logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/07/2012 lúc 10:34:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đã hơn 9 năm trôi qua kể từ khi dự án trường bắn TB1 được bắt đầu tại 2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn, hàng trăm hộ gia đình nông dân của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vẫn tiếp tục đi tìm công lý và công bằng.

UserPostedImage
Photo courtesy of daidoanket. Người dân huyện Lục Ngạn, Bắc Giang tiếp tục đi tìm công lý và công bằng
Dự án trường bắn TB1
Kể từ sau khi dự án trường bắn quốc gia TB1 được bắt đầu trên địa bàn hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang vào năm 2003, hàng trăm hộ gia đình thuộc xã Kim Sơn, Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vẫn chưa thể ổn định cuộc sống sau di dời và chưa ngừng hành trình đi tìm công bằng, công lý cho mình. Đây là một hành trình của không chỉ những khó khăn, khổ cực mà còn của cả máu và nước mắt.

Những người dân này đã bắt đầu hành trình đi tìm công lý bằng cách gửi các lá đơn khiếu nại đến các cơ quan thanh tra của chính phủ và bộ quốc phòng từ năm 2007. Cho đến giờ họ cũng không thể nhớ chính xác mình đã gửi đi bao nhiêu lần và bao nhiêu lá đơn. Một người dân giấu tên tại địa phương cho chúng tôi biết:

"Hơn 300 hộ dân gửi đi, nếu tính cả riêng cả chung thì chắc cũng phải hơn 1,000 lá đơn. Gửi mười mấy hai chục lần, cũng không nhớ nữa. Riêng lên thanh tra bộ quốc phòng gần 20 lần rồi, cũng không giải quyết, chỉ chuyển đơn về tỉnh, tỉnh lại về huyện. Hôm 8 tháng 3 vừa rồi gửi đơn về thanh tra bộ quốc phòng thì hôm 23 tháng 5 bộ quốc phòng gửi đơn về tỉnh, tỉnh đưa về huyện, yêu cầu ông La Văn Nam phó chủ tịch huyện phải trả lời dân, thông báo cho thanh tra bộ quốc phòng và báo cáo về tỉnh trước ngày 10 tháng 7 vừa rồi nhưng vẫn không có gì."

Dự án trường bắn quốc gia TB1 được bắt đầu vào năm 2003 trên địa bàn 13 xã của tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn và làm ảnh hưởng đến khoảng 3000 hộ dân địa phương, trong đó phần đông là những người dân tộc Nùng và Dao. Trong khi những hộ dân tại tỉnh Lạng Sơn được đền bù đất và hoa màu theo đúng quy định của chính phủ thì hơn 2300 hộ dân tại tỉnh Bắc Giang lại được nhận đền bù theo các mức chênh lệch khác nhau và không đúng với quy định.

Năm 2003, những hộ dân đầu tiên của tỉnh Bắc Giang bắt đầu được di dời. Những hộ này được đền bù thiệt hại là 15,000,000 đồng một khẩu cộng với tiền đền bù cây ăn quả là cây vải với giá 1,200,000 đồng một cây có đường kính tán từ 20 đến 22 cm.

Đến năm 2005 và 2006, dự án tiếp tục di dời những hộ dân xã Kim Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Và đây chính là lúc nảy sinh những bất bình. Những người được di dời trong giai đoạn này là người dân tộc Nùng và Dao. Họ được đền bù thiệt hại là 15,000,000 đồng một khẩu nhưng tiền cây ăn quả là cây vải chỉ được đền bù với mức giá là 371,000 đồng một cây có đường kính theo tán từ 20 đến 22 cm. Trong khi đó giá một kg vải lúc này trên thị trường là từ 5000 đến 6000 đồng. Giá vải vào năm 2003 là khoảng từ 1,000 đến 1,500 đồng một kg.

Từ năm 2007 đến 2010, dự án tiếp tục di dời các hộ dân còn lại. Mức đền bù lúc này đã tăng lên 26,000,000 đồng một khẩu, và giá đền bù cho cây ăn quả là 1,050,000 đồng một cây. Không những thế một số hộ dân có nhà bên ngòai khu trường bắn và chỉ có một phần đất ruộng nằm trong trường bắn thì lại được đền bù tiền đất ruộng là 18,000,000 đồng một sào.

