logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/06/2022 lúc 10:21:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bà Ngụy Thị Khanh từng đoạt giải môi trường quốc tế vì hoạt động cắt giảm khí thải carbon ở Việt Nam

Hoa Kỳ cho biết họ ‘quan ngại sâu sắc’ về bản án ngày 17/6 mà chính quyền Việt Nam tuyên với nhà hoạt động môi trường Nguỵ Thị Khanh và kêu gọi Việt Nam thả bà, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm 19/6.
UserPostedImage
Bà Ngụy Thị Khanh trong tấm ảnh được đăng trên trang web của giải thưởng Goldman. goldmanprize.org

“Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho bà Khanh, người được quốc tế công nhận với công việc thúc đẩy các vấn đề về biến đổi khí hậu và các vấn đề năng lượng bền vững ở Việt Nam, cũng như các nhà hoạt động môi trường khác hành động vì lợi ích của Việt Nam và người dân đang bị bắt giữ,” Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một thông cáo.
Thông cáo này không nói rõ bà Khanh bị kết án vì lý do gì.

Tuy nhiên, theo thông tin của AFP, thì bà Khanh đã bị tòa án Hà Nội kết án hai năm tù vì tội trốn thuế.

Bà Khanh được trao giải thưởng về môi trường hồi năm 2018 vì những thành tích hoạt động nhằm cắt giảm carbon ở Việt Nam trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đã cam kết với quốc tế nền kinh tế của họ sẽ trung hòa carbon vào năm 2050.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 21/06/2022 lúc 12:59:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mạng lưới Hành động Khí hậu kêu gọi Việt Nam phóng thích bà Ngụy Thị Khanh

UserPostedImage
Chủ tịch hội đồng quản trị Mạng lưới Hành động Khí hậu Đông Nam Á Ngụy Thị Khanh. Climate Action Network

