logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/12/2021 lúc 08:51:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Công an kiểm tra giấy phép đi lại tại một chốt kiểm soát ở Vũng Tàu, Việt Nam, ngày 06/09/2021. AP - Hau Dinh

Sau khi được quốc tế ca ngợi về thành 8 trong việc kiềm chế đại dịch Covid-19, trong năm 2021, Việt Nam rốt cuộc cũng phải đối đầu với một đợt dịch bùng phát rất mạnh do tác động của biến thể Delta, vốn lây lan rất nhanh.
Tính đến ngày 22/12, số ca nhiễm Covid ở Việt Nam đã lên tới gần 1 triệu 600 ngàn ca và tổng số ca tử vong đã vượt qua ngưỡng 30.000. Hiện giờ trung bình mỗi ngày có khoảng 200 người chết vì Covid ở Việt Nam và số ca nhiễm mỗi ngày vẫn hơn 10.000.
Covid-19: Lao đao vì biến thể Delta
Tình hình dịch nghiêm trọng nhất là tại các tỉnh thành miền Nam, đặc biệt là tại Sài Gòn, nơi mà chính quyền địa phương thậm chí đã phải ban hành lệnh giới nghiêm, một biện pháp chưa từng có ở Việt Nam kể từ sau chiến tranh.
Đã có nhiều tranh cãi về cách phòng chống dịch ở Việt Nam, nhất là về việc cách ly những người bị nhiễm, mà Việt Nam gọi là F0 và người tiếp xúc gần với F0 gọi là F1. Do số ca nhiễm tăng quá nhiều, nhà chức trách Việt Nam cuối cùng đã buộc phải để cho các ca F0 tự cách ly tại nhà chứ không thể tiếp tục cách ly tập trung như trước đây.
Trả lời RFI Việt ngữ ngày 21/12, bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học, nguyên trưởng khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, Sài Gòn:
“ Khi cách ly một số lượng lớn như vậy thì chắc chắn sẽ làm quá tải cho khối điều trị, bởi vì đưa người ta vào trong đó không chỉ có chuyện chữa bệnh, mà còn các vấn đề hậu cần: ăn uống, ngủ nghỉ. Việc này còn quan trọng hơn chữa bệnh. Cách ly như vậy người ta sẽ khó vượt qua được về mặt tinh thần. Khu cách ly không thể nào hoàn hảo bằng ở nhà. Với lực lượng nhân viên y tế như vậy thì không thể nào chu toàn được chất lượng.
Nếu mục tiêu của việc cách ly là để ngăn chận việc lây lan trong cộng đồng, thì có lẽ phải thay đổi, phải rút kinh nghiệm về việc này. Nhất là sau khi đã có vac-xin rồi thì phải bỏ chuyện đó đi. Nếu cách ly tại nhà và tuân thủ tốt thì đã bảo vệ được cộng đồng rồi.”
Những biện pháp giãn cách xã hội kéo dài nhằm chặn đứng đại dịch đã khiến đời sống người dân thêm khốn đốn, nhất là những người lao động nhập cư tại Sài Gòn. Theo lời bác sĩ Trương Hữu Khanh, vấn đề là các biện pháp giãn cách xã hội đó đã không thật sự hiệu quả:
“ Khi giãn cách như vậy thì hiệu quả không phải là tốt nhất như mình mong muốn. Thật ra lúc đó Sài Gòn giãn cách là giãn cách ở mặt đường, nhưng bệnh đâu có lây ở mặt đường đâu, mà nó lây trong các xóm, trong các khu nhà trọ. Nếu mình giãn cách bên ngoài mà mình không giãn cách bên trong thì không có hiệu quả. Giãn cách đúng thì mới có hiệu quả. Do đó, thất bại của giãn cách, không ngăn được dịch bệnh nhiều, đó là do mình không quyết liệt, để cho người dân đứng yên tại chỗ. Cho nên lúc đó virus vẫn còn lây lan trong các khu phố chật hẹp, số ca bệnh vẫn tăng”.
Việc đóng cửa các nhà máy để ngăn chận sự lây lan của virus corona đã ảnh hưởng luôn cả chuỗi cung ứng toàn cầu, do Việt Nam là nơi gia công cho nhiều thương hiệu lớn của quốc tế như Nike. Kể từ tháng 10, chính quyền Việt Nam đã dỡ bỏ hoặc nới lỏng các biện pháp đó, dần dần mở cửa lại nền kinh tế, cho phép các nhà máy hoạt động lại.
Covid-19: Nguy cơ Omicron 
Hiện giờ, tuy số ca nhiễm hàng ngày vẫn tăng, nhưng nhờ có tỷ lệ tiêm chủng cao, Việt Nam dự trù mở cửa biên giới trở lại để cứu ngành du lịch đã gần như kiệt quệ sau nhiều tháng đóng cửa. Cụ thể, kể từ ngày 01/01/2022, Việt Nam sẽ đón khách ngoại quốc và công dân Việt Nam từ nước ngoài, với điều kiện những người này phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 tiếng trước khi nhập cảnh. Thời gian tự cách ly và được xét nghiệm lại là tùy theo người nhập cảnh vào Việt Nam đã được tiêm chủng đầy đủ hay chưa.