Từ năm 2006 những người dân nhận tiền đền bù đợt hai đã di dời khỏi trường bắn và đi tìm mua đất canh tác với lời hứa từ dự án là họ có thể mua được đất với mức từ 2,000 mét vuông một khẩu trở lên. Nhưng thực tế khác với những gì mà họ được nghe từ đại diện chính quyền địa phương và dự án. Người dân giấu tên cho biết:

"Cái này trước kia họp thì dự án thông báo là mỗi khẩu có thể mua được 2,000 mét vuông trở lên nhưng cả gia đình em chưa mua được 2,000 mét vuông. Những hộ có trâu bò mười mấy hai chục con thì đỡ, vì bù vào còn những hộ không có thì rất khó khăn."

Đền bù không công bằng
Người dân này cho biết gia đình ông trước khi di dời có đến gần chục hecta đất trong trường bắn bao gồm đất nhà, ruộng lúa và vườn cây ăn quả với khoảng 500 cây vải. Tuy nhiên vào năm 2006, khi gia đình ông chuyển sang mua đất ở xã khác bằng tiền đền bù từ dự án, ông chỉ có thể mua được khoảng 4 sào đất, không đủ đất làm ruộng, còn vườn chỉ đủ cho khoảng 40 cây vải.

Giá đất lúc này cũng đã tăng lên gấp đôi so với thời điểm năm 2003 khi dự án bắt đầu, từ 5 triệu đồng một sào lên đến hơn 10 triệu đồng một sào.

Không đủ đất làm ăn, và bất bình vì sự thiếu công bằng trong giá đền bù, bắt đầu từ năm 2007, người dân đã gửi đơn khiếu nại lên bộ quốc phòng, lên chính phủ để được xem xét giải quyết. Đến năm 2008, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn và đại diện dự án di dân trường bắn quốc gia có cuộc đối thoại với dân. Trước thắc mắc của người dân vì sự không công bằng trong mức giá đền bù, đại diện địa phương cho biết họ làm theo quy định của chính phủ.

Trong khi đó, theo khoản 3b, quyết định số 1287/QĐ-TTg ký ngày 6 tháng 12 năm 2004 của phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư trường bắn quốc gia khu vực 1, chính phủ quy định những hộ di chuyển đến điểm tái định cư tập trung được nhận giao đất ở từ 200 mét vuông đến 400 mét vuông một hộ cộng với đất sản xuất là từ 2,000 mét vuông một khẩu trở lên.

Ở khoản 3c trong quyết định, hộ tái định cư xen ghép và tự nguyện di chuyển thì được bồi thường bằng tiền là 15,000,000 đồng một khẩu. Cũng trong khoản 3c, quyết định nêu rõ ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể việc sử dụng tiền bồi thường nêu trên để đảm bảo mức diện tích đất ở, đất sản xuất cho hộ tái định cư theo đúng quy định tại điểm b khoản 3.

Người dân không đồng ý với giải thích của chính quyền địa phương, nên tiếp tục đi khiếu kiện lên trung ương. Đến ngày 27 tháng 10 năm 2010, phó thủ tướng thường trực nguyễn Sinh Hùng quyết định giao Bộ tài nguyên mội trường, kết hợp với Bộ tài chính và bộ quốc phòng xem xét xử lý kiến nghị của người dân, ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang phải báo cáo chính phủ trước ngày 15 tháng 11 năm 2010.

