logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/03/2022 lúc 06:03:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

ôi được một tác giả nổi tiếng – Tiêu Dao Bảo Cự – khen là “có tố chất của một nhà văn thượng thừa”! Dù biết ổng nói chơi, lúc đã hơi quá chén, tôi vẫn vui râm ran (và sướng âm ỉ) gần cả buổi chiều. Sự thực tôi chỉ là một tay nghiệp dư, cầm bút bữa đực/bữa cái, và phần lớn thì giờ đều dành cho việc cầm chai (từ hơn nửa thế kỷ nay) chưa bỏ sót bữa nào – trừ những ngày tháng (lẻ tẻ) ngồi tù thì không kể!
Đã vậy, cứ sau khi cạn mấy ly đầy (rồi đầy mấy ly cạn) và lại cạn thêm vài ly đầy nữa là …thế nào tôi cũng bắt đầu phát biểu linh tinh về mọi vấn đề thời sự và luôn được mấy cha bạn (cùng bàn) ồn ào tán thưởng! Sẵn trớn, tôi còn lớn tiếng hứa hẹn là sẽ cô đọng mọi ý tưởng đặc sắc của mình thành những công trình văn học để in thành sách. Quí bạn đồng ẩm sẽ được tặng (không) mỗi người một cuốn, với  chữ ký của tác giả đàng hoàng.
Tôi hứa – ít nhất – cũng đã cả ngàn lần như thế nhưng chỉ hứa (lèo) thôi, chứ mãi đến nay vẫn chưa xuất bản được một tác phẩm nào ráo trọi. Hóa ra uống dễ hơn là viết, không cần chuẩn bị hay suy nghĩ chi nhiều, cầm ly ực một cái rất nhẹ nhàng và lẹ làng như bỡn. Cầm bút là chuyện hoàn toàn khác, vất vả và cực nhọc (không ít) nên đành phải xù thôi!
Tôi cứ “xù” hoài khiến có người đâm ra ngượng ngùng và ái ngại (dùm) nên khuyên nhủ chuyển qua làm thơ đi, cho nó đỡ phần vất vả. Thưa thật là tôi cũng đã “thử” rồi nhưng cũng chả đi đến đâu. Có bữa, tôi tình cờ (và bất ngờ) đọc được một dòng nhắn tin ngăn ngắn – qua F.B – từ một tác giả quen thuộc:
Thái Kế Toại to‎ Tưởng Năng Tiến: “Xin chào anh. Tôi đã tuyển thơ anh in trong tập Vầng trăng lưu lạc. tuyển tập thơ hải ngoại cho NXB Hội Nhà văn, Hà Nội xuất bản năm 1994. Lê Hoài Nguyên.”
Ủa! Bộ thiệt vậy sao cà ?
Và nếu đúng vậy thì kể như … tiêu! Sáng tác của tôi đã được vô tuyển tập, và được Hội Nhà Văn VN xuất bản gần chục năm rồi mà không thấy có “tiếng vang” hay “tiếng dội” nào sất. Cũng chả thấy ai suýt xoa khen ngợi, hoặc tỏ vẻ quan tâm, hay bình luận một lời nào. Nửa lời cũng không luôn!
Thơ của Phùng Cung, Trần Dần, Hữu Loan, Tuân Nguyễn, Phùng Quán, Nguyễn Chí Thiện, Tô Thùy Yên … đều được người đời nhắc nhở dài dài – dù các vị đều đà khuất núi. Tôi thì vẫn còn sống nhăn nhưng chả được thiên hạ nhắc nhở gì đến cả.
Thế nhân đã hờ hững như vậy thì còn cố nấn ná làm chi cho má nó khi! Thôi, dẹp (mẹ) chuyện thi phú qua một bên đi cho khoẻ cái thân già. Hơn nữa, nói thiệt tình (chứ chả phải là nói “dỗi” đâu) tôi cũng không mặn mà gì lắm với cái kiếp thi nhân bầm dập ở xứ sở của mình.
Trần Dần ẩn mình trong bóng tối cho đến khi nhắm mắt. Hữu Loan, Phùng Quán túng bấn thường xuyên. Cả hai chỉ có thể uống rượu suông thôi mà còn là rượu chịu, dù họ luôn sẵn sàng lao lực đến đổ mồ hôi hay sôi nước mắt. Phùng Cung, Tuân Nguyễn, Nguyễn Chí Thiện, Tô Thùy Yên… đều đã trải qua những quãng đời tù mà đơn vị thời gian được tính theo từng thập niên (dài dặc) thay vì ngày tháng.
Nghĩ mà thấy thương cái đám thi sỹ Việt Nam muốn ứa nước mắt luôn, chứ có quí báu gì đâu mà mộng mơ chuyện thơ với thẩn. Xin cứ để “em” làm thường dân đi cho nó đỡ cực cái thân – đúng không?
Không!
Why?
Bởi những chuyện trên tuy hoàn toàn chính xác nhưng đã xa xưa, cũ kỹ lắm rồi! Văn nghệ sỹ giờ đây không còn bị Nhà Nước ngược đãi như trước nữa. Họ đã được cởi trói hết rồi. Đảng đã dũng cảm nhìn vào sự thực, và quyết tâm đổi mới từ lâu.
Xứ sở giờ đã thay da đổi thịt. Cả nước không chỉ được ăn ngon mặc đẹp mà còn được chăm sóc tận tình về đời sống tinh thần. Tất cả mọi sinh hoạt văn hóa nghệ thuật đều được biểu dương và cổ vũ. Chỉ cần xem qua vài hàng tựa, trên trang nhất, của báo chí nhà nước là cũng đã cảm thấy được cái tâm cảm rộn ràng của cả nước luôn :
– Chúng ta khao khát văn học Việt Nam lan toả với bạn đọc thế giới
– Văn học phải đi trước, biến tinh hoa văn hoá dân tộc thành sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước
– Phát Triển Văn Hoá Nâng Cao Giá Trị Con Người
– Chăm lo đời sống văn hóa tinh thần đồng bào dân tộc vùng cao
“Cao” hay “thấp” bất kể, Kinh hay Thượng cũng thế, cũng đều được “chăm sóc” tận tình. Đám nhi đồng cũng vậy luôn, theo như bản tin (“Văn Học Cần Người Trẻ Dấn Thân Để Bước Ra Thế Giới”) của báo Công An Nhân Dân:
Ngày 9/1/2022, Hội Nhà văn Việt Nam đã vinh dự đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến thăm và dự Lễ phát động cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài Thiếu nhi và trao giải thưởng “Tác giả Trẻ” lần thứ nhất. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với văn học và những người cầm bút. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong ước trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có nhà văn đoạt giải Nobel văn chương, mang về niềm tự hào cho đất nước.
Ấy vậy mà chỉ vài tuần sau, một tác giả trẻ, nhà thơ Thái Hạo, mới vừa rời nhà thôi (chứ chưa kịp “bước ra thế giới”) đã gặp “sóng gió bất kỳ” ngay – theo như nguyên văn cách dùng từ và lời tường thuật của chính nạn nhân:
Tôi đã im lặng và định im lặng hẳn, nhưng vì càng lúc càng có nhiều bạn bè lo lắng gọi điện, nhắn tin hỏi thăm tôi về việc vì sao không thể có mặt tại lễ trao giải Thơ của Văn Việt …

