Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng. REUTERS
Tại buổi tiếp xúc cử tri tại Hà Nội hôm 23 tháng 6 năm 2022, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại lên tiếng về công tác chống tham nhũng. Ông Trọng cho biết, cuối tháng này Trung ương sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng để nhìn lại giai đoạn từ khi thành lập Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực thuộc Bộ Chính trị.
Ban này do ông Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban với cái tên ban đầu là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, được thành lập vào ngày 1 tháng 2 năm 2013. Đến ngày 16 tháng 9 năm 2021, ông Trọng đã ký quyết định sửa đổi ban này thành Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nói tóm lại, ở Việt Nam muốn chống tham nhũng thì phải thay đổi hoàn toàn cái cơ chế này. Phải có sự cạnh tranh giữa các đảng phái để họ nhìn vào cái đảng đang điều hành đất nước. Phải thay đổi tận gốc. - Nhà báo Trần Ngọc TuấnNhà báo Trần Ngọc Tuấn ở Cộng hòa Séc, một người luôn đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong nước cho rằng, muốn thật sự chống tham nhũng thì phải thay đổi thể chế:
“Tôi nghĩ chẳng có một quốc gia nào mà chống tham nhũng một cách tuyệt đối đâu. Còn ở Việt Nam thì chống tham nhũng chỉ chống từ rốn trở xuống. Nghĩa là không chống ở trên cao. Họ chỉ tỉa là ở những cây bị sâu ăn mà thôi.
Cách tốt nhất và có hiệu lực nhất là phải thay đổi tận gốc, thay đổi cả một cái cây, trồng cây mới với cái tên là cây Dân Chủ. Phải có tam quyền phân lập và báo chí độc lập. Ở các nước dân chủ, báo chí có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ chính phủ chống tham nhũng, hạn chế tham nhũng.
Nói tóm lại, ở Việt Nam muốn chống tham nhũng thì phải thay đổi hoàn toàn cái cơ chế này. Phải có sự cạnh tranh giữa các đảng phái để họ nhìn vào cái đảng đang điều hành đất nước. Phải thay đổi tận gốc.”
Giữa tháng 12 năm 2020, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020, trưởng Ban chỉ đạo là ông Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu phải xây dựng cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để “không dám tham nhũng”; một cơ chế để “không cần tham nhũng”.
Cũng nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, năm trước Bộ Chính trị đã ban hành quy định số 85 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Sau đó, một số đảng viên và học giả công bố một bức thư ngỏ yêu cầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “công khai tài sản” để “làm gương”. Cuối tháng 10 năm 2020, Thủ tướng Việt Nam ký ban hành Nghị định số 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Theo một số người quan tâm, việc chống tham những bằng nghị định, văn bản không hiệu quả. Muốn chống tham nhũng phải làm mạnh tay từ bên trong. Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại từng nêu quan điểm với RFA về biện pháp kê khai tài sản như một cách để làm sạch bộ máy:
“Nói vậy chứ có làm được gì đâu, có ai kê khai gì, lâu lâu có chỗ nổi cộm thì lại lôi ra... rồi lập hồ sơ, mở phiên tòa, rồi lại kết luận gây hậu quả nghiêm trọng do kém ý thức tổ chức... chứ có giải quyết gì đâu. Theo tôi muốn giải quyết vấn đề này phải nghiêm minh từ bên trong, từ trên xuống, nghiêm tức trong tổ chức thực hiện. Chứ không phải muốn nói gì thì cứ nói đại một cái, đưa ra văn bản này, văn bản nọ, nói thế thì ai nghe, ai làm, chả đi đến đâu, họ hết việc làm rồi...”
Việc kê khai tài sản, quan chức được nói đến nhiều mấy năm gần đây khi những căn biệt thự có giá từ hàng chục đế cả trăm tỷ của các quan chức xuất hiện trên mặt báo. Gần đây nhất là những căn biệt thự của ông Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) được một số chuyên gia bất động sản đánh giá có giá thị trường dao động từ 80-100 tỷ/căn. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, mức lương của chủ tịch thành phố Hà Nội là 15.347.000 đồng/tháng.
Các vị công khai tài sản hết đăng báo Nhân Dân cho dân đọc và nói luôn, nếu ai phát hiện tôi ngoài những tài sản đã kê khai mà còn có hơn một tỷ, hay cho mười tỷ cũng được, mà nguồn gốc không rõ ràng thì xin trả lại chức về nghỉ. - Luật sư Trần Quốc ThuậnTuy các hình thức tham nhũng rất khó bị phát hiện nhưng kết quả của nó ai cũng có thể thấy, ít nhất với phần nổi là bất động sản. Nếu các quan chức phải kê sai và giải trình nguồn gốc tài sản một cách công khai thì chắc chắn tham nhũng sẽ giảm. Đó là nhận định của Luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội với RFA sáng 23 tháng 6 năm 2022:
“Tham nhũng ở Việt Nam bây giờ là từ trong xương nó dòi ra cho nên phải trị bằng một loại thuốc đặc trị. Tôi đề nghị có những bước đi thích hợp. Thích hợp là từ xã, phường, ấp phải thực sự có tự do ứng cử, bầu cử. Tiếp đến là đến cấp quận, cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh rồi lên tới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Làm sao trong các cơ quan dân cử, Hội đồng Nhân dân và Quốc hội phải có năm đến mười phần trăm những người không là đảng viên để nghe tiếng nói thật sự của dân.
Ở Việt Nam bây giờ những người có chức đều là đảng viên mà tội tham nhũng là tội của những người có chức. Như vậy tham nhũng là từ trong đảng mà ra. Bây giờ phải thực hiện những câu mà Tổng bí thư đã nói về chống tham những. Muốn chống tham nhũng thì phải làm gương về tài sản. Làm gương trước nhất là Bộ chính trị rồi Ban bí thư, Ban chấp hành trung ương. Các vị công khai tài sản hết đăng báo Nhân Dân cho dân đọc và nói luôn, nếu ai phát hiện tôi ngoài những tài sản đã kê khai mà còn có hơn một tỷ, hay cho mười tỷ cũng được, mà nguồn gốc không rõ ràng thì xin trả lại chức về nghỉ.”
Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của mình; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Theo RFA