logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/04/2022 lúc 10:17:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cả nhà đang vui mừng anh Thi tôi thi đậu vào đại học Tài Chính chưa được bao lâu thì anh phường đội ghé nhà đưa giấy báo tin anh Thi đã… trúng tuyển nghĩa vụ quân sự.



Mẹ tôi “quen” với anh phường đội, mời anh vào nhà thì thầm to nhỏ xin anh hủy tấm giấy gọi này như lần trước anh đã từng làm và hậu tạ anh, nhưng lần này anh phường đội nói không thể vì chỉ tiêu quận đưa ra rất cao phải gom đủ số. Cả nhà cùng lo âu, chiến tranh biên giới Việt Nam và Campuchia đang diễn ra từng ngày, những đợt nghĩa vụ quân sự nối tiếp nhau lên đường.



Cầm tờ giấy báo nghĩa vụ trong tay mẹ tôi nước mắt rưng rưng nhưng cả quyết:



– Đi nghĩa vụ là chết! Không, nhất định là không!



Mẹ ra phường khiếu nại với hai tờ giấy, một giấy báo đậu đại học và một giấy báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, xin cho con được đi học đại học vì giấy báo này đến trước, thì ông chủ tịch phường đã nhiệt liệt chúc mừng con trai bà được trúng tuyển cả hai thứ. Nhưng nghĩa vụ quân sự thiêng liêng cao cả hơn, anh Thi phải thi hành trước. Ông hứa hẹn khi nào hoàn thành nghĩa vụ anh Thi sẽ vào học đại học. Mẹ tôi cay đắng nghĩ thầm con tôi đi bộ đội có khi chết mất xác ở Campuchia hay nếu sống sót trở về, lời hứa hôm nay của ông cũng theo gió bay mà thôi.



Thế là anh Thi tôi phải dẹp mộng bút nghiên lên đường vào bộ đội tại quân trường Quang Trung Hốc Môn.

Mẹ tôi chưa chịu thua, mẹ an ủi con trai:



– Con cứ vào trại Quang Trung, mẹ sẽ tìm đường cho con đi vượt biên tìm cuộc sống tự do và yên chí ăn học đàng hoàng.



Tôi ngây thơ cũng đòi đi vượt biên cùng với anh thì mẹ mắng:



– Đi vượt biên vui lắm sao mà đòi đi chung? Nhà mình không có nhiều tiền, mẹ sẽ dốc hết tài sản lo cho anh con. Mày là con gái, không quan trọng.



Sau 1975 gia đình tôi mất tất cả tiền bạc gởi trong ngân hàng Việt Nam Thương Tín và sau hai lần đổi tiền tài sản vốn liếng càng teo tóp lại. Bố tôi là công chức thì mất việc. May nhà mặt tiền nên mẹ mở cửa hàng tạp hóa nho nhỏ sống tằn tiện qua ngày với hộ khẩu 4 đầu người gồm cha mẹ và anh em tôi. Người chị cả của tôi đã lập gia đình ở riêng.



Anh Thi vào trại Quang Trung được hai tháng thì mẹ đã có mối đi vượt biên. Một ngày cuối tuần anh được phép về thăm nhà. Anh đã không trở về trại mà đáp xe đò đến Cần Thơ bắt đầu cuộc hành trình tìm đường vượt biên. Những ngày đầu ở Cần Thơ anh Thi cùng chủ tàu và vài người khác sống trên ghe giả làm người đi buôn than củi. Cũng như họ, anh Thi mặc bộ quần áo bà ba đen, đầu đội chiếc mũ tai bèo bèo nhèo cũ rích. Bọn họ vừa đi buôn vừa… thực tập lái ghe, lúc từ từ trong lòng sông hẹp hay lúc tốc độ nhanh khi ra sông cái cho thật thuần thục. Từ Cần Thơ đi Sóc Trăng, Bạc Liêu và xuống tuốt luốt Cà Mau, qua lại mấy đồn kiểm soát gần trạm biên phòng cho chúng quen ghe, quen mặt, chờ thời cơ sẽ xuất phát lên tàu lớn ra biển luôn.



