logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/04/2022 lúc 09:35:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bất chấp sự lôi kéo của Trung Quốc, những hoài nghi vẫn tồn tại ở Đông Nam Á. Lập trường của Bắc Kinh về cuộc chiến của Nga ở Ukraine có thể làm gia tăng những lo ngại ở khu vực này.
Trong hai năm qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã thực hiện ba chuyến công du đến Đông Nam Á. Tại đây, ông đã đến thăm tất cả 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Mỗi lần ông đều đến với những lời đề nghị về vắc xin, viện trợ kinh tế và đầu tư cho khu vực bị đại dịch COVID-19 hoành hành này.
Khi ASEAN và Trung Quốc kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại vào tháng 11/2021, sự hào phóng của Trung Quốc cũng được thể hiện hết mức. Ngoài vắc xin, Bắc Kinh còn cam kết mua nông sản của các nước ASEAN trị giá lên tới 150 tỷ USD trong năm năm tới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi đó phát biểu: “Trung Quốc đã, đang và sẽ luôn luôn là người láng giềng tốt, người bạn tốt và đối tác tốt của ASEAN” (1).
Nằm ngay ngưỡng cửa của Trung Quốc và vắt ngang các tuyến đường thương mại then chốt, Đông Nam Á có tầm quan trọng chiến lược đối với Bắc Kinh. Tuy nhiên, bất chấp những đề nghị hào phóng, Trung Quốc vẫn vừa được yêu vừa bị ghét ở Đông Nam Á. Đó là kết quả của cuộc khảo sát gần đây do Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) thực hiện (2).
UserPostedImage
 Chủ tịch TQ Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ ASEAN - Trung Quốc Expo lần thứ 17 ở tỉnh Quảng Tây, TQ hôm 27/11/2020. AFP

