logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/08/2013 lúc 05:39:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Người ấy, phải có thơ ấy, thời thế ấy, phải có tứ thơ ấy. Có người đã đọc thơ Thanh Nam ở tập thơ cuối đời đã liên tưởng đến câu “Bất đắc kỳ bình tắc minh” của Hàn Dũ ngày xưa. Người ta phát ra ngôn từ, cũng chỉ là bất đắc dĩ mà nói ra, không thì không chịu đựng được... Dù rằng bằng hình thức thi ca, hay biểu hiện ra bằng tiếng khóc, hoặc bằng những cảm xúc mạnh mẽ, thì tất cả vẫn chứa dựng những suy tư, những gửi gấmtình cảm. Nên ngôn từ dù ở nơi cửa miệng hoặc bằng thi ca, đều phát xuất từ những bất bình trong lòng. Không nói bằng lời thì nói bằng chữ viết,

như một cách thế để làm tâm tư bớt nặng nề, để cuộc sống bớt đi những trĩu nặng những dầy vò tâm thức... Đọc thơ trong Đất Khách của Thanh Nam, mới thấy được cái tâm u uất của người xa xứ. Suốt mấy chục năm làm báo, viết tiểu thuyết, truyện ngắn cả từ thời trước năm 1954 ở Sài Gòn, đến suốt hai chục năm văn học miền Nam, rồi ra hải ngoại, rốt cuộc bằng một tập thơ, tuy không nhiều bài nhưng dàn trải được những mênh mông của kiếp người tị nạn.

Đặc biệt ở hải ngoại, những năm 1975, 1976, thời kỳ mà nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc đã nhận xét rằng ở thuở di tản bắt đầu cuộc sống xứ người, văn học hải ngoại đã được vực dậy từ ba nhà văn: Võ Phiến, Lê Tất Điều và Thanh Nam. Ở cái thuở ban đầu lòng người còn chưa yên ấy, sinh hoạt còn ngơ ngác ấy, Thanh Nam và bán nguyệt san Đất Mới cùng với tạp chí Văn Học Nghệ Thuật của Võ Phiến và tuần báo Bút Lửa với Lê Tất Điều đã như những bước đầu tiên dọ dẫm để tạo dựng một nền văn học ở hải ngoại chuyên chở được tâm tình và tạo dựng được những cột mốc văn chương của một thời đại thật nhiều đặc biệt của dân tộc và đất nước Việt Nam…

Mấy chục năm sau, đọc lại tập thơ Đất Khách, tôi mới nhận thấy.

Thơ hay, thường không có tuổi tác. Có những vần điệu, sống mãi trong tâm tư người đọc, dù rằng ngôn ngữ ấy biểu hiện cho một thời. Một thời, nhưng trong thi ca, là miên viễn, thiên thu…

Thơ cũng không như những người đẹp, khi về già ngại nhìn vào tấm gương để nuối tiếc lại dung nhan, thi sĩ lấy năm tháng để làm mặt thủy đối chiếu để nhớ lại cuộc đời mình. Mỗi năm, đếm tuổi, đếm nỗi sầu, đếm tóc bạc, đếm từng biến cố đời mình. Thi sĩ ấy là Thanh Nam.

Đến bây giờ, đã gần nửa thế kỷ, mà vết thương vẫn còn tươi rói. Tưởng như Sài Gòn hiển hiện đâu đây, những ngày tháng tư rời bỏ ra đi vẫn còn là cơn chập chùng ác mộng. Một ngày xứ người, thơ là tấm gương soi để hồi tưởng. Thơ của Đất Khách, của kiếp lưu lạc tha phương.

Sáng nay trời đổ sương mù

Đồi cao ngó xuống thấy mờ biển khơi

Bỗng dưng lòng thấy bồi hồi

Tưởng đâu Phú Quốc đêm rời quê hương.

Kẻ cùng chung tâm sự, lúc sáng sớm xuôi ngược trên xa lộ, nhìn núi và biển, cũng thấy chạnh lòng. Quê cũ vẫn còn, nhưng người xưa đâu, cảnh cũ đâu? Thơ âm vọng ngân nga, thơ như thấm vào da thịt những băng sơn buốt giá. Thơ sống và có hơi thở, phải chăng là phút sẻ chia này?

