logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/04/2022 lúc 01:30:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Con tàu STN xình xịch tiến vào khu vực đề-pô Diêu Trì, nó đã giảm tốc độ trước khi ngừng lại trong vòng vài phút để báo cáo xin phép vào ga. Con tàu chậm dần thì những nhóm người trên tàu và dưới đất lại tăng tốc lên, tiếng la hét, tiếng chửi thề cùng bao nhiêu âm thanh hỗn tạp ồn ào như đàn ong vỡ tổ. Những người đi lậu vé chen lấn sát bậu cửa để chuẩn bị nhảy xuống đất, nhũng người bán hàng rong với lỉnh kỉnh tay xách nách mang cũng ào ạt tuôn khỏi con tàu. Trong khi đó thì những người vác hàng thuê ở dưới đất lại hùng hục chen lấn mang vác những bao tải hàng, sọt đựng đồ, đạp cả lên người khác để vùi hàng vào trong toa xe. Mạnh ai nấy quăng đồ, những đống đồ loạn xà ngầu tưởng chừng như không phân biệt được nhưng thật ra thì bọn vác mướn nhận biết đâu là hàng của chủ mình. Những bao hàng đều có dấu hiệu riêng của mỗi chủ hàng.
 
Thằng Luân với vẻ mặt bừng bừng đỏ vì vừa chen lấn, vừa cật lực nhồi hàng vào toa xe lửa. Nó va vào mấy người đi lậu vé, quác miệng ra chửi đổng:
 
- Đ… mẹ tụi bay, sao ngu quá vậy? Đi lậu vé thì phải biết chứ, tàu tới đề-pô thì ra gần cửa để mà nhảy xuống, lớ ngớ tàu vào ga thì tụi kiểm soát vé ở cổng nó phạt chết mẹ tụi bay!
 
Người đi lậu vé có bảo kê dẫn lên tàu, sau khi chi cho tụi soát vé trên tàu một món tiền bằng hai mươi phần trăm giá vé thôi và được xếp ngồi ở phòng của tụi soát vé. Những người lậu vé tự do thì tự lo liệu, hoặc ngồi ở hai đầu toa xe lửa, hoặc trốn trong cầu tiêu, hoặc đi qua lại giữa hai toa khi mà tụi soát vé đi kiểm tra.
 
Thằng Luân dắt mối khách lậu vé lên tàu, vừa vác hàng thuê cho các chủ buôn lậu. Hàng của Bảy Chủ rất phong phú nào là thuốc lá Jet, Captain, 555… hàng từ Thái Lan qua Sài Gòn rồi từ Sài Gòn tỏa đi khắp nơi. Có khi là hàng từ cảng Quy Nhơn lên, lại tỏa đi vô nam ra bắc. Hàng từ cảng Quy Nhơn chủ yếu là hàng điện tử được gom từ các nghĩa địa đồ điện tử ở Nhật, nào là: Tivi, đầu video, nồi cơm điện, xe đạp, tủ lạnh, máy giặt… Nhờ buôn hàng điện tử nghĩa địa mà cư dân làng chài Nhơn Lý trở nên giàu có. Những chủ hàng như Bảy Chủ cũng phất lên, cất nhà năm tấm, mua xe con, ăn chơi mát trời ông địa luôn.
 
Trong giới nhảy tàu thì tụi hàng rong là hẻo nhất, ít vốn liếng, chủ yếu bán cơm, cháo, thuốc lá lẻ, cà phê, kẹo gum, trà đá, trà nóng... Người ta nói nước có quốc pháp, nhà có gia quy. Giang hồ cũng có luật của giang hồ, hàng rong cũng có luật của hàng rong. Luật bất thành văn nhưng mọi người tự động tuân thủ, không kẻ nào dám vi phạm. Khu vực của bọn hàng rong ga Diêu Trì kéo dài từ đèo Bình Đê phía bắc vào đến đèo Cù Mông phía nam. Hễ tàu ra khỏi địa phận đó thì nhóm hàng rong Diêu Trì tự động xếp hết hàng hóa đồ đạc vào gầm ghế hoặc trong cầu tiêu, nếu kẻ nào tham dám bán ở ngoài khu vực thì bị đập không thương tiếc và cũng chẳng có ai giúp đỡ hay phân xử.
 
Những năm tháng ấy, ga Diêu Trì còn là một tụ điểm buôn dừa có tiếng trên cả nước, dừa từ Tam Quan, Bồng Sơn và các nơi trong tỉnh, dừa từ các tỉnh lân cận và cả dừa trong nam ra… tập trung hết ở ga Diêu Trì để đưa lên tàu chuyển ra bắc. Những trái dừa già đã lột vỏ, chỉ còn sọ. Mỗi bao dừa chứa cỡ ba chục hay năm chục trái. Bao dừa khá nặng, ấy vậy mà những tay vác hàng mướn vác hàng chạy băng đồng vượt cống một cách khỏe re. Khi đoàn tàu chạy chậm lại hay dừng ở đề-pô thì hàng được quăng lên tàu ầm ầm trông thật dễ sợ, cứ nghĩ bao dừa ấy mà đè phải mình thì có mà chết!
 


