logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/08/2013 lúc 10:08:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Dạo này nhận Job (việc) mới, bận tối ngày. Nên cũng có phần sao nhãng việc đàn sáo (gõ phím). Nhưng hôm nay, tình cờ vào Quê choa đọc được Chuyện mấy cái phong bì của Phan Chi khiến mình lại tủm tỉm cười và có hứng loạn bàn chút cho đỡ “nhạt miệng” (chữ của NQL). Chứ cái thá vô công dồi nghề như mình, hơi đâu mà mua dây buộc cho nhọc lòng…

1.- Thời còn ở làng, hàng năm cứ đến lễ Hội chùa Thày (7/3 âm lịch) là mình hay cơm nắm muối vừng theo các anh chị đi trẩy hội. Nhớ dạo đó tinh đi bộ chứ làm gì đã có đủ xe đạp mỗi người một chiếc mà đi. Từ nhà đến núi Thày, đi tắt qua bãi Giá cũng phải tới mươi cây số. Nhưng cứ nghĩ tới cảnh được trèo lên các tảng đá tai mèo chênh vênh mà ngắm xuống khung cảnh chùa chiền, làng mạc và cánh đồng bên dưới là lòng mọi người lại háo hức một cách lạ kỳ. Không biết nhà thơ nổi tiếng xứ Đoài – Quang Dũng (quê Đan Phượng) thời ở làng có giống tâm trạng của tôi không? Nhưng khi đọc tới cái câu “Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn/ Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng” trong tuyệt phẩm nổi tiếng Đôi mắt người Sơn Tây thì tôi tin cái đẹp hoang sơ của tuổi ấu thơ ở một vùng đầy ca dao ổ tích như xứ Đoài, người nào kinh qua chả cảm nhận được.

Cho đến một năm, khi tôi đã đi thoát ly được vài năm rồi. Hôm rủ bạn bè từ thành phố đạp xe ngót ba chục cây số về thăm lại núi Thày ngay sau hội chùa hàng năm. Chúng tôi lại leo ra các mỏm đá chơi vơi thi nhau chụp ảnh kỷ niệm. Đói lại trải báo lên các mỏm đá tai mèo, nơi có các tán cây hoa đại (cây bông xứ) để dùng bữa trưa một cách ngon lành. Vừa ăn vừa ngắm lúa vàng đang sắp vào vụ thu hoạch bên dưới. Khi vừa ăn xong, lúc thu dọn chiến trường thì phát hiện ra bên dưới các tảng đá thơ mộng đó là vô số các bãi phân khô (chắc do các du khách đi trẩy hội gửi lại) ở trong các khe đá được phủ những túm lá khô tai tái ngụy trang bên trên nên chả ai phát hiện được. Vậy mà bữa ăn vẫn ngon lành như thường. Thế mới biết cái câu “khuất mắt trông coi” là thế!

2.- Vào mùa xuân năm 1976, tôi cùng Lê Định và Vi Kiến Hoà (Hoà là thân phụ của nhà thơ Vi Thùy Linh) lên làm phim tốt nghiệp ở Trường Thanh Niên Lao Động XHCN Hoà Bình. Được ông Lượng – Bí thư đảng ủy và anh Xum hiệu phó đón tiếp rất thịnh tình và đưa đi quay ở tất cả các cơ sở vừa học vừa làm của nhà trường. Lên phân hiệu 2 rộng mênh mông bát ngát ở Tu Lý – Đà Bắc thấy hàng loạt gốc dâu và gốc canh-ki-na cổ thụ bị đánh bỏ để chổng ngược trên các bờ ruộng ven đường. Hỏi ra thì được biết đó là hậu qủa của các chỉ thị (tùy hứng) của các vị lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước mỗi khi lên thăm nông trường cứ phán bừa là phải trồng cây gì và nuôi con gì khiến thầy trò cả trường bị nhiều phen khốn đốn. Nay không thu được chút lợi ích kinh tế nào đành phá bỏ toàn bộ để quay lại trồng sắn và xu hào cứu đói cho học sinh. Năm 1979 khi tôi xin chuyển về làm việc tại Hãng phim TL&KH TW, kể lại chuyện đó cho anh em nghe, anh Thiệu (lúc đó làm quản đốc) cho biết chuyện đó các anh ấy cũng chẳng lạ gì. Anh kể, hồi ông Tố Hữu còn đương kim trưởng Ban tuyên huấn TW, một hôm xuống thăm Thái Bình, lúc qua phà Tân Đệ, anh lái xe tranh thủ lúc chờ phà chạy đi mua chuối về đãi thủ trưởng. Thời đó ở khắp Miền Bắc chuối tây người ta cắt ra bán theo túm, mỗi túm từ 2 đến 3 qủa. Ông Tố Hữu vừa ăn vừa hỏi anh lái xe kiêm cần vụ là mỗi túm như thế giá bao nhiêu? Anh lái xe nhanh trí nói 3 hào (thực tế là 5 hào) cho thủ trưởng đỡ xót. Vậy mà ông Lành đã nổi cơn tam bành nói: “chết.. chết thật, một túm chuối nhỏ xíu mà giá tới 3 hào, đắt bằng một bữa ăn tập đoàn…”. Ngay sau chuyến đi đó về ông cho gọi tất tật các cơ quan báo đài lên họp (trong đó có xưởng phim TL&KH) và chỉ thị phải ngay lập tức tuyên truyền rầm rộ cho các địa phương phải đẩy mạnh nuôi trồng 3 con và 3 cây. Trong đó chuối là một trong những cây được đặc biệt quan tâm…

