logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/04/2022 lúc 10:50:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Kết quả bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền hôm 7/4/2022. Reuters

Cho dù Việt Nam bị ép hay tình nguyện, hậu quả của cả ba lần bỏ phiếu của đại diện Việt Nam tại ĐHĐ/LHQ (UNGA) thật là khôn lường. Một trong những hậu quả nguy hiểm đối với Việt Nam là sự thay đổi bàn cờ chiến lược trên Biển Đông. Việt Nam sẽ hầu như một mình chống lại bành trướng Trung Quốc, có thể sẽ được hậu thuẫn của một nước Nga hậu chiến.
Các ngạc nhiên từ một lá phiếu
Dư luận sẽ còn mất nhiều công sức để tìm hiểu xem tại sao chính quyền CSVN hôm 7/4 lại bỏ phiếu chống việc loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council/ UNHRC). Giới chuyên gia đều ngạc nhiên trước ba khía cạnh liên quan đến quyết định này. Thứ nhất, bỏ phiếu chống giống Trung Quốc và các quốc gia chuyên chế khác, nhưng chính quyền lại dấu nhẹm đi, không cho người dân trong nước biết sự thật. Thứ hai, bỏ phiếu chống song trong tuyên bố trước LHQ, đại sứ Đặng Hoàng Giang vẫn leo lẻo: “Việt Nam phản đối mọi hành vi tấn công dân thường, vi phạm luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế”. Thứ ba, khi Nga bị loại khỏi thì báo chí trong nước lại đưa tin rằng, Nga đã “quyết định rút sớm khỏi HĐNQ”. Một quốc gia không thể quyết định rút khỏi một tổ chức quốc tế, khi trước đó đã bị đình chỉ quy chế thành viên.
Về ngạc nhiên thứ nhất, Nhà nghiên cứu Văn hoá Minh triết Nguyễn Khắc Mai đã giải thích cho truyền thông quốc tế từ Hà Nội ngay trong ngày 8/4, là vì chính quyền Việt Nam muốn giấu cái xấu xa của mình: “Đấy là một trò xảo quyệt, để che giấu cái xấu của mình đi. Và cũng để ngỏ hàm ý rằng ‘thật lòng tôi không muốn thế’… nhưng vì mối quan hệ thế này thế kia, nên buộc phải làm vậy, nhưng tôi đã không cho đưa tin trên báo chí… Đấy là cái cách của cái đám xảo quyệt, nhưng không dấu được ai. Bởi vì bàn tay không thể che đậy nổi mặt trời. Đó là thái độ không đàng hoàng, không đúng đắn và nó không chính nhân quân tử. Cái xấu thế giới người ta lên án, mà rõ ràng nó quá xấu rồi, nó độc ác rồi, mà cũng không dám lên tiếng” (1). 
Về ngạc nhiên thứ hai, Giáo sư Carl Thayer – một chuyên gia về Đông Nam Á và Việt Nam – gọi lựa chọn của chính quyền CSVN là “tự bắn vào chân mình”. Còn nhiều người Việt Nam khác lại xem hành động bỏ phiếu chống ấy là “hành động phản dân, sỉ nhục cả dân tộc lẫn quốc thể”. Nhận xét, Việt Nam “tự bắn vào chân mình” là hoàn toàn chính xác, vì theo chuyên gia này, với lá phiếu chống, Việt Nam đã tự làm khó mình trong việc kêu gọi sự ủng hộ từ các nước phương Tây hỗ trợ Việt Nam trên các mặt, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang tranh cử để trở thành thành viên UNHCR nhiệm kỳ 2023-2025. Còn ý “hành động phản dân, sỉ nhục cả dân tộc lẫn quốc thể” cũng đúng nốt, vì không người dân Việt Nam nào quên thảm cảnh quân Pol Pot tàn sát làng Ba Chúc trong năm 1978, hệt như những hành động lính Nga gây ra ở thị trấn Bucha (2).
