Hình minh hoạ: người dân đứng biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội hôm 2/6/2013. Reuters
Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 27/4 vừa qua có phản hồi về yêu cầu của Văn Phòng Cao ủy Nhân quyền liên quan các quyền tự do biểu đạt, hội họp và lập hội ở Việt Nam.
Phản hồi của phái đoàn Việt Nam được đưa ra sau khi có yêu cầu từ hồi tháng 12 năm ngoái và tháng một năm nay của các báo cáo viên đặc biệt LHQ về các quyền tự do vừa nêu.
Phái đoàn Việt Nam dẫn ra các Quyết định và Nghị Quyết cho rằng mọi quyền đó được bảo đảm.
Phái đoàn Việt Nam nêu ra rằng ‘tính đến ngày 30/11/2021 trên cả nước có 816 cơ quan báo in và báo điện tử. Tất cả mọi mặt của cuộc sống được truyền thông tiếp cận và phản ánh. Ngoài ra mọi công dân Việt Nam đều được bày tỏ ý kiến và thực thi quyền tự do biểu đạt thông qua các cơ quan báo chí. Số lượng người Việt sử dụng mạng xã hội gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây lên chừng 72 triệu tài khoản; tính đến tháng một năm 2021, mức tăng là chừng 11% so với năm 2020.’
Trên căn cứ đó, Phái đoàn Việt Nam cho rằng công dân trong nước có thể sử dụng mạng xã hội để thực thi quyền tự do biểu đạt và tiếp cận thông tin phù hợp với luật pháp mà không bị cấm đoán hay giới hạn nếu không vi phạm lợi ích Nhà nước, cộng đồng và tổ chức, công dân.
Trong thực tế nhiều người công khai bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội đã bị kết án tù dưới cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phảm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân’…
Tính từ đầu năm 2022 đến nay có gần chục người bị án tù dưới các cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước, lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ khi công khai bày tỏ chính kiến về các vấn đề chính trị, xã hội tại Việt Nam. Có thể kể đến một vài trường hợp như ông Lê Dũng Vova, Đỗ Nam Trung…
Cũng từ đầu năm 2022 đến nay, có chừng chục người bị bắt dưới cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ như trường hợp nhà hoạt động Trần Bang …
Theo RFA
Sửa bởi người viết 10/05/2022 lúc 09:53:39(UTC)
| Lý do: Chưa rõ