3.- Một bộ phim hay khá hiếm hoi của điện ảnh xứ mình – phim Bao giờ cho đến tháng mười, tôi thấy ấn tượng đặc biệt với hình ảnh ông bố chồng cô Duyên (do Lại Phú Cương đóng). Có một chi tiết Đặng Nhật Minh xử lý khá đắt mà tôi để ý chưa thấy các nhà phê bình phim nào đề cập tới. Đó là chi tiết ông già tay run rẩy sờ vào khẩu súng lục đeo bên hông của cái anh bộ đội mà Duyên nhờ đóng giả chồng mình (đã chết ) từ Cam-pu-chia trở về vào cái phút lâm chung của ông già đau khổ. Và ông ta đã được mãn nguyện trước khi nhắm mắt xuôi tay để về với tổ tiên. Khi mắt đã mờ nhòa mà bàn tay run rẩy vẫn cố gắng quở quạng chạm được vào cái bao da đựng khẩu súng ngắn anh bộ đội cùng đơn vị (mà cô Duyên nhờ) để cố lừa ông lần cuối (như đã từng lừa ông bằng những bức thư giả mạo nhờ thầy giáo làng viết giúp bấy nay) để mong ông được thanh thản phiêu diêu nơi tiên giới trước khi từ giã cõi trần. Thật kỳ lạ cái đứa con trai giả mạo vừa từ chiến trường khốc liệt trở về với súng lục đeo hông (biểu tượng sự thăng tiến trong quân ngũ) đã khiến ông trào nước mắt sung sướng. Vết thương chiến tranh, vết thương sâu nặng trong tâm con người đau khổ ấy coi như đã được vá lành trong cái phút tử biệt sinh ly! Dù đấy chỉ là một trò lừa của những người thân cùng bất đắc dĩ phải làm…

4.- Chuyện mấy cái phong bì của Phan Chi có đề cập tới việc ông Bách (Trần Xuân Bách) đã bị mấy cái phong bì (nói dối) mà trước khi chết vẫn tấm tắc khen: “Đảng ta hơn các đảng khác ở chỗ chúng ta vẫn còn nhiều người tốt”. Những ai đã đọc cuốn Bên thắng Cuộc (Chường 13 – Phần 2 – Quyền bính) thì sẽ càng rõ hơn tại sao lúc ông Bách không còn bổng lộc như thời “lên voi”, bà vợ trẻ của ông cựu Bí thư TW đã phải đi làm thêm vào ban đêm để phụ cho bữa cơm hàng ngày của gia đình đỡ bị bôi bác. Những điều dấu diếm (nói dối) nhỏ đó chắc cũng đã phần nào củng cố cái niềm tin (hão) cho một ông “vua thập thể” khi bị thất sủng vẫn tin rằng chế độ do ông tạo dựng vẫn không đến nỗi qúa cạn tàu ráo máng qúa đối với người đã ngã ngựa như ông. Ông đã nhắm được mắt để về cõi vĩnh hằng.

5.- Mấy hôm nay trên các diễn đàn báo chí quốc doanh như các báo QĐND; Nhân Dân; Đại Đoàn Kết và Công An Nhân Dân đã công kích dữ dội lên bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh… của ông Lê Hiếu Đằng mà không hề dẫn lại nguồn. Khiến tôi phải tìm đọc lại trên mạng một lần cho biết. (Xem ở đây). Thực ra những vấn đề ông Đằng nêu ra chả có gì mới mẻ cả. Đó thuần túy chỉ là sự công khai quan điểm cá nhân để gọi là “tính sổ” với ĐCS VN và với bản thân… một cách minh bạch, sòng phẳng như cách nói của ông Đằng. Nó như tiếng lòng của một người đã đi theo đảng ngót nửa thế kỷ. Nay quỹ thời gian cũng chả còn được là bao, lại đau yếu bệnh tật. Ông muốn mình và mọi người có suy nghĩ giống ông dứt khoát quan điểm một lần nhằm sửa lại những gì mà ông và đảng của ông đã gieo tai ương (dù vô tình hay cố ý) lên quê hương xứ sở và đồng bào mình. Những lời từ đáy lòng ông như lời một người gần đất xa trời. Như tiếng khẩn thiết của một con chim kêu lên những tiếng bi thương và chân thật trước khi vĩnh biệt sự sống. Vậy mà…

