logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/08/2013 lúc 05:37:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ít nhất cũng một lần tôi được nghe người bình dân giải thích hai từ “trung gian”. Dĩ nhiên người bình dân thì không căn cứ vào sách vở làm gì, bởi họ chỉ quan sát đời sống mà nói ra. Nhưng tôi thích sự giải thích đó nên nhớ hoài. Đại khái, theo lời giải thích đó, trung gian là vừa trung lại vừa gian. Thí dụ như người trung gian môi giới mua bán, tỷ như căn nhà, sẽ nói “hơn” những điểm tốt của căn nhà với người mua, để cá cắn câu; và cũng nói “hơn” những điểm xấu về căn nhà với người bán, để dìm giá - cho người mua dễ chấp nhận. Miễn sao chuyện mua bán diễn ra càng nhanh

càng “đỡ” đêm dài lắm mộng cho đôi bên - và quan trọng nhất với người trung gian là kết thúc cuộc mua bán càng nhanh càng tốt để số tiền hoa hồng kiếm được cũng không phải đêm dài lắm mộng. Vì hành nghề thì hụt vố này phải mau lo gầy vố khác, chứ lấy gì sống.

Nói vậy chứ cũng có rất nhiều người môi giới có lương tâm; và luật pháp ở xứ này cũng đòi hỏi và hạn chế nhiều mánh khoé, chỉ tội thời buổi lương tâm không bằng lương thực, người sống theo lẽ sinh tồn trước, chuyện sinh lễ nghĩa còn phải đợi phú quý đã…cũng kha khá.

Cứ kiểu định nghĩa như thế, trung gian mua bán bất cứ thứ gì trên đời cũng chỉ là mưu đồ hưởng lợi từ tâm lý người mua (bên cầu), và tâm lý người bán (bên cung). Miễn sao chuyện thương lượng phải đi đến kết thúc nhanh chóng; ký giấy tờ và chồng tiền, là người trung gian thàng công. Bằng không coi như… công cốc.

Nhưng riêng chuyện tình cảm thì người trung gian được hưởng gì? Chuyện ông mai bà mối ăn cái đầu heo đã quá xưa. Bây giờ có cho không cái đầu heo thì người ta cũng sợ cholesterol mà từ chối. Nhưng khổ nỗi đã là cái số thì chạy trời không khỏi nắng! Người có số se duyên kết tóc cho thiên hạ thì cứ mệnh trời mà làm; Người có số trung gian thì cứ ăn cơm nhà đi lo chuyện thiên hạ cho vợ nhằn.

Nhưng đã là cái số thì khó tránh. Bởi “bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao” như cụ Nguyễn Du đã luận về phận người trên đời này. Người trung gian trong chuyện tình cảm của người khác thì nhiêu khê hơn trung gian mua bán những thứ khác trên đời. Thứ nhất là không có tiền hoa hồng gì hết; lại dễ mang tai bay vạ gửi… Vì nếu vợ chồng người bạn; người quen, đang “cơm lành canh ngọt” thì người trung gian không có cửa đầu thai, để có chút gì đó khi nói về mình. Nhưng một đôi vợ chồng mà cơm đã không lành canh không ngọt, thì cái chuyện tình cảm, người ta cũng không muốn kẻ thứ ba xen vào. Suy ra cái đời bây giờ: làm trung gian không công nhưng cũng thất nghiệp dài dài…

Chuyện vợ chồng ai đó có đôi điều chưa thông thì đả thông nhau sau cánh cửa nhà họ. Tuyệt nhiên không cho con mẹ (thằng cha) trung gian nào dính vô, vì họ sợ kẻ trung gian sẽ trở thành vũ khí huỷ diệt khi vợ chồng họ không được lòng người trung gian, (mà trong chuyện tình cảm thì gọi là người mai mối, hay người giảng hoà những bất đồng, xung khắc, cho một đôi đã thành vợ chồng). Người ta bây giờ rất sợ kẻ thứ ba biết hết nội tình của một đôi vợ chồng.

