logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/03/2022 lúc 10:52:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Ảnh tư liệu chụp ngày 26/04/2019. AP - Kenzaburo Fukuhara

Trong cuộc chiến tranh lạnh thứ hai, phương Tây đã không phản ứng đúng mức trước sự hung hăng của Trung Quốc và Nga. Dù diễn biến cuộc chiến ở Ukraina như thế nào đi nữa, Bắc Kinh cũng được lợi nhất khi Putin bị thế giới cô lập.
Chuyên đề của L’Obs tuần này nói về « Bức màn sắt mới ». « Điều tra về một nhà độc tài cô đơn - Bí mật Putin » là hồ sơ của L’Express. Trên trang bìa Courrier International là hình vẽ những tòa nhà đổ nát, phía dưới có dòng chữ « Putin đã ở đây », chạy tựa lớn « Ukraina, cú sốc ». Le Point điểm lại « Nga và chúng ta, năm thế kỷ lịch sử », còn The Economist quan tâm đến « Một trật tự thế giới khác » với khuôn mặt Tập Cận Bình lớn gấp đôi Vladimir Putin.
« Hòa bình sa mạc »
Mở đầu bài báo được Courrier International dịch lại, tờ The Times dẫn lời của triết gia La Mã Tacite vào đầu Công nguyên : « Bắt cóc, thảm sát, cướp bóc, đó là những gì được gọi là đế quốc. Và để lại một sa mạc, đó là cái mà họ gọi là hòa bình ».
Nhiều thành phố Ukraina đang biến thành những sa mạc. Tình hình ở Marioupol hay Kharkov nhắc lại thời Đệ nhị Thế chiến. Nga vẫn đang không kích thô bạo bất kể đó là khu dân cư, bệnh viện nhi và những đoàn xe chở người di tản. Bị thiệt hại nặng vì sức kháng cự mãnh liệt của Ukraina và hiệu quả của hỏa tiễn Stinger, Nga đã thay đổi chiến lược, muốn nghiền nát những thành phố đang bao vây.
Quân Nga cũng không ngần ngại dùng hỏa tiễn hành trình bắn vào một căn cứ sát biên giới, nhằm cản trở việc phương Tây chuyển giao vũ khí và huấn luyện cho binh sĩ Ukraina. Những hình ảnh tội ác của quân Nga tràn ngập màn ảnh truyền hình châu Âu. Đức giáo hoàng Phanxicô hôm 13/03 đã phải lên tiếng đòi chấm dứt thảm sát. Tổng thống Pháp và thủ tướng Đức tiếp tục đối thoại với Kremlin, yêu cầu ngưng bắn. Nhưng Vladimir Putin không nhượng bộ, vẫn đòi Ukraina từ bỏ hẳn ý định vào NATO, công nhận Crimée, Donetsk, Lougansk là của Nga.
Chỉ trong hai tuần lễ, Matxcơva đã trở thành kẻ bị cả thế giới xa lánh, rơi vào cảnh bị cô lập, tự cung tự cấp như thời Stalin. Cả một thế hệ thanh niên bị đánh cắp mất tương lai, nhưng không có hy vọng sẽ xảy ra đảo chánh. Tờ báo bi quan kết luận, phương Tây cần cứng rắn hơn, chuẩn bị đón nhận thêm nhiều người tị nạn và chứng kiến Ukraina trong cơn hấp hối.
Sai lầm của phương Tây : Tin vào thiện chí Putin
Tại các nước láng giềng, người Ba Lan thức giấc lúc nửa đêm khi những tiếng bom rơi ầm vang chỉ cách biên giới Ukraina có 20 kilomet. Người Bulgari vội vã tìm mua những viên i-ốt, Thụy Điển dò lại danh sách những hầm trú ẩn bom nguyên tử, người Latvia chuẩn bị túi xách « 72 giờ » gồm thức ăn và thuốc men…Cuộc chiến mà Vladimir Putin khởi động với Ukraina khiến châu Âu rơi vào một kỷ nguyên mới, theo L’Obs. Chuyên gia François Heisbourg nhận định, sai lầm trầm trọng nhất của phương Tây là đánh giá thấp Vladimir Putin. Cựu bộ trưởng Quốc Phòng Alain Richard cho biết tình báo đã cảnh báo ngay từ khi Putin lên ngôi, nhưng nhiều đời lãnh đạo đều bỏ qua.
