Tổ chức bảo vệ nhà báo quốc tế Phóng viên không biên giới (RSF), trụ sở chính đặt tại Pháp, trong phúc trình mới ra đã lên án Chính phủ Việt Nam trấn áp các nhà hoạt động ôn hòa tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc và đòi quyền dân chủ.
Phúc trình ra hồi giữa tháng viết: “Chính quyền không từ bỏ bất kì thủ đoạn nào để bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến, từ việc theo dõi, hành hung, chất vấn mạnh tay cũng như bắt giữ trái phép.”RFS là một tổ chức độc lập phi chính phủ, có vai trò cố vấn đối với Liên Hiệp Quốc về vấn đề tự do thông tin qua các báo cáo đăng tải hàng năm“Họ (chính quyền Việt Nam) hành xử như những kẻ côn đồ đối với các blogger ôn hòa vì sợ những cuộc biểu tình chống Trung Quốc sẽ gây bất ổn nội bộ.”
“Những nhà hoạt động này ... cần được trả tự do ngay lập tức.”
Trong bản báo cáo, RSF nhắc tới nhiều trường hợp các blogger ở trong nước bị "sách nhiễu, bất giữ tra hỏi trái phép", và việc giam giữ blogger Điếu Cày mà không xét xử với cáo buộc chống lại Nhà Nước.
Ám ảnh“Bị ảnh hưởng bởi những biến động từ các nước Ả Rập và những cải cách dân chủ gần đây tại Miến Điện, những nhà cầm quyền bị ám ảnh của Việt Nam đang gia tăng kiểm soát và các biện pháp đàn áp để ngăn ngừa bất kì sự bất ổn nào” – báo cáo của RSF viết.
Lãnh sự quán Mỹ tại Hà Nội trong thời gian gần đây cũng đã bày tỏ “sự quan ngại” đối với việc các nhà hoạt động ôn hòa tại Việt Nam bị đàn áp.
Chính phủ VN bị cáo buộc sử dụng công an để ngăn chặn biểu tình chống TQ Tuy nhiên có nhà quan sát cho rằng Mỹ đang nhân nhượng về nhân quyền ở Việt Nam để thúc đẩy những tiến triển trong quan hệ hợp tác kinh tế, quốc phòng với nước này.
Vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Hà Nội hồi đầu tháng của Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton bị cho là được nhắc đến một cách đại khái, đồng thời vấn đề tự do tín ngưỡng hoàn toàn không được nhắc đến.
Chính quyền Obama không phải là chính quyền đầu tiên của Mỹ bị cáo buộc xem trọng vấn đề quan hệ ngoại giao và kinh tế với Việt Nam hơn nhân quyền.
Vào năm 2006, chính quyền tổng thống Bush cũng đã xóa Việt Nam ra khỏi danh sách “Những nước đáng quan ngại” (CPC) trong vấn đề tự do tín ngưỡng, gọi đó là một ví dụ về sự thành công của nước Mỹ trong nỗ lực tiếp cận một nước khác để tìm cách giải quyết vấn đề.
Ủy ban Tự do Tín ngưỡng Quốc tế của Mỹ, một tổ chức phi chính phủ, sau đó đã gọi thao tác này là “vội vàng” và kể từ đó vẫn luôn tìm cách để đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.
RSF hiện đang xếp Việt Nam vào hạng ba trong danh sách những nước thù địch với Internet trên cả thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Iran.
Source: BBC
Sửa bởi người viết 25/07/2012 lúc 10:10:21(UTC)
| Lý do: Chưa rõ