logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/12/2021 lúc 05:51:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh họa.

Tại Việt Nam, ngoài Ban tuyên giáo, các tập đoàn tư nhân cũng tiếp tay trong việc khống chế truyền thông. Đó là cách để vinh danh chính họ đồng thời củng cố quan hệ lợi ích hữu cơ giữa chính quyền và nhà tư bản đỏ.
Ở Việt Nam truyền thông do Ban Tuyên giáo quản lý, cho nên người ta nói: “Có nhiều tờ báo nhưng vẫn chỉ có một ông Tổng biên tập tối cao là trưởng ban tuyên giáo”. Chính vì vậy người ta có “giao ban báo chí” hàng tuần và tất cả những việc gì cần đưa, đưa đến mức độ nào, cách đưa ra sao đều được định hướng đến từng tờ báo.
Chính vì vậy có những vụ việc nhức nhối tràn lan trên mạng xã hội như vụ Tô Lâm ăn bò dát vàng ở Anh, không có được một dòng tin, dù là ngắn ngủi nào xuất hiện trên báo chí. Nhưng một cái vụ nữ sinh ăn trộm đồ ở Thanh Hóa được rất nhiều báo đưa tin, phân tích và bình luận với nhiều chiều kích khác nhau.
TẬP ĐOÀN TƯ NHÂN THAM GIA BỊT MIỆNG NHÀ BÁO
Nhưng ngoài Ban tuyên giáo, các tập đoàn tư nhân cũng phối hợp tham gia quản lý kiểm soát và không chế truyền thông. Các tập đoàn như Vingroup, Sungroup, Ecopark, Novaland đang tồn tại như những đế chế truyền thông riêng, tham gia vào bịt miệng rất nhiều người muốn nói lên sự thật, đặc biệt là mâu thuẫn đất đai.
Họ vừa sử dụng công cụ kinh tế là tài trợ cho các báo bằng các hợp đồng truyền thông vốn có giá trị từ 1-2 tỷ cho một báo/năm vừa sử dụng quyền lực để can thiệp, yêu cầu sửa, xóa bài. Nếu sự việc lớn hơn, họ sẽ dùng tất cả các kênh của mình đánh lại, và nếu đuối lý họ sẽ sử dụng công an. Gần 5 năm trước, một người Luật sư đàn anh đã gọi điện cho tôi vào lúc 11h tối để nhờ gỡ một status của mình nói về đất đai của Vingroup khi tôi vừa post lên được 5 phút.
Nhiều tập đoàn có mạng lưới quản lý và quét các bình luận tiêu cực về họ xuất hiện trên mạng xã hội, sau đó họ nối kết với các cá nhân khác nhau, tìm người trong chuỗi bạn bè có khả năng ảnh hưởng để nhờ liên hệ và gỡ bài.
Chúng ta chắc hẳn chưa quên vụ việc báo Phụ Nữ online TPHCM đã dám vuốt râu hùm là Sungroup rồi bị phạt và bị đình bản (1). Năm ngoái, một người bạn tôi đưa tin về một đám cháy có đưa ảnh với một chữ “Vingroup’ lẫn mờ trong đám cháy mà 2 lần bị tổng biên tập gọi điện buộc phải thay hình.
Nhiều nhà báo không biết tại sao những bài viết hoặc bình luận tiêu cực của mình về các tập đoàn tư bản thân hữu đột ngột “bốc hơi’ khỏi mọi diễn đàn và nhiều khi các nhà báo tự nhiên nằm trong danh sách theo dõi của an ninh? Riêng Vingroup đã từng dùng công an để bịt miệng được hàng trăm phụ huynh học sinh trong vụ Vinschool (2) vào năm 2017 và tiếp tục làm như vậy với rất nhiều người đã lên tiếng trình bày về sự thật về Vinfast mà mới đây Gogo TV là một ví dụ. Đến luật sư của GoGo TV cũng bị công kích dữ dội trên mạng (3).
