logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/08/2013 lúc 05:40:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong đời tôi, nằm nhà thương cũng đã ba, bốn lần rồi, nhưng lần này là nặng hơn cả, tôi nằm nguyên một tháng trời. Gọi là nhà thương thật đúng nghĩa vì nơi đó, mọi người thương bệnh nhân như người nhà.


Chẳng biết có phải tại vì lỡ uống mấy ly rượu chát trong bữa tiệc mà tôi trở nên đi đứng lạng quạng trên nước đóng băng ở bãi đậu xe. Tôi đã không kềm giữ được đôi chân khẳng khiu như chân gà rồi trượt té dập đầu sái vai và nằm bất tỉnh nhân sự. Đứa cháu nội cùng đi với tôi hôm đó; nó trông thấy tôi nằm đơ cán cuốc với đôi mắt trợn ngược, nó tưởng đâu tôi đã hồn lìa khỏi xác nên vô cùng sợ hãi và khóc òa lên. Có người trông thấy gọi xe cứu thương đưa tôi vô bệnh viện.

Sau khi khám nghiệm, bác sĩ bảo tôi bị vỡ các mạch máu sinh ra vết bầm sưng tụ trong đầu, còn vai mặt tôi thì bị tét gân. Kết quả các thử nghiệm cho biết tuy không phải giải phẫu nhưng tôi phải mất một thời gian dài cho tan máu bầm trong đầu; còn cái vai rách gân thì để đấy hạ hồi phân giải, hay nói khác đi là bị sao chịu vậy. Tôi buồn não ruột nhưng rồi tôi tự an ủi ít ra tôi còn sống. Ở tuổi tôi, nhiều người té rồi đi luôn, hay là nằm luôn thì đúng hơn.

Nhà thương tôi nằm có tên Trillium Health Center, ở Mississauga Ontario. Nằm nhà thương ở xứ tân tiến không có gì phải phàn nàn. Nhà thương đúng nghĩa vì bệnh nhân được đối xử quá ư tốt. Nhân phẩm của người bịnh được tôn trọng hết mức. Nhân viên bệnh viện, từ y sĩ đến y tá, y công, (tôi định kể luôn cả Y Phương và Y Phụng) gì cũng tỏ ra rất lịch sự và tử tế với bệnh nhân khiến cho họ cảm thấy được an ủi vô cùng. Chính vì sự đối xử tốt đó mà có nhiều bệnh nhân giàu nhớ ơn, đã hiến tặng cho bệnh viện những món tiền lớn để sửa sang hoặc tân trang hays nới rộng.

Trang bị và bảo trì của nhà thương thật hết chỗ chê. Mọi thứ đều đầy đủ, mới mẻ và sạch sẽ. Nhân viên lau dọn thường trực, phòng bệnh nhân sáng bóng, muốn tìm ra một góc khuất đóng bụi cũng khó. Tôi không có điều gì than phiền về nhà thương cả. Tôi chỉ buồn vì biết loại thương tật của mình sẽ mất thời gian rất lâu mới có thể trở lại bình thường hoặc sẽ chẳng bao giờ hoàn toàn hồi phục. Buồn là ở chỗ đó.

Lỡ đi dự một bữa tiệc mà ra nông nổi này, hu hu.

Bảy giờ sáng, tôi ngồi dậy, bước xuống giường, lăn cái xe rollator đi vào phòng tắm để làm vệ sinh cá nhân như đi tiểu, đánh răng, rửa mặt, chải tóc. Tóc và râu đều đã lâu không hớt cạo, nếu tôi không chải chuốt cho gọn ghẽ nữa thì e trông bệ rạc.

Thật ra tôi dậy trước đó đã lâu nhưng cứ nằm nướng trên giường vì chẳng có việc gì khác để làm. Nằm nhà thương thì có việc gì đâu mà làm chứ. Đôi mắt nhắm lại đấy nhưng cay sè vì có ngủ nghê gì được đâu. Đau bệnh mà. Tôi ngủ không được thì tai tôi bắt buộc phải nghe. Thật ra nghe chỉ bằng một tai thôi vì tai kia đã bị ù, lúc nào cũng có sẵn tiếng ve sầu kêu vang miễn phí thường trực. Tuy tôi nghe chỉ bằng một tai, nhưng sao tiếng rắm và tiếng đi tiểu tồ tồ trong bô của lão Ba Lan giường bên cứ rõ mồn một; thật chẳng khác sấm động Nam bang và vũ sa Bắc hải.

Xong cái màn vệ sinh buổi sáng, tôi lại lái chiếc rollator trở ra và đậu nó sát một bên giường. Tôi gọi cái xe lăn bốn bánh có thắng tay này là BMW vì nó tiện lợi và tối tân hơn loại khung bốn chân bọc cao su mà tôi đã dùng trước đó. Nhà thương cấp cho tôi cái này để được an toàn hơn.