Đến ngày 6 tháng 1 năm 2011, ông Nguyễn Sinh Hùng có công văn khác yêu cầu tỉnh Bắc Giang phải thực hiện đúng quyết định ký ngày 6 tháng 12 năm 2004 của PHó thủ tướng về mức đền bù cho dân vào giao Bộ quốc phòng kết hợp giải quyết. Tuy nhiên đến tháng 4 năm 2011, người dân Bắc giang vẫn không nhận được trả lời từ chính quyền địa phương về vấn đề này.
UserPostedImage
Một cuộc biểu tình của các nông dân tại Hà Nội ngày 21/02/2012 phản đối chính quyền trưng thu đất.
Dẫn đến đổ máu
Thiếu đất làm ăn, kinh tế khó khăn trong khi đơn khiếu nại nhiều năm ròng không được giải quyết đã đẩy hàng trăm hộ dân thuộc các xã Kim Sơn, Phong Minh và Phong Vân thuộc huyện Lục Ngạn trở về quê cũ để tìm cách canh tác vào khoảng giữa tháng 4 năm 2011. Sự việc này đã dẫn đến một vụ cưỡng chế đất gây đổ máu vào ngày 11 tháng 8 năm 2011 khi chính quyền huyện Lục Ngạn huy động một lực lượng khoảng 1000 công an, bộ đội và dân phòng đến cưỡng chế đất của những người dân địa phương gây ra đụng độ với hơn 1000 dân chỉ có trang bị là đất đá và gậy gộc. Đã có 22 người bị bắt sau vụ việc này.

Vào khoảng trung tuần tháng 3, tòa án quân đội quân khu 1, khu vực 2 đã lần lượt mở các phiên tòa xét xử 22 người này và kết tội họ gây rối trật tự công cộng. Những người này bị kết án tù từ 12 đến 54 tháng tù giam.

Để tìm hiểu thêm sự việc từ phía chính quyền địa phương, chúng tôi tìm cách phỏng vấn ông Nguyễn Văn Tám, giám đốc dự án di dân trường bắn TB1 và được ông này cho biết:

"Theo kết luận của thủ tướng chính phủ và văn phòng chính phủ vừa rồi thì dự án TB1 là rất nhạy cảm. Có hai công văn liền một của phó thủ tướng và của văn phòng chính phủ là thanh tra chính phủ đã thanh tra 5 tháng rồi trong khi chờ kết luận của thanh tra chính phủ thì không đăng tin và không cung cấp số liệu. Đây là văn bản của thủ tướng chính phủ cho nên chị hỏi tôi cũng không cung cấp."

Trong khi đó ông Hoàng Văn Thiện, chủ tịch xã Kim Sơn, nơi có hơn 300 hộ dân đang khiếu kiện, đã từ chối trả lời:

"Cô có nhu cầu gì, cần gì thì đến đây, tôi không có thời gian trao đổi qua điện thoại đâu."

Vào hôm 20 tháng 7 vừa qua, những người dân xã Kim Sơn lại tiếp tục lên văn phòng thanh tra chính phủ để hỏi về kết quả thanh tra thì được người đại diện cơ quan này cho biết kết quả thanh tra đã được chuyển cho thủ tướng chính phủ và đang chờ kết luận của thủ tướng.
UserPostedImage
Vụ cưỡng chế đất đai tại Tiên lãng, Hải Phòng gây đổ máu và tù tội, ảnh minh họa.
Source: RFA
coi  
#2 Đã gửi : 26/07/2012 lúc 08:02:22(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Đánh phóng viên, thượng uý công an mất chức
Thượng uý Đặng Quang Hoàng vừa bị cách chức phó đội trưởng công an huyện Văn Giang vì liên can đến vụ đánh hai phóng viên đài Tiếng nói Việt Nam. Bào Người lao động online vừa loan tin này.

Vụ việc xảy ra hôm 24 tháng tư khi hơn 1 ngàn người dân Văn Giang tập trung chống lại 3 ngàn công an, dân phòng cưỡng chiếm đất đai của họ tại xã Xuân Quan.

Công an, dân phòng xông vào đánh đập nhiều người bị thương, nhưng chỉ những ai đánh nhà báo mới bị biện pháp kỷ luật, mà không truy tố.

Hai phóng viên Nguyễn ngọc Nam và Hàn Phi Long bị đánh, bị thương trong lúc đến hiện trường thi hành công tác do đài giao phó.

Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Hưng yên cũng yêu cầu có biện pháp chế tài với trung sĩ cảnh sát Vũ Tất Thành cùng ba dân phòng xã Xuân quan tham gia vụ đánh nhà báo.