Putin ngày nay không khác 22 năm trước. Ông ta san bằng Tchernihiv của Ukraina như Grozny của Tchetchenya, oanh tạc Kharkov như Alep ở Syria. Sai lầm thứ hai là không nghĩ đến độc lập năng lượng cũng như địa chính trị, và thứ ba là không lo đến quốc phòng, trừ Pháp, Anh, Ba Lan. Trước đe dọa của Nga, châu Âu đã tỉnh thức. Nhưng ngược với chiến tranh lạnh cũ, bức màn sắt phân chia một trật tự ổn định, giờ đây Putin muốn vẽ lại các đường biên giới.
Le Point bác bỏ luận điểm cho rằng phương Tây đã khiêu khích Nga khi mở rộng NATO về phía đông, nên có phần trách nhiệm về việc Matxcơva tấn công Kiev. Đó là ý tưởng của Carl Schmitt trong thập niên 30. Nhưng trong thế kỷ 21 quan niệm này đã quá lỗi thời, coi thường chủ quyền và khát vọng tự do của Ukraina.
Nga chỉ có thể tự trách mình nếu không tìm được chỗ đứng trong một châu Âu hậu chiến tranh lạnh. Matxcơva vẫn giữ mô hình kinh tế dựa trên nguồn lợi dầu khí, tạo điều kiện cho tham nhũng. Về chính trị thì ngày càng độc đoán, bóp nghẹt xã hội dân sự, đối lập và báo chí. Cái sai thực sự của phương Tây là đã cố gắng chìa tay ra với Nga mà không thấy Matxcơva đang xa dần, đã giúp Nga hội nhập vào toàn cầu hóa, tặng không cho Nga lợi ích chiến lược qua hai dự án ống dẫn khí. Phương Tây luôn muốn đối thoại dù Putin đã dùng vũ lực ở Moldova, Gruzia, Ukraina, Belarus.
Nga đã thất bại trong giai đoạn đầu cuộc chiến
Về mặt quân sự, thiệt hại quá lớn, sai lầm chiến lược, tham nhũng : đó là những khó khăn của quân Nga dù có tiến được trên đất Ukraina, theo phân tích của cựu đại tá kiêm sử gia Pháp Michel Goya trên L’Obs.
Theo ông, Nga muốn đánh chớp nhoáng, làm tan rã quân đội Ukraina càng nhanh càng tốt trước khi quốc tế phản ứng, chiếm thủ đô Kiev và Odessa ở phía nam. Thực tế Nga đã thất bại trong giai đoạn đầu. Có nhiều lý do, nhưng trước hết không hiểu tại sao Nga lại tấn công vào thời điểm khởi đầu « raspoutitsa », tuyết tan khiến mặt đất trở nên sình lầy. Đạo quân phải dùng đường bộ, và các đơn vị xe bọc thép trở thành mồi ngon cho quân đội Ukraina.
Kế đến là hậu cần. Nga vốn cứng nhắc trong kế hoạch, và khi gặp phải sức kháng cự mãnh liệt bất ngờ của Ukraina đành phải dừng lại để tiếp nhiên liệu, đạn dược. Quân Nga thiếu hỏa tiễn để vô hiệu hóa phòng không Ukraina. Putin đã huy động tất cả tám binh chủng, thêm đơn vị nhảy dù, tổng cộng 150 đến 200.000 quân, hùng hậu chưa từng thấy kể từ 1945. Có thể nói Nga đã tung vào gần hai phần ba lực lượng bộ binh và phân nửa số chiến đấu cơ.