Suy ra, kẻ làm trung gian chuyện tình cảm bây giờ khó khăn hơn trước, (dù có lòng bất vụ lợi thì cũng không được tin tưởng như xưa. Đơn giản là lòng người ngày càng đa nghi hơn trước.) Vì thế làm trung gian cho chuyện tình cảm bây giờ là một việc không nên làm. Và càng không nên tự nghĩ là cho dù chẳng đặng đừng cũng làm, bởi mình thương bạn quá!

Tôi suy nghĩ mấy đêm nên quyết định đứng ngoài một chuyện tình già đang lao xuống huyệt, mà tôi áy náy vì không làm trung gian.

Bắt đầu từ ông bạn già, hễ sau lương là ông hỏi tôi có cần tiền không? Ông cho tôi mượn… Thoạt tiên, tôi chỉ đơn giản nghĩ là ông ấy thương mình. Thấy tôi cứ tới lương là rầu vì đằng nào cũng thiếu trước hụt sau nên ông thương hại.

Ông không nói rõ là ông bị mất tiền trong bóp nên gởi tôi bằng hình thức cho mượn! (Thôi thì gừng càng già càng cay là thế!) Trong khi tôi chỉ biết cuối tuần, ông muốn chơi với tôi thì tôi không có thời giờ để chơi với ông nên ông la cà nhậu nhẹt, bài bạc chút đỉnh… Vì thế ông cho tôi mượn tiền vào chiều thứ sáu - lãnh lương, là để khỏi cúng cho bàn nhậu, sòng bài. Nhưng hoá ra ông bị mất tiền trong bóp thật, nhưng không nói ra vì nhà chỉ có hai người!

Thật là một chuyện khó nói vì chỉ có hai vợ chồng già sống với nhau trong căn apartment. Ông lại hơn người (dân nhậu) là ông rất sảng khoái với bạn bè. Nhưng ông chỉ nhậu gần nhà, nhậu canh giờ để về nhà trước vợ 5 phút là khỏi cằn nhằn. Cụ thể là bà tan sở lúc 3 giờ chiều, nhưng đi giũa nail đến 8 giờ tối. Trong khi ông tan sở lúc… ông muốn. Từ 4 tới 6 giờ chiều. Ông mặc sức đi nhậu thả giàn cho tới 7 giờ 45 là vọt. Chẳng nể (sợ) ai hơn vợ tao.

Ông chỉ cần là người tra chìa khoá phòng trước bà. (Còn tình trạng say xỉn, hay thế nào là chuyện của ông… trời.)

Nhiều đêm khó ngủ, tôi lang thang trong chính căn nhà mình, vì đọc không vô, viết không ra… đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt cũng không bằng đứng lặng thinh nhìn bà xã co ro trong chiếc chăn đông dầy đến không thấy người nằm. Tôi hồi tưởng lại biết bao nhiêu - chuyện chúng mình. Và hình dung ra vợ chồng ông bạn già, là tương lai ta đó! Sự cô đơn của hai người bạn đời khi con cái đã trưởng thành, là thế đó! Còn không mau lo sợ vợ như ông cho bà xã vui; mặc kệ tiếng cười chê ngoài đời vì có ai thương ngài lưu linh bằng bà lưu địa. Bây giờ chưa già thì nhà cũng chỉ có hai con khỉ sắp già; nói chi hai con khỉ già kia còn cày mửa mật để sống qua ngày. Chẳng có cơ hội được ở căn nhà rộng rãi… càng nghĩ đến thân phận người lính già càng đứt ruột. Nhớ lại những mẩu chuyện vặt mà ông thường kể cho tôi nghe, nhưng chính những chuyện vặt đó mới làm nên tình nghĩa, sự thủy chung của vợ chồng. Đó là 7 năm ông đi tù cải tạo, bà đã thay ông lo chuyện nhà, con cái ra sao? Thăm nuôi ông bằng cả tấm lòng người vợ lính thủy chung dường nào…

