logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/06/2022 lúc 10:59:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Áo Quần



Du lịch ở Hoa Kỳ, cả ông lẫn bà đều thích “săn” hàng hiệu của sở thú. Nào là con ngựa (Polo Ralph Lauren), con tôm (Tommy Hilfiger). Đến ngay cả con cá sấu (Lacoste), sinh đẻ bên Pháp, mà qua Mỹ cũng có giá “mềm”.



Trước khi trở lại Âu Châu, ông bà chia nhau đi “thanh tra” thị trường. Về đến nhà, ông hỉ hả khoe, phút chót đã nhanh tay, tìm ra thương hiệu “xịn” khác: hiệu con hươu (Abercrombie & Fitch) và đã chọn cho bà một món quà, để bà diện với người ta. Bà hớn hở đón lấy cái áo thun màu rêu non, căng lên ngắm nghía. Kiểu áo có vẻ bụi bụi, chỉ lòi lỉa xỉa ở đường lai áo. Nhưng trông không đến nỗi gai mắt, với con hươu thêu màu đen, và chữ in A & F. Bà ướm thử lên người:



– Ui, sao ngắn ngủn vầy!



Ông “ta đây”:



– Thời trang bây giờ là phải vậy đó! Không ai mặc rộng thùng thình, dài thòn lòn như hồi mấy chục năm trước.



Bà nghĩ, mình cũng phải tân thời, chớ đâu để lạc hậu được. Bà tròng áo vô. Hơi khó khăn mới kéo xuống được. Chưa soi gương, nhưng bà chắc mình trông giống hệt đòn bánh tét. Chà, điệu này, áo giặt qua một nước, e không cách chi bà chui vô cho lọt. Lục xục, lịch xịch một hồi, bà mới cởi áo ra được. Bà vạch nhãn hiệu, nheo nheo nhìn size của áo, L Boy. Ui trời! Ông không những cho bà cải lão hoàn đồng, mà còn cho bà đổi giống nữa. Ban đầu, bà hơi hơi mủi lòng. Nhưng đến khi nghe “tâm sự” của một người đồng thuyền, bà thôi không lấy đó mà u sầu. Tuần trước, con nhỏ cháu gọi điện thoại. Hai cô cháu tán chuyện năm châu, bốn bể. Con cháu kể, nó bệnh bất ngờ phải vào bệnh viện. Chiều đến, chồng nó chở đứa con trai 9 tuổi vào thăm. Thằng bé mặc cái quần jeans rộng lùng phùng, ống quần xắn năm lần, bảy lượt. May, nhờ sợi dây nịt qua vai giữ lại, chứ không, chắc cái quần rơi mất dọc đường. Kéo con lại, ôm hôn mấy cái, nhỏ cháu nhìn kỹ, thì ra thằng nhóc mặc quần mẹ nó. Nhỏ cháu la thất thanh:



– Trời ơi, sao con lại mặc quần của mẹ?



Thằng nhóc mếu máo:



– Ba đưa cho con mặc. Con nói, quần này không đẹp. Con không thích. Ba nói, con lộn xộn là bị ăn đòn đó.



Ô, thì ra cái sự nhìn lầm vợ thành boy, và nhìn lẫn boy thành vợ, hình như là hiện tượng chung của các đấng lang quân, chớ có phải riêng gì của ông chồng bà đâu. Như vậy, vấn đề này có tính cách “toàn cầu”, chớ không phải “cục bộ”, mà chẳng phải do yếu tố tuổi tác. Có lẽ chuyện trục trặc bây giờ là ý ông muốn chuộc tội “lỗi lầm” ngày xưa. Bà nhớ, hồi nhiều năm trước, ông có việc đi Việt Nam. Thuở đó, rất ít người đi được, cho nên từ Việt Nam về lại Âu Châu, ông mang bao nhiêu là quà cáp cho cả nhà. Cô em của ông rộn ràng, sục sạo va– li ông anh, đa số áo quần các loại, do người bà con may theo đơn đặt hàng. Cô em cầm lên bộ váy bông hoa. Nghiêng qua, nghiêng lại, hỏi ông anh:



– Chà, anh lúc này còn bày đặt may váy đầm cho Má nữa.