Đọc cáo trạng của Nhóm báo sạch chúng ta thấy họ bị bắt và bị kết án đến 14 năm 6 tháng tù vì rất nhiều yếu tố, trong đó không loại trừ sự can thiệp của các tập đoàn “cướp đất” của dân. Trong tổng số 47 bài viết của nhóm báo sạch thì đến 32 bài nói về những vấn đề đất đai tại huyện Thới Lai và chính điều này đã đụng tới quyền lợi của các tập đoàn kinh tế đang hưởng lợi.
Gần đây nhà báo Mai Phan Lợi bị bắt vì tội trốn thuế mà theo nhiều nguồn tin thì lý do chính là vì Trung tâm của Ông có tổ chức nhiều khóa đào tạo, huấn luyện phóng viên làm truyền thông độc lập, đặc biệt hướng đến việc bảo đảm quyền được thông tin của những nhóm dân yếu thế, của những ngừoi bị “lề hóa” trong các vụ bồi thường giải phóng mặt bằng.
Quyết định 362/QĐ-TTG “Quy hoạch và quản lý báo chí” do Nguyễn Xuân Phúc ký vào năm 2019 cũng là một cú đấm bồi cho các nhà báo khi biên chế ngày càng hạn hẹp. Trong lúc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đang đòi hỏi sự minh bạch hóa cao hơn thì việc kiểm soát báo chí ngày càng khốc liệt hơn. Tình hình hiện tại đẩy các nhà báo đến việc phải tự kiểm duyệt nhiều hơn hoặc dấn thân vào những cam kết bẩn với các tập đoàn kinh tế sâu hơn.
Một Nhà báo bạn tôi xót xa thú nhận “Lương tâm tau rách nát rồi” khi nói rằng xã hội vẫn còn đầy dẫy tai tương và bất công, những người nông dân mất đất như gia đình chị Cấn Thị Thêu, Bà con ở Thủ Thiêm, cụ Kình ở Đồng Tâm mà với tư cách một nhà báo, ông không dám đến gặp, đến lắng nghe, tìm hiểu, dù chỉ là một lần. Tổng biên tập nói đó là những vấn đề nhạy cảm và không nên viết về nó. Nếu ông viết là chống lại ông chủ của mình và rồi cũng không ai đăng cho.
19 Điều cấm đảng viên mới đưa ra lại càng làm cho ông phải chùn bút, ngay cả việc bóng gió trên Facebook.
TƯ BẢN ĐỎ VÀ QUÁ TRÌNH “THANH LÝ QUỐC GIA”
Nhiều người bất ngờ trước sự “hòa hợp” kỳ lạ giữa chủ nghĩa tư bản và độc tài cộng sản. Nhiều chiến lược gia trước đây cho rằng khi đời sống được nâng cao, các doanh nghiệp phát triển, tạo ra một tầng lớp trung lưu tự do và cởi mở hơn, dân chủ sẽ theo đó đến. Nhưng không! đây là thời kỳ hỗn mang mà vô cùng khăng khít giữa cộng sản và tư bản. Hiện nay chỉ còn lại những tập đoàn tư bản đỏ cùng với các quan chức và truyền thông bẩn, hòa quện với nhau, cuống quít bòn rút và chia chác của cải đất nước từng giờ từng phút.
Quả thật, các tập đoàn tham gia khốc liệt vào quá trình thanh lý quốc gia ở mọi cấp, mọi ngành. Họ lobby chính sách, tạo lợi thế tiếp cận, chiếm hữu đất đai, giành giật lợi thế riêng; kéo đẩy các quan chức lên xuống ở các vị trí chính trị cụ thể. Bởi chỉ có bắt tay với các quan chức, cấu kết với truyền thông thì nhiều tập đoàn mới có thể thuyết phục được các ông Nghị ra những chính sách ưu đãi vùng miền hoặc để họ yên tâm “nhảy múa trên những khu rừng bảo tồn đang trọc hóa” như: Bà Nà, Phú Quốc, Cần Giờ, Tam Đảo....
Các tòa nhà chọc trời nằm ở những khu đất vàng cũng là kết quả của việc dùng đồng tiền phá tan quy hoạch, bóp chết không gian đô thị nhanh nhất. Các dự án đó, ngoài thì tàn phá thiên nhiên, trong thì gây loạn tâm can của từng người dân sinh sống.