Vừa leo lên giường nằm lại chưa nóng lưng, tôi đã nghe tiếng hai cô y tá vén bức màn đi vào phòng của tôi. À, thì ra đã bảy giờ rưỡi sáng rồi, giờ của y tá bàn giao ca trực. Một cô xuống ca và một cô lên ca vào để bàn giao món nợ đời là tôi. Họ đứng lại ở gần cửa. Cô xuống ca nói một tràng dài, giọng thấp như muốn nói riêng giữa họ với nhau thôi. Tôi tự ý diễn dịch như sau:

“Này nhá, món hàng của tui bàn giao lại cho bồ còn sống nhăn và lành lặn y nguyên, vẫn còn trong tình trạng tốt đó nhá, nếu chút nữa có xảy ra chuyện gì thì đừng đổ thừa tui nha bồ.”

Cô lên ca muốn cho chắc ăn, lên tiếng hỏi món hàng bàn giao là tôi:

“Good morning ông Nguyễn. Sáng nay ông cảm thấy như thế nào?”

Bệnh của tôi gọi là TBI, viết tắt của Traumatic Brain Injury, chấn thương não. Tôi muốn kể lể đủ các món ăn chơi mà tôi đang hứng chịu là nhức đầu, đau vai, chóng mặt, ù tai, muốn ói, không ngủ được, vân vân và vân vân; nhưng tôi sợ các cô tưởng tôi mắc bệnh than hoặc sinh ra gần mỏ than. Vả lại tôi đang mệt thì làm sao mà đủ sức đâu để trả lời dài dòng. Vì vậy tôi đáp gọn kiểu huề vốn:

“Cũng giống như hôm qua.”

Cô y tá xuống ca trấn an với người đồng sự:

“Ông Nguyễn rất tốt. Ông có thể tự lập. Ông là một bệnh nhân gương mẫu đó.”

Chữ cô ta dùng là “Ace patient”, nhưng chẳng lẽ tôi dịch là “bệnh nhân thằng ách”? Tôi bỏ chơi bài lâu rồi, thằng ách, thằng già, con đầm, thằng bồi gì tôi cũng quên hết rồi.

Mới được khen một phát xong là tôi đã thấy một cô y tá đẩy cái bàn nhỏ vào cạnh bên giường của tôi để xin tôi tí huyết. Lại thử máu. Tôi nhìn thấy máu của tôi chảy ra bốn cái ống mà tiếc rẻ. Tôi luôn thắc mắc tại sao người ta lại cần nhiều máu như vậy. Theo sự hiểu biết nông cạn của tôi thì người ta chỉ cần quệt một tí máu và đặt dưới kính hiển vi là có thể biết ngay mọi kết quả cơ mà.

Tôi thuộc tạng người bạch diện thư sinh chứ không phải vai u thịt bắp, gân tay của tôi lặn dưới da rất khó thấy. Vậy mà y tá nhà nghề phóng kim một phát là trúng phóc, tôi phục lăn tay nghề của cô. Chẳng bù với cô y tá tại văn phòng bác sĩ gia đình của tôi cứ lụi tới lụi lui, ngoáy kim qua ngoáy kim lại như một tay say rượu lái xe; hậu quả là đã để lại trên cánh tay tôi vết máu tụ bầm cả tuần mới tan hết. Mỗi lần như vậy tôi cứ phải cầu Trời khấn Phật. Tìm gân khác với tìm chim/Chim bay dễ thấy, gân chìm khó châm.

Chỉ mất năm phút là cô y tá làm xong việc lấy mẫu thử máu cho tôi và đi qua bệnh nhân phòng bên. Hai bệnh nhân nằm chung trong một căn phòng rộng ngăn đôi bằng một tấm màn dầy. Tôi nghe tiếng lão bệnh nhân bên kia ồm ồm to giọng, “You want my blood again, vampire?”

Cô y tá đáp rằng nếu cô là ma dơi hút máu thật thì cô cũng chẳng thèm rớ tới ông. Lão bệnh nhân bên cạnh cũng tếu. Lão là người di dân Ba Lan. Sở dĩ tôi biết được là vì có một hôm tôi nghe y tá hỏi lão đang đọc báo ngôn ngữ gì đó. Lão đáp “Polish”, xong lão còn tiếu lâm, “Cô không thấy tôi luôn luôn bóng nhoáng đây hay sao?” Thì ra lão chơi chữ. Polish vừa có nghĩa là thuộc về nước Ba Lan và cũng có nghĩa là đánh bóng.