Ông ngần ngừ một chút, rồi lắc đầu nguầy nguậy:



– Mày, mắt mũi để đâu vậy? Bộ váy này, tao đặt may cho “dợ” tao chớ bộ.



Xe Hơi



Mới qua Đức, đang đi học, ông vẫn chịu khó đi làm thêm, để dành tiền mua chiếc xe hơi ông hằng mơ ước. Lúc đó, ông quen bà hơi lâu lâu, nhưng chưa vời về làm nội tướng. Ông rủ thằng em đi theo, thơ thới lái xe đến thăm người yêu đang học ở nội trú. Bà lúc đó trông còn con nít đặc. (Thì, ông cũng vậy thôi, vừa qua tuổi đôi mươi). Cái xe tuổi đời chắc trẻ hơn ông lúc đó một chút. Nhưng hề gì, ông đang nôn nóng khoe bà con tuấn mã mới của ông. Thấy ông hí hửng, bà rộn ràng theo. Thằng em coi bộ cũng đắc ý với chiếc xe. Bà muốn khen một câu gọi là... chẳng mất tiền mua, mà được vừa lòng nhau. Bà ngó ngó chiếc xe. Ừ, xe đẹp ghê. Ủa, mà sao xe hình như ngăn ngắn. Bà ngần ngừ hỏi:



– Ủa! Sao xe này có một cửa thôi?



Ý bà hỏi một cửa bên phần bà đứng. Vì hồi giờ, bà ít có khái niệm về xe cộ. Lúc còn nhỏ xíu ở Việt Nam, thân phụ bà hay chiều chiều sau giờ làm việc, chở bầy con đi dạo. Bà nhớ xe nhà có nhiều cửa, mấy anh chị em bà lau nhau dành lên cửa trước, cửa sau. Còn xe này, chỉ mỗi một cửa. Thằng em bà đứng đó rồi. Còn cửa nào cho bà bước lên đâu. Tưởng bà thể nào cũng khen xe rối rít. Ai dè, chỉ nghe câu hỏi trật đường rầy của bà, ông chưng hửng, cụt hứng. Thằng em ông cười híc híc, cắt nghĩa:



– Bà chị ơi! Xe hơi có hai cửa, bốn cửa gì đó. Còn một cửa thì chỉ có... thùng rác thôi hà.



Ông hay trêu ghẹo khả năng lái xe của bà. Cho rằng tốc độ chạy xe của bà rất lãng mạn. Nghĩa là vừa lái xe, vừa hái hoa vẫn được. Có hôm, bà đi công chuyện về, đậu xe ngay ngắn. Sáng hôm sau, ông vào xe ngồi, rồi lại bước ra, lẩm bẩm, kỳ thiệt, bà có chạy xe, nên đã chỉnh ghế, đẩy ra đàng trước, sát rạt tay lái. Nhưng đậu xe “chiến” như vầy, thiệt, chuyện khó tin mà có thật. Mỗi lần bà chạy xe, ông nhắc chừng, nhớ đừng đậu chênh bánh xe, “de” xe để ý, kẻo cọ quẹt... Nói chung, ông o bế cái xe, làm bà đôi khi phát ghen. Mà hình như đó là bệnh chung của các ông, bất kể đông tây. Bà đọc đâu đó truyện cười này. Có ông nọ, đi làm về, mặt mày ủ dột. Bà vợ hỏi han:



– Sao trông ông chả vui gì vậy ông?



Ông chồng chau mày:



– Bà để cho tôi yên một chút coi. Ruột gan tôi đang rối bời đây.



Bà vợ lo lắng:



– Hãng đóng cửa, sa thải nhân viên hả ông?



Ông chồng lắc đầu:



– Không, hãng ngon lành. Tôi còn làm ở đó đến khi nghỉ hưu.



Bà vợ hốt hoảng:



– Hay là, ông mới đi bác sĩ, có bệnh hoạn gì không?



Ông chồng vẫn lắc đầu:



– Chẳng phải thế. Bệnh hoạn, có thuốc thang. Chứ việc gì phải nhắng lên.



