logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/02/2022 lúc 10:19:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Áp phích của phim Along the sea tranh giải Liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul 2022. © Festival de Vesoul

Tại Liên hoan Điện ảnh Châu Á ở thành phố Vesoul, Pháp, tối qua, 07/02/2022, bộ phim cuối cùng trong danh sách tranh giải chính thức đã được trình chiếu, đó là bộ phim Along the sea ( Vùng biển ) của đạo diễn Nhật Bản Akio Fujimoto, một bộ phim hợp tác Việt-Nhật đã gây xúc động mạnh tại Festival vì phản ánh rất trung thực số phận đầy khó khăn, cay nghiệt của những lao động nữ Việt Nam trên đất Nhật.
Từ Vesoul, đặc phái viên Thanh Phương tường trình:
Đây là bộ phim thứ hai của Fujimoto nói về những người lao động nhập cư ở Nhật Bản, sau bộ phim đầu tiên ( Passage of life ) nói về một gia đình Miến Điện trong quá trình xin quy chế tị nạn ở Nhật. "Along the sea" cũng mang đậm nét tài liệu chân thực như phim đầu.
Phương ( Hoàng Phương), Như ( Quỳnh Như ) và An ( Hoàng Tuyết Anh ), 3 nữ Việt Nam lao động Việt Nam, đã quyết định bỏ trốn sau mấy tháng trời bị chủ bóc lột, chèn ép, phải làm việc đến 15 tiếng/ngày, mà mà lương thì quá thấp không đủ sống, chưa kể đến chuyện bị tước hộ chiếu ngay khi vừa đến Nhật. 
Qua trung gian của một đồng hương, ba cô gái tuổi đôi mươi đến làm công việc phân loại và bỏ cá vào thùng cho một tàu cá ở vùng biển tuyết phủ đầy ở miền bắc Nhật Bản. Tuy phải sống tạm bợ trong một nhà kho và công việc cũng khá nặng nhọc, họ cảm thấy đỡ hơn so với trước đây và nhất là có dư chút tiền để gởi về cho gia đình trong nước. 
Nhưng riêng Phương ngày càng đuối sức do thường bị đau bụng và cuối cùng mới thú nhận với hai bạn là cô đang mang thai, kết quả của một mối tình trước khi sang Nhật. Vấn đề là không còn giấy tờ tùy thân, Phương không thể đi khám thai, nên buộc phải bỏ ra rất nhiều tiền để làm thẻ bảo hiểm giả và thẻ căn cước giả. Nhưng rồi những giấy tờ giả đó cũng không thể sử dụng được lâu và cuối cùng Phương đành phải nuốt nước mắt uống thuốc để phá cái bào thai trong bụng, vì nếu giữ lại cái thai đó, gần như chắc chắn cô sẽ bị gởi trả về Việt Nam, đồng nghĩa với việc mất đi một nguồn tài chính cần thiết cho gia đình. 
Trong phim Along the sea, các camera hầu như liên tục bám sát các nhân vật chính, gần như đưa khán giả nhập vai với họ, qua nhiều cận cảnh. Bộ phim càng sinh động ở chổ phần lớn các câu thoại là tiếng Việt giữa ba lao động nữ, trừ một vài lúc họ phải trao đổi với người Nhật. Và để cho các diễn viên dồn hết cảm xúc cá nhân vào vai diễn, đạo diễn đã dùng tên của họ để đặt cho các nhân vật. Để tái hiện chính xác tình cảnh của họ, ê-kíp đạo diễn Fujimoto đã tiếp xúc với nhiều người thật và tìm hiểu về những việc thật, thậm chí tìm hiểu cặn kẽ hoạt động của những môi giới lao động, môi giới làm giấy tờ giả. 
Đây là lần đầu tiên, thông qua điện ảnh, khán giả Pháp biết được phần nào tình cảnh của những người lâm vào cảnh sống bất hợp pháp tại Nhật. Sau buổi chiếu, nhà sản xuất phim Watanabe Kazutaka ( thay mặt đạo diễn Fujimoto không thể đến Vesoul do trong gia đình có người bị nhiễm Covid, nên trở thành F1 ) đã phải trả lời rất nhiều câu hỏi của cử tọa khá đông hôm qua. Theo ông Watanabe, bộ phim Along the sea cũng đã có nhiều tác động đến dư luận Nhật, mà cho tới nay ít quan tâm đến số phận của những người lao động nhập cư.
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 09/02/2022 lúc 12:34:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Festival Vesoul : Phim Nhật-Việt “Along the sea” đoạt Giải thưởng lớn của ban giám khảo

