logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/03/2022 lúc 10:07:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Giới Thiệu Truyện Nôm ‘Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca’ Do Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm Phiên Âm Ra Chữ Quốc Ngữ

UserPostedImage
Hình bìa truyện Nôm Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca do Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm phiên âm ra chữ quốc ngữ.
 
Bồ Tát Quán Thế Âm hay Bồ Tát Quán Tự Tại là tôn danh của một vị Bồ Tát trong Phật Giáo được các dịch giả Trung Hoa dịch từ chữ Phạn (Sanskrit) “Avalokiteśvara.” Ngài Huyền Trang (602-664) dịch là Quán Tự Tại, trong khi ngài Cưu Ma La Thập (Kumārajīva 344-413) dịch là Quán Thế Âm.


Quán Tự Tại là dùng trí tuệ quán sát các pháp đều do duyên sinh, cho nên giả hợp, là Không. Vì thấu suốt bản chất các pháp là Không nên không bị trói buộc mà tự tại giải thoát. Như vậy, Bồ Tát Quán Tự Tại là vị Bồ Tát quán chiếu các pháp bằng trí tuệ Bát-nhã thấy rõ bản chất các pháp là giả danh, là Không, nên tự tại giải thoát. Như trong Bát Nhã Tâm Kinh (Prajñāpāramitāhṛdaya Sūtra) có nói:


“Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn.” (Bồ Tát nhờ trí tuệ vượt qua bờ bên kia nên tâm không vướng mắc, vì tâm không vướng mắc nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo tịch tịnh.). Đó chính là trí tuệ của một vị bồ tát.


Quán Thế Âm là quán chiếu âm thanh của thế gian, mà âm thanh của thế gian cũng là âm thanh của đau khổ vì bản chất của cuộc đời là khổ (một trong bốn sự thật – Tứ diệu đế - được đức Phật dạy) để cứu độ. Cho nên, Bồ Tát Quán Thế Âm là vị Bồ Tát quán chiếu sự khổ đau của chúng sinh để cứu giúp. Đó chính là lòng từ bi của một vị bồ tát. Trong Phẩm Phổ Môn thứ 25 của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), đức Phật đã nói về lòng từ bi cứu khổ của Bồ Tát Quán Thế Âm như sau:


“Phật bảo ngài Vô Tận Ý Bồ Tát: "Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ Tát tức thì xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát.” (Phẩm Phổ Môn 25 của Kinh Pháp Hoa – Thích Trí Tịnh dịch)


Nhờ trí tuệ quán chiếu các pháp do duyên sinh, giả hợp, Không, và cũng nhờ trí tuệ quán thấy chúng sinh bị chìm đắm trong vòng luân hồi khổ đau, nên Bồ Tát khởi phát lòng từ bi cứu khổ. Trong Kinh Lăng Già (Laṅkāvatāra Sūtra) có nói:


“Thế gian ly sanh diệt
Do như hư không hoa
Trí bất đắc hữu vô
Nhi hưng đại bi tâm.”
(Thế gian lìa sanh diệt giống như hoa đóm trong hư không. Trí tuệ không vướng mắc vào có hay không nên phát khởi tâm đại bi.)


Từ bi và trí tuệ được ví như hai bánh của cỗ xe Phật Giáo. Thiếu một trong hai bánh này thì cỗ xe Phật Giáo không thể chạy, không thể được truyền bá, không thể hướng dẫn con người từ bờ bên này (thử ngạn) trầm luân khổ đau sang bờ bên kia (bỉ ngạn) giác ngộ và giải thoát.


Bồ Tát Quán Thế Âm có đầy đủ trí tuệ và từ bi. Cho nên, Ngài đã được nhiều kinh điển Phật Giáo nói đến. Chẳng hạn, trong các Kinh: Vô Lượng Thọ (Sukhāvatīvyūha Sūtra), Diệu Pháp Liên Hoa Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra),  Bát Nhã Tâm Kinh (Prajñāpāramitāhṛdaya Sūtra), Lăng Nghiêm (Śūraṅgama Sūtra), Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (Mahāvaipulya Buddhāvataṃsaka Sūtra), v.v…


Khi Phật Giáo truyền bá sâu rộng trong nhân gian thì hành trạng và hình tượng của Bồ Tát Quán Thế Âm cũng thích ứng theo căn cơ, thời đại và quốc độ ở mỗi nơi. Vị Bồ Tát theo truyền thống Bắc Truyền tức Đại Thừa duy nhất được tôn thờ trong các nước Phật Giáo Nam Truyền là Bồ Tát Quán Thế Âm. Tại Tích Lan, Bồ Tát Quán Thế Âm được tôn xưng là Nātha. Tại Miến Điện, Ngài được gọi là Lokanat hay Lokabyuharnat. Tại Thái Lan và Nam Dương, Ngài được gọi là Lokesvara. Tại Tây Tạng, Ngài được gọi là Chenrezig. Tại Đại Hàn, Ngài được gọi là Gwan-eum. Tại Nhật Bản, Ngài được gọi là Kannon hay Kanzeon.


