logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/05/2022 lúc 11:41:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cứu cánh cốt yếu của chiến tranh là quyền lợi. Trên phương diện quyền lợi của chiến tranh Nga-Ukraine, là Mỹ thắng cả Nga hậu Cộng Sản ở Âu Châu và Trung Cộng ở Á Châu.


Một tại Âu Châu rõ ràng Mỹ thắng Nga. Chủ nghĩa Putin bị lên án là kẻ thù của tự do và kẻ thù của dân chủ. Putin là kẻ thất bại, bị lên án là đồ tể, gây tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng, tòa án quốc tế lên tiếng sẵn sàng thụ lý cáo buộc tội của Putin. Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã hai lần họp biểu quyết với đa số áp đảo lên án Nga xâm lược quốc gia có chủ quyền Ukraine và yêu cầu “Nga rút ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện tất cả các lực lượng quân sự của họ ra khỏi lãnh thổ Ukraine theo phạm vi biên giới được quốc tế công nhận.” Hội Đồng Nhân Quyền biểu quyết loại trừ Nga ra khỏi thành viên.


Quân đội Nga bị ông Putin làm bể mặt. Putin điều quân đội đi hành quân mà không cấp đủ phương tiện, không tiếp liệu kịp thời khiến chỉ sau không đầy sáu tuần lễ, quân đội Nga được cho là đã phải chịu những tổn thất còn cao hơn cả cuộc chiến 10 năm (1979-1989) của Hồng Quân Liên Xô tại Afghanistan. Nga bị cho là đã thất bại trong chiến dịch xâm chiếm chớp nhoáng nước láng giềng với những tổn thất nặng nề về cả nhân lực lẫn vũ khí.


Mỹ đã thắng Putin. Hành động xâm lược của Putin làm cho Liên Âu thức tỉnh, thấy rõ Nga là kẻ thù lợi hại cho Âu Châu. Liên Âu đoàn kết chặt chẽ lại trong tổ chức Liên Âu và với Mỹ. Các đồng minh và đối tác Liên Âu của Mỹ tiếp tục hậu thuẫn tinh thần vật chất, viện trợ quân sự, tài chánh cho Ukraine, bảo đảm là Nga phải trả giá cho hành động xâm lược. Mỹ và đồng minh Tây Phương sát cánh, đồng loạt tẩy chay Nga tại cuộc họp G20, ngày 20/4 của các bộ trưởng tài chính G20 ở Washington, sẽ cùng nhau đứng dậy bỏ họp để phản đối việc Nga xâm lược Ukraine quan chức các nước cho biết.


Các nước Liên Âu và Mỹ giúp phương tiện chiến tranh như xe tăng, thiết vận xa, trọng pháo, hỏa tiễn tân kỳ lợi hại nhứt cho Ukraine và gần đây gởi chiến đấu cơ Mig 19 cho Ukraine, rất tiện lợi cho quân nhân Ukraine có thể sử dụng, sửa chữa dễ dàng vì từng được huấn luyện và sử dụng thời Liên Xô. Các nước gần Ukraine và Mỹ đã khéo léo di chuyển vũ khí, phương tiện chiến tranh cho Ukraine, được các nước trên thế giới khen an toàn và nhanh chóng “thần tốc.”


 Mỹ viện trợ hết gói $800 triệu Mỹ kim này đến gói khác cho Ukraine và đang xin Quốc Hội $33 tỷ Mỹ kim quân viện dài hạn và đều đặn cho Ukraine.


Các biện pháp chế tài do Mỹ và các đồng minh áp đặt lên Moscow đang đẩy Nga vào suy thoái và bắt đầu đưa nước này trở lại thành nền kinh tế khép kín, bế tắc, một viên chức cao cấp của Bộ Tài Chính Mỹ cho biết hôm 1 tháng Tư. Bộ Tài chính Mỹ chứng kiến Nga đang vật lộn với lạm phát cao, xuất cảng giảm và thiếu hụt hàng hóa. Lạm phát đã lên tới 6% trong ba tuần qua là chỉ dấu hiệu tốt hơn về hiệu quả của các lệnh chế tài ở trong nước Nga, cho thấy sức mua của đồng rúp bị suy giảm, viên chức này nói thêm rằng tỷ giá hối đoái của đồng rúp thị trường chợ đen thấp hơn nhiều so với tỷ giá quốc tế.


Sơ kết. Tại một cuộc họp báo ở Ba Lan ngày 25/4 sau chuyến thăm bất ngờ đến Kyiv, Vị Tướng bốn sao da màu hồi hưu Lloyd Austin đang làm Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ cho biết, "Chúng tôi muốn thấy Nga suy yếu đến mức không thể lặp lại những điều mà họ đã làm khi xâm lược Ukraine."


Và Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, người đã đi cùng Austin để gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ở Kyiv, đồng ý, "Tôi nghĩ rằng Bộ Trưởng Quốc Phòng chúng tôi đã nói rất hay."


Hai, Mỹ cũng thắng Trung Cộng ở Á châu. Đô đốc Hoa Kỳ James Stavridis, cựu chỉ huy đồng minh tối cao Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) phân tích việc một số nước Á Châu lên án cuộc chiến của Nga tại Ukraine, là một thắng lợi của Mỹ trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với Trung Cộng.