Ba ngày sau khi Việt Nam kết án nhà hoạt động môi trường nổi tiếng thế giới Ngụy Thị Khanh, ngày 20/6, Mạng lưới Hành động Khí Hậu (CAN)- một mạng lưới toàn cầu bao gồm 1.500 tổ chức phi chính phủ đấu tranh chống thảm hoạ khí hậu từ hơn 130 nước, đã ra thư ngỏ kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà và những người hoạt động môi trường đang bị cầm tù.
Trong thông cáo báo chí, CAN lên án việc Việt Nam kết án bà Khanh, một người hoạt động chống nhiệt điện than và là người Việt đầu tiên được giải thưởng môi trường danh giá Goldman- giải thưởng cao quý nhất trên thế giới về môi trường.
Tổ chức này lưu ý trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã thẳng tay đàn áp các nhà hoạt động môi trường, và các nhóm lợi ích ở quốc gia này đã khiến hoạt động bảo vệ môi trường trở nên vô cùng rủi ro. 
Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ bà Khanh- lãnh đạo của Trung tâm Phát triển Xanh (GreenID) kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Mạng lưới Hành động Khí hậu Đông Nam Á (CANSEA) - vào đầu năm nay với cáo buộc “trốn thuế” và lục soát văn phòng của bà ở Hà Nội.
Mạng lưới toàn cầu này nói rằng bà là một trong số những nhà hoạt động môi trường bị Chính phủ Việt Nam nhắm mục tiêu gần đây. 
Bà Tasneem Essop, Giám đốc Điều hành của CAN nhận định, việc đàn áp, sách nhiễu và nhắm vào các nhà bảo vệ môi trường cũng như các nhà lãnh đạo xã hội dân sự là một xu hướng nguy hiểm trên toàn thế giới.   
"Không có công lý khí hậu nếu không có công bằng xã hội và bảo vệ các quyền cơ bản của con người - quyền của mọi người để phản đối, thách thức hiện trạng và nhà nước cũng như tự do tham gia vào công việc của chúng tôi mà không sợ bị ảnh hưởng.”
"CAN kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho bà Ngụy Thị Khanh và tất cả các nhà hoạt động xã hội dân sự khác bị chính quyền Việt Nam nhắm mục tiêu gần đây."
Bà Essop đồng thời cho biết tổ chức quốc tế về môi trường đang theo dõi sát sao tình hình, không chỉ riêng ở Việt Nam và đoàn kết với tất cả những người chiến đấu vì một tương lai tốt đẹp hơn, an toàn hơn.
Nithi Nesadurai, Giám đốc và Điều phối viên Khu vực của Mạng lưới Hành động Khí hậu Đông Nam Á, nói trong thông cáo: “Rõ ràng là trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị CANSEA, bà Ngụy Thị Khanh đã bị bỏ tù vì các hoạt động môi trường, đặc biệt là chống sử dụng than, như một phần trong nỗ lực ngăn chặn sự phản đối từ các nhóm môi trường.
Vụ bắt giữ bà đã gây rúng động dư luận đối với các nhóm xã hội dân sự về môi trường khác đang vận động bảo vệ môi trường và giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho bà và tất cả những người bị giam giữ chỉ vì đã thực hiện công việc bảo vệ khí hậu.”
CAN nhắc lại các hoạt động bảo vệ môi trường của bà Khanh nhằm giảm việc sử dụng nhiệt điện than cũng như cổ suý quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, trong đó có việc tư vấn cho Chính phủ Việt Nam xây dựng các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng hơn và cam kết loại bỏ than đá nhanh hơn. Bà còn tích cực thúc đẩy việc thực hiện chương trình lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái nhà của một triệu ngôi nhà ở Việt Nam. 
Thông cáo cũng nhắc đến tuyên bố kêu gọi Việt Nam phóng thích bà Nguỵ Thị Khanh của ông Michael Sutton, Giám đốc điều hành Giải thưởng Môi trường Goldman, cơ quan đã trao giải thưởng cao quý cho bà. Ông còn nói “Chúng tôi tin rằng các cáo buộc pháp lý nhằm vào bà ấy là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm bịt ​​miệng các nhà lãnh đạo môi trường ở Việt Nam.”
Trước khi CAN ra thông cáo báo chí, đã có nhiều cá nhân và tổ chức quốc tế chỉ trích việc Việt Nam kết án tù bà Nguỵ Thị Khanh và kêu gọi Hà Nội trả tự do cho bà, trong đó có Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Tiến sĩ Kimiko Hirata- khôi nguyên Giải Goldman vào năm 2021 và là Giám đốc tổ chức Climate Integrate của Nhật Bản, Jake Schmidt - Giám đốc Chiến lược Cấp cao của Chương trình Quốc tế về Khí hậu thuộc Natural Resources Defense Council (NRDC), và Shruti Suresh, người đứng đầu Chiến dịch Các nhà bảo vệ môi trường và đất đai của tổ chức Global Witness.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 21/06/2022 lúc 12:59:56(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#3 Đã gửi : 22/06/2022 lúc 09:41:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Anh ‘quan ngại’ về án tù với nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh

UserPostedImage
Nhà hoạt động vì môi trường Ngụy Thị Khanh.

Anh hôm 21/6 cho biết “quan ngại” về mức án tù dành cho nhà hoạt động vì môi trường Ngụy Thị Khanh mà nước này nói là có “đóng góp chuyên môn có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực chung ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên toàn thế giới”.
Ngoài ra, một tuyên bố của Đại sứ quán Anh còn nói rằng Anh “cũng bày tỏ quan ngại về việc không gian dành cho các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam nêu ý kiến và đóng góp cho các vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu đang bị hạn chế”.
Phía Anh nói tiếp rằng “các chuyên gia và đại diện của các tổ chức xã hội dân sự như bà Khanh đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ ra các vấn đề thiết yếu cần chú ý trong thời đại của chúng ta và tìm ra giải pháp thiết thực để giải quyết những vấn đề đó”.
Trước Anh, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 19/6 bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về bản án mà Bộ này nói là “hai năm tù” mà tòa án Việt Nam tuyên đối với bà Khanh hôm 17/6.
Một tuyên bố của phát ngôn viên Ned Price nói rằng “Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho bà Khanh, người được quốc tế công nhận với công việc thúc đẩy các vấn đề về biến đổi khí hậu và các vấn đề năng lượng bền vững ở Việt Nam, cũng như các nhà hoạt động môi trường đang bị giam giữ khác hành động vì lợi ích của Việt Nam và người dân”.
Thông cáo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ không nói rõ bà Khanh bị kết án vì tội gì. Tới ngày 22/6, báo chí nhà nước Việt Nam chưa thấy đăng thông tin về phiên tòa xử bà Khanh.
Về vụ bắt giữ bà Khanh đầu năm nay, báo Tuổi trẻ đưa tin rằng Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Hà Nội hôm 8/2 ra thông báo cho biết cơ quan này đã khởi tố nhà hoạt động môi trường nổi tiếng 46 tuổi về tội “trốn thuế” theo Điều 200 của Bộ luật Hình sự.
Theo VOA
song  
#4 Đã gửi : 22/06/2022 lúc 09:48:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Anh và Canda bày tỏ quan ngại về bản án đối với bà Ngụy Thị Khanh