Đối với quần chúng bình dân, những giáo nghĩa cao siêu về Tánh Không (Śūnyatā) mà Bồ Tát Quán Tự Tại đã giảng cho Tôn Giả Xá Lợi Phất trong Bát Nhã Tâm Kinh là triết lý cao thâm khó thấu hiểu và thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Đối với quần chúng bình dân, một Bồ Tát Quan Thế Âm trong hình ảnh của Quan Âm Thị Kính hay Quan Âm Diệu Thiện sẽ gần gũi, dễ cảm thông, dễ tiếp nhận, và dễ được ảnh hưởng sâu đậm hơn. Từ đó, những câu chuyện được diễn bày bằng thơ như Quan Âm Thị Kính hay Quan Âm Diệu Thiện đã được sáng tác và phổ biến trong dân gian để đáp ứng với căn cơ và tình cảm của giới bình dân.


Cả hai truyện Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Diệu Thiện đều được viết  bằng chữ Nôm và đã được các học giả Hán-Nôm phiên âm sang chữ quốc ngữ.


Gần đây, tôi có cơ duyên đọc được cuốn truyện thơ lục bát về Quan Âm Diệu Thiện là “Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca” do Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm phiên âm từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ.


Trong Lời Dẫn Nhập của truyện “Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca,” Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm đã cho người đọc biết về xuất xứ của cuốn truyện này như sau:


“Truyện Quan Âm Diệu Thiện: Việt Nam đầu thế kỷ 20, (1908) hai tín nữ  Nguyễn Từ Quang và Hoàng Diệu Trúc ở Gia Định phát tâm cổ động đồng đạo góp phần kim tài khắc in bản Nôm Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca dầy 186 trang gồm 7228 câu - bản Nôm lục bát dài nhứt trong lịch sử văn học Việt Nam. Tiếc là theo thói quen thời đó người ta không đề tên tác giả - dịch giả - tập thơ Phật giáo quí giá nầy. Qua thời gian, bản Quan Âm Tế Độ chỉ một lần được phiên âm ra quốc ngữ do ông Nguyễn Văn Kinh, nhà in Nguyễn Văn Viết 1925 rồi thôi, không thấy bản quốc ngữ nào khác.”


Truyện Nôm “Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca” do Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm phiên âm sang chữ quốc ngữ gồm 12 hồi, tổng cộng 7228 câu thơ lục bát. Theo Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm thì đây là truyện thơ chữ Nôm dài nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.


Truyện kể Tôn Giả Từ Hàng từ trên thượng giới nhìn thấy ở dưới nhân gian con người tạo ra nhiều tội nghiệp và phải gánh chịu nhiều ác quả đau khổ nên đã phát khởi lòng từ bi rồi giáng trần để cứu độ. Ngài đã đầu thai làm Công chúa Diệu Thiện ở nước Cao Ly mà vua cha là Diệu Trang Vương. Công chúa Diệu Thiện vốn có túc duyên tu hành từ đời trước nên khi còn trẻ tuổi mà đã biết tu nhân tích đức. Khi lớn lên ở tuổi lập gia thất thì vua cha muốn gả chồng cho, nhưng Công chúc Diệu Thiện đã nhất mực từ chối chuyện hôn nhân và chỉ nghĩ đến chuyện tu hành. Điều này làm cho vua cha tức giận rồi ra lệnh cấm đoán, trừng phạt và đày ải Công chúa Diệu Thiện để làm nản lòng ý nguyện quyết tu hành của Công chúa. Nhưng, Công chúa Diệu Thiện không những không thui chột ý nguyện tu hành mà còn nhẫn nại chịu đựng bao nhiêu gian lao cực khổ do vua cha tạo ra. Với lòng thành và sức mạnh tinh tấn tu hành, cuối cùng Công chúa Diệu Thiện cũng đã đạt thành chánh quả để trở thành Bồ Tát Quan Âm Diệu Thiện. Bồ Tát Quan Âm Diệu Thiện sau khi đắc đạo đã vận dụng lòng từ bi để cứu độ mọi người mà trong đó có vua cha đã tạo ra nhiều tội nghiệp kể cả việc đốt Chùa Bạch Tước làm cho nhiều Tăng, Ni bị chết cháy.