Người đội trưởng của anh Thi ở Quang Trung kết hợp cùng công an phường mấy lần đến tận nhà truy tìm anh Thi, kết tội anh đảo ngũ, nếu gia đình bao che sẽ bị tội nặng, nhưng cha mẹ tôi vẫn một mực kêu oan, không biết con trai bỏ đi đâu. Ở nhà đêm nào gia đình tôi cũng coi tin thời tiết trên ti vi, thấy biển êm thì mừng thầm, thấy “biển động đến động mạnh” hay “gió giật mạnh cấp 6 cấp 7” trở lên là hoang mang lo lắng. Gió cấp này ngư phủ cũng không dám ra khơi đánh cá. Gia đình tôi sợ chính quyền và sợ cả thời tiết nắng mưa. Chỉ biết cầu nguyện cho anh Thi được mọi sự bình yên.



Thế mà một đêm khuya nghe tiếng gõ cửa, bố tôi ra mở và kinh hãi thấy một người mặc áo khoác dài tới chân đứng lù lù trước cửa. Người đó vội thì thầm lên tiếng ngay:



– Bố ơi con là Thi đây.



Chuyến đi đã thất bại ngay lúc ra quân, người từ các ghe nhỏ chưa kịp lên ghe lớn thì bị công an ập tới, một số người bị bắt, một số người chạy thoát. Anh Thi phải chi tiền nhờ người dân địa phương giúp đỡ mới thoát ra khỏi vùng sông nước chằng chịt Cần Thơ trở về Sài Gòn, anh đợi nửa đêm mới dám về nhà mình vì sợ hàng xóm phát hiện.



Cả nhà cùng bàng hoàng lo sợ. Nhốt anh ở trong nhà một ngày sau cha mẹ tôi đã gởi anh xuống Bà Chiểu ở nhờ nhà bác ruột tôi vì nếu ở ngay nhà mình thì sớm muộn gì hàng xóm cũng biết, hàng xóm biết thì chính quyền sẽ biết.



Anh về nhà nửa đêm và ra đi cũng nửa đêm như tên tội phạm.



Mẹ tôi mang đến nhà bác tiêu chuẩn 9 ký gạo, một ký cá khô và một ký lạp xưởng để khỏi phiền bác thời buổi bao cấp gạo thịt khó khăn. Cha mẹ tôi sốt ruột lại đi tìm nhiều mối vượt biên khác, nếu chỗ này không xong thì còn chỗ kia. Hai tuần lễ sau bỗng bác trai đạp xe xuống nhà tôi, mang theo gạo, cá khô, lạp xưởng vẫn còn y nguyên và ngại ngần nói với mẹ tôi:



– Chúng tôi mang trả lại chú thím phần thực phẩm này, chưa dùng đến…



Mẹ tôi ngạc nhiên:



– Chẳng lẽ anh chị nuôi không cháu Thi à, nó còn ở nhờ nhà bác mà?



– Thím thông cảm cho, con cháu thương thì thương, nhưng... bà nhà tôi lo lắm, không dám chứa chấp cháu trong nhà sợ mang họa, nó vừa tội đảo ngũ vừa tội phản động vượt biên. Hai tuần cháu ở, chúng tôi phải che giấu, không dám khai báo với tổ dân phố có người tạm trú, nuôi cháu thế là đủ rồi, chú thím làm ơn… mang cháu về.



Ông bác ra về rồi mẹ tôi ngồi thẫn thờ chẳng biết tính sao thì bố tôi đi đâu cũng vừa về đến, không kịp nhìn thấy những món hàng thực phẩm còn để trên bàn, bố tôi vội vàng vào đề ngay:



– Có chuyến đi ngay đêm mai, tối nay tôi phải đến bác đón thằng Thi về và mang đến điểm hẹn. Chuyến của Tư Lùn mà bà từng tin cậy và mong đợi đấy.



