logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/12/2021 lúc 06:23:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tập truyện Long Lanh Màu Trời ra đời như một món quà tôi mừng tôi tròn tuổi. Vì tình hình dịch bệnh, sách đặt ở Mỹ gởi sang Đức có thể rất chậm trễ. Anh Lê Hân, nhà xuất bản Nhân Ảnh đề nghị, đặt thử một cuốn trực tiếp qua Amazon. Tôi gọi điện thoại cho con trai, thủ thỉ kể chuyện. Con tôi vui vẻ:
 
– Mẹ để con lo chuyện này. Vì dịch, con không thường xuyên về thăm nhà được. Con sẽ đặt Amazon gởi sách thẳng về nhà mẹ.
 
Nhưng sau đó, con tôi đổi ý, dặn dò:
 
– Mẹ chịu khó chờ nghe. Con muốn mang sách về, trao tận tay cho mẹ.
 
Thời gian sau, tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng, các quy định giãn cách xã hội được nới lỏng, gia đình chúng tôi mới có dịp sum họp. Con tôi trao cho tôi cuốn sách màu xanh, giọng ấm áp:
 
– Con thương Mẹ lắm. Mẹ mở sách ra coi liền đi.
 
Con tôi thường tặng sách cho tôi. Bất kể, sách tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Đức, con tôi luôn ghi lời đề tặng bằng tiếng Việt. Tôi mân mê cuốn sách trong tay, hồi hộp mở trang đầu. Ô, đây rồi, nét chữ viết tay thương yêu của con. “Hoàng Quân tặng cho Hoàng Quân cuốn sách của Hoàng Quân”. Lời đề tặng của con có mấy chữ đơn sơ, mà tràn đầy ý nghĩa. Ngày trước, con tôi chỉ cảm thấy vui vui, khi tôi nói, tôi dùng tên con làm bút hiệu. Giờ đây, con tôi đã để ý, dõi theo những sinh hoạt viết lách của tôi với tên của con. Cầm đứa con tinh thần trong tay, tôi ôm chầm đứa con bằng xương bằng thịt, lòng hạnh phúc tràn trề.
                                                           
Cả thế giới khốn đốn, chống chỏi với cơn đại dịch. Chẳng ai được là ngoại lệ. Cuộc sống của nhân loại bị xáo trộn hoàn toàn. Mọi người phải đối đầu với nhiều thay đổi. Lẽ thường, gần gũi, gặp gỡ, giao tiếp là những biểu hiện tình cảm của người với người. Nhưng trong tình hình dịch bệnh, người ta phải làm ngược lại. Bà Merkel, thủ tướng nước Đức, “năn nỉ” toàn dân hết lời : “Xin đồng bào hãy vô cùng thận trọng. Trong lúc này, chỉ có khoảng cách mới thật sự thể hiện sự lo lắng, quan tâm lẫn nhau mà thôi. Im Moment ist nur Abstand Ausdruck von Fürsorge.”
 
Cũng may, kết nối trên liên mạng tạm thời bù đắp những thiếu thốn tình cảm trong thời gian ngăn sông, cấm chợ. Người ta có thể nhìn nhau, nói chuyện với nhau, dẫu chỉ là sinh hoạt trong thế giới “ảo”. Nhờ những người đưa thư “ảo”: email, messenger, whatsapp... tôi có thể thường xuyên liên lạc với gia đình, người thân, cũng như nhận được những lời thăm hỏi từ bạn bè những cảm nghĩ viết vội sau khi đọc tập truyện Long Lanh Màu Trời.
 
Người bạn cùng lớp thuở trung học chia sẻ: “Trong tập truyện Long Lanh Màu Trời, mình thích nhất tiểu phẩm “Biếc”. Mình rất thích chữ “biếc”, nhất là sau khi đọc câu: Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/ Em lấy chồng anh tiếc lắm thay. Một chữ “biếc” thả xuống rất là ý nhị và tròn đầy...” Tôi lơ mơ nhớ những ngày tháng học trò khờ dại. Ờ nhỉ, suốt thời gian chung lối thuở ấy, không chừng tôi cũng có lần cuống quýt vân vê tà áo, khi bắt gặp ánh mắt của bạn. Ô, không biết bạn đã có lần nào đêm khuya thao thức viết thư chăng. Tôi chưa kịp qua phút bâng khuâng, bạn vui miệng kể tiếp.