Tâm sự của ông kín kín hở hở theo từng trải và tuổi đời, nhưng buồn theo ngày tháng như đám mây đen đã che phủ ân tình từ những câu tôi chưa bao giờ nghe ông nói về bà, như: “Tao cóc cần gì nữa! Bà ấy muốn làm gì thì làm…” Sau khi ông tâm sự với tôi về những chuyện nhỏ trong nhà ông; giữa ông với bà, vì có ai nữa đâu!

Con người ông dường như đã quay lưng 180 độ khi nói về bà! Tôi suy luận hoài không ra, ông là người chỉ thích làm vài ve sau ngày làm việc, thỉnh thoảng xoè vài chi ba phé ba nơi cho bớt lạt máu me, ông không mê gái hay hút xách gì… không lẽ chuyện ông nói với tôi là ông bị mất tiền trong bóp, đã làm ông nổi giận? Tôi thật không dám nghĩ xấu cho bà, vì qua tiếp xúc, tôi có thấy bà thuộc loại người không hoạt bát; có phần ngại giao tiếp. Nhưng đàn bà như thế là hàng độc, (cực hiếm) trong đời bây giờ rồi còn gì!

Ngoài ra, bà có sự đĩnh đạc hơn ông nhiều. Ai tiếp xúc với ông lần đầu cũng dễ dàng nhận ra chân dung người lính cũ. Vì ông sảng khoái, ăn to nói lớn, hơn lính thường là ông chửi thề tèm lem. Nhưng ông rất chân tình, và sẵn sàng nổi nóng (có thể đánh lộn liền tức khắc - dù chưa ra tay đã biết thua cho kẻ phản bội.) Nhưng ông đặc biệt thù kẻ tạo phản. Tánh ông là vậy!

Không như bà điềm đạm, khoan thai, điểm khoan dung thì phải tinh tế lắm mới nhận ra nơi bà. Há đó chẳng phải là một sót lại cực hiếm của phụ nữ trong đời hôm nay; Bà thầm lặng nhưng luôn toả ra bản lĩnh đối với người xung quanh. Dường như ai đã tiếp xúc với bà đều không ai dám phủ nhận khả năng bảo vệ ông của bà - dù bà không nói mà ai cũng thấy và tin. Khác ông, nói cho nhiều cũng… xỉn thôi!

Tôi quen biết ông từ khi nhận việc trong một xưởng chế tạo sản phẩm ngành nail mà ông là thủ kho. Ông thương tôi, vì kỳ lương nào cũng nợ nần tứ phía hỏi lung tung. Tôi thương ông, vì chỉ có ông - ngoài tôi, là người ra tiền đi quán hay mua bia, vịt quay về nhậu trong xưởng cho đỡ hao! Còn nơi tôi làm việc chỉ toàn người khiêm tốn…

Một lần, ông nổi hứng cuối tuần. Muốn kéo hết anh em về nhà nhậu chơi. Tôi ngại chật hẹp - làm ông nổi giận. Nên tôi chỉ còn cách xin lỗi là đích thân đi chợ, rồi ra tay đầu bếp để hầu hạ các con ông trời.

Không ngờ mọi người hưởng ứng nhiệt tâm lẫn tánh. Song, đúng giờ bà sắp về thì mọi người bảo nhau nên lặn!

Gặp hôm tiệm nail ế nên bà đi chợ và về nhà sớm hơn thường ngày. Trong căn apartment chật hẹp của bà là một đám đàn ông đực mặt ra. Tôi không hiểu họ thật sự (trong khi họ đều đã từng tiếp xúc với bà, vì ai cũng biết tên bà). Chỉ riêng tôi là lần đầu. Tôi thấy mọi người chào hỏi bà, nhưng không ai đứng lên giúp đỡ người phụ nữ tay xách nách mang…

Tôi làm việc đó, thậm chí còn theo bà xuống parking để xách mấy thùng nước uống lên lầu cho bà. Và tôi chưng hửng… là mọi người đã vọt hết trơn!