Mẹ tôi mừng rỡ:



– Đám này tổ chức chuyến nào là thành công chuyến ấy. Đợi chuyến của họ lâu mà chắc. Nhà mình gặp vận hên rồi.



Mẹ tôi chỉ túí gạo:



– Bác trai vừa đến và không chịu chứa thằng Thi nữa, chuyến đi thật đúng lúc. Chắc là trời giúp.



Tối hôm đó bố tôi đến nhà bác đón anh Thi về và mang anh đến điểm hẹn. Hôm sau anh đã có mặt ở Bến Tre. Chuyến tàu sẽ xuất phát ở cửa biển Bình Đại. Một tuần lễ trôi qua, tin từ nhóm tổ chức Tư Lùn cho biết tàu đã ra khơi rồi. Cả nhà cùng vui mừng, tàu ra khơi sẽ ra đến hải phận quốc tế thì không sợ bị bắt nữa, số phận con tàu chỉ trông vào biển cả và thời tiết. Chúng tôi lại coi ti vi phần tin thời tiết và cầu nguyện cho chuyến tàu thuận buồm xuôi gió đến bến bờ tự do.



Một tháng trôi qua cả nhà đang khấp khởi mừng thầm bỗng có người phụ nữ lạ tìm đến nhà, hỏi đúng tên và địa chỉ nhà tôi, bà đi thăm nuôi con bị tù ở Long Đất Vũng Tàu, thằng con nhờ bà chuyển lá thư này cho người bạn cùng tù với nó tên là Thi. Trời ơi, thì ra chuyến tàu vừa ra khơi đã bị công an đuổi theo bắt lại trọn gói, cả đám thuyền nhân vào trại tù ở Long Đất.



Mẹ tôi suy sụp, vì thương con, vì số vàng chắt chiu để dành cho con đi vượt biên hai chuyến đã cạn túi rồi, tương lai đen tối đang chờ đón anh tôi ở phía trước. Bố tôi là điểm tựa chính của gia đình, bố nén thương đau, vẫn bề ngoài điềm nhiên, mỗi khi có hàng xóm nào hỏi thăm về Thi thì bố vẫn giữ vững lập trường đáp nó bỏ đi từ dạo đó nhà vẫn chưa có tin tức gì.



Bố tôi đi Long Đất thăm nuôi anh Thi, khi về ông còn mua một quả mít to bán ở dọc đường, mít Vũng Tàu nổi tiếng múi dày thơm ngon. Mẹ tôi chán chường:



– Ông còn tâm trí thưởng thức mít được hả? Ông ăn hết đi, tôi quyết chí không ăn!



Hàng xóm có kẻ tò mò hỏi tôi:



– Bố cháu đi đâu mà mua mít về, người lại nắng gió ngăm ngăm ra…



– Bố cháu đi thăm họ hàng ở Vũng Tàu.



Bà hàng xóm lửng lơ:



– Không phải đi thăm thằng Thi hả?



Thế là lần sau bố tôi lặng lẽ đi thăm anh Thi và nhất quyết không mua mít dù bố tôi khen rẻ và ngon, sợ hàng xóm biết, không lẽ lại nói đi thăm họ hàng ở Vũng Tàu lần nữa? Ở tù hơn một năm thì anh Thi được thả ra, lần này đành phải mang anh Thi về nhà chị cả tôi, dù gia đình chị ở xóm bên, cách xóm tôi không xa. Nhà chị có lầu, cho anh lên tầng trên ở một phòng. Đứa con chị còn bé mới lên ba chẳng biết gì, không cho nó lên tầng trên là được. Hi vọng công an khu vực không nghi ngờ và xét hỏi như thời gian đầu anh Thi mới đảo ngũ nữa.



Cha mẹ tôi không biết cách nào xoay ra tiền để lo cho anh Thi tiếp tục đi vượt biên, anh không thể trốn chui trốn nhủi mãi trong một góc nhà ngày đợi hai bữa cơm như một thằng tù giam. Cha mẹ tôi có lúc tuyệt vọng bàn nhau hay là mang anh ra phường tự thú đã trở về nhà sau một thời gian đi hoang, để khỏi phiền lụy đến gia đình, để mở ra cho anh một con đường sống trên cõi đời, dù sống với một xã hội mà mình từng toan tính bỏ chạy, muốn lìa xa nó.



