logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/12/2021 lúc 12:24:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tiểu thuyết Sơn Ca và tác giả Nguyễn Phan Quế Mai trong buổi ra mắt sách ở Little Saigon, California'

Có những mảnh đời của người Việt Nam trong những cuộc chiến mà khi nhìn lại lịch sử, ta không thể tưởng tượng được những gian truân mà con người tạo ra cho nhau.
Có những mảnh đời của người Việt Nam trong những cuộc chiến mà khi nhìn lại lịch sử, ta không thể tưởng tượng được những gian truân mà con người tạo ra cho nhau.
Đối với “Sơn Ca”, hay “The Mountains Sing,” tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai, viết về hai bà cháu gốc người Nghệ An, những địa chủ nông dân, từ những thập niên 1930 đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam, thì những mảnh đời trong tác phẩm đó là những câu chuyện dựa trên sự thật. Gia đình ly tán, anh em chiến đấu ở hai chiến tuyến đối lập, nạn đói với những thây người thê thảm, hàng xóm đấu tố bắt bớ nhau vì lòng tham và mê muội một chính thể, và những phân biệt kỳ thị để tranh dành quyền lợi.
Tưởng chừng như đây là những câu chuyện của quá khứ, của chiến tranh mà thế hệ đi trước muốn chôn vùi để con cháu của họ không phải gánh chịu, nhưng sức ảnh hưởng của nó cứ âm ỉ, chi phối những hoạt động của những ai từng trải qua những tổn thương và tạo ra những tâm bệnh không thể hiểu được, cho chính họ và thế hệ con cháu họ.
Đó là lý do những người trẻ Mỹ gốc Việt sống ở vùng Nam California xúc động và đồng cảm với tiểu thuyết Sơn Ca mặc dù chính bản thân họ chưa bao giờ trải qua những tan thương mà tác giả miêu tả rất thật, đến từng chi tiết, trong tiểu thuyết.
Võ Yến Nhi, một người Mỹ gốc Việt thuộc thành phố Redwood City, tiểu bang California, thổ lộ với VOA Tiếng Việt, “Rất là cảm động vì quyển sách này nói về mối quan hệ của một đứa cháu và bà ngoại; và em có mối quan hệ rất thân mật với bà ngoại em cho nên lúc đọc, em thấy cảm động, rất vui, vì em nghe tiếng của bà ngoại em trong tác phẩm này.”
Mặc dù là một tiểu thuyết hư cấu dựa trên những câu chuyện thật được viết bằng tiếng Anh, xen kẽ với những ngôn từ ta thán của tiếng Việt như, “Trời ơi,” hay tiếng gọi thân thương “Bà ơi,” hoặc những triết lý để đời như “Trong cái rủi có cái may,” như “Lửa thử vàng, gian nan thử sức,” hay những mật lệnh của quân đội miền Bắc Việt Nam như “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng,” Sơn Ca lột tả được cái lõi của đau thương. Trong đó, cái hồn bị tổn thương của người Việt trong cái xác chiến tranh Việt Nam là một trải nghiệm chung của nhân loại trong lịch sử, mà cho đến nay, ngôn ngữ mất còn của nó vẫn chưa được thấu suốt bởi loài người. Sơn Ca không ai oán, mà cũng chẳng gian dối đối với sự thật.
UserPostedImage
Tác giả tiểu thuyết Sơn Ca và giới trẻ người Mỹ gốc Việt tại Nam California

Theo nguyên cứu tổng quát của năm nhà khoa học Youssef NA, Lockwood L, Su S, Hao G, và Rutten BPF trong bản tường trình về ảnh hưởng của những tổn thương bị di truyền qua nhiều thế hệ vì biến đổi của DNA Methylation, đăng trên tạp chí Khoa Học não bộ (Brain Sciences) Tháng Năm, 2018, những trải nghiệm tổn thương của thế hệ cha mẹ di truyền cho thế hệ con cháu qua quá trình biến thể phân tử DNA Methylation, là một quá trình sinh học khi một nhóm hoá chất methane gắn vào trong gen khởi động (gene promoter) và kìm hãm sự phiên mã gen, làm ảnh hưởng đến hoạt động một đoạn của phân tử DNA mà không thay đổi trình tự của nó.