Con tàu chạy thât chậm, trưởng tàu phải gởi điện xin phép nhà ga trước khi vào, đó vừa là luật của ngành đường sắt lại vừa là sự điều khiển của các chủ hàng. Bọn chủ hàng góp tiền lại đưa cho các lái tàu, “mua” lái tàu, để bọn họ nấn ná thêm thời gian. Đây là khoảng thời giờ vàng bạc, hàng họ của họ kịp đưa lên hoặc xuống tàu. Tàu ở khu vực đề pô thì tương đối an toàn cho giới nhảy tàu, nhưng khi nó bắt đầu tăng tốc để vào ga hay rời ga thì lúc ấy rất nguy hiểm. Với dân đi lậu vé thì không dám nhảy lên hay nhảy xuống nữa, tuy nhiên với dân vác hàng thuê hay dân bán hàng rong thì chẳng nhằm nhò gì, bọn họ coi nhảy tàu như trò chơi, một trò chơi để kiếm cơm mưu sinh, một trò chơi mà nhiều người đã để lại một phần thân thể của mình, thậm chí có kẻ bỏ lại cả mạng sống của mình. Sau khi tàu ra khỏi lãnh địa của mình, dân hàng rong leo lên nóc tàu nằm chơi, thậm chí chạy nhảy và ngủ trên ấy. Đời sanh nghề tử nghiệp, tuy nhảy tàu đầy kinh nghiệm nhưng thằng Hoàng Lai đã vĩnh viễn nằm lại với đường sắt, thằng Bình Lác để lại một giò, thằng Tí Còi gởi lại cho tàu một cánh tay… Những cái chết hay những tai nạn thỉnh thoảng xảy ra chỉ đủ gợi lên một tí xót thương hay cảm thán nhưng rồi đâu cũng lại vào đấy, cuộc sống bức bách cơm áo gạo tiền chẳng cho phép người ta sợ lâu, thế là lại nhảy tàu.
 
Cứ mỗi chiều về, khoảng năm hay sáu giờ thì đoàn tàu từ Sài Gòn xình xịch ra tới đề-pô, thời gian này cũng là lúc ngoại dắt gã đi ngang qua khu vực đề-pô. Đề-pô xe lửa Diêu Trì có từ thời Pháp thuộc, nó là xưởng sửa chữa, bảo trì và cả đóng mới toa tàu. Giờ đề-pô xe lửa đã lùi vào dĩ vãng, tuy nhiên cái tên thì vẫn còn in đậm trên giấy tờ và trong tâm tư cư dân quanh vùng. Khu vực đề-pô hàng rong rất nhiều, những người bán hàng rong ở đây hiền và nhát hơn những người bán hàng rong trên tàu, dĩ nhiên cũng ít tiền hơn, không chụp giựt, không cà chớn như hàng rong trên tàu. Những món thường thấy nhất là: cháo, chè, bánh hỏi, bánh bèo, bánh bò, xương xáo, trái cây ướp đá... Đã đí qua khu vực đề-pô thì thế nào ngoại cũng mua đồ ăn cho gã. Ngoại biết gã thích ăn hàng, ngoại thương nên muốn ăn gì cũng mua cho. Mỗi chiều ngoại thường dắt gã về trên quê để ngủ giữ nhà. Ngoại có nhà trong thị trấn để mua bán, còn nhà trên quê là nơi thờ phượng và chôn giấu nhiều của cải, khoảng cách giữa hai ngôi nhà chừng ba cây số và phải băng qua khu vực đề-pô xe lửa này.
 
Cũng như mọi đứa trẻ trên đời, gã có nhiều kỷ niệm nhưng nhớ nhất vẫn là những buổi chiều theo ngoại đi ngang qua đề-pô xe lửa, cứ mỗi lần như thế, nhìn những con tàu xình xịch chạy từ nam ra bắc hay từ bắc vào nam mà lòng buâng khuâng chi lạ. Những con tàu như con rắn khổng lồ bằng sắt, khi thì bò rù rì, khi thì phóng ào ào, tiếng bánh xe nghiến vào đường sắt phát ra âm thanh ken két đến ghê cả người. Thỉnh thoảng con tài lại kéo còi toe toe, nó phun những làn khói đen kịt bị gió quạt bay ngược theo thân tàu. Con tàu chạy sầm sập trên đường sắt, làn sóng động truyền xuống đất, lan tỏa rộng và xuyên qua bàn chân len lỏi khắp thân thể những người đứng nhìn tàu. Âm thanh và hình dáng con tàu in đậm vào tâm hồn, cứ mỗi buổi chiều nghe tiếng còi tàu, nhìn con tàu chạy mất hút về nẻo xa mà lòng man mác một nỗi buồn vô cớ. Con tàu đi bỏ lại đường sắt nằm cô đơn dưới ráng chiều, con tàu qua rồi, tiếng còi tàu tan vào hư không, làn khói tàu cũng loãng mất bỏ lại đề-pô xe lửa vang bóng một thời ở lại giữa đồng quê.

 04/22
Tiểu Lục Thần Phong
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.