Thanh Nam là một người cầm bút có tuổi nghề rất cao. Theo một hồi ký của ông đăng trên tạp chí Văn của nhà văn Mai Thảo Hai mươi năm Việt Nam làm báo thì thời của ông là thời của những Hồ Dzếnh , Đinh Hùng,… thời của Đời Nay với những Trần văn Ân , Hồ hữu Tường, Thiếu Lang,.. Tác phẩm của ông gồm nhiều truyện ngắn , truyện dài như: Hồng Ngọc, Người Nữ Danh Ca, Giấc Ngủ Cô Đơn, Còn Một Đêm Nay, Bầy Ngựa Hoang, Giòng Lệ Thơ Ngây, Những Phố Không Đèn, Mấy Mùa Thương Đau, Buồn Ga Nhỏ,.. Nhưng khi ra tị nạn, ông lại in tập thơ Đất Khách, và hình như vóc dáng một thi sĩ với tất cả tâm tư của một thời thế hỗn mang, trải qua bao nhiêu biến cố tuy của riêng mình nhưng cũng là chung mang của cả một thế hệ. Với tập truyện ngắn Buồn Ga Nhỏ, người đọc đã chia sẻ được cái cuộc đời lỡ làng như người thiếu phụ đánh mầt xuân thì đứng trơ bên đường như ga xép buồn hiu hắt. Nhà văn Vĩnh Lộc của thời Sáng Tạo đã có vài hàng hoài niệm người bạn của mình, chung mang cái kiếp ga không hoang phế như cuộc đời lụn dần theo bóng thời gian qua:

Tháng giêng cỏ mướt xanh đồi

Thư sang tới, bạn đã dời chốn xưa

Quãng đường tri kỷ thoáng qua

Trạm buồn ga nhỏ còn ta ngậm ngùi..

Nói về nhà thơ Thanh Nam, không có ai kể đầy đủ hơn là nhà văn Túy Hồng, người vợ đầu gối tay ấp của ông. Và bà đã kể chuyện tình cảm của nhà thơ mà có người cho rằng đã coi rất trọng tình bằng hữu..

Nhà văn Túy Hồng viết:

Đến với Thanh Nam trong tình yêu vỡ lòng là Hồng Ngọc, cô gái yểu mệnh chết non trước đợt di cư 1954. Hồng Ngọc cũng là tên truyện viết đầu tay của Thanh Nam người yêu nhỏ lìa đời trong tuổi thanh xuân 18 lúc dong chơi trên ngọn đồi cát màu vàng loãng dưới hình mặt trời tròn như cái đĩa đồng và những khối mây lớn xù lòng trắng đục.

Khi ung thư giết chàng lần mòn, Thanh Nam vẫn mộng thấy nàng:

cùng với giá băng em trở lại

tóc xưa Hồng Ngọc thuở xanh nồng

thương yêu xiết nhẹ vòng tay cũ

em gọi tình xa tỉnh giấc gần

Sài Gòn cũng có những tháng ngày ướt mưa và sương rơi từ những đường thẳng trên cao xuống các mái tôn và ống máng trên hẻm dài, Thanh Nam khoác áo ra đi theo hướng ánh điện đỏ vàng dẫn tới rạp hát Bích Thuận lúc trên sân khấu người đẹp Bích Sơn đang diễn xuất một màn ca kịch bi thương để đêm đó Thanh Nam về nhà rung đùi uống bia đốt thuốc lá viết câu đối đăng lên báo Thẩm Mỹ: Kiều nữ Bích Sơn, nàng đứng nhìn gì trên núi biếc.

Rồi mũi tên Cupid lại chỉ đường Thanh Nam đến một sân khấu vĩ đại hơn, một vòng quay ánh sáng chói mắt hơn, một đám đông xô bồ chen chúc người mộ điệu đoàn ca kịch Thanh Minh Thanh Nga. Chàng đã bứng cây si từ Kiều Nữ Bích Sơn sang Kỳ Nữ Thanh Nga, huy chương vàng quý báu nhất miền Nam trái ngọt cây lành. Cải lương ngọt như sầu riêng, mít tố nữ, mãng cầu dai