Khoa học đã chứng minh được những tổn thương ám ảnh từ chiến tranh ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động tinh thần lẫn thể chất của nhiều thế hệ khác nhau. Nhưng khoa học chỉ xác nhận những gì mà người Việt Nam, những người phải chống chọi và sống với chiến tranh triền miên, đã biết từ lâu.
Tiếc thay, những sự thật đó lại bị cắt xén trong sách giáo khoa lịch sử ở Việt Nam lẫn ở nước ngoài, bị cố ý chôn vùi trong dĩ vãng và bị giấu đi từ cả hai bên thắng cuộc và thua cuộc, trong lúc các thế hệ đi sau phải vùng vẫy để tìm hiểu cái gốc gác đang nằm trong DNA của họ.
Khi được hỏi về cảm xúc của mình đối với tiểu thuyết Sơn Ca, Trần Kaitlyn, một người Mỹ gốc Việt trẻ sống vùng Los Angeles, thổ lộ với VOA Tiếng Việt, “Tôi chưa được gần gũi với cội nguồn Việt Nam, nó thật sự mở mắt cho tôi, và tôi đang khám phá di sản đó.”
Riêng Phạm Hồng Phúc, người học chuyên ngành lịch sử ở Đại Học UC Berkeley, chia sẻ, “Tôi học được về lịch sử Việt Nam từ quyển sách này nhiều hơn là cả mùa học lịch sử Việt Nam ở đại học.” Và, “Lớn lên ông bà không kể chuyện này. Lần đầu tiên Phúc đọc sách này mới biết mấy chuyện trước năm 1954, và mấy chuyện đó bố mẹ Phúc cũng không kể.”
“Kể hay không kể? Liệu kể rồi có làm tổn thương con cháu mình không? Có đem lại thù hằn cho chúng nó không? Có đem yêu thương cho tụi nó không? Có mất mát gì không? Có còn gì không? Con cháu mình có nhìn mình với cặp mắt khác không?” là những câu hỏi mà thế hệ đi qua chiến tranh phải đương đầu sau cuộc chiến.
Và đó cũng là nỗi dằn vặt của mẹ bé Hương. Khi bé Hương, một nhân vật chính của tiểu thuyết hư cấu Sơn Ca, đau đớn muốn tìm ra sự thật tại sao mẹ không ở với em, không nói chuyện với em khi mẹ em trở về từ tiền tuyến, thì mẹ của em lại bị dằn vặt ám ảnh với những ác mộng và những trải nghiệm từng trải qua trong chiến tranh.
Phải chăng đây cũng là những đau thương dằn vặt không thể nói của những người lính trở về từ cả hai chiến tuyến?
Tony Bùi, đạo diễn người Mỹ gốc Việt duy nhất đoạt giải khán giả bình chọn và phim dài hay nhất tại Đại hội điện ảnh Sundance năm 1999 với phim “Ba Mùa,” nói cảm xúc của anh khi đọc tiểu thuyết Sơn Ca, rằng “Chính là lòng trắc ẩn. Bạn có thể thấy được tác giả cố gắng hiểu về quá khứ của chính cô ấy và quá khứ của những con người Việt Nam. Đó là một hành trình tuyệt vời.”
Đối với Minh Phan, đầu bếp nổi tiếng với nhà hàng đạt danh hiệu Michelin tên Phenakite, chia sẻ với VOA Tiếng Việt rằng cách khéo léo sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Sơn Ca làm cho cô “kinh ngạc.” Cô nói, “Nó đưa đẩy tôi, nó làm cho mùi vị, hình ảnh trở nên sống động đối với tôi.”
Những đau thương và nạn đói kém đến chết người có thể được lãng mạn hóa trong ánh mắt của thế hệ đi sau, những người vẫn còn đang vùng vẫy trong bể đời ở Mỹ để tìm lối cho chính họ, nhưng tàn khốc của chiến tranh và dư âm của nó thật sự đã ăn sâu vào DNA và tâm khảm của người Việt Nam. Chỉ có sự thật và sự can đảm đối diện với nó mới hy vọng phần nào đó làm cho cuộc sống thực tại dễ dàng, bình an hơn.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.