logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/04/2022 lúc 10:47:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dù chỉ được sống trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà vỏn vẹn 9 năm, nhưng ký ức về khung trời tuổi thơ yên vui tươi đẹp, của Miền Nam yêu dấu vẫn sống mãi trong tâm tưởng của tôi.
 
Thuở ấy, đầu thập niên 1970s, tôi là cô bé tí tẹo, với mái tóc fashion… “muỗm dừa hồi đó”, cái trán dồ và nick name Bé Tẹt (vì cái mũi tẹt). Căn nhà mặt tiền của gia đình chúng tôi dùng làm quán nước giải khát do Má và chị Cả quán xuyến, vì Ba tôi là Cảnh Sát Quốc Gia đi làm cả ngày. Phía trước nhà là Trại Đoàn Dư Khương, tức là Trại Quân Cụ (Lục Quân Công Xưởng) của chính quyền VNCH. Đối diện Quân Cụ là một Club Mỹ giữa khu dân cư và hai trại gia binh.
 
Chỉ trong đoạn đường hơn một cây số, đi từ trại Quân Cụ, còn có Trại Truyền Tin, Quân Nhu, Quân Trang là gặp ngã ba. Nếu rẽ trái là đến Thành Cổ Loa, Khu Thiết Giáp, và rẽ phải gặp ngã năm là Kho Đạn, Trại Quân Khuyển mà bà con gọi là Ngã Năm Chuồng Chó. Hướng ngược lại từ nhà của chúng tôi, đi vài trăm mét là ngã ba Thông Tây. Rẽ phải đi lên Xóm Mới, còn rẽ trái đi thêm sẽ gặp Nhà Thờ Hạnh Thông Tây, đi nữa sẽ thấy Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp (không phải Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà), cạnh Làng Trẻ Mồ Côi SOS. Nếu quý vị chưa mỏi chân, thì cứ đi tiếp lên Chợ Cầu, Trung Chánh và đến Quân Trường Quang Trung của những ngày cuối tuần rộn ràng “ hôm nay ngày chúa nhật, vườn tao ngộ em đến thăm anh”.
 
Đến tuổi đi học, tôi vào học tiểu học trường Nguyễn Công Trứ, nằm trong khuôn viên Khu Quân Trang, hiệu trưởng là một Sĩ Quan (Thiếu Tá) VNCH. Vì là trường học thuộc quân đội, nên lũ “học sinh là người Tổ Quốc mong cho mai sau” chúng tôi cũng được hưởng chế độ viện trợ của Mỹ. Cứ ba lần trong tuần, có xe chở sữa đẩy đến cửa từng lớp học, đến lớp nào thì cô giáo lùa học sinh ra xếp hàng, mỗi em được một ly sữa tươi và một lát bánh mì mà chúng tôi gọi là “bánh mì Mỹ”. Tôi còn nhớ đó là sữa hiệu Foremost để vào ly nhựa màu xanh lá cây, có in chữ f màu trắng thật to. Ông anh Năm của tôi, lớn hơn tôi vài tuổi, học ở trường khác, thỉnh thoảng buổi sáng hay dúi vào tay tôi cái bao đựng cơm sấy của quân đội (đã dùng xong), dặn dò:
 
– Nếu em uống sữa không hết, nhớ bỏ vào bao đem về cho anh, nghe chưa! Sữa Mỹ thơm lắm, bỏ uổng!
 
Còn bé, ham chơi nên tôi lúc nhớ lúc quên, mà bữa nào tôi nhớ đem… sữa thừa của tôi về thì ông anh tôi reo lên hớn hở, bỏ sữa vào ly, quậy thêm chút đường và thêm đá cục rồi ngồi vào bàn vừa học bài vừa nhâm nhi “sữa Mỹ”. Có khi tôi ngán “bánh mì Mỹ”, gói đem về nhà cùng với sữa thì ông anh tôi càng vui hơn và no bụng hơn, khỏi ăn cơm chiều.
 