trưa Lái Thiêu xưa vườn tiếp vườn

trĩu cành trái ngọt thở hương thơm

Hồi đó nếu Sài Gòn là hòn ngọc Viễn Đông thì Thanh Nga là một của những hòn ngọc Sài Gòn. Đêm đêm nàng hát nhạc vàng, ca vọng cổ, đóng tuồng tích trên bục gỗ. Nàng có một cuộc đời thật để sống và nhiều cuộc đời... ảo cũng để sống. Nàng có tiền, vàng và nhà. Nhưng Thanh Nga quả thật là một người nữ tù bị nhốt trên sân khấu là Hằng Nga ngủ ngày, xa cuộc đời, xa xã hội, nàng viễn mơ viễn thị không mấy hiểu cuộc đời. Những lúc không lên sân khấu nàng đã đọc truỵn tình do Thanh Nam viết và đọc những bài phóng sự kịch trường Thanh Nam đề cao nàng. Tình yêu quả có thật giữa họ. Thanh Nam với công việc của một ký giả kịch trường bao phen đã khó khăn xông vào bedroom của nàng để phỏng vấn viết bài cho báo. Thanh Nga ngay ngắn ngồi tiếp chàng trong chiếc kimono đẹp như tranh vẽ.õ Họ nhìn nhau qua khói ấm tách trà nhỏ.

Nay đã nghìn thu vào tịch mịch

những anh hùng cũ mỹ nhân xưa

Bây giờ, là những ngày của mùa xuân. Tết đã qua, những hội hè họp mặt đã thưa, lại tiếp nối vòng quay liên tục của kiếp nhân sinh. Thế mà , hình như vẫn còn những dư âm sót lại. Tháng giêng, tháng chạp, hình như có dấu ấn nhiều trong văn chương. Những chặng đường, những quãng đời. Những điều nhớ và cả những điều quên. Thấm thoát, nhìn những đứa trẻ lớn lên, để thấy cây nhân sinh của mình thêm nhánh già cỗi. Đọc thơ Thanh Nam, tập thơ Đất Khách, cái cảm giác ấy lại càng tăng. Dù rằng, trang bìa tập thơ rất sáng sủa. Có tà áo dài bay xõa xanh nhạt sắc trời, có vành nón nghiêng của gợi hình một đôi mắt tôn nữ nào thiết tha, có hoa cỏ của thiên nhiên mở rộng tâm cảm lồng lộng dáng trời. Thơ Đất Khách nhiều buồn ít vui, đầy những hoài niệm, đầy những ngoái lại xưa kia mà ít nhìn vào tương lai dù hiện tại bây giờ đầy ắp tiếng thở dài. Ở Seatle, nơi mưa hầu như cả năm, những trận mưa dai dẳng in hằn vào tâm tư nỗi nhớ thương một nơi chốn nào tuy đã xa nhưng lại dằn vặt luôn trong tâm thức. Mưa và tuyết, bão và gió, càng làm con người chồng chất nỗi cô đơn. Đời sống ấy , như kiếp sống mượn của ai. Chỗ nào, đời tạm dung, kiếp tạm ngụ. Chỗ nào, huyết lệ mênh mang…

Tuyết đổ dày thêm, đêm lạnh buốt

người về phòng nhỏ bóng cô đơn

mở chai bia lạnh thay cơm tối

ngồi đọc thư nhà lệ chứa chan.

Năm bốn mươi tuổi, Thanh Nam viết Bài hành đón tuổi bốn mươi. Bốn mươi lăm tuổi , viết Đêm cuối năm uống tượu một mình. Chẵn năm mươi, viết Xuân đất khách. Ba bài thơ, trong ba thời điểm khác nhau, như chứa đựng cả một trời tâm sự. Đời sống ấy, tâm tư ấy, của ngôn ngữ chân phương, cổ điển, tuy có chút ước lệ nhưng thành thực và truyền cảm. Không cố công làm văn chương, không xử dụng xảo thuật để làm khác đi cái dạng, cái vẻ của ngôn ngữ. Thơ Thanh Nam có chất hiện thực của cuộc sống. Chất quặng nguyên sinh ấp ủ đời người còn hiện diện tuy đã qua đãi lọc, nhưng tuyệt nhiên không có dấu vết của phấn son trang điểm. Chính điều ấy đã làm cho thơ trong Đất Khách tới giờ vẫn có nhiều người đọc và nhiều người cảm. Dù rằng , thời gian đã qua đi, thật mau và lạnh lùng cuốn đi tất cả vào lãng quên…

Bài hành của tuổi bốn mươi thật tuyệt vời. Hỡi những bạn bè cũ thời tuổi trẻ , hãy theo cơn gió bấc lạnh về đây. Trong hơi gió có hơi men, trong niềm tao ngộ có nỗi bùi ngùi.