Trưởng công an Văn Giang cũng cho biết công an vừa khởi tố thêm 2 bị can trong vụ côn đồ đánh dân thôn 1 xã Xuân Quan chiều 12 tháng 7. Hôm đó ba người dân tuổi từ 52 tới 73 đã bị một nhóm côn đồ hành hung đến phải nhập viện điều trị.

Đến nay công an đã khởi tố tất cả 4 bị can trong số 5 đối tượng bị bắt giữ. 2 bị can nói trên đã trốn.

Công an vẫn chưa trả lời việc những nghi can này có phải là bảo vệ của công ty Ecopark không.
Source: RFA
phai  
#3 Đã gửi : 26/07/2012 lúc 08:59:34(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
'Không đủ cơ sở truy tố'
Công an Hưng Yên vừa công bố kết quả điều tra vụ hai phóng viên báo đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) bị hành hung hồi tháng Tư.
UserPostedImage
Cả hai nhà báo VOV Đàm Văn Đồng và Hán Phi Long đều kiến nghị không truy tố cán bộ công an cũng như từ chối kiểm định thương tích

Theo kết quả vừa công bố hôm 25/7, Giám đốc Công an tình Hưng Yên quyết định thi hành kỉ luật, cách chức Thượng úy Đặng Quang Hoàng, phó đội trưởng Công an huyện Văn Giang, người trực tiếp dùng gậy đánh nhà báo Nguyễn Ngọc Năm.

Ba công nhân của Công ty vận tải xây dựng V&T có mặt tại hiện trường hôm đó cũng bị điều tra về hành vi đánh hai ông Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long, trưởng phòng và phóng viên Ban Thời sự-Chính trị-Kinh tế (thuộc Trung tâm tin của VOV).

Tuy nhiên, Công an Hưng Yên nói "không đủ cơ sở" để khởi tố hình sự đối với các đối tượng kể trên.

Giám đốc Công an tình Hưng Yên cũng đã ra quyết định xử phạt hành chính với ba công nhân của V&T.

Phía công ty TNHH V&T từ chối đưa ra lời bình luận về trách nhiệm đối với ba công nhân của mình.

Trong bản công bố kết quả điều tra, công an tỉnh Hưng Yên cho biết “không đủ cơ sở để khởi tố tội gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác” theo các điều khoản Bộ Luật Hình Sự vì kiến nghị không khởi tố cán bộ của hai nhà báo và việc vắng mặt của kết quả kiểm định thương tích.

Luật sư Nguyễn Nguyên thuộc công ty luật Hưng Nguyên tại Hà Nội trả lời phỏng vấn BBC:

“Các hai điều khoản trong bộ luật hình sự qui định về tội cố ý gây thương tích đều đòi hỏi kết quả giám định thương tích của nạn nhân.”

“Tuy nhiên vì hai nhà báo đã không chịu để giám định thương tích, đồng thời kiến nghị truy tố cán bộ công an trước pháp luật vì thế viện kiểm sát không có cơ sở để điều tra hình sự.”

Luật sư Nguyên cũng cho rằng quyết định phạt hành chính đối với ba công nhân hợp đồng của công ty TNHH V&T và cách chức ông Đặng Quang Hoàng là hoàn toàn công bằng, hợp lí và theo khuôn khổ pháp luật nói chúng và ngành công an nói riêng.
Công an được quyền đánh nặng hơn?
Bộ Luật Hình sự Việt Nam có hai điều khoản riêng biệt qui định mức phạt tội cố ý gây thương tích dành cho người thường và nguời thi hành công vụ:

Điều 104: Tội cố ý gây thương tích cho người khác bởi người thường sẽ bị phạt cải tạo đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm, với điều kiện kết quả kiểm định của nạn nhân chứng nhận thương tích từ 11% trở lên.

Điều 107: Cũng qui định xử lí cải tạo đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm tội dùng vũ lực ngoài trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích cho người khác đối với người thi hành công vụ, tuy nhiên mức độ kiểm định thương tích phải ở trên 31%.

Cả hai phóng viên VOV bị vây đánh khi xuống hiện trường tìm hiểu vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang, Hưng Yên, ngày 24/4.

Có ý kiến nói họ bị vây đánh "nhầm" vì tác nghiệp trong lúc không đeo thẻ nhà báo.
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.103 giây.