Bà vợ lo sợ quá, không dám hỏi thêm. Ông chồng yên lặng một hồi, rồi thở dài sườn sượt:



– Sáng nay đứa nào đi ngang, quẹt một đường ở chỗ cốp bánh xe sau.



Xe Đạp



Bà bảo, chỉ thích dạo bằng xe mui trần, cabriolet... hai bánh của bà. Chắc bà cứ muốn ở tuổi ngọc, ngâm nga rằng... xin cho em một chiếc xe đạp... Bà kể, xe đạp của bà thiếu chân chống. Ông nói, để ông lo cho. Cuối tuần, ông phóng xe hơi ra cửa hàng xe đạp, lần quần cả buổi, mang về một yên xe.



Ông phân tích:



– Chỉ có cọng sắt, mà giá 12 Euro. Vô lý quá! Còn cái yên xe này loại xịn. Ba bốn chục Euro, xuống giá nhiều, hàng tốt lắm.



Bà phân trần:



– Nhưng xe em có yên rồi, chỉ thiếu chân chống.



Ông dỗ dành:



– Thay yên này, ngồi êm, đạp xe thoải mái hơn. Chứ xe có chân chống hay không, khi chạy, có khác gì đâu.



Ông hăng hái lấy đồ nghề thay yên xe cho bà. Cũng vui. Chừ bà có yên xe êm ái, để khi đạp, cứ tha hồ nghêu ngao, Xin cho em nhiều thêm chuyến xe êm đềm! Xin cho em nhiều thêm chuyến xe êm đềm! Những khi muốn đậu xe, bà chỉ cần chịu khó tìm gốc cây hoặc vách tường cho xe dựa. Nếu vào công viên, tìm chỗ hóng nắng hè, thấy bãi cỏ nào ưa ý, cứ việc cắm dùi, thảy xe lăn lóc bên cạnh. Vậy là xong. Khỏe re, chớ có gì đâu!



Quà Cáp



Thời giữa thập niên 80, khi phim The Woman in Red được trình chiếu, bài hát I Just Called to Say I Love You do Stevie Wonder trình bày, được phát thanh liên tục trên radio. Nghe riết, nhập tâm, bà cảm thấy thinh thích bài hát. Lúc ấy, ông bà hãy còn ở tuổi đôi mươi. Vừa là vợ chồng son, vừa là hàn nho. Bà đã theo ông về “dinh” rồi. Bởi thế, ông bà không có nhu cầu gọi điện thoại. (Ấy là chuyện thế kỷ trước. Người ta gọi điện thoại, vì ở cách xa nhau. Chứ còn thời đại điện thoại di động ngày nay, dẫu chàng nàng đang má tựa vai kề, mà vẫn quẹt quẹt trên điện thoại chitchat qua lại, tưởng như cách nhau cả đại dương.)



Lâu lâu cao hứng, bà hát theo:



I just called to say I love you

I just called to say how much I care,

I just called to say I love you

And I mean it from the bottom of my heart



Ông cho rằng:



Em ơi! Suốt đêm thao thức vì em

Em biết cho chăng?

Thương em, nhớ em. Tất cả là em!



Như thế, mùi mẫn, tình tứ hơn nhiều. Nghĩ vậy, nhưng ông rộn ràng:



– Được rồi, anh sẽ tặng em dĩa hát này.



Ông lặn lội đi Mediamarkt. Xàng qua, xàng lại cả buổi nơi khu vực bán dĩa nhạc, ông thấy nhiều dĩa của Stevie Wonder. Nhưng giá cả không hợp với túi tiền sinh viên. Chỉ mỗi dĩa Hotter Than July đang đại hạ giá. Có lẽ vì dĩa đã ra trước đó mấy năm. Ông thấy bài Did I Hear You Say You Love Me? Ừ, có chữ love là trúng đài rồi. Ông mua tặng bà dĩa này. Bà đọc danh sách, thắc mắc:



– Trong dĩa đâu có bài em thích đâu.



