logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 22/08/2013 lúc 05:35:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thời gian gần đây tôi có thêm một lý do để đến chùa. Thăm mèo. Tôi không nói chuyện mèo mỡ, ái tình vụng trộm của các ông, các bà mắt còn láo liên liếc ngược nhìn xuôi, tai thích nghe lời mật ngọt, lòng còn mơ tưởng khoái lạc ái dục, mà thật sự thăm một con mèo. Mặc dù cả hai vợ chồng đều đến chùa và cùng gặp mèo, tôi nghĩ tôi mới là người còn dính mắc với tình cảm dành cho con mèo, và vì vậy mới có chuyện nhớ thương đưa đến bài viết ngắn này.
Như bạn đã biết, vợ chồng chúng tôi vẫn đi bộ mỗi đêm quanh khu phố nơi chúng tôi ở, từ nhà đến một công viên nhỏ và trở về. Đi như để tập thể dục, thường thì để nói chuyện về cuộc sống đang diễn ra, cũng có khi không nói gì mà chỉ chia sẻ cùng một thời gian và không gian qua hơi thở đều đặn theo cùng nhịp bước.
Ở giữa đoạn đường là một ngôi chùa nằm ở góc phố. Đây là nơi thú vị nhất trong chuyến “hành hương” mỗi đêm của chúng tôi, một cặp vợ chồng đang ở tuổi chớm già. Nói là chùa vì nơi đây có các tượng Phật và tượng Bồ Tát. Trên tường của một ngôi nhà được “chuyển hóa” thành chùa có treo một tấm bảng viết hai chữ “tịnh xá.”
Sân trước chùa không có cổng khóa, nên chúng tôi có thể tự nhiên bước vào giữa đêm khuya để thăm ngài Quán Âm Bồ Tát, ngài Địa Tạng Bồ Tát được an vị trong sân. Vợ chồng cũng không quên chào ngài Hộ Pháp đứng canh gác ở góc cây bên cạnh lối vào.
Chúng tôi đi bộ thăm chùa mỗi đêm như vậy suốt mấy năm, thỉnh thoảng lòng vui mừng khi gặp vị Hòa Thượng trú trì đứng ngoài sân để hóng gió mát hoặc đốt giấy mà phần lớn là sớ cầu an, cầu siêu trong một lư hương. Thầy thường không nói gì, chỉ mỉm cười với chúng tôi và rồi tiếp tục việc đang làm của một ông lão ở tuổi bát tuần. Thầy chưa bao giờ hỏi tên chúng tôi. Hai vợ chồng cũng không gạ gẫm trò chuyện với thầy vì biết đêm đã khuya. Nhìn dáng thầy gầy gò trong bộ áo khất sĩ màu vàng, lưng hơi còng như một tượng Phật nhỏ tôi thờ ở nhà, tôi liên tưởng đến sự thể hiện của Phật tánh ở nơi thầy và ở chung quanh tịnh xá. Sự vui mừng của chúng tôi mỗi lần gặp thầy rất khó diễn tả vì nó không là sự hân hoan, reo vui náo động như bình thường, mà là một cảm giác bình yên rất thanh tịnh trong lòng, như cỏ cây lắt lay sống động giữa đêm hội ngộ với trăng.
Khoảng đâu chừng hơn một tháng trước đây, giữa một đêm sáng ánh trăng tuy chưa là ngày rằm, chúng tôi có thêm một người bạn ở sân chùa: một con mèo con. Cho tới giờ tôi cũng chưa thật sự biết nó là mèo đực hay mèo cái, nên chỉ gọi nó là “con mèo ở chùa” thay vì chú mèo hoặc cô mèo. Con mèo này không biết từ đâu ra, không đẹp, cũng chẳng xấu, mang một bộ lông mịn màu trắng với những mảng màu xám, đen vá víu vào nhau từ trên đầu xuống lưng đến tận đuôi, gợi nhắc chiếc y bá nạp của các tỳ kheo thời Phật.
Trước đây, dăm ba lần chúng tôi thấy một con mèo đen và một con mèo xám quanh quẩn trong tịnh xá. Chúng đã lớn tuổi, tôi đoán, thường nằm đằng sau tượng Địa Tạng Bồ Tát như thể canh chùa, bảo vệ tượng. Thấy chúng tôi, chúng không có vẻ quan tâm, chỉ nhắm mắt lim dim một cách lười biếng, mặc kệ cho hai người khách lâm râm cầu nguyện, vái lậy ở ngoài sân. Có lẽ từ một trong hai con mèo này, hoặc cả hai, mà “con mèo ở chùa” được sanh ra đời.
