệ, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số để toàn trị xã hội và cá nhân. Bởi vậy, quá trình chuyển đổi dân chủ dù nhanh hay chậm nhưng là tất yếu. Tuy nhiên, với những đặc thù chủ yếu như phân tích ở trên cơ hội chuyển đổi dân chủ đối với Việt Nam tuỳ thuộc vào bối cảnh trật tự thế giới mới, trong đó có cuộc đối đầu kinh tế và ý thức hệ Mỹ - Trung.

TS. Phạm Quý Thọ (RFA)
UserPostedImage
Anonymous
Có Trung cộng chống lưng thì không khi nào VN chuyển đổi dân chủ cả. Khẩu hiệu Dân chủ chỉ để mị dân, trên đầu môi chót lưỡi mà thôi! Chỉ có mơ mới đòi hỏi dân chủ dưới thể chế cs.

Anonymous
Trích: "Giống như Trung Quốc tính chính danh của đảng cộng sản và chế độ được đảm bảo bởi tăng trưởng kinh tế, bởi vậy bất cứ sai lầm chính sách kinh tế lớn nào thường dẫn đến bất ổn thể chế".

Học thuyết Mác-Lênin đã sai hoàn toàn với các chế độ tư bản có nền dân chủ nghị trường, tôn trọng nhân quyền.
Nhưng nó có thế sẽ lại đúng với các thể chế "tư bản độc tài" như ở Trung Quốc, VN.
Rằng chính lũ Tư bản đỏ (mang danh "cộng sản") ấy - là những kẻ đang "tự đào mồ chôn chúng"!

Thiển nghĩ, kinh tế ở TQ, VN càng phát triển, sự bất công, phân hóa giàu nghèo cáng lớn, sẽ phải dẫn đến "bất ổn thể chế"!
Chứ không phải như tác giả nghĩ, "sai lầm chính sách kinh tế" dẫn đến "bất ổn thể chế".
Đã sai lầm suốt đời - nhưng "thể chế" vẫn không "bất ổn", vì đã có tuyên giáo, công an "sửa chữa" sai lầm!

Con tác giả bảo, rằng "kinh tế phát triển", trong khi đạo đức của các tư bản Đỏ là thứ của kẻ cướp, chúng tạo ra một xã hội thối nát bất công - mà tính "tính chính danh" của Đảng vẫn "được bảo đảm" - thì đấy là tác giả đã tự huyễn hoặc, và đã giúp Đảng lừa bịp nhân dân!

Khi hoàng đế cởi truồng, ai cũng nhân ra, nhưng không ai tự tin mà dám nói, thì ngài vẫn cởi truồng,
Khi nào người VN không thể chịu nổi sự bất công, thối nát của xã hội. nhận ra, ĐCSVN chỉ là một đảng cướp, đồng thanh nói lên điều đó, khi đó VN mới có cơ hội để có dân chủ !

Nguyễn Văn
Mỹ không mời Nga, Tàu và Việt Nam vì các nước này vẫn là các nước cộng sản, độc tài, và vẫn vi phạm nhân quyền. Tuy là đối tác về kinh tế nhưng lại đối đầu về quân sự. Nói cho rõ hơn là Mỹ vẫn coi Nga và Tàu không đi cùng một hướng với dân chủ phổ quát như Mỹ. Mỹ và đồng minh NATO đang chống lại Nga, Tàu. Thế chân vạc trở lại như thời Chiến Tranh Lạnh, nhưng lần này Mỹ sẽ không có lợi thế về kinh tế vì kinh tế Tàu Cộng nay đã đứng thứ hai sau Mỹ và sẽ vượt qua Mỹ trong tương lai.

Trong chiến tranh, dĩ nhiên hỏa lực mạnh và vũ khí tiên tiến là lợi thế, nhưng để quyết định thắng hay thua thì kinh tế mới là “vũ khí” định đoạt. Cộng Sản Liên Bang Xô Viết thua Mỹ trong cuộc Chiến Tranh Lạnh là bởi kinh tế yếu kém hơn Mỹ. Và chiến tranh ngày nay, giữa các nước, các siêu cường cũng vậy. Mỹ có vũ khí tối tân hơn cũng chưa dám đánh và thắng được Tàu; và Tàu Cộng có phát triển vũ khí tối tân ra sao cũng không dám đánh và thắng được Mỹ, nhưng nền kinh tế đang lớn mạnh sẽ là “vũ khí” định đoạt thắng hay thua sắp tới đây. Mỹ nên thay đổi chiến lược và chiến thuật. Quân đội mạnh nhưng kinh tế yếu kém hơn sẽ bại dưới tay Tàu. Phải tranh giành từ trận chiến bằng kinh tế mà tổng thống Trump đã bắt đầu. Quân đội Tàu Cộng đang lớn mạnh vì kinh tế đang lớn mạnh, và sẽ yếu kém nếu kinh tế suy sụp.

Ngày nào nước Tàu còn là nơi sản xuất hàng hóa cho thế giới thì sẽ còn khuynh đảo vận mạnh của nhân loại. Các nhà tư bản đầu tư vào nước Tàu hãy suy nghĩ lại. Mỹ đã không dám lấy sức mạnh quân sự đánh nhau vì tránh bị hủy diệt chung thì tại sao Mỹ không thay đổi? Mỹ sẽ không có lựa chọn khi để kinh tế nước Tàu vượt qua Mỹ, và sẽ không thắng được Tàu Cộng nếu kinh tế nước Tàu mạnh hơn nước Mỹ.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.105 giây.