Về ngạc nhiên thứ ba, tại sao CSVN lại bỏ “phiếu chống” tại LHQ khi đa số thành viên của cộng đồng quốc tế cùng cho rằng, cần phải bày tỏ thái độ dứt khoát đối với những hành động man rợ của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine như cướp bóc, hãm hiếp, tàn sát thường dân, hủy diệt các cơ sở dân sự…? Cũng giống với hai lần trước, Việt Nam đã bỏ phiếu trắng, nghĩa là dửng dưng, không bày tỏ thái độ trước lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, Nga hãy chấm dứt cuộc xâm lăng Ukraine và thế giới hãy giúp đỡ người dân Ukraine trong cơn hoạn nạn hiện nay. Nhưng lần thứ ba này, VN còn tiến xa hơn hai lần trước, không chỉ dửng dưng mà còn phản đối những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế hãy hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh ở Ukraine. Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng đã bày tỏ sự uất hận: Bằng lá phiếu chống nghị quyết của cộng đồng nhân loại vạch mặt cái ác, nhà nước Việt Nam đưa cánh tay ra bảo vệ cái ác Putin Nga” (3)



Các hậu quả thật khôn lường
Như vậy là đã có ba cuộc bỏ phiếu lớn về Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược. Lần thứ nhất (ngày 2/3) lên án cuộc xâm lược, lần thứ hai (ngày 24/3) yêu cầu bảo vệ dân thường, viện trợ nhân đạo, cả hai lần này, Việt Nam đều bỏ phiếu trắng. Lần thứ ba (ngày 7/4) đề nghị trục xuất Nga khỏi UNHCR, Việt Nam bỏ phiếu chống. Trước cuộc bỏ phiếu, hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của chính quyền Moscow hôm 6/4 cho biết, những nước đồng ý với nghị quyết của UNGA sẽ bị coi là “các quốc gia không thân thiện” và sẽ lãnh những hậu quả trong quan hệ song phương. Tuyên bố này nhắc nhở Việt Nam sự phụ thuộc vào Nga về vũ khí, trang bị, huấn luyện quốc phòng. Ngoài ra, sự lệ thuộc nhiều mặt vào Trung Quốc, chịu nhiều sức ép và ảnh hưởng của Trung Quốc trong các chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam cũng không phải là điều xa lạ. Quan trọng hơn tất cả, sự tồn tại mô hình độc tài – độc quyền quản lý nhà nước của CSVN chỉ có thể được bảo đảm bằng sự ràng buôc mật thiết với Trung Quốc và Nga, các cựu đồng minh, vừa yêu vừa ghét cả trước kia lẫn ngày nay. Quan hệ với Mỹ và Phương Tây, dù có cần thiết đến mấy, vẫn chứa đựng “nguy cơ” dân chủ hoá, tự do hóa xã hội Việt Nam, đe dọa sự độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN (4). 
Cho nên, không ngẫu nhiên, cả ba lần Việt Nam đều biểu quyết giống hệt như Trung Quốc. Sau ba lần bỏ phiếu như thế, nhà nước Việt Nam đã đánh mất tính chính danh trong con mắt của người dân trong và ngoài nước. Người viết có rất nhiều bạn bè, thân hữu từng học ở Liên Xô, trong đó có nước Cộng hoà Ukraine, từng giữ những kỷ niệm tốt đẹp về thời kỳ XHCN ở đó. Nay, trước cuộc xâm lăng tàn bạo của Nga đối với một nước Ukraine dân chủ, tất cả những tình cảm trước đây bỗng tan thành mây khói. Họ nhận ra, nước Nga không còn gì là XHCN nữa, ngược lại đang bị lãnh đạo bởi một kẻ chống cộng gian ngoan, xảo quyệt. Nói một đằng làm một nẻo. Giống hệt Nhà nước Việt Nam. Những người bạn này gọi điện từ Ukraine bom đạn, kề cận cái chết, nhưng vẫn đủ bản lĩnh để khẳng định rằng, họ xấu hổ vì mang quốc tịch Việt Nam, đất nước đang ủng hộ một kẻ bệnh hoạn như Putin tiến hành cuộc diệt chủng trên toàn Ukraine (5). 