Cuộc thăm dò ý kiến mới đây cho biết điều gì?
Được tiến hành hàng năm, khảo sát mới nhất của Viện ISEAS-Yusof Ishak là cuộc khảo sát lần thứ tư và cũng như các khảo sát trước đó, Trung Quốc được nhiều người đánh giá là cường quốc có ảnh hưởng nhất trong khu vực. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc (64,4% lo lắng về ảnh hưởng kinh tế, và 76,4% lo lắng về ảnh hưởng chính trị và chiến lược ngày càng tăng của Trung Quốc). Hơn một nửa (58,1%) không tin tưởng Trung Quốc “làm điều đúng đắn” để đóng góp cho hòa bình, an ninh, thịnh vượng và quản trị toàn cầu. Tỷ lệ này giảm nhẹ so với 59,6% trong báo cáo năm 2021 và cao hơn so với 51,5% trong cuộc khảo sát đầu tiên vào năm 2019.
57,8% số người được hỏi cho rằng Trung Quốc dành hỗ trợ mạnh nhất về vắc xin trong cuộc chiến chống đại dịch, thứ đến là Mỹ (23,2%), tiếp theo là Australia (4,7%).
Ngoại lệ duy nhất là Việt Nam, các cư dân của quốc gia này đã xếp Mỹ ở vị trí dẫn đầu như là đối tác chính trong ngoại giao vắc xin (52%), trong khi chỉ dành cho Trung Quốc 16% mà thôi.
Phần lớn những người tham gia khảo sát vẫn thừa nhận Trung Quốc có sức mạnh kinh tế mạnh nhất. Tại Việt Nam, những chỉ số này so với năm ngoái đã tăng từ 65,7% lên 71,5% với Trung Quốc và từ 13,7% lên 16,7% với Mỹ.
Có 64,4% công dân ASEAN tham gia khảo sát thấy lo ngại về sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế từ Trung Quốc, 68,1% hoan nghênh việc gia tăng ảnh hưởng từ Mỹ. Với người Việt Nam, những chỉ số này đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái: 72,8% người được hỏi không hài lòng vì gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc (năm 2021 là 90,4%) và 70,8% hoan nghênh đà gia tăng ảnh hưởng của Mỹ (năm 2021 là 87,5%).
Đa số công dân ASEAN cho biết Trung Quốc là đất nước có ảnh hưởng địa chính trị lớn nhất đối với khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, 52,8% số người tham gia khảo sát cho rằng Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về ảnh hưởng địa chính trị, còn 32,6% cho rằng Mỹ mới là vị trí số một. Đồng thời, 80,3% người Việt Nam tham gia khảo sát lo ngại về sự gia tăng ảnh hưởng địa chính trị của Bắc Kinh và 83% hoan nghênh sự gia tăng ảnh hưởng của Washington.
Các công dân ASEAN đã chọn Mỹ là nước dẫn đầu toàn cầu về thương mại tự do, vượt lên đáng kể so với thủ lĩnh năm ngoái là Liên minh châu Âu; Trung Quốc ở vị trí thứ hai và thứ ba là ASEAN. Mặc dù Campuchia, Lào và Indonesia là những nước ủng hộ vị thế thủ lĩnh của Trung Quốc.
Trong lĩnh vực duy trì trật tự dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, bộ ba Mỹ-ASEAN-EU đã thay thế bộ ba năm ngoái là EU - Mỹ -ASEAN. Đặc biệt, người dân Campuchia luôn chọn Trung Quốc là đất nước yêu thích, cũng như trong phần lớn các mục khác của cuộc khảo sát.
Trong lĩnh vực an ninh, 58,5% số người tham gia khảo sát cho rằng sự lớn mạnh của “Bộ tứ” mang tính xây dựng đối với khu vực, 1/3 số người tham gia khảo sát hy vọng rằng AUKUS (Liên minh Mỹ, Anh, Australia) sẽ giúp kiềm chế sức mạnh quân sự ngày càng nổi trội của Trung Quốc, trong khi 1/3 khác cho rằng liên minh mới này sẽ dẫn đến leo thang chạy đua vũ trang khu vực và đe doạ đến việc không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Trong bối cảnh cạnh tranh của các cường quốc, các quốc gia ASEAN tiếp tục ủng hộ đoàn kết ASEAN để bảo vệ trước sức ép của Mỹ và Trung Quốc (46,1%). Lập trường “không thiên về bên nào giữa Bắc Kinh và Washington” được 26,6% số người tham gia khảo sát đồng ý. Còn 16,2% số người được hỏi ý kiến muốn tìm kiếm một “bên thứ ba” để mở rộng không gian chiến lược.
Riêng tại Việt Nam, chỉ số về nguyện vọng này tăng mạnh nhất: từ 8% lên 21,5%.
Tuy nhiên, với câu hỏi - Sẽ chọn ai làm đối tác tương lai, Trung Quốc hay Mỹ - thì 57% người dự khảo sát trả lời “Mỹ” và chỉ 43% chọn “Trung Quốc”.
Hầu hết những người tham gia khảo sát (58,1%) không mấy tin hoặc hoàn toán không tin rằng Trung Quốc sẽ đóng góp cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng toàn cầu. Một nửa trong số này cho rằng Bắc Kinh có thể lợi dụng sức mạnh kinh tế và quân sự để đe dọa lợi ích và chủ quyền quốc gia của đất nước họ. Ngược lại, mức độ tin tưởng vào Mỹ thời chính quyền Biden của cư dân Đông Nam Á đã tăng từ 47% lên 52,8%, trong đó hơn 50% (ở Việt Nam là 56,6%) trông đợi rằng nguồn lực kinh tế to lớn và ý chí chính trị của Mỹ sẽ đảm bảo cho Washington vị thế thủ lĩnh toàn cầu.
Đối với Việt Nam, vào năm 2022, số người tham gia khảo sát ủng hộ Bắc Kinh là 26,4% so với 16,0% vào năm 2021, còn dành thiện cảm cho Washington năm 2022 là 73,6% so với 84,0% trong năm 2021.
Tại sao các nước ASEAN ghét Trung Quốc và thích Mỹ?
Cuộc khảo sát cho thấy những lo ngại sâu sắc về các thiết kế của Trung Quốc đối với khu vực. Hơn 68% số người được hỏi coi Trung Quốc hoặc là cường quốc theo chủ nghĩa xét lại hoặc dần dần chiếm lấy vai trò của Mỹ với tư cách là nhà lãnh đạo khu vực. Ngay cả những người có quan điểm tích cực về mối quan hệ với Bắc Kinh cũng nêu lên những lo ngại hàng đầu của mình là các hành động hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông và sông Mekong cũng như ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc đối với đất nước họ.
Tập Cận Bình đã nói với những người đồng cấp ASEAN của mình rằng Trung Quốc không tìm kiếm bá quyền hay bắt nạt các nước láng giềng nhỏ hơn, nhưng quan điểm của các quốc gia Đông Nam Á lại cho rằng lời nói của Trung Quốc không đi đôi với việc làm. Dưới sự cai trị của Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã quân sự hóa các đảo ở Biển Đông và ngày càng quyết đoán hơn về các tuyên bố chủ quyền của mình đối với các thực thể trên Biển Đông và luôn đe doạ tới lợi ích biển của các quốc gia Việt Nam, Philippines, Brunei, Indonesia và Malaysia.
Ngoài ra, các dự án trong Sáng kiến Vành đai và Con đường cũng đã khiến các quốc gia như Lào mắc nợ Trung Quốc nặng nề.

Bài bình luận của Lâm Quang Long (RFA)
__________________
Tham khảo:
1. https://www.fmprc.gov.cn.../t20211122_10451494.html
2. https://www.iseas.edu.sg...022_FA_Digital_FINAL.pdf

Sửa bởi người viết 13/04/2022 lúc 09:38:47(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.