Buổi gặp gỡ đầu tiên giữa mèo con và chúng tôi diễn ra ở trước tượng Quán Âm Bồ Tát. Trong lúc vợ đang quì, tôi đứng cúi đầu khấn nguyện, mắt nhắm để nghe lời thì thầm của mình hòa với gió bay phần phật theo ba lá cờ đặt sau lưng tượng. Tôi giật mình khi biết có vật lạ vừa cọ vào ống quần. Mở mắt nhìn xuống, tôi thấy một con mèo trắng bé bỏng dài hơn một bàn tay đang lượn qua, lượn lại, cọ người vào hai ống chân quần của tôi. Làm như vậy được vài lần, nó lon ton, cong đuôi chạy qua phía vợ tôi đang quì, cọ mình vào đầu gối khiến nàng cũng ngạc nhiên mở mắt nhìn. Như muốn chơi đùa, nó quấn quít ngay trước mặt mỗi khi thấy vợ tôi cúi đầu xuống lạy ngài Quán Âm. Mỗi lần thấy đầu của nàng sắp đụng đất, nó chui vào giữa hai bàn tay đang mở rộng như muốn cọ quẹt vào mặt vợ tôi. Thấy tôi quì xuống, nó liền chạy qua, đưa chân trước ra khều tay tôi. Không cưỡng lại sự chiếu cố tận tình của nó, tôi đưa tay vuốt đầu, gãi đằng sau tai làm cho con mèo rên rừ rừ như giống mèo vẫn thường làm.
Chơi như vậy chưa đủ, thấy vợ tôi đứng dậy đi về phía tượng Địa Tạng Bồ Tát, con mèo tung chân bám theo sát gót chân, khiến nàng phải bước chậm để tránh đạp vào thân mèo. Con mèo này rất công bình. Cạ mình một hồi vào chân vợ tôi, nó lại chạy sang tôi và tiếp tục lượn sát vào chân, lượn qua lượn lại, cọ vào bên này bên kia của hai chân, khiến tôi phải ngồi xuống và chơi với nó một hồi. Cứ mỗi lần muốn đứng dậy đi về, tôi lại bị con mèo chồm lên chân, khều tay như chưa muốn dứt cuộc chơi, nằm ngửa ra đòi được nuông chiều. Thương mèo nên tôi nán thêm vài phút, vợ tôi cũng ngồi xuống ve vuốt nó mặc dù trước đây nàng không mấy thích mèo bằng chó.
Tôi thương thú vật, xem chúng như con người, tuy không biết nói nhưng cũng biết suy nghĩ, biết yêu, biết đau, biết bày tỏ tình cảm theo cách riêng của chúng, và nhất là cũng muốn sống. Thấy chúng đau, tôi đau, biết chúng vui, tôi cũng vui trong lòng. Một biến cố từng xảy ra thời thơ ấu mà tôi có kể lại chi tiết trong một bài tạp ghi trước đây khiến tôi không bao giờ muốn hại một con thú nào khác. Đó là hồi chừng chín, mười tuổi, sống cạnh chợ Xóm Mới ở Nha Trang, tôi phải buộc dây dắt một con chó ghẻ lở đi thật xa nhà để nó không còn sống quanh quẩn chúng tôi. Lúc thắt dây ở một gốc cây và bỏ nó lại ở đó gần nửa đêm, tôi rời con chó nhưng mang theo suốt đời đôi mắt khẩn thiết của một con vật biết mình sắp mất một nơi nương tựa giữa đời. Thời đó chiến tranh Việt Nam đang lên cao điểm, mạng sống không ngừng bị đưa vào lò lửa của lòng hận thù, tranh chấp. Người chết, vật chết, cha tôi cũng chết giữa trận mạc, vậy mà con chó ghẻ lở, tanh hôi ấy đã cho tôi một kinh nghiệm sâu đậm, thiết thực nhất về sự chia lìa, giã biệt giữa hai sinh vật từng chia sẻ cuộc sống bên nhau dầu chỉ có mấy ngày. Tôi cho nó thức ăn, nó cho tôi cơ hội nuôi dưỡng lòng nhân từ.