Ông nhà cũng chưng hửng… là sao tôi không lợi dụng lúc bà bận bịu đưa các thứ đi chợ về lên lầu, thì vọt đi!

Bà cũng chưng hửng với người bạn mới của chồng.

Tôi càng chưng hửng với thái độ của ông, bà…

Cứ tưởng tượng trong căn phòng nhỏ, mà ba người không hiểu ý nhau, thì ngột ngạt cỡ nào! Tình hình bắt buộc phải có một Lê Lai cứu chúa. Nhưng ông ngậm thị; bà ngậm thuốc đau răng; tôi ngậm ngải tìm trầm… Thăm dò bằng chuyện vật giá leo thang ở chợ - với đàn bà, là chiêu bất chiến tự nhiên thành.

Chị nhà mời tôi ở lại dùng cơm tối với anh chị - có nghĩa là đã qua ải! Nhưng ông bạn già của tôi vô duyên chưa từng thấy, là thay vì dẹp bàn bia đi, còn không mau đi dọn cơm… Ông ta thấy tình hình… bớt căng thảng. Vậy là khui bia lốp bốp, “chơi tiếp đi mảy, kệ bả đi!”

Thiệt là cái ông chỉ làm được một việc đúng nhất trong đời là đi tù cải tạo!

Tôi mau chóng chuyển đề tài sang chiêu, màn, giựt khách, giựt thợ của các tiệm nail trong thành phố! Nhờ trúng đài nên mắt chị nguôi lửa khi nghe tiếng lốp bốp khui bia.

Bữa cơm tối “thành công tốt đẹp” dù chị không ăn, nên tôi ra về còn vái ông địa apartment là sáng mai đừng bắt con hùn tiền mua vòng hoa thương tiếc cho ông bạn già của con nha ông địa… Mỹ.



Rồi bẵng đi thời gian không gặp chị (bà). Bẵng tiếng “dzô… trăm phần trăm” của ông mất nết. Tôi về tu chùa nhà. Bởi đi tiếp, (đi nữa) - dù đi làm. Thì ông cũng đi luôn đi! Bởi (ông đi làm có thấy lương đâu bao giờ, chỉ thấy toàn bill thẻ nhựa - cà khắp quán xá,…)

Nhưng đi về đâu hỡi em, khi bill thẻ nhựa về không có em, anh biết tôn thờ ai suốt đời…

Thế là có một ngày cuối tuần, mưa không rơi lất phất và mây tím giăng giăng… như nhạc, mà nắng cháy thành Đà. Hai con khỉ sắp già phơi da khô chút nữa ngoài patio. Em nấu canh chua tiền kiếp, anh kho cá tương tư. Trong nhà, bàn ăn đã sẵn đôi ly chân dài, cho màu nắng hay là màu mắt em trong ly hổ phách…

Bỗng điện thoại tôi reo hồi hồi chuông báo tử. “Tui nè, tui là… chú nhớ tui hôn?”

Bà chị kể hết một lần, và tôi tin là chị không thuộc loại người thích tâm sự; nhất là chuyện riêng tư. Chẳng qua tức nước vỡ bờ. Những nhận xét trước của tôi về chị khá đúng. Chị điềm đạm và có phần sâu sắc để bổ khuyết cho ông bạn già bụng ngoài dạ của tôi. Nhưng chuyện tình già đã lao xuống huyệt thật rồi!