Truyện Nôm “Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca” chuyên chở những giáo lý cơ bản của nhà Phật như nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, báo hiếu phụ mẫu, lòng từ bi, v.v… để khuyến hóa quần chúng bình dân ăn hiền ở lành và tu nhân tích đức. Chẳng hạn, truyện nói về nhân quả:
 
“Tiết nầy nhơn quả rõ ràng,
Khuyên người chớ khá bạo tàn buông lung.
Làm người cho biết thỉ chung,
Dữ thời xa lánh, hiếu trung noi làm.
Phật tiên xưa cũng người phàm,
Tỉnh thời là Phật, mê làm chúng sanh.”
 
Hay nói về nghiệp báo thiện ác:
 
“Những lời thiện báo ác trừng,
Luận xem báo ứng rõ chưng dữ lành.
Nhơn gian hỗn tạp đấu tranh,
Thế tình yêu chuộng lợi danh, sang giàu.
Quả nhơn cũng có chậm mau,
Như hoa tàn rụi, khác màu sâm si.
Công danh, cực lạc hữu thì,
Họa dâm, phước thiện, lạ chi, rõ ràng.”
 
Hoặc nói về đạo hiếu:
 
“Chân như đạo Phật rất mầu,
Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ Nhân.
Hiếu là độ đặng tông thân,
Nhân là vớt hết trầm luân mọi loài.
Cùng trong một điểm linh đài,
Hóa ra muôn phép cứu hoài chúng sanh.
Khuyên người chớ khá đấu tranh,
Trì trai niệm Phật, cảnh thanh đặng về.”
 
Đọc truyện “Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca,” chúng ta thấy nội dung của truyện ảnh hưởng rất sâu nặng văn hóa và văn học Trung Hoa. Chẳng hạn, đoạn thơ sau đây:
 
“Lịnh trên Kim mẫu Diêu Trì,
Đương khi hội yến nhóm thì chư tiên.
Thiên Tôn Vô Cực tòa tiền,
Từ Hàng quì gối phút liền tâu qua.”
 
“Kim Mẫu Diêu Trì,” “Thiên Tôn Vô Cực,” “chư tiên” là những nhân vật trong văn hóa và văn học Trung Hoa, cụ thể là trong Đạo Lão, mà không có trong Phật Giáo chính thống thuộc Nam và Bắc Truyền. Hơn nữa, trong truyện “Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca” mô tả 10 địa ngục mà thường được biết là Thập Điện Diêm Vương. Đây rõ ràng là thuộc về văn hóa và văn học Trung Hoa vì tên các vị chủ ngục này đều là tên theo tiếng Trung Hoa. Theo Bách Khoa Từ Điển Mở, Thập Điện Diêm Vương mới chỉ được xuất hiện từ thời nhà Đường (từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10 tây lịch) ở Trung Hoa do ảnh hưởng của Đạo Lão. Trong các Kinh thuộc Nam Truyền như Nikaya hoặc các Kinh thuộc Bắc Truyền như A-hàm và đặc biệt trong Kinh Địa Tạng là Kinh nói về nhân quả của địa ngục đều không thấy đề cập đến Thập Điện Diêm Vương.


Trong Lời Dẫn Nhập của truyện “Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca,” Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm đã cho người đọc biết về mục đích xuấn bản cuốn truyện Nôm “Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca” như sau:


“Chúng tôi cho xuất bản lần nầy mục tiêu là giới thiệu bản QN của mình, có chú giải một số từ ngữ cần thiết để người đọc dễ thấu hiểu bản văn vốn được viết trước đây gần hai thế kỷ. Cũng để bảo toàn phần nào gia tài văn hóa chữ Nôm chúng tôi cũng cho in lại toàn văn bản Nôm (BN) như vậy người muốn nghiên cứu bản văn nầy có điều kiện để kiểm nghiệm bản phiên âm mới.”


Ở đây, Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm có nói đến một trong những mục đích mà ông phiên âm sang chữ quốc ngữ và phổ biến truyện “Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca” là để “bảo toàn phần nào gia tài văn hóa chữ Nôm.” Tôi cho đây là điều rất quan trọng và cần thiết đối với gia tài văn học và văn hóa vô giá của dân tộc.


