logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/01/2022 lúc 06:03:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Forest Park, khu công viên rừng gần ngàn ha cuối mùa đông như đắm chìm trong giá băng lạnh lẽo. Hơi nước như sương mờ mỗi buổi sáng trưa chiều tối. Cây sồi cổ thụ tuổi ngót nghét vài trăm tuổi, trơ những thân cành như những sợi dây leo khổng lồ, xoăn vặn chắc vào nhau thành những bắp cây như thừng chão, cổ quái những hình thù nghệ thuật với đủ các trường phái, bên cạnh những hang hốc của duy nhất loại sóc nâu, với những cái đuôi trông giống hệt những chùm bông lau di động, rượt đuổi bắt, cắn la chí chóe. Con đường mòn toàn cây phong hai bên như những hàng người tư lự, xếp hàng đi sâu vào xứ sở của nước, lá mục và vô số những nấm lạ, rải thảm đến tít tắp của màu xanh xám mờ mịt, ẩm ướt.
 
Tiếng quạ bỗng xao xác, quang quác phía rừng thông. Chợt vút cao tiếng kêu của loài chim lạ, lảnh lót, vang xa và trầm ấm. Tiếng bầy quạ im bặt. Cạnh khu hồ xanh, nước đã đóng băng từ hơn tháng trước, lấp lánh phản chiếu ánh dương quang buổi sáng, bóng dáng chiếc áo dài nâu thấp thoáng và dừng hẳn ở khu nhà lục giác, trông như cái ngó sen, chập chờn trên làn nước băng lạnh.
 
Tỳ kheo dáng dấp người Châu Á, nước da ngăm đen, đầu trọc nhẵn bóng, hàm râu quai nón xoăn tít ép sát vào hai bên quai hàm. Nhìn ông, khách có cảm giác như đứng trước một pho tượng đồng hun của thế kỷ thứ XV, XVI, khoác hờ lên trên tấm khăn màu nâu đất đã bợt bạt màu sương gió. Trong khi gió buốt từ khu rừng vẫn không ngừng len lỏi, lách qua rừng cây như mũi dao nhọn đang lách từ từ vào da thịt...
 
Tỳ kheo vẫn nghiêm trang, đứng nhìn chăm chú vào tia nắng lấp lánh phía mặt trời mọc, mặt lạnh giá như lớp băng mỏng ngài đứng dưới chân. Khách im lặng, quan sát. Dõi theo cái nhìn như có lửa ấm của Tỳ kheo, khác với toàn thân như có lớp băng bàng bạc phủ. Bất giác nụ cười như trẻ thơ mấp máy sau làn râu rậm, khách nghe như có tiếng người từ trong sâu thẳm vang vọng lại:
 
– Chào ông! Ông từ đâu đến? Tôi có thể giúp được gì cho ông?
 
– Thưa... Thưa...? –  Khách chợt ngập ngừng, lúng túng bởi chưa tìm được tên gọi để xưng hô.
 
– Không sao. Ta là Zen Master. Mọi người vẫn gọi ta là Bodhi!
 
– Vâng! Gọi ngài là Thiền sư, Zen Master... và tôi phải hiểu như thế nào về ý nghĩa “Bồ đề” hay “Giác ngộ” (Bodhi). Khách kính cẩn nghiêng người.
 
– Ha, ha... “Giác ngộ” ư? Lúc ta tỉnh thức, bỗng thấy vạn vật này, vũ trụ này dường như không có, chỉ mịt mù mưa gió, nắng lửa. Hỏi thấy được gì khi chính nó là không? Hãy cứ gọi ta như sự vốn có. Trong năm giới của Tỳ kheo, ta hành thiền và tu thiền, tên gọi là Zen Master thế thôi!
 
– Vâng! Zen Master! Tôi ở cách đây chừng một dặm, sáng sớm thường hay tập thể dục ngang đây... – Khách nhỏ nhẹ trả lời.
 
– Tập thể dục? Điều lợi cho sức khỏe, nên làm! Nhưng mỗi ngày ông ngang đây thấy gì? Sao hôm nay mới vào đây?
 
– Dạ, cám ơn Zen Master đã khen! Hằng ngày ngang đây, tôi vẫn hiểu là một khu rừng. Suốt mùa đông, cây rụng hết lá, chỉ có tuyết băng phủ trắng, đi sâu vào cảm thấy rất lạnh, nên tôi ngại vào. Hôm nay thời tiết ấm áp hơn, tôi muốn...
 
– Khám phá, tìm hiểu chứ gì? Khu rừng vẫn là khu rừng. Hình thức thay đổi theo bốn mùa là thuận theo tự nhiên để sinh tồn và phát triển theo qui luật đào thải. Mùa đông qua, mùa xuân đến, ấm áp và sinh khí đang dần sinh sôi nẩy nở. Muôn loài sẽ ùa kéo về. Có điều là...
 
Một tiếng chim thánh thót, ấm áp vút rơi ngang trời, lay động những cành khô, rào rạt trút giá băng xuống lòng hồ xanh ngăn ngắt, cắt ngang lời nói của thiền sư.
 
– Ôi! Hồng hạc lại đến sớm trước ta, từ phương bắc quê hương của nữ thần Tuyết...
 


