logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/04/2022 lúc 01:40:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
"Khôn chết dại chết vờ thì sống"[1]. Cổ nhân có câu nói như thế.
 
Quả thật không ngoa.
 
Này nhé, ta hãy thử nhìn về một đất nước xa xăm kia thì rõ. Câu nói trên không những là một câu phương châm, mà còn là một thứ "kinh nhật tụng" của đại đa số người dân sống trong xã hội đó. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn miêu tả trong tác phẩm của ông, cứ hiểu theo như ý ông viết, muốn tồn tại và vinh thăng trong cái xã hội ấy thì phải biết vờ, vờ nói, vờ nghe, nghĩa là khi nói, biết mình nói dối nhưng vẫn phải vờ nói dối một cách thành thật, khi nghe, biết mình không muốn nghe nhưng vẫn phải vờ nghe một cách thành khẩn. Cứ như thế, ta thấy vờ là một triết lý sống rất sinh động trong một vài xã hội ngày nay vậy.
 
Nói cho thực và cho rộng ra, vờ chiếm một phần không nhỏ trong đời sống, không những của chính ta mà còn của cả loài người và mọi loài trên trái đất này. Nó chiếm một vị thế quan trọng trong mọi sinh hoạt từ cổ chí kim và từ Đông sang Tây.
 
Ấy chẳng thế mà ông Thu Giang Nguyễn Duy Cần đã coi vờ của người xưa như một gương sáng và được ông viết trong cuốn "Thuật Xử Thế Của Người Xưa" mà ông cho là hậu thế nên noi theo đó như một thứ đạo học làm người. Vì tác phẩm này tôi đọc hồi còn nhỏ nên chỉ nhớ lõm bõm được vài điều xin được kể cùng các bạn nghe.
 
Truyện thứ nhất, ý kể rằng:
 
Trong truyện Tam Quốc Chí, khi Lưu Bị còn nằm trong tay Tào Tháo. Tào Tháo đa nghi và ngờ Lưu Bị là kẻ anh tài nên muốn kiếm cớ giết đi để trừ hậu họa. Một hôm, Tào Tháo mời Lưu Bị vào dinh ăn cơm để dò ý tứ ra sao. Trong khi chè chén, Tào Tháo vờ khen Lưu Bị là kẻ anh hùng trong thiên hạ. Nghe thế, Lưu Bi rụng rời chân tay. May thay, nhân nghe thấy tiếng sấm nổ ầm lúc đó, Lưu Bị vội giả vờ đánh rơi đũa vì sợ sấm to. Tào Tháo thấy thế trong bụng không còn coi Lưu Bị là kẻ anh hùng đáng lo nữa nên Lưu Bị đã thoát chết về tay Tào Tháo. Nhờ biết vờ sợ sấm mà Lưu Bị thoát chết.
 
Truyện thứ hai, ý kể rằng:
 
Ở bên trời Tây kia, có hai chàng “công tử” cùng yêu một cô gái xinh đẹp con của một vị thượng lưu giầu có nọ. Hai chàng ra công lấy lòng ông bố để hy vọng được ông gả con gái cho mình. Một chàng thì lúc nào cũng tỏ ra mình tài giỏi hơn ông bố vợ tương lai. Một chàng thì lúc nào cũng vờ tỏ ra thua kém ông ta về mọi mặt. Vì cảm thấy luôn được hơn người nên ông bố cô gái đặt tình cảm thiên về chàng trai hay vờ. Rồi một hôm, hai chàng trai và ông bố cùng thi đua ngựa. Chàng trai háo thắng luôn cố vượt lên trên ông bố, còn chàng trai hay vờ thì vờ ngã ngưạ để cho ông bố có dip ra tay nghĩa hiệp. Quả thế, ông bố trúng “đòn vờ” nên quyết định gả con gái cưng cho anh chàng vờ này. Nhờ biết vờ mà anh ta được vợ.
 
Trong Binh thư yếu lược của đức Trần Hưng Đạo cũng nêu lên chiến thuật vờ trong thuật dụng binh. Dùng dương mà người ta không lường được là dương, thì dương mà hóa ra âm vậy. Dùng âm mà người ta không lường được là âm thì âm mà hóa ra dương vậy ... Người giỏi dùng binh, không đủ thì tỏ là có thừa, có thừa thì tỏ là không đủ. Địch không biết thế nào mà lường cho đúng được. Tóm lại là ngài dậy ta vờ.
 
Vua Ngô Quyền thắng quân Nam Hán ở thế kỷ thứ 10 và đức Trần Hưng Đạo thắng quân Nguyên ở thế kỷ thứ 13 cùng trên sông Bạch Đằng, ấy cũng là nhờ biết vờ thua dụ địch vào chỗ “hiểm” mà đánh. Biết vờ nên dựng được nghiệp lớn.
 


Nếu ta đọc truyện Tầu tất ta thấy nhan nhản những chuyện vờ. Cũng như trong truyện Tam Quốc Chí, trận đánh hỏa công lừng danh trong lịch sử Trung Quốc là trận Xích Bích trên sông Trường Giang. Trận này sao thực hiện được nếu không nhờ tướng Hoàng Cái vờ chịu để Chu Du đánh đập làm nhục giữa doanh trại để có cớ trá hàng Tào Tháo hầu thực hiện dứt điểm cuối cùng cho trận hỏa công lừng danh thiên hạ ấy, đem chiến thắng về cho Đông Ngô. Đấy là những cái vờ của những bậc đại chí.
 