UserPostedImage
Bà Ngụy Thị Khanh cùng hai lá cờ Vương quốc Anh và Canada. FBNV/RFA edited

Canada hôm 22/6 bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với việc một tòa án ở Việt Nam kết án bà Ngụy Thị Khanh - giám đốc tổ chức phi chính phủ và nhà khoa học môi trường. 
Trang Facebook chính thức của Tổng lãnh sự quán Canada tại TPHCM trong chiều cùng ngày đăng tải thông cáo bằng ba thứ tiếng gồm tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động môi trường từng đoạt giải thưởng môi trường danh giá của thế giới. 
"Canada kêu gọi trả tự do cho bà Khanh. Việc kết án bà Khanh và những vụ bắt giữ các nhà lãnh đạo môi trường khác tại Việt Nam gây tâm lý e ngại. 
Các mục tiêu về biến đổi khí hậu và môi trường của Việt Nam đòi hỏi sự đóng góp của mọi thành phần trong xã hội mà không sợ hãi."
Tòa án Hà Nội sáng ngày 17 tháng 6 tuyên bà Ngụy Thị Khanh mức án hai năm tù giam với cáo buộc tội danh "trốn thuế", liên quan đến số tiền thưởng 200.000 đô la Mỹ mà bà này nhận được từ giải thưởng Goldman. 
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hai hôm sau ra thông cáo báo chí kêu gọi trả tự do cho bà Khanh, cũng như các nhà hoạt động môi trường bị giam giữ khác hoạt động vì lợi ích của Việt Nam và chính người dân. 
Vương quốc Anh ngày 21/6 bày tỏ quan ngại về mức án tù dành cho bà Ngụy Thị Khanh. 
"Bà Khanh nhận Giải thưởng Môi trường Goldman năm 2018, cho những đóng góp chuyên môn có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực chung ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Vương quốc Anh cũng bày tỏ quan ngại về việc không gian dành cho các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam nêu ý kiến và đóng góp cho các vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu đang bị hạn chế."
Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đăng tải thông cáo báo chí trên tài khoản Facebook đồng thời khẳng định, "các chuyên gia và đại diện của các tổ chức xã hội dân sự như bà Khanh đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ ra các vấn đề thiết yếu cần chú ý trong thời đại của chúng ta và tìm ra giải pháp thiết thực để giải quyết những vấn đề đó." 
Theo RFA
song  
#5 Đã gửi : 23/06/2022 lúc 10:51:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam phủ nhận bà Ngụy Thị Khanh bị xử hình sự vì nêu vấn đề biến đổi khí hậu

UserPostedImage
Nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh.

Bất chấp phản ứng của Hoa Kỳ và các quốc gia phương tây về bản án hai năm tù đối với nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh, chính quyền Việt Nam hôm 23/6 cho rằng “ý kiến suy diễn” về bản án này cho rằng bà Khanh bị xử lý hình sự vì những hoạt động và ý kiến liên quan đến biến đổi khí hậu “là không có cơ sở và không đúng với bản chất của vụ việc”.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định rằng bà Ngụy Thị Khanh bị điều tra, truy tố “về tội danh kinh tế”, cụ thể là “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế” và nói rằng bà Khanh đã “thừa nhận” hành vi này.
Hôm 17/6, một tòa án ở Hà Nội tuyên phạt 24 tháng tù giam đối với bà Ngụy Thị Khanh về hành vi “trốn thuế” theo Điều 200 Bộ luật Hình sự.
“Một số ý kiến suy diễn cho rằng Ngụy Thị Khanh bị xử lý hình sự vì những hoạt động và ý kiến liên quan đến biến đổi khí hậu là không có cơ sở và không đúng với bản chất của vụ việc”, Thông Tấn Xã Việt Nam dẫn lời bà Hằng phát biểu trong buổi họp báo chiều ngày 23/6.


