logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/07/2012 lúc 05:35:47(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Ðịa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam TQ là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.
UserPostedImage
Dòng chữ Hán này đọc từ phải sang có nghĩa: Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ
Tiến sĩ Mai Hồng chỉ vào tấm toàn đồ Trung Quốc, dừng lại ở cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Không hề có Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) trong tấm bản đồ quý và chính thống này – Ảnh: Việt Dũng

Hơn 30 năm giữ trong tay tấm bản đồ quý, sau khi tra cứu, dịch lại nội dung in trên bản đồ, tiến sĩ Mai Hồng, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện – Viện Hán Nôm, quyết định chia sẻ bằng cứ lịch sử mình có.

* Ông có thể cho biết tấm bản đồ này đã tới tay ông như thế nào?

- Tôi có được bản đồ từ những năm 1977-1978, trong thời gian làm công tác quản lý một kho sách Hán Nôm. Thời gian đó, việc sưu tầm các tài liệu về bản đồ không thuộc chức năng bảo quản của nơi tôi công tác (giờ là Viện Hán Nôm). Không hiểu xui khiến thế nào, hôm ấy một cụ già chuyên bán sách cho cơ quan tên là Nguyễn Văn Cồng (Phú Xuyên) giới thiệu tấm bản đồ này và khuyên tôi nên mua nó. Tôi giấu gia đình trích hơn một tháng lương ra mua bản đồ về.

* Ðược biết đây là một tấm bản đồ quý, được làm một cách công phu và dài hơi…

- Ðúng vậy, “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của NXB Thượng Hải in năm 1904 có chất liệu bằng giấy, được in màu, có bìa cứng ở ngoài, gấp gọn lại như một cuốn sách. Bên trong là hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố (cũng may nhờ chất liệu này nên bản đồ vẫn còn giữ được nguyên dạng sau một khoảng thời gian dài), kích cỡ mỗi miếng ghép khoảng 20x30cm. Do đọc được chữ Hán, sau khi có bản đồ, tôi dịch nghĩa lại khoảng 600 chữ cổ đã giải thích một cách rõ ràng xuất xứ, niên hiệu, thời gian thực hiện bản đồ.

Theo đó, đây là một công trình tiếp thu phông tư liệu từ đời Tần, đời Hán, rồi được viết liên tục trong gần hai thế kỷ (1708-1904), từ thời vua Khang Hi đến thời vua Quang Tự, một tấm bản đồ được đích thân các hoàng đế nhà Thanh huy động lực lượng giáo sĩ, những người tài giỏi về thiên văn và toán pháp điền dã thực hiện.

Cụ thể hơn, năm Mậu Tý Khang Hi 47 (1708), vua Khang Hi tuyển các giáo sĩ phương Tây như Bạch Tấn Lôi Hiếu, Tư Ðỗ Ðức Mỹ, ban đầu với mục đích chế tác Vạn lý thành đồ. Vào năm 1711, vua sai các giáo sĩ đi tới khắp 13 tỉnh đo đạc đất đai. Từ đấy, trong gần 200 năm, các nhân sĩ Trung Hoa và phương Tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc, gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn thảo trước đây. Có những vị giáo sĩ phương Tây rất uy tín đã giúp vua Khang Hi nhà Thanh lập bản đồ có thể kể tên như: Lợi Mã Ðậu (Matteo Bicci), Thang Nhược Vọng (Joannes Adam Schall Von Bell.), Nam Hoài Nhân (Ferdinandus Verbiest)…

Năm 1904, NXB Thượng Hải chính thức xuất bản tấm bản đồ Ðịa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều đình nhà Thanh với lời giới thiệu của Sái Thượng Chất, chủ biện (tương đương với giám đốc bây giờ) đài thiên văn ở Dư Sơn.