Các nhà tư bản thân hữu đã song hành tiến lên cùng những lời hô hào về cộng sản bề ngoài và sự giàu có của các chính trị gia bên trong. Khi vắng bóng một hệ thống pháp luật tốt và truyền thông độc lập thì các vị tỷ phú có thể sai khiến các quan chức, đưa ra những chính sách bất công vốn được ngụy trang dưới vỏ bọc yêu nước hoặc những viễn cảnh trù phú tương lai. Cùng với sự định hướng và bao bọc của truyền thông, công sản được dịch chuyển lòng vòng và trở thành tài sản riêng của ông chủ và quan chức, và sau đó là đi ra nước ngoài.
Nguy hiểm hơn ở chỗ khi các tập đoàn to lớn đến một độ nhất định nào đó thì Nhà nước sẽ phụ thuộc vào nó và nó có thể ‘làm mình làm mẩy” trong quá trình hoạch định chính sách. Nhà nước sẽ phải dựa vào doanh nghiệp để hành xử mà truyền thông cũng luôn có xu hướng phục tùng doanh nghiệp đang cung cấp sữa cho họ hằng ngày trong bối cảnh đồng lương đang vô cùng èo uột.
Trong một xã hội mà tính dân túy đang lên cao, kẻ nắm truyền thông sẽ kiểm soát được những điều xấu và thổi phồng điểm tốt, sẽ có ảnh hưởng gần như tuyệt đối lên các chính sách quản trị quốc gia, tham gia lũng đoạn nhà nước đến tận tầng nấc cao nhất.
LUẬT PHÁP BỊ BẺ CONG THEO Ý CÁC DOANH NGHIỆP:
Cách đây chỉ 3 năm việc em trai chủ tịch Vingroup là Phạm Nhật Vũ, được nhà nước chiếu cố đến mức ra cả một “chính sách hình sự đặc biệt”. Đây là một khái niệm chưa từng có trong bất cứ văn bản pháp lý nào nhằm giảm nhẹ tội trong vụ mua bán AVG (4) thực sự đã gây sốc dư luật. Những ai đó có lương tri thì hãy so sánh những bản án đang dành cho Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm) hay cựu chiến binh Lê Đình Lượng (20 năm) vì họ đấu tranh bất bạo động cho một Việt Nam tốt đẹp hơn. Những nhà báo có lương tri xin hãy một lần ghé thăm nhà chị Cấn Thị Thêu, một lần gặp gỡ các tù nhân chính trị, thăm gia đình Báo Sạch... trước khi đặt bút viết một cách vô hồn về họ.
Trong khi thao túng truyền thông, các tập đoàn tạo ra một sự tù mù về thông tin của chính tập đoàn mình. Vingroup hay Sungroup là những ví dụ, họ cố gắng bằng mọi cách tạo ra một màn sương mù quanh mình. Các nhà báo thì chỉ được xào xáo một lượng thông tin ít ỏi và tôn vinh các CEO hoặc chủ tịch công ty như những vị lãnh tụ xa xăm.
Điều đáng buồn là mặc dù được biệt đãi như vậy nhưng các tập đoàn cũng không thể tin tưởng 100% vào Nhà nước. Chính trị là thủ đoạn và trong mọi thể chế đều luôn có phe phái. Cho nên trong thâm tâm, các tập đoàn có thể cũng lo sợ rằng mình sẽ chưa thực sự đủ lớn để khuynh loát tất cả và “sẽ bị ăn thịt”, vì thế Vingroup, đã kịp thời quay một phần đầu tàu. Họ vừa trà đàm vừa thủ súng.
Truyền thông cũng vậy, do không độc lập, cho nên cũng có thể quay lại ào ào “cắn” bất cứ lúc nào nếu được chỉ đạo. Tất cả những điều đó chỉ để thấy rằng, không có một nền tảng pháp lý ổn định, không có một nền tư pháp độc lập và báo chí tự do, thì không sẽ tạo được niềm tin, công bằng và sự lương thiện cho Nhân dân Việt Nam.

LS Lê Quốc Quân gởi VOA từ Hà Nội
_________________
(1) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49772311
(2) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41480433
(3) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-57018746
(4) https://tuoitre.vn/vi-sa...an-20190905214202028.htm


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.135 giây.