Để chuẩn bị cho việc mở cửa biên giới, Việt Nam sẽ mở lại các đường bay quốc tế thường lệ theo hai giai đoạn. Trong giai đoạn một sẽ mở lại 9 đường bay giữa Việt Nam với Bắc Kinh/Quảng Châu, Tokyo, Seoul, Đài Bắc, Bangkok, Singapore, Vientiane, Phnom Penh, San Francisco/Los Angeles.
Cho giai đoạn hai, sẽ được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn một, ngành giao thông đề xuất mở thêm các đường bay đi/đến Kuala Lumpur, Hồng Kông, Paris, Frankfurt, Sydney và Matxcơva. Nhưng những kế hoạch nói trên rất có thể sẽ lại bị xáo trộn, do hiện nay biến thể Omicron, được biết là lây lan nhanh hơn cả Delta, đã xuất hiện ở nhiều nước, kể cả ở những nước mà Việt Nam dự trù mở lại các chuyến bay.
Trong những ngày qua, chính quyền Việt Nam đã tăng cường các biện pháp kiểm soát để cố ngăn chận biến thể Omicron du nhập vào Việt Nam. Tuy vậy, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, rất khó mà ngăn chận được sự lây lan của biến thể Omicron ở Việt Nam.
Chính trị: Nguyễn Phú Trọng bất ngờ tái đắc cử
Về mặt chính trị, năm 2021 đã được đánh dấu bằng việc ông Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, bất ngờ tái đắc cử tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thêm nhiệm kỳ thứ ba, trong khi theo điều lệ đảng, lãnh đạo đảng không được nắm quyền quá hai nhiệm kỳ và những lãnh đạo trên 65 tuổi phải nghỉ hưu. Sỡ dĩ ông Trọng phải tiếp tục giữ chức tổng bí thư vì Đại hội Đảng vào đầu năm 2021 đã không thể tìm ra một nhân vật nào có đủ khả năng và tầm cỡ để thay thế ông.
Như vậy là “ trường hợp đặc biệt” Nguyễn Phú Trọng đã trở thành lãnh đạo Việt Nam có thế lực nhất kể từ thời Lê Duẩn, tuy rằng sau đó ông đã phải chuyển giao chức chủ tịch nước cho ông Nguyễn Xuân Phúc, được Quốc Hội chính thức bầu vào tháng 04/2021.
Với thế lực như vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng trong đảng, qua đó loại trừ các đối thủ của ông. Một trong những “nạn nhân” của chiến dịch “đốt lò” do Nguyễn Phú Trọng phát động là cựu chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội Nguyễn Đức Chung, giữa tháng 12 vừa qua đã bị tuyên án thêm 8 năm tù về tội “ Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, trong khi đang thi hành án tù 5 năm sau phiên xử tháng 12 năm ngoái về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.
Một nhân vật đáng chú ý khác bị đưa vào “lò” chính là cựu bộ trưởng Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng vào tháng 4 đã bị kết án 11 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Tiếp tục bị quốc tế lên án về nhân quyền
Nhưng năm 2021 cũng là năm mà trang mạng The Diplomat gọi là “Annus Horribilis” về nhân quyền, tức là một năm vô cùng tồi tệ về nhân quyền, nhất là với việc một loạt nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền lãnh án tù nặng nề. Tiêu biểu là nhà báo nổi tiếng Phạm Đoan Trang bị kết án 9 năm tù tại Hà Nội hôm 14/12 về tội « Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước », theo điều 117 bộ Luật Hình sự Việt Nam. Trong hai ngày sau đó, đến lượt ba nhà hoạt động khác ra tòa cũng với tội danh này: Trịnh Bá Phương bị tuyên phạt 10 năm tù và 5 năm quản chế, Nguyễn Thị Tâm 6 năm tù và 3 năm quản chế, Đỗ Nam Trung 10 năm tù và 4 năm quản chế. Các tổ chức nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch, Phóng viên không biên giới, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo … cũng như một số nước phương Tây đều đã mạnh mẽ lên án các vụ xử này.
Hôm 17/12, Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng đã ra thông cáo bày tỏ quan ngại về vụ kết án tù các nhà hoạt động đất đai và nhân quyền ở Việt Nam, kêu gọi chính phủ Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho họ.
Nhưng chưa hết, trên nguyên tắc vào ngày 31/12, sẽ đến lượt nhà báo Lê Trọng Hùng, người từng ý định ra ứng cử đại biểu Quốc Hội, bị bắt hồi tháng 3/2021, bị xét xử với tội danh tương tự.