Bấm vào để nghe xem
https://av.voanews.com/V...42-7b53-08da5488a315.mp4


Sau khi bà Khanh bị xét xử, chính phủ các nước Hoa Kỳ, Anh, Canada và các tổ chức nhân quyền và môi trường quốc tế lên tiếng bày tỏ sự lo ngại.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 19/6 cho biết trong một thông cáo: “Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho bà Khanh, người được quốc tế công nhận với công việc thúc đẩy các vấn đề về biến đổi khí hậu và các vấn đề năng lượng bền vững ở Việt Nam, cũng như các nhà hoạt động môi trường khác hành động vì lợi ích của Việt Nam và người dân đang bị bắt giữ”.
Đại sứ quán Anh tại Việt Nam Anh hôm 21/6 cũng bày tỏ “quan ngại” về án tù dành cho nhà hoạt động vì môi trường Ngụy Thị Khanh mà nước này nói là có “đóng góp chuyên môn có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực chung ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên toàn thế giới”.
Tuyên bố của Đại sứ quán Anh còn nói rằng Anh “cũng bày tỏ quan ngại về việc không gian dành cho các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam nêu ý kiến và đóng góp cho các vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu đang bị hạn chế”.
Phía Anh nói tiếp rằng “các chuyên gia và đại diện của các tổ chức xã hội dân sự như bà Khanh đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ ra các vấn đề thiết yếu cần chú ý trong thời đại của chúng ta và tìm ra giải pháp thiết thực để giải quyết những vấn đề đó”.
Bà Khanh được trao giải thưởng về môi trường hồi năm 2018 vì những thành tích hoạt động nhằm cắt giảm carbon ở Việt Nam trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đã cam kết với quốc tế nền kinh tế của họ sẽ trung hòa carbon vào năm 2050.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng được truyền thông nhà nước dẫn lời nói rằng Việt Nam luôn “cam kết nghiêm túc và mạnh mẽ trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững”.
Bà Hằng lặp lại các văn bản pháp luật và chính sách của Việt Nam, cũng như phát biểu gần đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị khí hậu COP26 về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, và việc Việt Nam tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang điện sạch và Tuyên bố các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất.
Theo bà Hằng, Chính phủ Việt Nam tiến hành “thường xuyên và rộng rãi” việc tham vấn, lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ và các đối tác quốc tế trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.

Theo VOA
song  
#6 Đã gửi : 29/06/2022 lúc 12:52:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Quốc tế tiếp tục kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà hoạt động môi trường Nguỵ Thị Khanh

UserPostedImage
Nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh. goldmanprize.org