…Bạn cũ hãy nương theo rét lạnh

về đây cùng nhập một cơn say

uống ly thứ nhất mừng tao ngộ

cho tiếng cười lên vỡ tháng ngày…

Cũng vẫn những giấc mơ thời mới lớn. Mộng cả ấp ôm, mọi điều nhẹ tênh, canh bạc đời mới bắt đầu chưa vào cuộc. Nồng nàn ngôn ngữ, của những khởi đầu vào một chân trời nào, biết là xa xăm lắm nhưng vẫn cứ làm cuộc phiêu lưu. Thời mới lớn có cái dễ thương của một đời chưa quen tính toán lỗ lời, chưa quen đong đếm hạnh phúc và bất hạnh:

...Vào cuộc hành hương tìm gặp nhau

Cõi trời xanh ngắt tuổi thơ ngây

Trong veo cặp mắt chưa vương bụi

Chăn chiếu còn thơm ngát mộng trai

Chí lớn chia nhau đầy gác nhỏ

Bụi hồng chưa khiến tóc xanh phai

Đồng tiền mừng tuổi ngày nguyên đán

Canh bạc đời chưa lột trắng tay

Dăm bảy lòng sông ôm biển cả

Coi đời dưới mắt nhẹ không ai

Cơn mê nhập cuộc sầu chưa bén

Thân thế chưa đau cát bụi này

Gió nổi mười phương trời thuở đó

Với ngày như tháng , lá như mây

Lầu sương từng buổi đùa nhan sắc

Giấc ngủ thềm khuya rộn tiếng hài…

Tuy thế, tuổi trai cũng ham vui. Những thời gian nối tiếp nhau từ ngày vui này sang đến rong chơi khác:

... Chiều xuống đã nghe lòng rộn rã

gió lên hồn ngỏ phố vui mời

ca trường hí viện xuân như hạ

đời thả trôi vào nhịp phách lơi

lãng đãng khói sương trời tưởng nhớ

ly này xin cạn hết chua cay…

Tuổi bốn mươi, khi cuộc đời đã trải qua những hao mòn thân thế, kiếp viết mướn vẽ thuê chao chát nợ áo cơm, thì chuyện cơm áo sinh nhai đâu có đùa chơi với người nghệ sĩ. Thế nhưng, buổi cuối năm, nhìn đứa con thơ, để hy vọng một ngày mai sáng tươi hơn không lửa gai không còn những vở tuồng đời nhạt nhẽo vai hề, những vai trò không muốn mà phải diễn

ngủ đi con hỡi mai khôn lớn

đời sẽ bình yên không lửa gai

trong vắt hồn con nguyên khối ngọc

lượng xuân đời chẳng khép vòng tay

nhìn con giây phút lòng tan biến

những chuyện ân thù, chuyện đắng cay

tiếng bạc đời cha gieo đã lỡ

chiều tà khôn gỡ nước cờ sai

trắng tay nhìn lại còn con đó

hy vọng đời cha mẹ kiếp này

tăm tối căn phần cha đã chịu

cánh hồng con hẳn sẽ xa bay

ngủ đi con ngủ cho yên giấc

cha ru con bằng hơi rượu say

cha ru con bằng lời thống khổ

trong nhục nhằn mê sảng đêm nay…

Tuổi bốn lăm, nỗi sầu đời như đang chín. Đêm cuối năm uống rượu một mình như rớt xuống từ đỉnh cao những hư vô của năm tháng, của nỗi mênh mang phù ảo của đời người. Thơ buồn, như dằn vặt trong óc, trong tâm những đau xót của một thời vong thân trong cơn lốc mịt mù thời thế. Thời gian dài những hành trình vô định, nhìn ngược nhìn xuôi thấy như mình làm người đi lạc giữa phong ba, để cơn gió quất vào người, dồn tất cả những cay đắng thành vết sẹo vết hằn chưa kín miệng. Thơ lục bát, lại có giọng bi phẫn cảm khái của những bài hành biên tái xa xưa. Biển cảm tính đầy ắp để trôi dạt trên đó những rung động của âm ba đồng vọng lại từ thiên cổ nào, quen thuộc mà vẫn lạ lùng, tủi thân mà vẫn cao ngạo. Thơ, không có tiếng than mà sao đầy u uất như một góc phương trời nào chuyển gió.