Mẹ của bạn, thấy bạn đọc cuốn sách màu xanh say sưa, chốc chốc lại mỉm cười. Cho nên, bà bảo, cho bà mượn cuốn sách. Là người mê đọc, dẫu có mỏi mắt, đau lưng, bà vẫn đều đặn đọc sách báo. Ít nhất, phải có Kiến Thức Ngày Nay cho bà. Người bạn chuyển lời của mẹ: “Bà Má mình, 84 tuổi rồi, đọc cuốn Long Lanh Màu Trời, khen quá chừng.” Tôi vui lắm, có độc giả tuổi ngoài 80, bỏ thì giờ đọc truyện của mình, và lại khen nữa chứ. Người bạn tủm tỉm (tôi đoán chừng vậy): “Má mình nói, con nhỏ 'tăm tre xuất khẩu' viết truyện vui đáo để. Không biết bà 'đào' đâu ra biệt danh ngộ ghê!” Phải nói là tôi ngạc nhiên, cảm động và thích ngay nhãn hiệu “tăm tre xuất khẩu” bà tặng tôi. Đã hơn bốn chục năm, chắc hẳn bà đã gặp hàng hàng, lớp lớp bạn bè của con mình. Hồi đó, tôi có gặp bà, thì cũng đi chung cả nhóm, trai có, gái có, một bầy học trò lau chau. Vậy mà bà còn nhớ đến tôi, và gọi đích danh nữa chứ. Có lẽ, vì ngày xưa vô duyên, cho nên, ngày nay người bạn chọn tạp bút “Biếc” là “tuyệt phẩm” trong tập truyện. Chứ nếu, hữu duyên, biết đâu, cây tăm tre không xuất khẩu, mà tăm tre giờ đây hầu hạ “bà Má” chu đáo. Bà sẽ là người đọc những bài vở tôi viết chưa ráo mực, chứ chẳng phải chờ in thành sách. Không nghe người bạn nói gần, nói xa, mơ màng gì đến chuyện Nếu anh còn trẻ... anh đàn em hát níu xuân xanh. Chắc hẳn, điều kiện khách quan, chủ quan chẳng cho phép, vì “anh” đàn không hay, và “em” hát cũng dở. Tuy vậy, mấy lời nhắn ngắn gọn của người bạn làm tôi đôi phút bồi hồi, nhớ thuở hai đứa cùng sớm hôm lo sách đèn mấy chục năm trước.


 
Chị bạn tỉ tê trong điện thư. Những tâm tình trong Long Lanh Màu Trời làm chị muốn khóc. Khóc trong nỗi nhớ về tuổi thơ, về thời hoa niên của mình. Nỗi nhớ chạm sâu vào tim. Khóc vì thương mình, khóc cảm ơn Hoàng Quân đã “ru tình trên những dòng chảy của Long Lanh Màu Trời”. Chị bạn gõ rào rào trên bàn phím. Những lá thư điện tử lui tới vèo vèo của chúng tôi như những mẩu phim linh động chiếu cảnh chúng tôi đang cùng nhau lui về chốn cũ, nhìn lại phố nọ, đường kia của tỉnh lỵ bé tí ngày xưa. Chúng tôi ghé qua trường Mẫu Giáo, thăm người thầy đã gò cho chúng tôi học vần, học chữ. Chúng tôi thả bộ lên trường Nữ Trung Học, hòa vào nhóm nữ sinh áo dài trắng, nhí nhảnh cười đùa trong giờ ra chơi. Sắp ngang qua trường Trần Quốc Tuấn, chúng tôi chậm chân, yểu điệu thục nữ. Bởi, thể nào cũng có những ánh mắt trông theo làm chúng tôi lính quýnh. Chúng tôi đến tiệm sách quen, tìm mua số báo Tuổi Ngọc mới nhất. Chúng tôi đến tiệm bánh, mua ô mai, xí muội, mua bịch kẹo bạc hà ngậm cho thông cổ, để lấy giọng chọc ghẹo nhau. Đến Ngã Tư Chính, có trụ tròn ở giữa, bác cảnh sát trong đồng phục đang dang tay chỉ dẫn hướng chạy cho xe cộ qua lại... Những ngày tháng xa lắc, xa lơ ấy bỗng dưng gần gũi, ấm áp quá chừng.
 