Nếu so với Trần Xuân Bách hay Trần Độ, ông Lê Hiếu Đằng không phải là đối thủ nặng ký của giới chóp bu trong chính quyền CS đương thời. Trong thâm tâm, tôi đảm bảo giới lãnh đạo CS cũng chả thù oán cá nhân gì với một ông già chỉ ở tầm lãnh đạo bậc trung có tư tưởng cấp tiến đã về hưu, từng theo đảng tới già nửa đời người nay không còn tha thiết gì với tổ chức đảng (thời buổi chợ chiều) nữa. Nhưng cái sợ của giới chóp bu là nếu để ngọn cờ tầm tầm bậc trung ấy mà tập hợp được một lực lượng đông đảo các đảng viên ly khai trở thành một lực lượng đối lập nặng ký nhằm cạnh tranh ảnh hưởng về mặt chính trị với ĐCS đang trị vì thì đó sẽ là một tai hoạ nhãn tìền. Vì thế những tên “lính gác” tư tưởng của đảng ở báo QĐND; Nhân Dân; Đại Đoàn Kết và CAND với phương châm “còn đảng còn mình” đã được lệnh tấn công và bôi nhọ bằng mọi giá vào con người và tư tưởng của Lê Hiếu Đằng. Nhằm tiêu diệt cái mầm đối lập (mà đảng không bao giờ chấp nhận) để tránh mọi hậu hoạ về sau.

Như vậy chẳng nói ai cũng rõ, nếu cứ khuất mắt trông coi như vụ dùng xong bữa (mà vẫn thấy ngon) ở đỉnh núi chùa Thầy. Chuyện các gốc cây cổ thụ ở trường Thanh niên LĐXHCN Hòa Bình hay túm chuối đắt hơn cả bữa cơm tập đoàn ở Tân Đệ. Chuyện công kích lại việc ”tính sổ” của ông Lê Hiếu Đằng… đã chứng tỏ những “đỉnh cao trí tuệ” của hệ thống quan liêu này luôn độc quyền chân lý và không bao giờ chấp nhận thực tiễn sinh động của cuộc sống đang diễn ra một cách khách quan khoa học hàng ngày.

Bởi bất kỳ thể chế toàn trị nào mà chả muốn bưng bít mọi thông tin và bắt muôn dân phải tin theo một thứ định hướng chủ quan mà không có một phản biện xã hội nào được phép tồn tại và thách thức lại ý chí sắt đá của tầng lớp cai trị độc quyền. Trong bối cảnh u ám ấy chuyện mấy cái phong bì và những bữa ăn ít biến động trong mâm cơm hàng ngày trong câu chuyện ông Trần Xuân Bách bị thất sủng mà vẫn giàu trí tưởng thật về thể chế và tình người trong cái tổ chức sắt máu (qua câu ngộ nhận: Đảng ta hơn các đảng khác ở chỗ chúng ta vẫn còn nhiều người tốt) đã tự nó nói lên tất cả bản chất của sự việc rồi.

Trong câu chuyện phút lâm chung của ông bố chồng cô Duyên (Bao giờ cho đến tháng mười) lại đem đến cho ta một cảm nhận khác về mối quan hệ giữa thật và giả. Đôi khi sự dối lừa ngọt ngào còn giúp con người ta chữa lành các nỗi đau. Sự tuyệt vọng để giúp nhau cùng tồn tại trong cuộc sống vốn đầy tai ương bất hạnh. Như vậy ai dám bảo bất cứ cái dối gian nào cũng đều đáng trách? Khi những điều bất đắc dĩ ấy nó không chỉ là yếu tố tâm lý, chính trị mà còn tiềm ẩn cả yếu tố văn hóa tâm linh của dân tộc mình ở trong đó nữa.

Mặc dù vậy, đứng về mặt chính danh, một hệ thống mà chuyên dùng bạo lực và lừa mị để biện minh cho sự tồn tại của mình. Hệ thống ấy trước sau cũng sụp đổ. Có điều nó sẽ theo kịch bản nào?

Là con dân luôn nặng lòng với quê hương, ai chả muốn sự chuyển đổi ngọt ngào. Để chả bao giờ phải bị giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò…

Theo Gocomay's Blog

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.