Tôi 17 tuổi, bắt đầu thi vào đại học, đơn xin vào đoàn trường của tôi mang về phường bị uỷ ban phường nơi tôi cư trú nhận xét những lời tệ hại “có anh phản quốc đào ngũ…” làm tôi khóc quá chừng, không vì tiếc mình chưa được là đoàn viên của trường sẽ ảnh hưởng đến kỳ thi này mà vì chạnh lòng thương anh Thi tôi. Người ta sỉ nhục anh như một tội phạm nhưng anh vẫn là ngôi sao sáng của gia đình và của tôi. Các môn toán, lý hóa tôi đều khá là nhờ có anh kèm.



Vậy mà tôi thi rớt đại học, chỉ được chuyển xuống nguyện vọng hai là trường trung cấp sư phạm. Tôi không hề thích nguyện vọng này, chỉ ghi cho có lệ mà thôi vì tin tưởng khả năng mình sẽ vào đại học.

Một hôm người bạn tù Long Đất rất thân anh Thi đến nhà tôi tìm anh. (Người mà trước kia mẹ anh đã đến nhà đưa thư anh Thi ở trong tù). Tôi kín đáo dẫn anh đến nhà chị tôi. Hai người bạn lên tầng lầu nói chuyện rất lâu.



Người bạn tù này cùng vài người bạn tù khác cũng ở Long Đất đã rủ nhau tổ chức vượt biên, người có khả năng lái tàu, người là hoa tiêu. Họ bàn nhau mua chiếc ghe nhỏ, dài chừng 8, 9 mét, động cơ máy cũng… nhỏ, chừng 1 block. Chi phí cây nhà lá vườn kiểu “con nhà nghèo” chừng 5, 6 cây vàng là đủ. Nếu anh Thi muốn tham gia thì góp 1 cây vàng để sắm đồ, đưa vàng trước đi sau.



Cha mẹ tôi nghe đều run sợ hơn là mừng, ghe đi biển trung bình dài 15 mét, ghe nhỏ dài 8, 9 mét này đi ra biển thì làm sao chịu nổi sóng gió? lại chỉ có vài mống trên ghe lấy đâu ra người tài giỏi để giúp đỡ lẫn nhau? Hơn nữa nhà đã hết tiền, một cây vàng bây giờ cũng là gia tài lớn, đưa vàng trước, ghe chưa chuẩn bị xong bị bắt thì coi như mất toi cây vàng.



Anh Thi chỉ biết khích lệ tinh thần bố mẹ:



– Các bạn ấy đều cùng tuổi trẻ, cảnh ngộ ra tù lông bông, con đường sống và tìm tương lai duy nhất là đi vượt biên nên ai cũng cố gắng hết sức mà tìm vận may cho đời mình.



Mẹ tôi đau trĩu lòng cũng đành gượng cười:



– Để bố mẹ tính, chưa quá tam ba bận mà.



Bố tôi tán thành:



– Bước đường cùng rồi, con cứ đi theo các bạn.



Tôi lại đòi đi theo:



– Anh Thi cho em đi theo anh với. Em không được vào đại học, chán lắm.



– Nếu cha mẹ đồng ý thì em đi cùng không mất tiền đâu, ghe còn rộng chỗ mà.



Mẹ tôi gạt phăng:



– Thân phận anh Thi đang dầu sôi lửa bỏng. Hai đứa đi một lúc nếu…



Mẹ tôi tự bịt miệng lại, kiêng không dám nói tiếp sợ xui xẻo cho chuyến đi sắp tới. Bố mẹ đã vay mượn họ hàng mỗi người một ít cho đủ một cây vàng để chơi ván bài chót, mặc cho số phận muốn ra sao thì ra. Mẹ cũng không quên đưa riêng anh Thi chiếc nhẫn mỏng 5 phân vàng để anh có tiền đánh điện tín về nhà báo tin vui.