Lần đó, năm học lớp Ba, chúng tôi được Giáo Sư Nhạc Sỹ Lê Văn Khoa đến trường dạy một vài tiết mục múa hát để quay trên tivi. Tôi nhõng nhẽo đòi Má sắm cho tôi đôi giầy Bata mới toanh, mua thêm cái váy xanh áo trắng để tôi …lên sóng. Đến ngày lên Đài Truyền Hình, thầy Hiệu Trưởng cho một chiếc xe cam nhông chở cả đoàn diễn viên nhí tới Đài, cho ăn uống bồi dưỡng trên xe, thật vui. Buổi chiều thâu hình xong, xe chở chúng tôi về lại trường, mấy anh lính ra bế từng đứa xuống xe, có phụ huynh chờ sẵn. Riêng tôi chưa thấy người nhà thì thầy Hiệu Trưởng nắm tay tôi:


 
– Bé Tẹt em cô Thanh bán cà phê đây mà, để chút Thầy đưa về!
 
Tôi bé tí, nhưng cũng biết bắt chước mấy người lớn trong xóm, trả lời:
 
– Dạ, em cám ơn Thầy… Thiếu Tá!
 
Đến ngày phát sóng chương trình, ba má tôi mang chiếc tivi từ trên lầu xuống, đặt ngay giữa quán cà phê, có mấy người hàng xóm đến trước cả nửa tiếng để chờ đợi xem tôi biểu diễn, nói chuyện rôm rả sung sướng, cứ như tôi là “ngôi sao” của cả… Miền Nam. Khi bắt đầu tới tiết mục của trường chúng tôi, mọi sinh hoạt của quán dừng lại (kể cả khách hàng cũng phải ngồi im mà… thưởng thức). Chỉ chưa đầy chục phút nhưng tôi vô cùng hãnh diện đón nhận tiếng vỗ tay rần rần của mọi người.
 
Miền Nam bị “giải phóng” khi tôi chưa đầy 9 tuổi, nhưng những kỷ niệm ngọt ngào của những ngày tháng thanh bình (trong thời loạn) chưa hề phai nhoà. Bên cạnh những ký ức êm đềm khi đi học như vừa kể ở trên, còn là những ngày nghỉ hè, tôi xin Má cho tôi được dậy sớm lúc 4 giờ sáng, để xem Má đổ sữa đặc vào từng ly, khoảng vài chục cái như vậy, rồi bỏ cà phê vào vợt, chuẩn bị đón những vị khách đầu tiên. Họ là những công nhân hoặc lính tráng của những trại lính xung quanh.
 
Là những ngày Tết nắng rực vàng, tôi mặc quần áo mới, đứng khép nép nơi bàn Ba tôi uống trà ăn mứt với khách, đợi tiền lì xì, rồi chạy xuống bếp tìm món thịt đông và chè kho, chạy qua phòng khách còn nghe tivi đang mở bài ca Xuân bất hủ:
 
“ Chúc người binh sĩ lên đàng, chiến đấu công thành, sáng cuộc đời lành, mừng người vì nước quên thân mình ...”
 
Là những buổi chiều, lũ trẻ con chúng tôi được người khách quen của quán, trong bộ quân phục oai hùng của quân lực VNCH, đưa cả đám lên chiếc xe Jeep còn vương bụi bặm hành quân hoặc bùn lầy thao trường, chạy một vòng quanh khu phố. Là những người lính đủ cấp bậc, đủ màu da (vì còn có lính Mỹ, Đại Hàn, Philippines…) vào quán nhà tôi uống bia Con Cọp, điếu thuốc Capstan trên tay, ánh mắt buồn vui bất chợt mà đứa trẻ đa sầu đa cảm như tôi cũng mơ hồ hiểu được.
 
Và chẳng hiểu sao, tôi vẫn nhớ như in, buổi trưa hôm ấy, tôi theo Má trên chuyến xe lam đi Chợ Cầu dự đám tang gia đình một người quen vừa có người con tử trận tại trận địa Phước Long. Chiếc xe lam dừng tại Trung Chánh đón khách, trong tiếng ồn ào hỗn độn mời chào mua bán, một giọng hát ma mị từ chiếc radio của quán nước gần đó, rót vào hồn tôi và ở lại cho đến tận bây giờ, đầy cảm xúc chơi vơi:
 
Mùa Hè năm nay anh sẽ đưa em rời phố chợ đôi ngày. 
Qua miền xa mà nghe rừng thiêng gọi lá. 
Tiếng nỉ tiếng non khi chiến trường nằm im thở khói. 
Đứa bé nhìn cha đang chờ giặc dưới giao thông hào. 
 
Có lẽ đó là chút gam màu xám buồn trên bức tranh rực rỡ “Miền Nam Yêu Dấu” của tuổi thơ, tôi nguyện sẽ ôm ấp suốt cuộc đời này!
 
Kim Loan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.