Ông trả lời:



– Ừ, nhưng bài khác cũng có love, cũng nói chuyện yêu đương vậy.



Bà gật gù:



– Cũng có lý!



Bà đặt dĩa vào máy. Nghe bài nào cũng lạ hoắc. Không có điệu quen thuộc la la là lá la là la la...Bài hát kia, chàng gọi điện thoại chỉ để nói yêu nàng, I just called to say I love you. Bài này cũng có câu nói chữ yêu vậy. If you love me honey let me hear you say I love you… Thôi thì, cứ nghe bài này. Mà trí tưởng tượng ra bài kia, cũng hấp dẫn, mê ly lắm chứ lỵ.



Sau này, thằng nhóc của ông bà cũng có “tư duy” giống ông. Số là, có lần ba mẹ nó bận, nó theo bà Ngoại và mấy dì đi dự ca nhạc hội. Thấy nó đi chơi, không có cha mẹ, mấy dì cho nó 10 Đức mã để ăn quà. Thằng nhóc thiệt ngoan. Không ăn hàng, mà dành tiền mua dĩa nhạc tặng Mẹ. Về nhà, nó hân hoan nói, có quà cho Mẹ. Nó hí hửng chìa ra dĩa nhạc của một chàng ca sĩ nhảy nhiều hơn hát. Mẹ nó mừng tí tởn, như con nít được quà. Nhưng hơi khựng, chưa kịp hỏi, thằng bé đã nhanh nhẩu phân trần:



– Con biết Mẹ thích ông ca sĩ kia. Ca sĩ hát, mắt nhắm, tay bắn súng giống James Bond. Nhưng dĩa của ông đó tới 12 đồng lận. Con chỉ có 10 đồng. Nên con mua dĩa này cho Mẹ.



Ui chao, nghe con nói mà thương thương tới trời. Con giống cha nhà có... nóc. Tấm lòng là chính. Quà cáp chỉ là cái cớ. Cho nên, mỗi khi “thấy” chàng ca– vũ– sĩ trách móc, Anh đã lầm đưa em sang đây… Bà cứ tưởng như nghe chàng ca– sĩ – mắt– nhắm thì thầm, Em, lại đây với anh, ngồi đây với anh, trong cuộc đời này…



Cứ thế, tim bà rộn ràng yêu thương với những món quà của chồng con.



Bệnh Dị Ứng



Bà bị dị ứng phấn hoa đã mấy chục năm nay. Khi hoa lá đâm chồi nẩy lộc đón xuân, bà bắt đầu “nhặng xị” với những dây hắt hơi cả chục cái. Có lúc ông đùa, nói với con:



– Mẹ con nhờ um sùm vậy, nên khu này yên ổn, không có trộm nào dám héo lánh.



Đôi khi ông đang theo dõi vài màn gay cấn trên ti vi, bà cứ ách-xì ì xèo, làm ông phải tạm ngưng, rinh hộp khăn giấy ấn vào tay bà.



Cuối tuần, bà ngủ nướng, trưa trờ, trưa trật mới dậy. Thấy ông ngồi bên ly cà phê, mặt đăm chiêu. Bà ghẹo:



– Cuối tuần không đi làm, nhớ mấy cô đồng nghiệp hay sao mà buồn vậy anh?



Ông thở dài:



– Thôi, trời kêu ai, nấy dạ.



Bà giật mình:



– Có chuyện gì vậy anh?



Ông xuống giọng, thiểu não:



– Anh nghi, chắc anh bị Heuschnupfen (bị dị ứng phấn hoa).



Bà thở phào, muốn cười, nhưng không dám. Tỏ vẻ quan tâm, bà hỏi:



– Tự nhiên sao anh nghĩ anh bị dị ứng?



Ông thều thào:



– Sáng nay thức dậy, anh ách xì năm, sáu cái. Hơn chớ, chắc bảy, tám cái lận.



Quý ông và bệnh tật luôn là một nguồn ý tưởng dồi dào cho các chuyện giễu. Có ông nọ, đến bác sĩ kể lể:



– Thưa bác sĩ, nhìn máy hút bụi, tôi ù tai. Nghĩ đến sân nhà phải cắt cỏ, tôi xây xẩm mặt mày. Bác sĩ cứ nói sự thật cho tôi biết. Bịnh tình tôi trầm trọng lắm phải không?