Một doanh nhân người Việt sống ở Ukraine, không muốn nêu danh tính, nhận định, phản ứng của Việt Nam về cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, thể hiện qua ba lần bỏ phiếu trước UNGA, là sự đồng loã với cái ác, là lối ứng xử đáng xấu hổ. Người này nói với phóng viên RFA: “Chúng tôi không đồng ý với quan điểm của Chính phủ CSVN. Đó là một chính phủ hoàn toàn suy nghĩ khác với bọn tôi là những người Việt sống ở Ukraine”. Cộng đồng cũng cho biết, dân sở tại họ cũng chẳng coi Việt Nam có một vị thế gì đáng kể trên thế giới, cũng như không có ảnh hưởng gì đến cuộc chiến của người ta. Cái người ta cần là sự ủng hộ của những nước có khả năng về kinh tế, về vũ khí… như phương Tây, EU và Mỹ… Bên này, họ phân biệt giữa nhà nước cộng sản với người dân Việt bình thường sống trong kềm kẹp.
Một trong những hệ quả nguy hiểm khác mà TS. Nguyễn Ngọc Chu đã viết trên FB của mình là cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraine sẽ làm thay đổi bàn cờ chiến lược trên Biển Đông. Vấn đề thiết thực, sống còn, với Việt Nam hiện nay và trong nhiều năm tới là an ninh trên Biển Đông. Phải bảo vệ bằng được chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông. Nhưng các nhân tố tham gia quyết định bàn cờ địa chính trị ở Biển Đông sẽ thay đổi vị trí. Sau chiến tranh Nga – Ukraine, tình thế và vai trò của Nga ở Biển Đông không còn như trước. Chỉ còn ba lực lượng trực tiếp quyết định bàn cờ địa-chính trị ở Biển Đông: ASEAN, Trung Quốc, Mỹ và đồng minh. Sẽ là bất lợi lớn, nếu sau chiến tranh, do sự giảm sút vị thế, Nga rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Nga sẽ bán cho Trung Quốc các hợp đồng khai thác dầu khí trên Biển Đông đã ký với Việt Nam (6).
Cuối cùng, nhưng rất quan trọng, cuộc xâm lăng Ukraine của Putin đặt thế giới trước một cục diện mới. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân bỗng trở nên hiện thực, dù người ta chỉ nói đến vũ khí hạt nhân chiến thuật. Những gì Nga đã và đang làm tại Ukraine là hết mức vô trách nhiệm. Putin không chỉ vô trách nhiệm với nhân loại khi cho quân đánh vào Chernobyl và nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, mà còn coi sinh mạng binh sỹ Nga như rác. Sau khi quân Nga rút khỏi Chernobyl cùng các con tin Ukraine, người ta tìm thấy các công sự của lính Nga đào trong cát trắng đầy chất phóng xạ. Trong các thức ăn và đồ vật lính Nga để lại, người ta kinh ngạc vì lượng phóng xạ đo được. Không phải Putin không biết gì về phóng xạ, mà tính mạng của những người lính Nga không quan trọng bằng lời đe dọa hạt nhân ông ta muốn gửi đi từ đó. Ngoài ra là các thảm họa: phá hủy sinh thái, nạn diệt chủng, nạn đói do thiếu lúa mì, khủng hoảng năng lượng toàn cầu, cuộc chiến này đã thay đổi nhận thức của chúng ta về thế giới (7). 

Bình luận của Nguyễn Hoàng (VOA)
_________________
Tham khảo:
1. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinions-about-state-newspapers-not-reporting-that-vietnam-opposes-the-removal-of-russia-from-the-human-rights-council-04082022131338.html
2. https://www.voatiengviet...9Bi-polpot-/6521989.html
3. https://baotiengdan.com/...ca-dan-toc-lan-quoc-the/
4. https://www.bbc.com/vietnamese/forum-61078895
5. https://www.rfa.org/viet...ncil-04112022145125.html
6. https://www.facebook.com...FeU9dNZ3nk4BAm3Hbb4skY2l
7. https://www.facebook.com...JFUbmAKc5PkkPm8iwHdpTxcl


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.116 giây.