Sáng hôm qua (2/3), tôi từ nhà đi sân bay… Ra cách nhà được khoảng 1km thì cảnh sát giao thông cùng cảnh sát trật tự (áo xanh) ra chặn lại. Tôi vừa bước xuống xe thì có hai người đàn ông lạ mặt mặc thường phục từ bên kia đường chạy qua, một người giữ, một người đấm liên hồi vào mặt tôi, vừa đấm vừa chửi thề, trước mặt rất nhiều công an…

Sự việc làm tôi hết sức bất ngờ. Không biết tại sao mình bị đánh, cũng không biết ai là người đánh mình và đánh vì lý do gì. Ban đầu tôi đã tự hỏi rất nhiều, rằng ai, tại sao…, Nhưng về tới nhà, yên tĩnh, bỗng một nỗi buồn không thể tả được xâm chiếm tôi. Mọi thứ như vỡ nát.
Ngòi bút của Thái Hạo, tất nhiên, không thể bị khuất phục bởi những “cú đấm liên hồi” của chế độ hiện hành nhưng thế giới quanh ông cũng đã “vỡ nát” chả khác chi cái môi trường sống (đầy dẫy bạo lực) đã vây quanh suốt đời lớp người đi trước – như Phùng Quán: Có nơi nào trên trái đất này/ Mật độ đắng cay như ở đây/ Chín người mười cuộc đời rạn vỡ/ Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
Với “mật độ đắng cay” (và giữa lòng cái chế độ độc đoán và tàn bạo này) “như ở đây” mà Chủ Tịch Nước nói chuyện “Nobel văn chương” thì nghe thiệt mỉa mai, hay nói chính xác hơn là ông ấy diễu dai và diễu dở!

3/2022
Tưởng Năng Tiến
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.