Anh Thi lần thứ ba rời khỏi nhà trên đường đi tìm tự do. Lần này anh đi bằng cửa biển Gành Hào Bạc Liêu.

Bố tôi đưa anh đến Bạc Liêu và ở lại nhà người thân của người bạn cùng chuyến với anh để nghe ngóng tin tức, mấy ngày sau, khi chiếc ghe nhỏ bé ra khơi không nghe động tĩnh gì thì bố yên tâm ra về. Cả nhà tôi lại rơi vào vòng lốc xoáy của thấp thỏm chờ đợi và nghe ngóng thời tiết. Hỡi những cơn gió đừng giật mạnh. Hỡi biển đừng động mạnh cho chiếc ghe nhỏ bé kia ra khơi và đến nơi đến chốn nhé. Mỗi một ngày trôi qua là một ngày căng thẳng với gia đình tôi, chân như đạp trên chông gai, người như ngồi trên chảo lửa, tim gan ruột phổi như đảo lộn tùng phèo. Họ đang lênh đênh trên biển hay đang ra sao có trời mà biết?



Được 3 tuần là mẹ tôi bắt đầu chờ mong điện tín, ngày nào mẹ cũng mong giờ người đưa thư qua nhà, anh đưa thư trẻ tuổi chạy xe đạp vèo qua cửa thì mẹ tôi thở dài thất vọng, anh ngừng lại đưa thư, nhưng lại là thư từ miền bắc gởi, mẹ tôi càng chán thêm, chìa tay nhận lá thư mà chẳng buồn nhìn mặt anh đưa thư, làm như anh cũng… có tội khi không có một tin tức gì của anh Thi tôi.



Mẹ tôi đau xót đếm từng ngày và thở than:



– Được một tháng rồi mà chẳng có tin. Con ơi là con ơi!



Thấy mẹ buồn tôi cũng buồn theo, tôi bi quan như mẹ, tưởng tượng ra bao cảnh hãi hùng, ghe lạc đảo hoang, ghe đang hư máy hay hết xăng dầu lênh đênh trên biển và khủng khiếp nhất là ghe đã chìm vào biển khơi.



Có hôm mẹ tôi nằm ác mộng thấy anh Thi hiện về đứng ở đầu giường, anh mặc chiếc áo kẻ ca rô màu xanh hôm anh ra đi. Mẹ tôi kêu rú lên:



– Thi ơi, con đâu rồi? con đâu rồi?



Nghe mẹ kể tôi và mẹ lại òa khóc tiếp cứ làm như vừa được tin anh Thi tử nạn ngoài khơi. Bố tôi phải gắt:



– Hai mẹ con bà làm gì mà sầu bi thế. Từ Gành Hào đến Thái Lan là gần nhất, nhưng biết đâu ghe nó lạc đường tới Mã Lai nên chưa có tin về?



Mẹ tôi giãy nảy lên:



– Ống còn muốn nó đi lạc đến Mã Lai à, sao ông không cho nó đi lạc đến Philippine, Hồng Kông luôn đi cho tôi đợi chờ thêm vài tháng nữa, chết dần chết mòn thêm nữa.



– Tôi chỉ… thí dụ thế thôi để mẹ con bà yên tâm chờ đợi.



Sang tuần lễ thứ năm, tuần lễ thứ sáu thì mẹ tôi đã kiệt sức trông thấy, gầy hốc hác, phờ phạc như một nhánh cây khô, mẹ như một người không có hồn. Chị tôi phải đưa mẹ đến tư gia của một y tá để truyền nước biển. Đôi lúc tôi bắt gặp vẻ buồn rầu thất vọng trên gương mặt người cha luôn tỏ ra cứng cỏi với vợ con. Bố tôi cũng lo buồn lắm đấy nào dám nói ra.



Cả nhà tôi âm thầm cùng gánh chịu một niềm đau.



