logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/05/2022 lúc 07:37:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ông Nguyễn Phú Trọng đã khiến nhiều người, nhiều giới ngỡ ngàng khi loan báo: BCH TƯ đảng khóa này thống nhất khẳng định, “quyền sử dụng đất là quyền sử dụng một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu”.

Không ai ngờ trong Hội nghị lần thứ năm, BCH TƯ đảng khóa 13 lại tiếp tục biểu diễn “thành tâm, thiện ý” để trấn an công chúng đang bất bình vì vô số bất cập về kinh tế - xã hội do phủ nhận quyền tư hữu đất đai...
Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng khóa 13 đã kết thúc và ông Nguyễn Phú Trọng đã khiến nhiều người, nhiều giới ngỡ ngàng khi loan báo: BCH TƯ đảng khóa này thống nhất khẳng định, “quyền sử dụng đất là quyền sử dụng một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu” (1).
Trừ các... luật gia XHCN tại Việt Nam, chắc chắn các chuyên gia về dân luật, về công pháp cả ở trong lẫn ngoài Việt Nam sẽ phải nghiêng mình nhận... thua thêm một lần nữa trước Tổng Bí thư đảng CSVN và các thành viên BCH TƯ đảng CSVN khóa năm, bởi họ không thể lĩnh hội và tất nhiên không thể dùng kiến thức, khả năng chuyên môn để lý giải cho phần còn lại của thế giới rằng vì sao, một tổ chức chính trị lại có quyền tước bỏ quyền tư hữu về đất đai của dân chúng trong một quốc gia? Vì sao đã gần hết ¼ thế kỷ 21 mà tất cả thành viên của một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh” chỉ có... “quyền sử dụng đất như một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt”?.
***
Ông Trọng và các thành viên cao cấp trong đảng của ông đã cũng như đang tiếp tục ngụy biện về việc phủ nhận quyền tư hữu về đât đai. Trước khi “thống nhất nhận định”, rằng dân chúng Việt Nam vẫn chỉ có quyền sử dụng đất như... “quyền sử dụng một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt”, lúc trình bày “Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai” tại Hội nghị lần thứ năm, ông Trong đã từng thừa nhận: Hơn 70% số vụ tố cáo, khiếu nại thuộc về lĩnh vực đất đai. Nhiều người giàu lên nhờ đất nhưng cũng có không ít người nghèo đi vì đất, thậm chí bị đi tù cũng vì đất, mất cả tình nghĩa cha con, anh em vì đất...
Những thắc mắc của ông Trọng, chẳng hạn: Vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội? Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi, thậm chí gia tăng? Vì sao số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai vẫn còn nhiều và phức tạp? Vì sao thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro?... Đâu là nguyên nhân thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong Nghị quyết và bất cập của Luật Đất đai năm 2013?..
Rồi đề nghị của ông Trọng: Tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của BCH TƯ đảng khoá 11 về đất đai là yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của đảng, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hoà các lợi ích của nhà nước, người dân và nhà đầu tư, tạo nguồn lực và động lực mới để phấn đấu đến năm 2030 nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại (2)... khiến nhiều người, nhiều giới tin rằng, BCH TƯ đảng khóa 13 sẽ yêu cầu sửa Luật Đất đai hiện hành đến tận gốc – công nhân quyền tư hữu về đất đai để chấm dứt thực trạng như đã thấy và đang biết.
Không ai ngờ trong Hội nghị lần thứ năm, BCH TƯ đảng khóa 13 lại tiếp tục biểu diễn “thành tâm, thiện ý” để trấn an công chúng đang bất bình vì vô số bất cập về kinh tế - xã hội do phủ nhận quyền tư hữu đất đai, giống hệt như BCH TƯ đảng khóa 11 từng biểu diễn tại Hội nghị lần thứ sáu, cách nay đúng mười năm!
Ngày 15/10/2012, BCH TƯ đảng khóa 11 công bố Thông báo về Hội nghị lần thứ sáu. Đây là nguyên văn phần về đất đai trong thông báo: BCH TƯ nhấn mạnh, đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân. Quản lý và sử dụng đất đai là vấn đề rộng lớn, phức tạp, hệ trọng, liên quan đến việc giữ vững thành quả cách mạng, ổn định chính trị, xã hội, đưa đất nước phát triển bền vững.
Do vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo và tích cực triển khai các định hướng đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong Nghị quyết Trung ương 7 khoá 11, Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khoá 11 gắn với việc xem xét, đánh giá những vấn đề mới trong lĩnh vực này.
Định hướng tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai tập trung cho các vấn đề: Quy hoạch sử dụng đất. Giao đất, cho thuê đất. Thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao quyền sử dụng đất. Phát triển thị trường bất động sản. Vhính sách tài chính về đất đai; về giá đất... BCH TƯ đã ra nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (3).
Nói cách khác, sau mười năm, bất chấp thực trạng kinh tế - xã hội tồi tệ hơn, phủ nhận quyền tư hữu đất đai tiếp tục khiến bất công, hối mại quyền thế, tham nhũng trắng trợn hơn, hậu quả trầm trọng hơn, đường hướng của ông Trọng nói riêng và các thành viên cao cấp trong đảng CSVN vẫn thế.
Khác biệt chỉ nằm ở chỗ, mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một “nước công nghiệp hiện đại” đã được chuyển từ... 2020 đến... 2030. Vì sao lại thế? Câu trả lời rất đơn giản: Thừa nhận quyền tư hữu đất đai thì phải xét lại nhiều thứ, thậm chí phải bồi thường những thiệt hại do thủ tiêu quyền tư hữu đất đai, khó luận giải về chuyện phải xây dựng CNXH... Thủ tiêu quyền tư hữu đất đai có thể khiến mọi thứ càng ngày càng tồi tệ nhưng khi Việt Nam không... chệch hướng, vẫn tiếp tục là một quốc gia XHCN thì đảng còn tiếp tục nắm giữ quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, bất kể việc thực thi quyền đó càn rỡ tới mức nào, ví dụ như chỉ cho phép công dân có quyền... sử dụng đất!
Trân Văn (VOA)
_____________
Chú thích
(1) https://thanhnien.vn/ton...-so-huu-post1457098.html
(2) https://cand.com.vn/su-k...hi-trung-uong-5-i652472/
(3) https://nld.com.vn/thoi-...-xi-2012101509282342.htm