Về tổ chức, quân đội Nga gồm cả quân nhân chuyên nghiệp lẫn lính quân dịch, cơ cấu khá lộn xộn vì cấp sư đoàn ban đầu định chuyển thành lữ đoàn, rốt cuộc tồn tại song song. Mạng lưới truyền tin chỉ ở mức trung bình. Dấu hiệu rõ nét là mới đến ngày 15 của cuộc chiến đã có ba tướng lãnh tử trận, mà khi tướng phải xông lên phía trước là hệ thống chỉ huy không hoạt động tốt. Ngoài ra còn có nạn xăng bị bán ra chợ đen.
Lính chết quá nhiều, đã có 2.000 đến 3.000 quân dự bị đã được gởi ra chiến trường. Với 100 đến 200 người lính tử trận mỗi ngày, và số bị thương nặng nhiều gấp ba lần, trong ba tháng nữa Nga sẽ phải thay quân nhân chuyên nghiệp bằng quân dự bị và lính nghĩa vụ, kém cả về hiệu quả lẫn tinh thần chiến đấu.
Xâm lăng Ukraina : Chỉ một mình Putin quyết định
Trả lời L’Express, nhà nghiên cứu Ben Judah khẳng định « Một mình Putin quyết định » việc đưa quân xâm lăng Ukraina. Cách đây 23 năm khi mới lên làm tổng thống, Putin còn bàn bạc với các viên chức cao cấp và doanh nhân, và trước khi chiếm Crimée năm 2014 vẫn còn trao đổi với giới tinh hoa. Nhưng từ đó đến nay ông ta càng độc đoán. Hôm 11/10/2015, khi Vladimir Putin lên ti vi loan báo can thiệp quân sự vào Syria, ngoại trưởng Serguei Lavrov không hề hay biết cho đến khi có người dúi cho một mẩu giấy nhỏ, bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Trong đại dịch Covid, cả năm 2020, Vladimir Putin tự cô lập trong tư dinh Valdai nằm giữa Matxcơva và Saint-Petersbourg. Ngay cả những người thân tín cũng phải tự cách ly một thời gian dài mới được tiếp xúc.  Ngược với Stalin vốn thích uống rượu và xem phim với các thành viên Bộ Chính trị tại datcha (nhà nghỉ mát), Putin tự tách rời với thế giới, và như vậy đáng sợ hơn cả Stalin. Ngày càng tập trung quyền lực, cấp dưới sợ hãi nên chỉ báo cáo những gì Putin muốn nghe. Tổng thống Nga còn có công cụ đàn áp đắc lực là cơ quan an ninh, dành nhiều ưu đãi cho giới này. Các nhà độc tài thường thích sử dụng vũ lực, nhưng cũng có nguy cơ thất trận vì quyết định sai lầm về quân sự. Chuyên gia Nicolai Petrov lo sợ Putin sẽ dùng những loại vũ khí nguy hiểm nhất để đạt bằng được mục đích.
Ẩn số Bắc Kinh
L’Express nhìn sang phía « người bạn lớn » của Putin : « Ukraina : Khi Trung Quốc chọn lựa… ». Thế giới đang sang trang. Không ai biết được Vladimir Putin sẽ còn đi đến đâu, bên cạnh đó còn có một nguy cơ khác, đó là Bắc Kinh đứng về phía Matxcơva. Theo tình báo Mỹ, Matxcơva đã đề nghị Trung Quốc hỗ trợ về quân sự. Nếu Bắc Kinh chấp nhận, cuộc chiến sẽ mở rộng tầm vóc.
Chiến tranh sẽ gây bất ổn cho kinh tế thế giới, nhưng theo nhà nghiên cứu Alice Ekman, « Trung Quốc sẵn sàng trả giá, vì không chỉ tranh giành vị trí cường quốc kinh tế số một thế giới mà cả tương quan địa chính trị với Hoa Kỳ và phương Tây ». Trong khi đó, nỗ lực tuyệt vọng của Emmanuel Macron và Olaf Scholz cho thấy ngoại giao không hiệu quả. « Đây là thời điểm đáng buồn nhất trong nhiệm kỳ của tôi » - tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres than thở. Nhưng sự yếu kém của Liên Hiệp Quốc trước hết là do Hoa Kỳ : Joe Biden vẫn không chứng tỏ xứng tầm.