Giao lại bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Ngày 4-7, tiến sĩ Mai Hồng đã chủ động liên hệ, giao lại bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia bảo quản và trưng bày. Thông tin từ bảo tàng cho biết khi tiếp nhận, đây là một bản đồ nguyên vẹn, chiều ngang 115cm, chiều dọc 140cm. Bảo tàng đang làm các thủ tục bảo quản sơ bộ, hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục nhập kho (đăng ký giá trị pháp lý hiện vật) trước khi trưng bày. Buổi lễ tiếp nhận bản đồ sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào sáng 24-7 với sự tham gia của một số nhà sử học.
UserPostedImage
Tiến sĩ Mai Hồng đã cất giữ tấm bản đồ quý chứng minh các quần đảo biển Ðông không phải của Trung Quốc – Ảnh: Việt Dũng
* Những cứ liệu lịch sử hữu ích có từ tấm bản đồ này là gì, thưa ông?

- Trong tấm bản đồ này, chủ biện Sái Thượng Chất có lý lẽ rất khiêm tốn, đánh giá cao thành quả của các giáo sĩ phương Tây, những người vốn đi trước Trung Hoa về thiên văn và toán pháp. Chủ sự bản đồ cũng ghi nhận nhìn vào bản đồ “rõ ràng như trong lòng bàn tay”, đặc biệt “tại các cửa biển ở các miền duyên hải đều phỏng họa các đường thủy tàu thuyền ra khơi vào cảng”, trong đó không hề xuất hiện hình in, vẽ, tính toán, đo đạc tới các quần đảo ở biển Ðông. Chính họ tự nhận đất đai mình tới cực nam Trung Quốc chỉ tính đến đảo Hải Nam.

* Ông suy nghĩ gì khi quyết định công bố tài liệu này?

- Theo tôi, tấm bản đồ gốc này cung cấp một số thông tin rất tốt cho việc tranh biện trên bàn quốc tế, một bằng cứ đến từ chính Trung Quốc sẽ tránh cho chúng ta việc bị lấn át. Ðây cũng có thể là một tài liệu tốt để các học giả nghiên cứu chủ quyền biển đảo trong nước sử dụng.
UserPostedImage
Ðại Nam nhất thống toàn đồ (bản đồ Việt Nam vẽ năm 1834) đã có Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam – Nguồn: NXB Bản Ðồ
Ðịa đồ chính thống, giá trị cao

Bức “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” này thuộc nhóm địa đồ độc lập in thành bức rời với kích thước khá lớn (115 x 140 cm), trong lịch sử hai triều Minh – Thanh của Trung Quốc, nhóm địa đồ in rời kích thước lớn loại này có gần 60 bức.

Về kỹ thuật trắc địa, “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” ứng dụng kỹ thuật phương Tây với hệ kinh vĩ độ khá chuẩn xác, gần giống như các bản đồ ngày nay. Ðây là địa đồ được thực hiện bởi quan chức chuyên môn ở đài thiên văn – một cơ quan nhà nước của triều Thanh. Vì vậy, có thể nói bức địa đồ này mang tính chính thống. Là loại địa đồ hành chính, bức địa đồ này có tầm quan trọng ngang với Ðại Thanh đế quốc toàn đồ 1905 và có giá trị cao hơn bức địa đồ chuyên ngành bưu chính có trước đó là Ðại Thanh bưu chính công thự bị dụng dư đồ (1903, Trung – Anh văn đối chiếu).
PHẠM HOÀNG QUÂN (nhà nghiên cứu Hán Nôm)
Source: Nga Linh (Tuổi trẻ)
coi  
#2 Đã gửi : 26/07/2012 lúc 07:50:31(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa
Viện Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia ở Việt Nam hôm qua tiếp nhận tấm bản đồ cổ có tên Hoàng Triều Trực Tỉnh Địa Dư Toàn Đồ, do nhà Thanh bên Trung Quốc xuất bản từ năm 1904, cho thấy lãnh hải Trung Quốc chấm dứt ở vùng cực Nam đảo Hải Nam chứ không vươn ra tới Hoàng Sa và Trường Sa.
UserPostedImage
Source laodong.com. TS Mai Ngọc Hồng trao tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của Trung Quốc cho Bảo tàng lịch sử Quốc gia, ngày 25.7.
Người hiến tặng tấm bản đồ này là tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, trước làm trưởng phòng tư liệu thư viện trong Viện Hán Nôm, nay là giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Phả Học Việt Nam.