Những năm trước, mùa hè tôi thường rong ruổi đó đây. Nhưng bây giờ, tôi chỉ quanh quẩn trong vườn, lúi húi trồng hoa, tỉa lá, nhẩn nha đọc sách dưới tàn cây. Tối mịt, tối mờ, vào bàn phím, tôi mở hộp thư, số lượng điện thư ngày càng tăng. Trừ những thư rác quảng cáo, thư nào tôi cũng hân hoan chào đón. Người ta còn gửi thư cho mình, tức là mình vẫn hiện hữu đâu đó trong danh sách địa chỉ của người gửi. Thư nào thích, đọc kỹ, lưu lại. Thư nào không hấp dẫn, đọc phiên phiến, rồi xóa. Bên cạnh những điện thư hướng dẫn giữ gìn sức khỏe, những thư cảnh cáo các mánh khóe lừa bịp trên liên mạng, hoặc những thông tin kiểu xe cán chó, chó cán xe, thỉnh thoảng có những thư của bạn bè bày tỏ đôi cảm nghĩ, ý tưởng về sân chơi chữ nghĩa. Tôi xếp những điện thư này vào ngăn thư xanh. Xanh như hy vọng, màu xanh đem lại bình yên cho tôi trong tình hình bất an, âu lo đang vây bủa nhân loại.
 
Một sớm mai, cuối tháng Bảy, khi tôi chuẩn bị ra vườn, điện thoại của tôi hiện lên tin nhắn của An Hòa, con gái của thi sĩ Trụ Vũ, người bạn nhỏ tôi chưa gặp mặt, nhưng rất thân. Tuần trước đó, chúng tôi phải nhiều lần thư qua lại. Bởi cuốn sách tôi gởi tặng bác Trụ Vũ lạc đường, loanh quanh hai ba vòng mới đến tay người nhận. Ý nghĩ, cuốn sách của mình được có mặt trong thư phòng của thi sĩ Trụ Vũ, mang niềm vui len lỏi trong tim tôi. Tôi vội mang kính, đọc: “Ba em gửi tặng chị bài thơ ông viết xong chiều hôm qua”. Tôi vuốt nhẹ màn hình. Phía trên của thư pháp, bác Trụ Vũ ghi “Vui tặng cháu Ngọc Thúy”:
 
Nhận ngàn thông điệp như nhau,
Mỗi thông điệp lại một màu xanh riêng.
Màu xanh nào chẳng vô biên,
Màu xanh nào chẳng là Em đang là...”
 
Thi sĩ Trụ Vũ bước vào thế giới bút mực nhiều năm trước khi tôi ra đời. Hơn 7 thập niên qua, hẳn bác đã nhận, đã đón biết bao nhiêu sách vở có bề dày, rất nặng ký. Thế mà, bác Trụ Vũ nhìn thấy một màu xanh riêng nơi cuốn sách mỏng mảnh của tôi. Tôi cảm động, đọc đi, đọc lại bài thơ, ngắm hình chụp thư pháp. Niềm vui chan hòa trong hồn tôi, hoa lá như rực rỡ hơn, tiếng bầy chim ríu rít như rộn rã hơn. Một ngày mới bắt đầu thật tuyệt diệu. Dẫu cuộc sống tiếp tục bị dịch bệnh chi phối nặng nề. Dẫu thời kỳ phải “xa mặt” người thân, bạn bè còn kéo dài. Tôi vẫn cảm thấy gần gũi với nhân gian, chẳng hề bận tâm đến nguy cơ “cách lòng”. Tôi hiểu ra, không chỉ tôi yêu người, yêu đời, mà tôi còn được người thương, đời thương nữa. Tôi thấy trời xanh, thật xanh, thật rộng, thật mênh mang.
 
Cám ơn con trai yêu thương Hoàng Quân. Cám ơn anh bạn xưa, chị bạn cũ, những bạn bè thân ái. Cám ơn thi sĩ Trụ Vũ quý mến. Cám ơn nhân gian bao dung. Tôi đang tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc có thật. Cuộc sống lóng lánh màu xanh vô biên...
 
12/2021
Hoàng Quân
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.