Anh đưa thư trẻ vẫn nhởn nhơ đi qua nhà mỗi ngày, nhưng trưa nay anh quẹo thẳng vào sân nhà tôi và hớn hở:



– Mời nhà ra nhận thư nè.



Tôi nhanh chân từ trong nhà phóng bay ra ngoài sân, thấy tôi anh đưa thư mới khoan thai chậm rãi móc trong cái túi vải đeo ngang vai đầy ắp văn thư và lôi ra một mảnh giấy gì đó:



– Điện tín từ Thái Lan của Nguyễn Quang Thi nè.



Chữ “nè” của anh đưa thư vừa chảnh chọe vừa dễ thương làm sao. Hình như anh cố tình kéo dài sự hồi hộp sung sướng cho chúng tôi vì anh thừa biết đây là tin vui. Tôi mừng vui cuống quýt, líu ríu nhận tờ điện tín, mẹ tôi đang mệt mỏi nằm dưỡng sức trong nhà cũng sồng sộc đi ra, mặt mẹ tươi rói như hoa mới nở. Phép lạ nào mà nhiệm màu đến thế với người đàn bà hôm qua còn nằm thiêm thiếp để truyền nước biển? Giọng mẹ rổn rảng như hồi chuông đổ hàng xóm bên cạnh cũng có thể nghe thấy:



– Có điện tín Thái Lan à? Cám ơn cháu nhé.



Mẹ móc hết tiền lẻ trong túi áo đưa tặng anh đưa thư mà không cần đếm. Quả nhiên, bà hàng xóm bên cạnh bấy lâu hay tò mò thắc mắc đã bước sang, chẳng biết bà vui cùng hay là ganh tị:



– Có tin thằng Thi đến đảo rồi hả, thích nhỉ? Tôi đoán đúng mà, nó đi vượt biên chứ còn đi đâu. Giấu ai chứ chẳng qua mắt được tôi.



Cả nhà tôi đã hồi sinh.



Vài ngày sau nhận thêm lá thư của anh Thi. Lá thư viết trước tờ điện tín dù nó đến sau. Anh kể chiếc ghe nhỏ bé chở 12 người đã may mắn trong biển êm gió lặng sau 7 ngày thì đến Thái Lan, 5 phân vàng mẹ đưa anh đã tặng cho người dẫn đường chiếc ghe nhỏ của anh khi ra đến cửa biển nên anh không có tiền đánh điện tín về nhà ngay. Nhưng anh tin là chờ mong càng dài thì niềm vui mừng càng tràn đầy.



Trời ơi, anh Thi đâu biết là anh để cho chờ mong khủng khiếp này dài thêm chút nữa là cả nhà càng thêm sống dở chết dở. Mẹ tôi mỉm cười hạnh phúc trách yêu thằng con trai đang bình yên nơi xa:



– Có mấy phân vàng mang theo phòng thân mà cũng cho người ta.



– Biết đâu nhờ anh rộng lượng tử tế nên trời thương.



Mẹ tôi kể công:



– Nhờ mẹ đi coi bói và đi chùa cầu nguyện nữa chứ.



Bố tôi phản đối:



– Chuyến nào của nó bà chẳng đi coi bói chẳng đi chùa cầu nguyện, vậy mà hai chuyến trước thất bại còn vào tù hơn năm trời.



Mẹ tôi bỗng quay ra nhìn tôi và tiếc rẻ:



– Nhưng chuyến này Trời Phật thương, biết thế mẹ cho con đi cùng với anh Thi, chẳng tốn thêm tiền lại được thêm một đứa.



Bố tôi hù dọa:

– Nhưng nếu nó đi thì sẽ thành 13 người là con số không may đấy.



Tôi nũng nịu với bố mẹ:



– Thôi, mẹ đã bảo con gái... không quan trọng mà. Anh Thi đi được là cả nhà mình trút được gánh nặng sầu lo, con cũng đang sung sướng hạnh phúc lắm đây.



Nguyễn Thị Thanh Dương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.418 giây.