song  
#2 Đã gửi : 12/05/2022 lúc 07:49:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vì sao dân chỉ được ‘quyền sử dụng’ mà không được ‘quyền sở hữu’ đất đai?
Hội nghị Trung ương 5, Đảng Cộng sản VN khóa 13 vẫn duy trì chính sách “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” - tức người dân chỉ được quyền sử dụng đất mà không được quyền sở hữu mảnh đất mình bỏ tiền ra mua, được thừa kế hay được tặng, cho... Nguyên nhân vì đâu?
UserPostedImage
Hình ảnh người dân khiếu kiện đất đai từ năm 2002. REUTERS

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường, nhận định rằng chính sách đất đai hiện nay của Việt Nam tạo ra những nỗi đau cũng như những cơ hội vơ vét lợi ích của xã hội mà không ai có thể kiểm soát nổi. Tuy vậy, Nhà nước cũng không thể thay đổi chính sách đó. Ông nêu lý do:
“Tôi thì cho rằng đây là điểm khác nhau giữa mô hình kinh tế nhà nước chỉ huy tập trung và mô hình kinh tế thị trường. Ở mô hình kinh tế nhà nước chỉ huy tập trung thì đất đai không có thị trường, không có giá trị, do nhà nước điều hành cụ thể. Ai dùng thì nhà nước giao, ai không dùng dùng nữa thì nhà nước lấy lại. Còn khi vào cơ chế thị trường thì chắc chắn là đất đai nó có giá trị của nó và nó phải tạo lập thị trường đất đai thì mới phát triển kinh tế được. Thế nhưng Việt Nam hiện nay thì đang lưỡng lự, hay nói cách là đang bị rối giữa cái sự rành mạch của cơ chế nhà nước chỉ huy tập trung và cơ chế kinh tế thị trường. Cái rối nó thể hiện ở cơ chế Kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Cái cắt nghĩa của Kinh tế thị trường định hướng XHCN cho đến nay chưa có văn bản chính thức. Chính vì vậy mà vấn đề đất đai cứ bị vướng víu chỗ này chỗ khác mà chúng ta chưa thoát ra được một điểm quan trọng nhất là đất đai có giá trị hay không? Giá trị đó thể hiện thế nào và trong quá trình vận hành thì sự chia sẻ giá trị đó giữa các thành phần kinh tế như thế nào là hợp lý. Cơ bản là Việt Nam chưa làm được chuyện đó.”
Thế nhưng Việt Nam hiện nay thì đang lưỡng lự, hay nói cách là đang bị rối giữa cái sự rành mạch của cơ chế nhà nước chỉ huy tập trung và cơ chế kinh tế thị trường. Cái rối nó thể hiện ở cơ chế Kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Giáo sư Đặng Hùng Võ