Le Point nhắc lại phương thức mà tổng thống Ronald Reagan đã dùng để hạ gục Liên Xô : lôi kéo vào cuộc « Chiến tranh giữa các vì sao », kết hợp với Ả Rập Xê Út hạ giá dầu lửa để bóp nghẹt nền kinh tế xô-viết. Hồ sơ của tuần báo còn quay lại với thời đối mặt De Gaulle-Stalin, sự kiện Belgrade, cho đến Nord Stream - thất bại mang tính chiến lược của Đức, quân đội Ukraina gây ngạc nhiên cho thế giới… Le Point cũng tiết lộ tình báo, biệt kích Pháp đã có mặt để hỗ trợ, kể cả việc bảo vệ an ninh cho tổng thống Volodymyr Zelensky.
Cuộc chiến tranh lạnh thứ hai chống Nga và Trung Quốc
Trả lời phỏng vấn L’Express, chuyên gia quan hệ quốc tế Niall Ferguson nhận định « Đó là cuộc chiến tranh lạnh thứ hai chống lại Nga và Trung Quốc ». Ông Ferguson cho rằng trừng phạt kinh tế không đủ để làm Putin lùi bước, và phương Tây vũ trang cho Ukraina quá trễ ! Nga vẫn tiến quân một khi khả năng kinh tế còn cho phép. Tốt nhất là đạt được một thỏa thuận hòa bình, rất có thể là Kiev phải từ bỏ Crimée cũng như hai « nước cộng hòa » Donetsk, Lougansk.
Khi để ngỏ việc gia nhập NATO nhưng chỉ dừng lại trên lý thuyết, phương Tây đã đặt Ukraina vào tình thế khó khăn, và lại không giúp Kiev tự vệ sau khi đã bị Nga chiếm mất Crimée. Chính quyền Biden có hai chọn lựa : hoặc trung lập hóa Ukraina, hoặc vũ trang cho nước này để đối phó với Nga. Nhưng Washington lại rề rà trong việc giao vũ khí, lại còn dỡ bỏ việc trừng phạt dự án đường ống Nord Stream 2. Sai lầm lớn nhất của Biden là nói với Putin rằng sẽ không can thiệp, và cho đến bây giờ vẫn tiếp tục như thế !
Lẽ ra Mỹ có thể viện trợ cho Ukraina phi cơ tiêm kích để bảo vệ bầu trời. Và thay vì cảnh cáo Putin là nếu sử dụng vũ khí nguyên tử sẽ bị trả đũa, Biden lại thụt lùi. Theo ông Ferguson, đó chỉ là trò bắt bí của Putin. Thật đáng buồn khi thấy Washington phạm vô số sai lầm, khiến Ukraina rơi vào thảm cảnh, số nạn nhân không ngừng tăng lên.
Phương Tây với nhiều ưu thế lại để phe độc tài lấn lướt
Nếu trong cuộc chiến tranh lạnh đầu tiên, Hoa Kỳ lao vào để ngăn chận sự bành trướng của cộng sản, thì trong chiến tranh lạnh thứ hai - thật ra đã bắt đầu từ 2018 - phương Tây đã không phản ứng đủ cứng rắn trước sự hung hăng của Trung Quốc và Nga, trong đó Trung Quốc đóng vai trò chính. Ông Tập sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu Đài Loan, chính vì vậy mà ông ta muốn kéo dài nhiệm kỳ.
Điều nghịch lý là Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây vẫn luôn nắm nhiều ưu thế, vượt trội về công nghệ cũng như quân sự. Trong khi đó Trung Quốc đối mặt với rất nhiều khó khăn : kinh tế chững hẳn lại, dân số sụt giảm, có thể mất đi đến phân nửa số dân vào cuối thế kỷ này. Hoa Kỳ có nhiều nguồn lợi thiên nhiên, có thể giúp châu Âu không cần đến khí đốt Nga trong vài năm tới, các nước phương Tây thu hút được nhân tài, trong khi nhiều bộ óc tài giỏi đã rời bỏ nước Nga. Dân chủ tự do rõ ràng là một mô hình quyến rũ. Trên 70% người dân Ukraina muốn gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, và sau khi bị Nga xâm lăng, tỉ lệ này lên đến 100%.