UserPostedImage
Ban giám kháo quốc tế trao Giải thưởng lớn cho bộ phim "Along the sea" của đạo diễn Fujimoto Akio tại lễ bế mạc Liên hoan Điện ảnh châu Á Vesoul ngày 08/02/2022. © RFI The Hung PHAM

 Liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul đã bế mạc tối qua sau khi trao giải Cyclo vàng cho bộ phim "Yanagawa" của đạo diễn Trung Quốc gốc Hàn Trương Lộ ( Zhang Lu ). Ban giám khảo quốc tế của Festival Vesoul giành Giải thưởng lớn cho bộ phim hợp tác Nhật - Việt “Along the sea”.
Từ Vesoul, đặc phái viên Thanh Phương tường trình:
“Theo “truyền thống”, đêm trao giải thưởng Liên hoan Vesoul diễn ra không quá trang trọng, thậm chí hơi lộn xộn, nhưng đó chính là nét đáng yêu của một festival diễn ra giống như cuộc họp mặt giữa những người bạn thân quen có chung một niềm đam mê điện ảnh châu Á.
Tuy vậy, ban giám khảo quốc tế, đứng đầu là ngôi sao điện ảnh Iran Leila Hatami , đã bàn cãi gay gắt với nhau để cuối cùng có thể chọn ra một phim để trao giải cao quý nhất của Festival Vesoul, đó là giải Cyclo d’or ( Cyclo vàng ) giữa 9 bộ phim tranh giải mà phim nào cũng có chất lượng rất cao và toàn bộ lần đầu tiên được trình chiếu ở Pháp.
Năm nay, giải Cyclo vàng lại lọt vào tay đạo diễn Trung Quốc gốc Hàn Trương Lộ với bộ phim "Yaganawa". Phim nói về hai anh em với cá tính rất khác biệt rủ nhau đến Yanagawa, Nhật Bản, để tìm lại người phụ nữ mà cả hai vào thời trẻ đã thầm yêu trộm nhớ. Khi gặp lại người xưa, nay là ca sĩ hát trong các quán bar, hai anh em lại tán tỉnh cô này giống như họ đã từng thả lời ong bướm cách đây 20 năm. "Yanagawa" đã chinh phục ban giám khảo nhờ “những hình ảnh rất đẹp và gây ấn tượng mạnh dựa trên một câu chuyện rất chân thật đưa khán giả đi khám phá mối quan hệ anh em và tình yêu”.
Trương Lộ đã từng đoạt giải Cyclo vàng đầu tiên vào năm 2006 nhờ bộ phim "Mang Chủng" ( Mang Zhong- Grain in ear), nói về một phụ nữ Trung Quốc gốc Hàn một mình nuôi nấng đứa con trai duy nhất. 
Trong khi đó, bộ phim "Along the sea" ( Vùng biển ) của đạo diễn Nhật Fujimoto Akio với ba nữ diễn viên chính là người Việt Nam và nói về số phận của các lao động nữ người Việt tại Nhật, lại nhận được đến 3 giải thưởng tại Liên hoan phim, trong đó có Giải thưởng lớn của ban giám khảo quốc tế. Theo đánh giá của các thành viên ban giám khảo, trong đó có một thành viên người Pháp gốc Việt, nhà phân phối phim châu Á Trần Bích Quân, bộ phim này “ đặt khán giả đối diện với những vấn đề xã hội-kinh tế mà các nhân vật đang gặp phải, gần gũi về mặt địa lý với các nước phát triển, nhưng lại sống trong những điều kiện ngược lại hoàn toàn”. 
Ngoài Giải thưởng lớn, "Along the sea" còn giành được Giải Ban giám khảo các nhà phê bình phim, vì đối với các thành viên ban giám khảo này, bộ phim “ có một cách quay phim rất chuẩn xác một câu chuyện phổ quát về nạn nô lệ thời hiện đại ở nước Nhật ngày nay". Giải của Ban giám khảo INALCO ( do Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông trao tặng ) cũng lọt vào tay đạo diễn Fujimoto, vì theo họ "Along the sea" “soi sáng một cách đặc biệt những thực tế hiện nay ở châu Á. Với sự tôn trọng, bộ phim đã mô tả con đường gian khổ của những phụ nữ di dân đến nước Nhật”.
Tối qua, Liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul cũng đã trao giải Cyclo danh dự cho toàn bộ sự nghiệp của nữ diễn viên Iran Leila Hatami, chủ tich ban giám khảo quốc tế. Một giải Cyclo danh dự khác được trao tặng cho đạo diễn Nhật Kozi Fukada.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.