Rượu mời ta rót cho ta

Bạn gần không tới bạn xa chưa về

Rót nghiêng năm tháng vào ly

Mắt nheo bóng xế tay che tuổi buồn

Rót đầy băng giá cô đơn

Rót thao thức nhớ rót hờn giận quên

Thôi, đừng. Thôi hãy nằm yên

Ngủ ngoan đi nhé cơn điên thuở nào…

Có người bảo sao thơ cổ điển, nghe mang mang phong vị của thời Đường Tống cũ càng nào! Có một khuôn dáng nào để thơ bị khóa chặt trong giam hãm… Mỗi người một ý nghĩ, tùy theo cảm nhận, theo ý thức riêng. Với tôi, dù nghe như man mác quen quen ấy của ngày xưa đồng vọng về, những vần thơ ấy vẫn làm tôi xao động, vẫn làm tôi cảm được cái lạnh lẽo của buổi chiều đầy mây đầy gió của chàng tráng sĩ qua sông thuở biền biệt xa nào. Cũng như, đọc thơ Thanh Nam, lại nghĩ đến những hào sảng của Nguyễn Bắc Sơn, những hài hước nhưng đớn đau tự diễu mình của Cao Tần, những mênh mang cảm khái của Tô Thùy Yên,…

Ừ, có phải dường như một lúc nào đó tôi tự nhủ với tôi, như Thanh Nam đã tự ru mình, khúc ca lý của một người luôn luôn buồn bã:

Hỡi ta ngày xế năm tàn

Rượu mời sao chẳng rót tràn xót htương

Ngủ say , mai sớm lên đường

Đấu trường lại múa dăm đường võ quen

Ta ru ta khúc ưu phiền

Ngủ ngoan đi nhé cơn điên thuở nào…

Phải rồi: Bốn mươi lăm tuổi rồi đây. Lá xanh còn được bao ngày phù du? Rót đau thân thế mơ hồ.Nửa khôn ngoan thức, nửa rồ dại mê.Ngó đời lăn lóc vòng xe. Rã rời xích chuyển, ê chề bánh xoay .Ngó lui hun hút đêm dài.Những xuân đã lánh, những đời đã xa… Phải rồi, nỗi buồn đã chín, đã làm chất rượu lên men, để cay đắng phủ vây, để cuối năm một mình ngẫm suy và trăn trở với sầu riêng vời vợi. Tôi đọc những câu thơ, rồi thấy như mình bị lôi vào một không gian hun hút nào, mà ở đó, những bất đắc ý trong đời như muốn làm ngợp giác quan, làm dại tê thần kinh, làm xoáy mòn tim óc …

Đến Thơ xuân đất khách, nỗi buồn chín nẫu. Năm mươi tuổi, rời bỏ quê hương. Năm mươi tuổi, heo hút cuộc đời nơi đất lạ. Sài gòn, đời sống cũ, banï bè xưa chợt ẩn chợt hiện trong đời sống ấy. Dằn vặt triền miên, con người như phân vân giữa không thực và có thực, giữa những cái đã mất và cái tưởng còn. Sống, để mà tồn tại, để trôi đi những lạc bến xa bờ.

… trôi dạt từ đông sang cõi bắc

Hành trình trơ một gánh ưu tư

Quê người nghĩ xót thân lưu lạc

Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du

Thức ngủ một mình trong tủi nhục

Đêm dài chân mỏi bước bơ vơ

Giống như người lính vừa thua trận

Nằm giữ sa trường nát gió mưa

Khép mắt cố quên đời chiến sĩ

Làm thân cây cỏ gục ven bờ

Chợt nghe từ đáy hồn thương tích

vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa…

Con tàu biệt xứ trôi hoài mỗi đêm. Những nỗi dằn vặt theo đuổi từng giờ từng phút. Thơ, thành tiếng thở sâu trong lồng ngực, nín. Thơ, như tiếng gọi nào đó để bấu víu vào, cho được sống còn, cho nỗi sầu như rặng núi xanh biếc kia cứ hoài hoài mù mù dáng khói. Người lưu lạc, không còn lưa chọn, đành có một độc đạo để đi, dù là con đường Sạn Đạo gập ghềnh hiểm ác.