Ngày 28/6, tổ chức phi chính phủ Oil Change International (OCI) có trụ sở ở Hoa Kỳ lên tiếng bày tỏ sự đồng hành cùng cộng đồng quốc tế trong việc đòi tự do cho bà Nguỵ Thị Khanh, người Việt đầu tiên giành được giải thưởng danh giá quốc tế về môi trường Goldman. OCI cũng đồng thời kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho ba nhà hoạt động môi trường khác là Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, và Bạch Hùng Dương.
Cả bốn nhà hoạt động môi trường này hiện đang thụ án tù với cáo buộc trốn thuế. Bà Ngụy Thị Khanh (46 tuổi) - Giám đốc Giám đốc tổ chức xã hội dân sự là Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) - bị Toà án Nhân dân Hà Nội hôm 17/6 tuyên án 24 tháng tù giam. Ba nhà hoạt động môi trường khác bị kết án tù từ hai năm rưỡi đến năm năm.
Bốn ngày trước đó, Đài Quan sát Bảo vệ Người Hoạt động Nhân quyền- một liên minh của Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn (OMCT) cũng ra thông báo kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng về các trường hợp vừa nêu cũng như các nhà hoạt động nhân quyền khác, những người bị bắt và kết án với những cáo buộc nguỵ tạo và bản án nặng nề chỉ vì các hoạt động ôn hoà nhằm bảo vệ quyền con người và môi trường.
Trong thông cáo báo chí, OCI nói tổ chức này muốn gửi thông điệp đến Chính phủ Việt Nam rằng, Hà Nội không thể bỏ tù những người hoạt động hàng đầu nhưng lại tự xưng là những người đứng đầu trong đối phó với biến đổi khí hậu.
Tổ chức này nói chính quyền Việt Nam không thể bịt miệng hết những tiếng nói có ảnh hưởng trong việc vận động giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch để bảo vệ môi trường, càng đàn áp thì càng làm nhiều người lên tiếng hơn.
Bà Susanne Wong, Giám đốc Chương trình Châu Á của OCI, kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 sử dụng ảnh hưởng của họ để “bảo vệ không gian xã hội dân sự đang bị thu hẹp nhanh chóng ở Việt Nam” và “đảm bảo rằng sự hỗ trợ chuyển đổi sử dụng năng lượng cho Chính phủ Việt Nam kèm các điều khoản để bảo vệ sự tham gia của xã hội dân sự trong các cuộc thảo luận về khí hậu và chống lại việc sử dụng luật pháp để bịt miệng các nhà hoạt động.”
Đài Quan sát Bảo vệ Người Hoạt động Nhân quyền bày tỏ sự lo ngại về việc chính quyền Việt Nam thường xuyên sử dụng cáo buộc “trốn thuế” như một vũ khí để bịt miệng giới hoạt động. Liên minh này thúc giục cá nhân và tổ chức trên thế giới viết thư yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt việc đàn áp người hoạt động nhân quyền và môi trường, trả tự do cho họ và bảo đảm họ hoạt động mà không sợ bị trả thù.
Trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do, ông Andrea Giorgetta- Giám đốc Văn phòng Châu Á của FIDH nói:
“Các nhà hoạt động môi trường như bà Nguỵ Thị Khanh đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các nguyên tắc và quyền về môi trường như là một phần trong các chính sách của Chính phủ Việt Nam, vốn theo cách tiếp cận từ trên xuống mà không có bất kỳ sự tham vấn thực sự nào của cộng đồng.
Việc bắt giam bà Nguỵ Thị Khanh và các nhà hoạt động môi trường khác cho thấy sự leo thang đáng lo ngại của Hà Nội trong việc đàn áp xã hội dân sự. Bà Khanh và các ông Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách không phải là những người chỉ trích chính phủ gay gắt - các tổ chức của họ trên thực tế đã tìm cách giúp Chính phủ Việt Nam thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU. Việc họ bị bỏ tù cho thấy ở Việt Nam không ai được an toàn trước sự đàn áp của chính phủ.
Việt Nam sử dụng tội danh ‘trốn thuế’ để bỏ tù bốn nhà hoạt động thay vì sử dụng các điều luật mơ hồ của Bộ luật Hình sự nhằm tránh sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, các bản án nặng nề mà 3 nhà hoạt động nêu trên phải gánh chịu cho thấy Hà Nội coi những người hoạt động môi trường là bất đồng chính kiến và họ phải im lặng.”
Năm tháng sau khi Việt Nam kết án tù các ông Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, và Bạch Hùng Dương và gần hai tuần sau phiên toà xử bà Nguỵ Thị Khanh, hiện có ba chính phủ Hoa Kỳ, Anh, và Canada cùng nhiều tổ chức phi chính phủ trong đó có Mạng lưới Hành động Khí hậu (Climate Action Network- CAN) đã lên tiếng phản đối việc kết án họ và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện. Văn phòng Nhân quyền và Chương trình Môi trường của Liên Hiệp quốc ngày 22/4 cũng ra thông cáo bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng bỏ tù người hoạt động nhân quyền và bảo vệ môi trường theo cáo buộc “trốn thuế” ở Việt Nam.
Đặc phái viên về Khí hậu của Tổng thống Hoa Kỳ John Kerry và người đồng cấp của Liên minh Châu Ấu là Frans Timmermans hôm 26/6 cùng lên tiếng cầu trả tự do cho bà Ngụy Thị Khanh và các nhà hoạt động môi trường khác đang bị cầm tù ở Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 23/6 lên tiếng bác bỏ những chỉ trích của cộng đồng quốc tế về trường hợp bà Nguỵ Thị Khanh, khẳng định việc kết án tù nhà hoạt động này là đúng luật.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.116 giây.