Bắc Kinh sẽ ép Nga hạn chế bán vũ khí cho Việt Nam ?
The Economist nhận định trong khi các thành phố Ukraina bị Nga dội mưa bom thì ở châu Á, Trung Quốc đang toan tính thủ lợi từ cuộc chiến. Tập và Putin muốn phân chia thế giới : Trung Quốc lãnh đạo Đông Á, Nga có quyền phủ quyết về an ninh của châu Âu, và Mỹ buộc phải quay về bên kia bờ Đại Tây Dương. Trật tự này không bao gồm các giá trị phổ quát lẫn nhân quyền. Tập hoàng đế tin rằng cuộc chiến lớn nhất trong thế kỷ 21 là sự đối đầu giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, và chắc chắn Bắc Kinh sẽ thắng.
Tập Cận Bình không cần Putin giành được thắng lợi lớn ở Ukraina, chỉ cần ông ta sống sót. Nếu tổng thống Nga bị thất trận và tệ hơn nữa, bị lật đổ, sẽ tai hại cho ông Tập Cận Bình, chưa đầy một tháng trước vừa long trọng tuyên bố « tình hữu nghị vô biên ». Một nước Nga yếu thế sẽ ngoan ngoãn với Bắc Kinh, Putin có thể để cho Trung Quốc vào các cảng ở phía bắc, bán dầu khí giá rẻ, cung cấp công nghệ quân sự nhạy cảm thậm chí cả việc chế tạo vũ khí hạt nhân tiên tiến. Bắc Kinh có thể đòi hỏi Nga chuyển giao nhanh các công nghệ hiện đại nhất, đặc biệt là tàu ngầm và vũ khí phòng không. Trung Quốc cũng có thể lợi dụng thế « dưới cơ » của Nga để ép Kremlin không bán một số loại vũ khí cho Việt Nam và Ấn Độ.
Nga-Trung, tình hữu nghị « có giới hạn »
Từ khi khởi đầu cuộc xâm lăng hôm 24/02, Trung Quốc giả điếc trước lời kêu gọi của nhiều chính phủ là nên can gián Nga. Giờ đây phương Tây lo ngại Trung Quốc quyết định « ngồi nhìn thảm họa », chỉ gây áp lực ngưng bắn một khi Putin không bị mất mặt, chẳng hạn chiếm được thủ đô Kiev. Sau đó Bắc Kinh sẽ đề nghị tái thiết các thành phố bị phá hủy, với hy vọng trọng lượng kinh tế sẽ làm các nước quên đi những tuần lễ vô cảm trước tội ác của Nga.
Chiến tranh càng kéo dài, phương Tây càng bớt đoàn kết, các chính phủ mất phiếu. Dù diễn biến như thế nào đi nữa, Bắc Kinh cũng coi quan hệ với Kremlin là phương tiện để củng cố sức mạnh của Trung Quốc, chứ không phải của Nga. Những hợp đồng mua dầu khí gần đây không phải là liều thuốc nhanh chóng cứu vãn kinh tế Nga đang thảm hại vì cấm vận. Trung Quốc chỉ nhập 10 tỉ mét khối khí đốt của Nga năm 2021, thua xa con số 175 tỉ mét khối của châu Âu.
Tuy miệng nói « vững như bàn thạch », nhưng The Economist thấy rằng tình bạn Nga-Trung là « có giới hạn ». Sự ra đi của các tập đoàn đa quốc gia có thể là cơ hội cho các nhà sản xuất Hoa lục, những công ty quốc doanh Trung Quốc đang lăm le mua rẻ tài sản ở Nga. Trung Quốc là nước hưởng lợi nhiều nhất trước một Matxcơva cô đơn. Trong lúc thế giới cố tìm cách chấm dứt cơn hoạn nạn của Ukraina, Bắc Kinh chỉ thờ ơ nhìn, mơ màng đến mối lợi sắp tới.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.109 giây.