… Chấp nhận hai đời trong một kiếp

đành cho giông bão phũ phàng đưa

đầu thai lần nữa trên trần thế

kéo nốt trăm năm kiếp sống nhờ

đổi ngược họ tên cha mẹ đặt

học làm con trẻ nói ngu ngơ

vùi sâu dĩ vãng vào tro bụi

thân phận không bằng đứa mãng phu

canh bạc chưa chơi mà đứt vốn

cờ còn nước đánh phải đành thua

Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng

Nghĩ đắt vô cùng giá tự do…

Ba bài thơ. Ba cảnh sống. Chung một nỗi niềm của một thời đại kéo dài những cơn khói lửa. Làm người Việt Nam đã khổ mà làm người nghệ sĩ cầm bút viết văn lại khổ hơn. Tâm hồn họ với cảm xúc cực nhạy , như sợi giây đàn căng quá độ chỉ chờ lúc đứt. Mà, cuộc đời này, biết bao nhiêu chuyện, biết bao nhiêu cảnh đời làm dây thần kinh cảm nhận cứ rung mãi rung hoài trong tần số cực cao, để ngôn ngữ thăng hoa theo cảm tưởng, để truyền đi những tín hiệu văn chương để sau này, khi lớp hậu sinh lớn lên có thể mường tượng được những nôĩ niềm cha ông trao gửi lại..

Nhà thơ Nguyên Sa, khi viết về bạn mình, tác giả Đất Khách đã viết:

.. bạn có kỷ niệm này về lớp học tuổi thơ không? Thày giáo lớp nhất cho bài luận: Nếu phải lạc vào một hoang đảo và chỉ được mang theo một cuốn sách thôi. Bạn sẽ mang theo cuốn sách nào. Tại sao? Khi còn là sinh viên, tôi muốn mang theo những Platon, những Descartes, những Kant, những Sartre.. Lúc còn tả xung hữu đột trong trường văn trận bút, trong cái thời chỉ nhìn thấy chính mình, tôi chọn không ngần ngại. Thơ Nguyên Sa. Nhưng hôm nay, nếu phải làm sự chọn lưa tuổi thơ, tôi sẽ mang theo Đất Khách. Bởi vì tôi tìm thấy ở đó hẻm Sáu Lèo, chợ Thái Bình, nhà in Nguyễn Đình Vương, tìm thấy ở đây cao ốc Mai Loan, hồ tắm Thủ Đức. Tôi tìm thấy Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, thấy Tuấn, thấy Thủy , thấy Thành, thấy Từ, thấy Việt. Và tôi mở Đất Khách ngâm lớn:

Thôi hãy vào đây tránh gió mưa

Những lòng hoang dại mộng bơ vơ

Đêm nay ta đốt sầu lưu lạc.

Trong khói men nồng hạnh phúc xưa

Thanh Nam tên thật là Trần Đại Việt sinh ngày 26 tháng 8 năm 1931 tại Nam Định, và từ trần ngày 2 tháng 6 năm 1985 tai Seatle. Ông là phu quân của nhà văn nữ Túy Hồng. Trước 1975, ông viết báo và có lúc là một người trong nhóm chủ biên tạp chí Hiện Đại, với Nguyên Sa, Thái Thủy, Trịnh Viết Thành,… Sau 1975, ông cư ngụ tại Seatle và làm chủ bút nguyệt san Đất Mới, một tờ báo văn học có rất sớm ở hải ngoại và tuổi thọ cũng khá lâu. Tập thơ Đất khách là một tuyển tập thơ duy nhất của ông, tuy không nhiều về số lượng bài thơ nhưng là một trong những tập thơ tiêu biểu cho văn học Việt Nam hải ngoại…
Nguyễn Mạnh Trinh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.327 giây.