Một cuộc chiến tranh nóng đang hoành hành ở Ukraine, nhưng cuộc chiến tranh lạnh với Trung Cộng cũng dường như đang ló ra và điều này quan trọng hơn đối với lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan. Bốn chế độ dân chủ này đã nhanh chóng lên án hành động gây hấn của Tổng Thống Nga Putin làm cho Tập Cận Bình của Trung Cộng bất bình. Nhật, Hàn, Đài, vốn lâu nay không bằng lòng Trung Cộng, nay qua chiến tranh Ukraine mà Trung Cộng ủng hộ Putin, lại thêm không bằng mặt với Trung Cộng. Tình đồng minh cốt lõi của Nhựt, Hàn thêm siết chặt. Đài Loan thêm tin tưởng ở Mỹ.


Khu vực Nhựt Bổn, Nam Hàn, Đài Loan lân cận Trung Cộng đang ngày càng trở nên nguy hiểm đối với Trung Cộng. Tại Nhựt, Mỹ có gần 100,000 quân trú đóng. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực, đã không ngần ngại liên kết với các nền dân chủ phương Tây để chống lại Nga, tham gia tích cực vào việc trừng phạt trước sự ngạc nhiên của nhiều nhà quan sát. Công chúng Nhật đang hoàn toàn ủng hộ Ukraine, tạo cho chính phủ bảo thủ của Fumio Kishida, người đắc cử vào mùa thu năm ngoái, một cơ hội để thắt chặt quan hệ an ninh với Mỹ. Mặc dù quân đội Nhật Bản vào thời điểm hiện tại vẫn chỉ là một lực lượng phòng vệ, nhưng Tokyo viện trợ nhân đạo và hỗ trợ ngoại giao đáng kể cho Ukraine.


Nhật cũng nhìn cuộc chiến ở Ukraine qua lăng kính của một quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Nga. Bốn hòn đảo mà Nhật gọi là Lãnh Thổ Phía Bắc, hay đối với Nga là quần đảo Kuril, đã được Moscow cai quản kể từ khi Thế Chiến Thứ Hai kết thúc, và sau tám thập niên, tranh chấp giữa hai nước vẫn còn gay gắt. Về mặt lịch sử, Nhật Bản luôn không ưa Nga và sẽ tiếp tục là một thế lực vững chắc về mặt kinh tế và ngoại giao chống lại Moscow.


Tại Nam Hàn, cuộc bầu cử tháng trước đã đưa đảng bảo thủ trở lại nắm quyền và tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol đã liên lạc với lãnh đạo Ukraine ông Zelensky để tổ chức một cuộc họp song phương sau khi cuộc chiến kết thúc. Ông Yoon cũng đã bắt đầu xây dựng một mối quan hệ bớt căng thẳng với Nhật Bản, điều mà Washington đã hy vọng từ lâu.


Ý tưởng biến Bộ Tứ QUAD (liên minh ngoại giao giữa Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ) thành Bộ ngũ bao gồm cả Nam Hàn ngày càng được chấp nhận rộng rãi. Nếu chiến tranh kéo dài và những hành động tàn bạo của Nga ngày càng chồng chất, Hoa Kỳ và các nền dân chủ khác có thể gia tăng áp lực làm thay đổi lập trường của Ấn Độ.


Mỹ còn đi sâu sát với Đông Nam Á hơn nữa. Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 5 sẽ công du Nhự và Nam Hàn để thúc đẩy cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Bà thư ký báo chí Jen Psaki của Tòa Bạch Ốc cho biết mục đích là thể hiện cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với ASEAN. Khối quốc gia Đông Nam Á là “Ưu tiên hàng đầu của chính quyền Biden-Harris, trở thành một đối tác mạnh và đáng tin cậy ở Đông Nam Á," nội dung thông cáo viết.


Tin báo chí cho biết Phạm Minh Chính, thủ tướng CSVN, sẽ đến Washington dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN vào ngày 12 và 13 tháng Năm sắp tới. Ông Chính chỉ được mời dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN. Do vậy theo nghi thức ngoại giao của phủ tổng thống Mỹ, Ông không thể vào gặp Tổng Thống Biden như Chủ Tịch CSVN được Tổng Thống Barrack Obama mời viếng thăm Mỹ. Nguyễn Phú Trọng khi ấy vào Tòa Bạch Ốc gặp Tổng Thống Obama tại Phòng Bầu Dục là phòng làm việc của tổng thống thống Mỹ.


Còn Phạm Minh Chính, thủ tướng CSVN, nếu bon chen được, cùng lắm là gặp Tổng Thống Biden hay Phó Tổng Thống hay Bộ Trưởng Ngoại Giao bên lề hội nghị, tức bán chánh thức mà thôi. Nhứt là trước lời mời của Mỹ dự hội nghị ASEAN ở Washington, CSVN tham gia tập trận với Nga đang là đối địch với Mỹ trong chiến tranh Nga xâm lược Ukraine mà Mỹ là nước đứng đầu liên minh thế giới tự do chống Nga, chống mạnh mẽ nhứt.


Việc CSVN tập trận chung với Nga coi như CSVN dứt khoát đi với Nga hợp tác quốc phòng vói Nga. Giáo sư Carl Thayer thuộc trường Đại Học New South Wales ở Úc, một người theo dõi tình hình Việt Nam, nói với RFA của Mỹ, “Đây là một quyết định không hợp lý từ phía CSVN. Đây không phải là cách bạn làm việc với các cường quốc trên thế giới.”
 
VI ANH

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.