UserPostedImage
Người dân lên Hà Nội khiếu kiện đất đai năm 2012. Reuters

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước có toàn quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai. Pháp luật không cho phép tồn tại bất cứ hình thức sở hữu nào khác ngoài hình thức sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước là người đại diện.
Toàn bộ vốn đất đai trên toàn cõi Việt Nam dù đã được giao hay chưa được giao cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào sử dụng đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai do bất cứ ai sử dụng và sử dụng vào bất kỳ mục đích gì thì cũng đều phải tuân thủ các quy định của Nhà nước.
Với chính sách đất đai bị cho là vô cùng bất hợp lý, chuyện khiếu kiện đất đai của những người dân mất đất trải dài khắp nước và kéo dài hàng chục năm qua vẫn không giải quyết được gây biết bao hệ lụy cho người dân. Thực tế cho thấy, dân cứ tiếp tục kiện nhưng sẽ không bao giờ thắng bởi những quy định chi tiết của luật pháp cho phép Nhà nước quyết định tất cả.
https://www.rfa.org/viet...1_rtrmadp_3_vietnam.jpg/@@images/3b1ff1f4-2f26-4291-974b-7f46bf7b052d.jpeg
Người dân lên Hà Nội khiếu kiện đất đai năm 2012. Reuters
Là một người dân mất đất, ông Cao Hà Trực nêu quan điểm của ông sau lời khẳng định “quyền sử dụng đất không phải quyền sở hữu” của ông Nguyễn Phú Trọng vừa qua:
“Nhà cầm quyền họ giữ quan điểm không cho dân tư hữu về tài sản để họ có cớ lấy đất của dân vô tội vạ. Thứ hai, hầu như các quan chức Nhà nước đều giàu lên nhờ đầu tư, kinh doanh về đất đai. Họ thu hồi của người dân với giá rẻ mạt và bán với giá rất cao. Nếu bây giờ cho người dân được quyền tư hữu về tài sản thì sẽ có nhiều trường hợp gọi là ‘hồi tố’. Họ tránh tình trạng domino, người dân chỗ này, chỗ kia đòi lại đất.
Một điểm nữa, hầu như đất đai của các cơ sở tôn giáo sau năm 1975 ở miền Nam và trước kia ở miền Bắc, nhà cầm quyền cộng sản ‘mượn’ tạm thời cho giáo dục nhưng sau đó không trả lại. Nếu bây giờ cho người dân tư hữu về tài sản thì nhà nước phải trả lại các cơ sở tôn giáo. Họ sợ tình trạng đòi đất tiếp nối thì sẽ bất an về chính trị.”
Theo Luật đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và hiện nay là Luật Đất đai năm 2013, người dân chỉ có quyền sử dụng đất, còn quyền định đoạt đất đai, tức quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai thì chỉ có Nhà nước mới có tư cách thực hiện. Đền bù bao nhiêu cũng do Nhà nước quyết định. Có thể nêu một ví dụ:
Sáng ngày 25 tháng 6 năm 2021, chính quyền địa phương ở làng Chương, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam tổ chức cưỡng chế ruộng đất của người dân dù hai bên chưa đạt được thoả thuận về giá cả đền bù. Một người dân làng Chương (giấu tên vì lý do an ninh) cho RFA biết:
“Tại sao ở ngoài tư nhân người ta mua đất của dân thì được giá cao mà sao ở trên về mua thì lại giá thấp? Mang khu công nghiệp về đây để phát triển đất nước thì cũng được thôi nhưng mà phải thoả thuận với giá của dân đưa ra, đã thế lại đòi thu hồi 100% ruộng canh tác của người dân thì chúng tôi sống làm sao?”
Tuy người dân không có quyền sở hữu đất đai nhưng người dân lại có Quyền tài sản. Đây được cho là một bước tiến bộ. Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. 
Nhà cầm quyền họ giữ quan điểm không cho dân tư hữu về tài sản để họ có cớ lấy đất của dân vô tội vạ. Thứ hai, hầu như các quan chức Nhà nước đều giàu lên nhờ đầu tư, kinh doanh về đất đai. Họ thu hồi của người dân với giá rẻ mạt và bán với giá rất cao. Nếu bây giờ cho người dân được quyền tư hữu về tài sản thì sẽ có nhiều trường hợp gọi là ‘hồi tố’. - ông Cao Hà Trực

Có thể thấy, Quyền tài sản cũng chỉ dừng lại quyền sử dụng đất mà thôi.
Tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 5 hôm 10 tháng 5 năm 2022, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định: Quyền sử dụng đất là quyền sử dụng một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Đất đai tiếp tục thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước cũng không thừa nhận việc đòi lại đất đã được nhà nước giao. 
Chính sách về đất đai này đã gây ra bao hệ lụy, oan ức cho người dân từ mấy chục năm qua. Nhiều chuyên gia kiến nghị thay đổi nhưng kết quả vẫn không thay đổi dù trong ngày khai mạc Hội nghị Trung ương 5, chính ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận do vi phạm đất đai mà nhiều người phải đi tù, nhiều người nghèo đi và 70% các vụ khiếu kiện của dân do vấn đề đất đai gây nên.

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.106 giây.