Buổi chia tay đầu tiên với con mèo ở tịnh xá diễn ra với chút lưu luyến khi tôi đứng dậy nói dứt khoát với nó, “Con ở lại giữ chùa nha!” Nó chạy theo tới cổng mới dừng lại nhìn theo chúng tôi. Mấy bữa sau, đêm nào vợ chồng chúng tôi cũng hội ngộ con mèo có đôi mắt sáng, đuôi dài như đuôi khỉ. Ánh mắt nó không biểu lộ tình cảm như mắt chó, nhưng cũng không vô cảm như phần lớn những con mèo khác mà tôi từng thấy. Có đêm đang lễ lạy, ngẩng mặt nhìn lên thấy nó đang ngồi trên hai chân sau, quan sát chúng tôi với dáng vẻ oai nghi như một chú cọp con. Có đêm đang lạy thì nghe tiếng rên rừ rừ trước khi cảm được bộ lông mượt mềm của nó cọ vào mặt. Có đêm vừa bước vào sân liền thấy mèo từ trong bóng đêm chạy lại với bộ điệu vui mừng, hai chân trước chạy chéo qua chéo lại. Tiếng rên rừ rừ biểu lộ sự thân quen của mèo càng khiến tôi khó rời sân chùa. Có đêm tôi thốt lên với nó mà cũng như tự lục tìm trong trí nhớ từ muôn kiếp, “Kiếp trước mình có quen nhau không vậy?” Nó trả lời với ánh mắt mời gọi bàn tay tôi chơi đùa thêm với nó.
Cũng có đêm không thấy nó đâu. Đêm đó xảy ra sau một đêm có chuyện bất thường. Thay vì ở lại sân chùa nhìn theo như mọi lần, đêm ấy nó đi theo chúng tôi ra lề đường. Tôi quay lại, xua tay bảo nó trở lại sân chùa. Nó dừng lại, đợi tôi xua tay thêm một nữa mới chạy đi nơi khác. Qua đêm sau, và mấy đêm sau nữa, vợ chồng không thấy mèo xuất hiện ở sân chùa. Tôi lạy ngài Quán Âm mà lòng không chú tâm đến lời nguyện cho chúng sanh được bình an, chỉ lo cho con mèo bé bỏng. Tôi nghĩ chắc nó dại dột, chạy ra đường bị xe đụng dẹp lép, hoặc bỏ đi hoang, bị bắt, bị đánh, hoặc may mắn được người tốt bụng nào đó xin sư ông cho mang về nhà nuôi.
Một tuần trôi qua, vợ tôi cũng thắc mắc về số phận của con mèo. Bỗng một đêm kia, vừa lạy ngài Địa Tạng xong, đang tính rời chùa, bỗng nghe tiếng nó kêu “Meo, meo.” Đó là lần đầu tiên chúng tôi nghe nó kêu tiếng của loài mèo thay vì chỉ rên rừ rừ như mọi lần. Nhìn lên mái nhà, chúng tôi thấy con mèo trắng đốm xám đang tính nhảy xuống đất, nhưng chùn chân quay lại vì mái quá cao, và rồi biến mất trong bóng đêm. Thấy cửa sắt khép kín trên lối vào sân sau, chúng tôi không nghĩ nó tìm được lối ra sân trước. Đợi thêm vài phút không thấy mèo đâu, vừa tính rời chùa thì bỗng thấy nó chạy từ bên ngoài vào sân. Thì ra mèo nhảy qua cây nhà hàng xóm để xuống đất và đi vòng ra sân trước gặp chúng tôi. Đêm đó tôi ở lại lâu hơn để ve vuốt, gãi ngứa cho mèo, thì thầm hỏi chuyện như quen nó từ một thuở nào trong quá khứ vô cùng tận.
Từ hôm đó, chúng tôi không gặp mèo thường xuyên. Nó bắt đầu lớn, thân mình đầy đặn hơn. Tuy vậy, mỗi lần hội ngộ nó cũng vẫn cọ mình, rên rừ rừ, nằm ngửa cho chúng tôi ve vuốt như một em bé. Dần dần tôi bắt đầu quen với sự vắng bóng thất thường của nó ở sân chùa, như quen với phòng trống của các con mà nay mỗi đứa một phương, thi thoảng mới gọi về hỏi thăm bố mẹ.
Dẫu biết rằng cuộc sống cũng sẽ đến lúc phải dứt khoát cắt lìa những mối luyến ái, với người thân, với vật chất, và với một con mèo, để có thể lên đường nhẹ nhàng hơn trên một hành trình mới, tôi vẫn cảm chút vương vấn mỗi khi rời sân chùa. Đêm nay cũng vậy. Trước khi vào công viên trên đoạn đường còn lại trong bóng đêm, tôi chợt bắt gặp mình không cưỡng lại lòng lưu luyến, quay đầu nhìn vào sân chùa, và thấy con mèo còn ngồi ngó theo, mặc dù tôi biết nó không thật sự còn đó. (pq)

Phúc Quỳnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.