Như tổ chức Human Rights Watch có nhắc lại, chính quyền Hà Nội thường xuyên sử dụng điều luật hình sự 117 để dập tắt các tiếng nói phê phán chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ riêng trong năm 2021, các tòa án đã kết tội ít nhất 18 người khác theo điều luật nói trên và xử họ mức án từ 4 đến 15 năm tù.
Như nhận định của Stewart Rees, cộng tác viên của Dự án 88, một tổ chức hoạt động nhằm thúc đẩy quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, trên trang The Diplomat ngày 15/12, các án tù cuối năm " như một lời nhắc nhở rằng chính phủ Việt Nam cảm thấy mình có quyền tự do hành động mà không sợ bị quốc tế trừng phạt." Ông viết: " Việc Việt Nam có khả năng được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm tới càng làm tăng thêm sự xúc phạm sau những gì đã xảy suốt một năm qua ở quốc gia này. Đôi khi có vẻ như hành vi của Việt Nam cố tình nhằm chế nhạo nhân quyền."
Ngoại giao: Vẫn “đi dây” giữa hai cường quốc Mỹ-Trung
Về quan hệ Mỹ-Việt, tổng thống Joe Biden, lên cầm quyền vào tháng 1/2021, vẫn giữ nguyên chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump đối với Việt Nam, vốn xem Hà Nội là một đối tác chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ ở châu Á. Chính quyền Biden đã tăng cường các quan hệ chiến lược với Việt Nam, thậm chí để làm hài lòng Hà Nội, Washington đã không còn xem Việt Nam là một quốc gia thao túng tiền tệ. 
Nhưng theo nhận định của học giả Richard Heydarian tại Manila, Philippines, viết trên trang web của South China Morning Post ngày 18/102, thay vì thiết lập liên minh với Mỹ, Việt Nam vẫn theo đuổi chiến lược cân bằng quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hà Nội vẫn thi hành chính sách "ba không": không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác ( thật ra thì nay chính sách này đã trở thành “bốn không”, với điểm thứ tư là “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”). 
Chính là theo chiều hướng đó mà trong năm qua, Việt Nam đã tăng cường quan hệ với các đối tác quan trọng khác như Nhật Bản, qua chuyến viếng thăm Tokyo của thủ tướng Phạm Minh Chính vào cuối tháng 11. Trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Nhật Bản ngày 24/11/2021, thủ tướng Phạm Minh Chính và thủ tướng Fumio Kishida đã thông báo hai nước sẽ gia tăng hợp tác an ninh, đồng thời cùng bày tỏ quan ngại về những hành động của Trung Quốc tại các vùng biển khu vực, trong đó có Biển Đông. 
Trước đó, sau khi dự hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland tháng 11, ông Phạm Minh Chính cũng đã ghé thăm Pháp, một đối tác quan trọng và nhân dịp này hai nước đã ký kết nhiều hợp đồng quan trọng. 
Cam kết mạnh mẽ về biến đổi khí hậu
Về mặt khí hậu, sự kiện đáng chú ý trong năm 2021 đó là tại hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 thủ tướng Phạm Minh Chính đã thông báo cam kết của Việt Nam sẽ đạt đến trung hòa carbon ( net - zero emissions ) vào năm 2050. Đây được coi là một cam kết rất mạnh mẽ; bởi vì như vậy Việt Nam phải từ bỏ dần dần các nhà máy điện than vốn thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất nóng lên, và sẽ phải đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng thay thế, trong đó có các năng lượng tái tạo như điện Mặt trời, điện gió…
Nhưng để có thể thực hiện được cam kết đó mà vẫn đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về điện năng của một quốc gia đang tăng trưởng nhanh, ngoài năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ buộc phải tính đến chuyện khởi động lại các dự án nhà máy điện hạt nhân mà Việt Nam đã từ bỏ trước đây. Vấn đề này đã là một trong những chủ đề thảo luận giữa Việt Nam và Nga nhân chuyến viếng thăm Matxcơva của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vào cuối tháng 11.
Trước mắt, theo lời Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam Trần Chí Thành tại hội nghị Khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc khai mạc ngày 9/12 tại Đà Lạt, một Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân, với lò phản ứng mới có công suất 10 MWt, sẽ được xây dựng với sự trợ giúp của Nga để phát triển ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam. 
Việt Nam và Nga đã từng ký một biên bản ghi nhớ vào năm 2011 về dự án nhà máy điện hạt nhân, nhưng dự án này đã bị đình chỉ do những lo ngại về an toàn hạt nhân sau thảm họa Fukushima xảy ra tháng 3 năm đó. Nếu các lãnh đạo Việt Nam quyết định trở lại với chương trình phát triển điện nguyên tử, lò phản ứng nói trên có thể sẽ là khởi đầu cho chương trình đó và dĩ nhiên đối tác hàng đầu gần như chắc chắn sẽ là Nga.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.123 giây.