Trả lời Thanh Trúc trong bài phỏng vấn hôm nay, tiến sĩ Mai Ngọc Hồng trình bày về lai lịch bản đồ cổ mà ông cho là một cơ duyên suýt vuột khỏi tầm tay:

Cơ duyên có được tấm bản đồ cổ


Tiến Sĩ Mai Ngọc Hồng: Cuối năm 70 tôi là trưởng phòng giữ kho sách Hán Nôm. Tôi có nhiệm vụ bảo quản và sưu tầm bổ sung những sách Hàn Nôm cổ của Việt Nam trong kho. Có những người người ta đi tìm ở trong dân gian người ta đem đến bán, thường xuyên là có hai ba ông cụ cứ bán sách cho tôi.

Có một hôm thì một ông bảo tôi là đi một tuần về nhưng lần này không kiếm được sách, chỉ có mỗi quyền này. Tôi mở ra xem thì thấy là bản đồ của Trung Quốc, tôi bảo là cơ quan tôi mua sách cổ chứ không mua sách của Trung Hoa, cơ quan tôi không có nhiệm vụ giữ bản đồ trong nước cũng như nước ngoài. Thì ông bảo ông là cộng tác viên thường xuyên bán sách cho tôi, đi một tuần về râu dài quá cằm mà già lão như thế..Tôi có phần ái ngại, bảo thế cụ bán bao nhiêu, ông bảo bảy tám chục. Thế là tôi mua để dành của riêng chứ tôi không có ý mua để nghiên cứu vì tôi không có khả năng nghiên cứu. Tôi mua rồi tôi lại biếu thêm cụ, bảo thôi cụ lấy một trăm. Trong cơ quan không duyệt cái giá ấy đâu, lúc bấy giờ lương của tôi chỉ có bảy chục thôi mà tôi đưa cho cụ một trăm tức là gần tháng rưỡi lương.
Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, trong một lần mới đây khi kiểm kê thì ông đã thấy lại tấm bản đồ, ông đã bỏ công nghiên cứu, dịch bài dẫn rồi ghi chú trên bản đồ và tìm ra được giá trị pháp lý của công trình này. Xin ông trình bày tiếp:

Tiến Sĩ Mai Ngọc Hồng: Từ đấy đến giờ tôi không nghiên cứu, tôi cất biến đi. Gần đây, khoảng tháng Năm, thấy tình hình Trung Quốc lấn chiếm vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lúc bấy giờ tôi lục ra, tôi nhờ anh học trò bảo anh đem đi hiến cho tôi. Anh đi hiến cho Viện Bảo Tàng thì tôi đồng ý, xong rồi anh ấy lại tìm mấy anh phóng viên báo An Ninh Thủ Đô đến. Họ yêu cầu tôi nói rõ nội dung thì tôi chỉ nói sơ sơ thôi. Phóng viên đến thì tôi chưa đọc kỹ chưa nghiên cứu gì đâu, tôi không nghiên cứu bản đồ làm gì.

Sau này vì thấy tình hình Trung Quốc thì đầu tháng Bảy tôi mới nghiên cứu, tôi mới thấy cái đủ để khẳng định rằng bản đồ này của Trung Quốc, rất có ý nghĩa cho việc đấu tranh giữ bản quyền Hoàng Sa và Trường Sa bởi vì cái tính pháp lý là nó vẽ theo kiểu hiện đại nhất, kỹ nghệ phương Tây mới làm được. Bản đồ này có kinh vĩ tuyến là những nơi định vị, có tên là Trung Quốc Địa Dư Toàn Đồ, gọi là toàn đồ tức là toàn vẹn rồi, không có ra ngoài, và cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có bóng dáng Trường Sa và Hoàng Sa vào đấy. Họ đã nói địa dư toàn đồ thì như thế là toàn vẹn lãnh thổ đã ghi trong bản đồ rồi, không có Hoàng Sa Trường Sa thì dứt khoát là đúng rồì, Trường Sa Hoàng Sa của Việt Nam chứ còn của ai nữa.

