logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/04/2022 lúc 05:13:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Không biết có nơi mô giống quê tôi, vùng bán sơn địa miền tây Quế Sơn, gọi cây sống đời bằng tên lụp bụp. Mỗi lần nghe có chút mưa phùn gió bấc, dù ở đâu, làm gì tôi vẫn nhớ về quê nhà với những chùm hoa lụp bụp và những kỉ niệm êm đềm thời thơ ấu!



Bây giờ đang là trung tuần tháng Mười Một âm lịch. Mùa này năm sáu mươi năm trước ở quê tôi thời tiết có mưa phùn và se lạnh. Mưa phùn giúp cha tôi gieo hạt thuốc lá để sau Tết trồng và mẹ tôi vãi hạt cải trên những luống nhỏ. Chỉ ít ngày sau, hạt cải nảy mầm, mẹ phải nhờ người chẻ tre đan thành rào mắt cáo chống các chú gà con vảo mổ cải non.



Mưa phùn ban ngày nhưng chiều tối đôi lúc có mưa, cá nhét về đẻ trên những thửa ruộng cao theo nước xuống chân ruộng thấp, dân quê đem lờ đặt ở bờ ruộng có chỗ xả nước bắt được những con cá nhét vàng hươm. Có cá, mẹ tôi nướng sơ trên lửa than rồi chiên giòn chấm mắm ớt tỏi hoặc kho tương với lá gừng non. Mùa này trời lạnh, ăn cơm nóng với món này ngon khó tả. Lại nhớ, khi những đống rơm đầu sân nhà đã mục, đã thấy xuất hiện nấm rơm. Sáng sớm, giở rơm trong đống ra và hái được vài chục nụ nấm vừa bằng đầu ngón tay cái. Chiều, rửa sạch, gói trong lá

chuối và thêm vài hạt muối, nhét vào bếp than của mẹ nướng lên là có một món ăn lạ miệng, ngon lành mà bây giờ là thứ thực phẩm sạch với hàm lượng dinh dưỡng rất cao.



Năm tôi học lớp 8, gia đình rời quê ra phố nhưng kỷ niệm về những tháng năm thơ ấu theo tôi mãi đến sau này, nhất là khi thời tiết có mưa phùn, tôi miên man nhớ, nhớ màu xanh mướt của đồng lúa đang thì con gái trước nhà. Nhớ sau những ngày mưa dai dẳng từ đầu đông, khi những viên gạch trên sân phơi rơm bắt đầu đóng rêu, hai ngôi mộ xưa giáp vườn ông Bảy rêu đã phủ đầy, những cây sống đời mà quê tôi gọi là cây lụp bụp bắt đầu ra nụ để đến Tết trổ hoa. Về già, khoảng hơn một tháng trước Tết, dù đi bất cứ đâu, dù ở bất cứ nơi nào, tôi vẫn nhớ quê nhà và những chùm hoa lụp bụp (sống đời) này.



Hoa lụp bụp nhắc những kỷ niệm khó quên với chị tôi, chị Năm, những ngày thơ ấu. Khi tôi học tiểu học trường làng, chị đã đi học trường quận cách nhà hơn 10km. Chị ở trọ, thỉnh thoảng về thăm nhà do cha mẹ tôi nhờ người xuống chở về vì ngày ấy không có xe đò, chỉ thi thoảng mới có xe lôi từ chợ huyện đi ngang nhà tôi. Chị về, tôi vui lắm dù tôi nhỏ hơn chị 6 tuổi, cách một chị qua đời khi còn nhỏ. Những ngày mưa, chị em ra con đường nhỏ trước nhà đắp ao, bắt cá cấn bỏ vào. Nhà tôi xây trên một vùng đất cao, cao độ khoảng 12-15% so với đường làng. Mưa lớn, nước ngầm từ trên cao chảy xuống thành mạch, đào lên và đắp bờ là có cái ao nhỏ, có những lúc nước mạch ra nhiều vỡ cả “bờ ao”, chị em phải lui cui đắp lại. Trò chơi trẻ con rất vui nhưng lòng tôi cứ lo nghĩ chuyện chị sẽ trở lại trường nên niềm vui thường ít trọn vẹn.



Sau Tết, khi hoa lụp bụp mãn khai, chị em ra vườn nơi có mấy mộ xưa hái hoa, bên trong nhụy có vài giọt nước ngọt như mật, nhấm nháp mỗi người vài giọt, số còn lại cho vào một lọ nhỏ, thường là chai dầu “nhị thiên đường” đã súc sạch và… để dành! Anh bạn tôi, tuy là cử nhân vật lý nhưng rất thích trồng hoa, nhà anh gần cầu ga Huế trồng rất nhiều hoa đẹp trong đó có đến hàng chục loại sống đời. Mỗi lần về Huế, ghé thăm anh chị, ra vườn tôi luôn dừng lại ngắm rất lâu những chậu hoa sống đời lồng đèn, loại phổ biến ở quê tôi!



Lần về Huế sau Tết cùng vợ dự “Kỷ niệm 100 năm thành lập trường Đồng Khánh” chúng tôi đi cùng một số bạn bè thăm làng cổ Phước Tích. Ở lại trong một nhà cổ theo lối homestay, ngoài sân có mấy cây sống đời lồng đèn đang có hoa, tôi cũng tìm thấy mật từ hoa ở đây. Như gặp lại… ngày xưa. Vui biết bao!



Hơn sáu mươi năm qua, chị tôi nay đã vào tuổi 75, cậu bé ngày xưa cùng chị đắp đập, săn hoa lụp bụp cũng gần “hàng bảy”. Tết này, vợ chồng tôi sẽ về đón giao thừa với hai chị, chị Ba và chị Năm. Tôi sẽ tìm mua chậu hoa lụp bụp để bên bàn thờ của mẹ, mất vừa gần nửa năm nay, và nhắc chị những kỷ niệm thời thơ ấu. Chắc mẹ tôi sẽ mỉm cười và hai chị em sẽ rưng rưng trong tiếng cười, như một lần vỡ đập ngày xưa!


Nguyễn Hoàng Quý
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.036 giây.