Chẳng còn ngon lành gì nữa một bữa ăn trưa - ngày cuối tuần. Cái ngon chồng chan vợ húp tan biến mất khi trong đầu tôi còn văng vẳng tiếng chị tôi ai oán, “Chú ơi!... Chú ơi! Vợ chồng già rồi mà còn ly dị thì con cái, dòng họ, người quen… bên quê người ta nghe được, người ta cười tui tới chết không nhắm mắt. Nhưng tui chịu ổng hết nổi rồi chú ơi! Chú giúp tui một lời nghe chú! May ra, ổng còn nghe chú… ” ; “…tui chưa bao giờ nói với bất cứ ai - ngoài chú! Tui không cấm ổng uống bia. Nhưng ổng có tật xấu là uống bia vô thì lớn tiếng, chửi thề om xòm… không giữ thể diện cho mình đã bảy chục tuổi đầu, thì cũng phải giữ mặt mũi cho con cái. Tui chưa nói tới một lần. Tui vừa đậu xe trước cầu thang apartment thì thấy ổng chúi cắm đầu vô chân cầu thang. Mặt mày máu me làm tui vừa đau xót, vừa sợ. Tui đem ổng lên lầu, lau chùi, dán thuốc… Ổng ngủ yên, tui mới tới nhà mà ổng nhậu. Chỉ nhỏ nhẹ xin ông bà chủ nhà đừng cho chồng tui uống bia tới hết biết vậy nữa! Vì mình không chết thì cũng gây tai nạn cho người khác. Vậy mà họ nỡ nói tui: Tự ổng muốn uống thì tới. Muốn về thì về. Tụi tui không biết!... Chú coi.”

Lời chị ám ảnh tôi, khắc khoải từng câu từng chữ… “tui nói là tui làm đủ rồi. Lương hãng, tiền nail của tui, hai vợ chồng già ăn sao hết! Ổng ở nhà nghỉ ngơi đi. Chú thấy có hơn là cực khổ chi tuổi già để mỗi tuần kiếm được mấy trăm bạc thì cũng cúng vô sòng bài, nhậu nhẹt với toàn người… như chú cũng thấy và biết đó! Có hôm tui tiếc của, thà cho con, cho cháu chứ không để công sức của ổng cho người vô ơn, kẻ bạc nghĩa ăn rồi còn cười trên đầu ổng. Tui lấy mấy trăm trong bóp ổng, ổng còn không hay…”



Bây giờ không còn trưa, cũng đã qua chiều, và tối. Trời đã khuya thật khuya. Chỉ 2 tiếng nữa trời sáng, tôi sẽ ra phi trường để bay đi Cali. Lẽ ra nên đi ngủ để còn sức cho ngày mai gặp gỡ bạn bè đã lâu không gặp. Nhưng giang hồ thủy chung cũng như chồng vợ. Không nói một lời như yêu cầu của bà chị thì áy náy lắm. Bất luận thành công hay thất bại, cũng phải nói. Biết mô đá phía trước là “chẳng đặng đừng” - phải tránh. Đừng vướng vô cái nghiệp “trung gian”. Nhưng cứ nhắm mắt mà vấp xác ông bạn già cho bật máu nghĩa tình, vì giang hồ cũng như chồng vợ, không máu đổ ruột mềm không phải yêu. Chỉ ngặt lão bình vôi không có tuổi; thời nào, đời nào, trào nào, thì lão bình vôi vẫn là lão bình vôi.

Bây giờ chị đã xé vé máy bay mua cho ông về Việt nam ăn tết năm nay; chị xé cả hợp đồng mướn apartment (đã đến lúc phải ký lại, ký tiếp - để đường ai nấy đi!); xé giấy hôn thú nữa là xong.

Ông tỉnh chưa? Về nhà đi! Ông không phải là người đi qua đêm - từ khi hết đi hành quân. Đừng làm mất mặt KBC của ông và đau lòng người bạn đời đã cùng ông chia ngọt xẻ bùi hết một kiếp người rồi còn gì. Thằng nhỏ tôi- tuy là xếp của ông. Nhưng ông bà gặp nhau sớm hơn chút nữa thì cũng sanh ra tôi được mà. Nghe tôi đi.

Phan
Theo Thời Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.118 giây.