Còn miền Bắc mà giáp với đảo Hải Nam thì họ nói là Việt Nam Đông Kinh, họ dịch từ chữ Tonkin ra. Vịnh Hạ Long thì gọi là Vịnh Tonkin. Như vậy là toàn đồ của họ, toàn vẹn lãnh thổ thì họ khẳng định rồi, không có Hoàng Sa Trường Sa thì mình cãi làm gì, ý kiến của tôi thế.
Thanh Trúc: Theo ý tiến sĩ phải bảo quản tấm bản đồ này như thế nào, cần sử dụng yếu tố mạnh về pháp lý của nó như thế nào?

Tiến Sĩ Mai Ngọc Hồng: Tôi nghĩ bây giờ nhà nước và quốc gia phải bảo vệ bản đồ này, và được nhân ra và các báo chí đều đăng lên, tung ra cả thế giới để cho nhân loại người ta hiểu hơn. Nhân dân Trung Quốc cũng biết mà nhân dân Việt Nam cũng biết đây không phải ta làm mà người Trung Quốc đã khẳng định năm 1904, dưới tập thể khoa học là các giáo sĩ phương Tây và các nhà khoa học ở Trung Quốc.

Ta không chỉ nói như thế với Trung Quốc mà nói với nhân dân Việt Nam hiểu rõ rằng lãnh thổ của chúng ta là từ sau cái đảo Hải Nam của Trung Quốc và từ trên đỉnh là vịnh Tonkin tức vịnh Bắc Bộ là của Việt Nam, không ai cãi với ta, chẳng có nước nào ngoài Trung Quốc tranh dành. Cái bản đồ 1904 là do các giáo sĩ, những người có tên tuổi được ghi trong tự điển Trung Quốc, những người đã giúp vua Thanh, Khang Hy, lập bản đồ này. Họ đã ghi tên tuổi trong tự điển Trung Quốc thời Trung Hoa Dân Quốc, cả tên ta tên Tây tên Trung Quốc của họ đấy.

Địa Dư Toàn Đồ mười lăm tỉnh Trung Quốc xuống phía Nam của đảo Hải Nam không có gì của Trung Quốc cả, họ đã nói toàn vẹn lãnh thổ rồi, những kinh , vĩ tuyến là nhìn được cái định vị chắc chắn nhất rồi, có ranh giới Đông Tây rồi, cái đấy nghiễm nhiên rồi. Coi như năm 1904 họ đã khẳng định bản đồ ấy là bản đồ toàn vẹn của đất nước Trung Hoa, không ai cãi được với những người đã làm ra bản đồ ấy.

Thanh Trúc: Thưa trong bối cảnh biển Đông đang nóng lên vì những hành động lấn lướt và ngang nhiên của Trung Quốc, xâm nhập lãnh hải Việt Nam, lập thành phố Tam Sa trên khu vực Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, thì phản ứng của nhà nước Việt Nam như thế nào về tấm bản đồ quí giá này?

Tiến Sĩ Mai Ngọc Hồng: Tôi chưa thấy nhà nước có gì phản ứng lớn cả, chỉ thấy nhân dân thôi. Từ hôm qua nay có một cô từ Bắc Giang đến chỗ bàn giao song không gặp được tôi. Sau đó cô gọi điện cho tôi, xưng chỉ là một người dân bình thường, thấy Trung Quốc như thế mà lúc này đưa ra một báu vật như vậy để tranh biện thì cô ấy mừng lắm.

Còn bạn bè tôi khắp các tỉnh đều gọi điện về chúc mừng là có một tài liệu rất đanh thép để khẳng định Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, Trung Quốc làm cái việc ấy là việc lấn áp mà hình như các thượng nghị sĩ Mỹ cho đến các nước Đông Nam Á trong ASEAN là họ rất phản đối Trung Quốc.

Đây là một bằng chứng về cái người Trung Quốc làm. Nếu bây giờ Trung Quốc vẫn lấn chiếm Hoàng Sa Trường Sa thì họ làm ngược lại những qui định của quốc tế về biển đảo và cũng làm ngược lại cái lịch sử mà cha ông họ khẳng định trong bản đồ Hoàng Triều Trực Tỉnh Địa Dư Toàn Đồ.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn thời giờ và những lời giải thích của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 26/07/2012 lúc 07:53:24(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.137 giây.