Bác sĩ khám xong nói:



– Thân trâu của ông, cọp vật không suy suyển. Ông chẳng bịnh hoạn gì ráo. Chỉ cái tội lười chảy thây thôi.



Ông bịnh nhân, gãi đầu, bối rối:



– Ôi, tôi cũng hơi nghi nghi rồi. Bây giờ xin bác sĩ giúp tôi, khai bịnh này của tôi bằng tiếng La– Tinh, để tôi về còn thuật lại cho vợ tôi nữa chứ.



Cũng may, bà biết, ông nhà bà không mắc bịnh ấm ớ như bịnh nhân trong chuyện diễu. Nhưng bà biết ý ông, phải làm như lo lắng cho ông yên lòng. Chớ bà nhăn răng hì một tiếng, ông hờn, ông lẫy, chứ chẳng chơi. Bà nghiêm mặt:



– Vậy, mỗi sáng anh uống một viên Ceritizin.



Ông gục gặc đồng ý. Cũng được vậy, từ đây mỗi khi đến mùa dị ứng, ông bà sẽ song ca rằng Xuân đã đến rồi, gieo rắc ngàn phấn hoa xuống đời…



Đi Chợ



Ông bà rủ thêm một cặp vợ chồng “son” khác cùng đi siêu thị. Bốn người đi chợ có bốn “định hướng” khác nhau. Ông ưa sà vào hàng đồ điện, xem có phát minh nào mới nhất được trình làng. Bà thì hàng nào cũng được, ngắm bâng quơ thôi. Chứ bà đi chợ, chủ yếu là... tòng phu. Cặp kia, coi bộ cũng hai người... ba ý. Hai ông bà đang ngang qua hàng bán thức ăn lạnh, nào là bơ sữa phô– mai, các thức ăn ngọt. Hàng này chẳng hấp dẫn bà tí nào. Hàng hàng lớp lớp chưng trên tủ, chỉ mới nhìn vào đã muốn lên cân, chứ nói gì chuyện đưa vào thực đơn gia đình. Vả lại, ở khu này y chang như trong tủ lạnh, bà thấy không thoải mái. Bà quay qua ông:



– Mình nhanh qua khu này đi anh. Em thấy lành lạnh, hơi khó chịu.



Ông chậm chân, ngoái đầu lại đàng sau, như đang tìm kiếm ai:



– Em thấy lạnh hả? Vậy thì đi trước đi. Qua bên hàng thực phẩm khô cho khỏi lạnh. Anh đứng đây chờ chị Nhị.



– Ủa, chị dặn mình ở đây chờ chị hả anh?



Ông trả lời, hơi có vẻ bực bội:



– Không, nhưng anh phải chờ đi với chỉ. Kẻo chị đi một mình.



Bà ngạc nhiên:



– Bữa nay chị Nhị có đi một mình đâu. Chị đi với chồng chị mà.



Ông bực thiệt rồi. Bà sao cứ thắc mắc vớ vẩn, cắt nghĩa hoài chẳng hiểu:



– Thì đúng chị Nhị đi với anh Lân. Mà ảnh cứ hay để chỉ đi một mình hoài.



Nói xong, ông xăm xăm đi ngược lại. Bà vừa rảo bước khỏi khu hàng đồ lạnh, vừa tủm tỉm cười. Hỏng biết anh Lân có quanh quẩn đâu đây chờ bà, vì lo bà đi một mình trong chợ không?



Về Việt Nam



Ở Việt Nam, mấy chuyện đi đứng, đường sá, bà rất lạng quạng. Đi đâu, ông dặn dò trước, để ông sắp xếp, bà chớ chen vào, chỉ tổ hư sự.