Thiền sư bỏ lửng câu nói. Câu chuyện chấm dứt, dang dở khi thiền sư ngồi xuống, lấy trong chiếc bình bát ra cái bánh bích qui nhỏ, ông bóp vụn ra và rải xuống mặt hồ và cả trên cái trụ hình hoa đăng ẩm ướt rêu xanh. Dường như có tiếng cá quẫy dưới lớp băng mỏng. Khách giật mình, sởn gai ốc khi thấy một con nhện hình thù như một nhúm rêu úa, đang đu đưa theo sợi tơ mỏng, bay lất phất trong không gian, bắt ánh sáng nắng, cứ loang loáng như có, như không. Con nhện đang lần theo sợi tơ tiến về phía những vụn vỡ của chiếc bánh, rải trên cái trụ hoa đăng. Thiền sư miệng lầm rầm đọc mật ngôn, khách nghe như có lời chào buổi sáng bằng tiếng Anh “Good morning! Good morning!” Thiền sư chào lũ cá, con nhện hay chào mình? Khách ngẩn ngơ tự hỏi!
 
oOo
 
Nắng rực rỡ, những chiếc lá còn đang là mầm, là nụ, xanh mỏng manh, tím nhàn nhạt như muốn phô bày hết sự sống và sinh sôi nẩy nở, lóng lánh muôn vàn hạt sương li ti, vốn là từ hơi nước, chuyển hóa qua mấy tầng lớp của sự sống, giống như con người, luôn chuyển hóa cùng với thời tiết, thích nghi mọi hoàn cảnh để sinh tồn, song sự an nhiên, bình yên thì mỗi loài đều có cách khác để mà xây dựng  cả với niềm tin cao cả.
 
Khách đang đứng giữa vắng lặng của khu hồ xanh Forest Park. Ba hôm rồi không thấy bóng Thiền sư, những vụn vỡ của chiếc bánh cũng không còn. Nhìn xa ra phía mắt hồ, dưới ánh nắng lấp loáng được lọc qua của muôn tàn xanh lá non, sợi tơ nhện mỏng tang như vẫn còn vắt ngang đâu đó, giữa cành cây phong sang đến ngọn tùng non hăm hở chọc thẳng lên bầu trời xanh, nối qua chiếc lá sẩm màu của cây sồi già trầm mặc. Nhưng tịnh không nhìn ra chú nhện màu rêu hôm trước.
 
– Ô! Thiện tai ! Thiện tại! Lại có duyên hội ngộ ông đây.
 
Khách giật mình, lời nói như mọc dưới đất vọng lên. Phía sau những bông hoa súng nước màu vàng nhạt, thiền sư xuất hiện, hai mắt nheo nheo, mặc dù phía ấy không hề có chói nắng!
 
– Ta sẽ chào nhau hôm nay. Ngày mai sẽ là quá khứ! Duyên hội ngộ còn tùy.
 
– Dạ thưa! Zen Master sẽ đi đâu ạ?
 
– Ta về nơi từ đó ta đến! Ông có nghe về một ngôi làng nghèo nàn, xa xăm chưa? Ngôi nhà ở Nat Purwa, xứ Ấn Độ của ta đó!
 
– Sau đó thiền sư sẽ làm gì?
 
– Như các ông cần phải lao động, làm lụng để có cái ăn, cái mặc, duy trì sự sống. Với ta ư? Chỉ cần cái đẹp, cái tịnh. Ta tìm viên mãn trong bộn bề và thay đổi của vạn vật.
 
– Ví như chiếc lá vàng này. Thiền sư xòe tay, trong lòng bàn tay là chiếc lá bồ đề, đúng hơn là gân của một chiếc lá bồ đề óng ánh như được kết lại bằng những sợi tơ mầu nhiệm.
 
– Đẹp quá! – Khách buột miệng khen!
 
– Chỉ là... bộ xương khô!
 
– Chắc phải qua hàng chục năm?
 
– Chiếc lá bồ đề, nơi Đức Phật nhập niết bàn, đem để dưới lớp băng của rặng Himalaya...
 
– Ôi, trên hai ngàn năm rồi ư?
 
– Ta chỉ mới lấy lên từ hơn tháng trước! Đem so những gân lá với sợi tơ nhện cũng chỉ là cái có. Không bằng! Không bằng!
 
Khách đưa mắt tìm kiếm sợi tơ nhện, chỉ thấy những sợi nắng xuyên qua tầng tầng kẻ lá, nhảy múa trên dòng nước mặt hồ yên tĩnh.
 
– Lũ quạ đã đi xa từ khi bầy hồng hạc trở về. Thường cái thô thiển hay biến mất trước cái tinh tế, vô nhiễm. – Thiền sư chuyển đề tài và quay lưng bỏ đi.
 
Tia nắng buổi sớm như rẻ quạt, lóng lánh sắc màu kỳ bí của thiên nhiên. Chiếc lá bồ đề do con người chế tác đã trở thành tơ, kim cương bất hoại nhưng so với sợi tơ nhện kia vẫn không sắc sảo tinh tế hơn.
 
Bàn tay thiên nhiên thì bề bộn, ngồn ngộn sinh sôi từ cuộc sống. Con người với trí huệ tài hoa chỉ góp phần xếp đặt cho ngăn nắp và đúng vị trí của sự vật.
 
Thiền sư đã rẽ vào khu trồng hoa vô ưu, ngài lại đọc mật ngôn, nghe như có tiếng “All or Nothing” rền rền dưới màu xanh ngổn ngang của cỏ dại...
 
Trần Hoàng Vy
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.