Lão Ba Lan kể cũng lạ. Lão nói chuyện qua điện thoại với ai đó bằng tiếng Ba Lan nhưng lại dùng những tiếng chửi thề Anh ngữ. Trong điện thoại, thỉnh thoảng lão cứ chêm vào nào là “lỗ lừa”, nào là “phân bò” , nào là “chữ f”... Tôi nằm bên này nghe mà nhột cái lỗ tai, mặc dù ngày xưa trong quân đội, mỗi khi xếp lớn tới, tôi nghe có người hô “phắc” lia chia để mọi người đứng nghiêm chào xếp. Quen thói hay chửi thề, một hôm lão Ba Lan xài luôn trước sự hiện diện của cô y tá liền bị cô dạy cho một bài học phải nín khe. Kể ra nhân viên bệnh viện khá vất vả với lão vì hầu như lão làm tất cả mọi chuyện đều tại chỗ. Chắc lão cũng chẳng muốn như vậy đâu mà chẳng qua vì lão đi đứng không được.

Xong màn lấy mẫu máu thì tới màn uống thuốc. Y tá đưa thuốc gì thì tôi cứ uống chứ hơi đâu mà nhớ cho hết vì nhiều thứ và nhiều lần quá nhớ không hết. Nếu tôi cố gắng dùng trí óc để nhớ e rằng tôi sẽ mau mệt thêm.

Nếu xét theo tiêu chuẩn làm phiền nhiều hay ít thì tôi đúng là một bệnh nhân gương mẫu vì tôi tránh tối đa sự làm phiền các nhân viên nhà thương. Nằm nhà thương suốt một tháng trời, tôi chỉ nhờ nhân viên nhà thương phụ tắm cho tôi chỉ có ba lần. Không phải tôi ở dơ nhưng những lần tắm kia tôi “tự biên tự diễn”. Những lần đó, tôi loay hoay một cách khổ sở để tự rửa ráy cho mình mà không dám phiền họ. Cứ cách hôm, tức là bữa tắm bữa nghỉ. Khoảng sau bữa ăn sáng, họ hỏi tôi:

“Ông Nguyễn ơi, ông có cần giúp để tắm rửa không? Do you need help to wash yourself?”

Trong những ngày đầu, vì còn quá đau yếu, tôi miễn cưỡng đáp “Yes”. Họ bảo tôi nếu có y phục riêng và sạch để thay thì hãy lấy ra trước đi, mặc áo choàng của nhà thương mãi cũng nản. Họ bảo để họ vào phòng tắm dọn sẵn, đặt ghế ngồi, chỉnh vòi nước. Xong họ gọi tôi vào, bảo tôi cởi áo khoác của nhà thương, ra lệnh cởi luôn cái quần lót. Họ nói xin lỗi là trong nhà thương không có sự riêng tư. Tôi ngại và ngượng, tuy vẫn biết là vì quen với công việc của nghề nghiệp, họ không nghĩ như tôi.

“I will wash your head and your back. Can you do your front side and your under side?” Cô nói cô sẽ gội đầu tôi, tắm rửa lưng tôi, và hỏi tôi lo phần ngực bụng và hạ bộ có được không. Dĩ nhiên là tôi làm được. Nhỡ tôi làm không được thì sao? Chắc là họ cũng giúp tôi lau rửa bộ phận chiến lược chứ? Súng đạn cũ từ thời Đệ nhị thế chiến (tôi ra đời từ đầu năm 1944 lận mà) biết có còn nên gọi là vũ khí chiến lược nữa hay không.

Tôi từng nghe kể có nhiều bệnh nhân già dịch thích chọc ghẹo y tá bằng lời nói và bằng cả hành động. Tôi thích nhất câu chuyện cười kể về một lão bệnh nhân cắc cớ nọ, một hôm báo cho cô y tá biết rằng thằng nhỏ của ổng mới chết rồi. Cô y tá cũng đáp phụ họa, “Vậy thì tôi xin có lời chia buồn với ông.” Qua ngày hôm sau, cô vào phòng thì thấy ông nằm trên giường và để ló thằng nhỏ ra ngoài. Cô hỏi ông làm gì kỳ cục thế; ông đáp, “Hôm qua chết, hôm nay là ngày thăm viếng ở nhà quàn.” Ông già này ngon hơn tôi nhiều. Đời nào tôi dám cả gan làm như vậy. Nội cái việc người khác giúp tắm mà tôi cũng đã cảm thấy kỳ kỳ.

Hơn sáu mươi năm trong đời, bây giờ tôi mới lại được người khác tắm cho. Người tắm cho tôi sáu mươi năm trước chẳng ai khác hơn là mẹ của tôi. Bây giờ già cả đau yếu lại phải nhờ người khác tắm cho, tôi cảm động. Tôi nói với y tá là cô làm cho tôi nghĩ đến mẹ tôi. Tuy họ chỉ làm việc theo bổn phận nhưng tôi vẫn cảm thấy như trong đó có một chút ân nghĩa tình thân.

Người ta tắm xong người ta khỏe còn tôi tắm xong là tôi cảm thấy mệt. Đang đau bệnh mà, ráng đi tắm đã là một sự cố gắng vượt qua mức chịu đựng của tôi và cũng vì tôi có một tâm hồn yếu đuối dễ cảm động. Tôi mau mệt lắm, làm gì cũng mệt, ngay cả không làm gì một hồi cũng mệt.

Chiêu Ấn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.