Thật ra, cuộc đời là những tấn tuồng, người ta hay nói như thế, mà tuồng vờ thì được diễn nhiều hơn cả. Vờ thì không phân biệt giới tính, tuổi tác, tầng lớp xã hội hay văn hoá ... gì cả, ai cũng diễn được và ai diễn cũng hay như nhau, bên tám lạng bên nửa cân.
 
Vờ len lỏi khắp mọi nơi, xen vào mọi công việc, mọi tính toán. Vờ không phân biệt thời gian lẫn không gian, nghĩa là lúc nào, chỗ nào cũng vờ được cả. Vờ từ việc chung cho đến việc riêng. Nếu bỏ vờ đi, trời đất sẽ tối sầm. Loạn.
 
Này nhé, ta cứ nghe nhà thơ Tú Mỡ vờ:
 
"Vắng mặt chủ nghịch nô như quỷ sứ, tầm váo tầm vênh
Thấy hút Tây, vờ vĩnh khéo ma bùn, nhớn nhơ nhớn nhác."
 
Hay ông Tú Mỡ thấy thiên hạ vờ.
 
Làng kia có bác kỳ hào,
Kể trong thứ vị cũng vào bậc trung.
Những khi đi họp hội đồng,
Thường đeo cổ áo lòng thòng sợi dây.
Hẳn là ân tứ chi đây,
Kim tiền, kim khánh, mề đay, thẻ ngà.
Đầu dây lẫn dưới áo là,
Đố ai biết được nó là cái chi.
Người đoán lại kẻ đoán đi,
Có người kết luận: thường khi dây ... vờ.
Một anh ba rọi ỡm ờ,
Kéo dây nửa thực, nửa đùa đòi xem.
Kim tòng vừa mới kéo lên,
Đầu dây chỉ thấy... đồng kền năm xu.
 
Ta có thể nghe cụ Nguyễn Công Trứ nói về "Cách ở đời ":
 
Ăn ở sao cho trải sự đời,
Vừa lòng cũng khó há rằng chơi.
Nghe như chọc ruột tai làm điếc,
Giận dẫu căm gan miệng mỉm cười.
 
Có kẻ nghèo vờ làm sang, kẻ dốt vờ làm giỏi, kẻ ác vờ làm hiền, kẻ hèn vờ làm anh hùng... hay đôi khi ngược lại. Như có người trẻ lại muốn vờ làm người già:
 
Trước mắt long lanh đôi kính trắng,
Dưới cằm lún phún sợi râu xanh,
Đứng ngồi khệ nệ oai nghi giả,
Ăn nói mầu mè đạo đức tuyênh.
(Tú Mỡ)
 
Hay có kẻ già lại vờ làm trẻ:
 
Đầu tóc nhuộm đen hầu trẻ lại,
Râu ria cạo trụi rõ... trai lơ.
Đua chơi ra phết ông còn trẻ,
Làm việc lơ mơ cụ kiếu già.
(Tú Mỡ)
 
Có các cô các cậu mới lớn hay "chúa vờ" khi đối diện nhau. Có những trường hợp vờ "muốn ăn gắp bỏ cho người ". Vì vờ là không thực nên còn gọi là giả, giả thì có giả vờ, giả đò, giả bộ, giả ngô giả ngọng, giả điếc giả câm... Cứ như:
 
 Trong thiên hạ có anh giả điếc
Khéo ngơ ngơ ngác ngác ngỡ là ngây,
Chẳng ai ngờ sáng tai họ điếc tai cầy,
Lối điếc ấy sau này ta muốn học.
...
Sáng một lúc lâu lâu rồi lại điếc
Điếc như thế ai không muốn điếc,
Lối điếc anh dễ bắt chước ru mà,
Hỏi anh anh cứ ậm à.
(Cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến)
 
Và vờ trong ca dao:
 
Thò tay ngắt ngọn cọng ngò,
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.
 
Thương anh hãy đứng xa xa,
Đừng có đứng cận người ta nghi ngờ.
Thương anh hãy đứng cho xa,
Con mắt anh liếc bằng ba đứng gần.
 
Không khóc thì tội bụng chồng,
Khóc thì lạt lẽo như dưa hồng mắc mưa.
Ớ chị em ơi!
Cho tôi xin tí nước mắt thừa,
Tôi về tôi khóc tiễn đưa mẹ chồng.
Khóc rồi, tôi đổ xuống sông,
Cá mương, cá diếc, cá hồng ních no!
 
Bản thân của vờ thì hiền lành vô hại, nhưng đôi khi vờ lại được vận dụng vào một số trường hợp nào đó trong đời sống để vờ bị hoá thân thành lừa hay bịp tùy theo tình huống. Lừa thì có thể áp dụng cho những mục đích tốt hay xấu, nhưng bịp thì không thể nào hiểu theo nghĩa tốt được, nó thuộc loại:
 
Thầy bói, thầy cúng, thầy đồng,
Nghe ba thầy đó cái lông không còn.
(Ca dao)
 
Hay:
 
Phù thủy, thầy bói, lái trâu,
Nghe ba thầy đó, đầu lâu không còn.
(Ca dao)
 
Để chấm dứt lá thư này, tôi dặn các bạn, dù có biết ai vờ cũng mặc đấy nhé. Biết cái vờ của thiên hạ chỉ mang cái vạ vào thân, như Dương Tu (trong Tam Quốc Chí), một trong những nguyên nhân bị chết thảm dưới tay Tào Tháo cũng chỉ vì Dương Tu biết rõ về những cái vờ của Tào Tháo vậy. Cứ kệ.
 
Nguyễn Giụ Hùng
___________
 
 [1] Sửa lại từ câu “Khôn chết dại chết biết thì sống” (Trang Tử).




Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.