Ông bà đi chơi với hai anh em bạn của ông, chạy xe gắn máy ếp nhong nhong qua nhiều phố phường. Cô em còn độc thân, anh bạn còn lẻ bóng. Để thắt chặt tình bạn, ông bất thần đưa sáng kiến. Ông chở cô em, còn anh bạn chở bà. Trên đường về nhà, anh bạn ghé qua tiệm chụp hình để gởi rửa phim. Bà lớ ngớ đứng cạnh xe, chờ anh bạn. Bà chủ tiệm mau mắn:



– Chời! Cậu Ba lâu quá mới ghé lại. Mèn ơi, lấy dzợ hồi nào, mà giấu, hỏng cho bà con chung vui dzị?



Anh bạn lật đật đính chính:



– Không phải, không phải chị ơi. Chị đây là bà xã ông bạn tui.



Bà hơi tức cười, rồi giựt mình. Biết đâu, cô em và ông cũng đang dừng xe ở hàng trái cây quen. Cô bán hàng đon đả:



– Ôi, em gái lấy chồng lúc nào, sao không báo cho bà chị biết, để bà chị mừng?



Cô em gái biết đâu lại cũng phải lập cập gạt phăng:



– Hổng có! Hổng có đâu chị! Đây là bạn của ông anh em. Vợ của ảnh đi với anh Ba của em.



Bạn bè hẹn hò nhau họp mặt đàn đúm ở nhà hàng. Ông bà vẫy gọi chiếc tắc xi. Bà ngồi ghế sau. Ông ngồi đàng trước chỉ huy. Cậu tài xế lễ phép:



– Anh chị đi đâu ạ?



– À, tụi này đi chơi.



Cậu tài xế rụt rè:



– Vui quá ạ. Anh chị đi chơi đâu ạ?



Ông hơi nhíu nhíu mày. Cậu tài xế này coi bộ hơi tò mò.



– Tụi này đi họp bạn trường xưa đó mà.



Xe đến ngã tư, cậu vừa đạp ga chạy thẳng, vừa hỏi:



– Vâng, anh chị họp bạn ở đâu ạ?



Không nghe ông trả lời. Chắc ông “nực” vì cậu tài xế tọc mạch. Bà thấy cậu ta chạy lố rồi, mà vẫn chưa có được thông tin cần thiết để biết lộ trình. Cứ đà này, e vợ chồng bà đi tới mai, vẫn chưa đến nơi gặp bạn. Bà bèn vờ ngây thơ… cụ, chồm lên khèo khèo vai ông, thủ thỉ:



– Anh à, hình như nhà hàng đó ở đường Kỳ Đồng.



Lúc đó, ông chợt tỉnh, dịu giọng:



– Ờ, chú cho anh chị đến nhà hàng... ở số... đường Kỳ Đồng



Bà thở ra nhẹ nhõm, hy vọng khi đến nơi cũng còn kịp món tráng miệng và còn thì giờ kháo chuyện “tăng” sau với bạn bè.



Thế kỷ trước, cô bé đi Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp nào có may mắn được vui dài dài như bà bây giờ. Vì, nghe đâu nhà thơ ghi vào đoạn kết rằng, thiên ký sự của cô bé đến đây là hết. Vì cô bé sẽ lấy văn nhân, lấy nhau là hết chuyện. Hồi ấy, văn nhân đi sau cô bé*, làm cô bé luống cuống chả dám đi mau. Bây giờ, ông không tò tò theo bà, mà đôi khi ông phải tuôn lên trước, kịp giữ cửa xe buýt, xe điện, chờ bà lúp xúp chạy đến, để khỏi lỡ tàu. Đọc đường ông bà đi dạo, chẳng có bức tường ngang nào, nên ông không thể lẹ bút thảo bài thơ liên hoàn được*. Bù lại, tối tối rảnh rỗi, bên bàn phím, bà thủng thà, thủng thỉnh, kể lan man chuyện Chờ– ông – chông – huyền Chồng.



Những chuyện nghe ra có vẻ trời ơi đất hỡi, vậy mà đem lại cho ông bà tiếng cười. Dẫu khi cười, những giấu chân chim nơi đuôi mắt rõ thêm. Nhưng trong lòng ông bà rộn lên niềm vui đằm thắm, nhẹ nhàng.



Hoàng Quân

* Trong bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.590 giây.