Chữ quốc ngữ hay tiếng Việt viết theo ký tự La Tinh mới được phát triển thành quốc ngữ và được sử dụng chính thức trên toàn cả nước Việt Nam kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Điều đó có nghĩa là trong suốt mấy ngàn năm lịch sử, Việt Nam đã sử dụng chữ Hán và chữ Nôm (bắt đầu xuất hiện sớm nhất là vào thời Nhà Lý, tức khoảng thế kỷ thứ 11 về sau, theo Bách Khoa Từ Điển Mở) làm quốc âm. Như thế cũng có nghĩa là các di sản văn hóa và văn học Việt Nam trong suốt mấy ngàn năm này đều nằm trong chữ Hán và/hay chữ Nôm. Nhưng có một thực tế đã và đang diễn ra là các thế hệ người Việt càng về sau này càng ít hay không biết đọc và viết chữ Hán hay chữ Nôm. Từ đó, chúng ta thấy có một nguy cơ là nếu không dịch hay phiên âm các di sản văn hóa và văn học cổ này sang chữ quốc ngữ thì người sau sẽ không còn biết đến dòng lịch sử văn hóa và văn học mấy ngàn năm trước của tổ tiên nước Việt.


Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm là một trong số hiếm hoi các học giả có thẩm quyền về chữ Hán-Nôm của Việt Nam trong và ngoài nước hiện nay đã nỗ lực không ngừng để chạy đua với tuổi già sức yếu mà hoản thành việc phiên âm sang chữ quốc ngữ nhiều tác phẩm văn học chữ Nôm. Nhân tiện chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm để độc giả am tường vị giáo sư dày công trong việc phiên dịch sang chữ quốc ngữ các tác phẩm văn học chữ Nôm.


Theo trang  mạng của Viện Việt Học, có trụ sở tại Nam California, Giáo sư Nguyễn Văn Sâm sanh tại Sài gòn, năm 1940. Từng dạy ở trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho, Pétrus Ký, Đại Học Văn Khoa (Sài gòn) và các trường Đại Học Vạn Hạnh, Cao Đài, Hoà Hảo, Cần Thơ.


Ông sang Mỹ từ năm 1979, vẫn sống bằng nghề dạy học. Ông đã Viết cho Văn, Văn Học và các tạp chí Việt ngữ của người Việt. Trước 1975 ông chuyên viết về biên khảo văn học. Ông là thành viên Ban Biên Tập Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn và cũng là Trưởng ban Văn chương, Viện Việt-Học. Ông hiện cư ngụ tại California, Hoa Kỳ.


Theo nhà văn, nhà báo Phan Tấn Hải trong bài viết “GS Nguyễn Văn Sâm Sinh Nhật 81: Thêm Nhiều Tác Phẩm Đang Viết,” trên trang mạng Việt Báo.com, thì các tác phẩm của Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm gồm có như sau:


TRƯỚC 1975:
1. Văn Chương Tranh Đấu Miền Nam (Kỷ Nguyên, Sàigòn, 1969),
2. Văn học Nam Hà (Lửa Thiêng, Sàigòn, 1972, 1974),
3. Văn Chương Nam Bộ và Cuộc Kháng Pháp 1945-1954 (Lửa Thiêng, Sàigòn, 1972, Xuân Thu, CA, 1988).


SAU 1975:
A. Sáng tác:
1. Miền Thượng Uyển Xưa, tập truyện (Bách Việt, CA 1983, in chung với Đặng Phùng Quân),
2. Câu Hò Vân Tiên, tập truyện (Gió Việt, TX, 1984),
3. Ngày Tháng Bồng Bềnh, tập truyện (Gió Việt, TX, 1987),
4. Khói Sóng Trên Sông, tập truyện (Văn, CA, 2000),
5. Quê Hương Vụn Vỡ, tập truyện (Viện Việt Học, CA, 2012),
6. Giọt Nước Nghiêng Mình, tập truyện (Viện Việt Học, CA, 2018),
7. Ước Vọng Bay Tan, kịch thơ (Tiếng Quê Hương, Virginia, 2016).


B. Phiên âm từ sách Nôm:
1. Trương Ngáo (Viện Việt Học, 2008),
2. Tội Vợ Vợ Chịu (Viện Việt Học, 2010),
3. Người Hùng Bình Định (Viện Việt Học, 2012),
4. Mà Lòng Tôi Thương (Viện Việt Học, 2013),
5. Tỉnh Mê Một Cõi (Viện Việt Học 2015),
6. Báo Ứng Nhân Quả (Gió Việt, 2016).


C. Chú giải sách xưa:
1. Kể Chuyện Tình Buồn (Chú giải “U Tình Lục” của Hồ Văn Trung, 2014),
2. Chuyện Đời Xưa (Chú giải “Chuyện Đời Xưa” của Trương Vĩnh Ký (Ananda Viet Foundation, 2017).


Xin trân trọng cảm ơn Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm và kính giới thiệu đến quý độc giả truyện Nôm “Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca” do Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm phiên âm sang chữ quốc ngữ.

Huỳnh Kim Quang/Việt Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.173 giây.