logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/07/2022 lúc 11:58:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
An ninh siết chặt xung quanh Tối Cao Pháp Viện - ''ngôi đền thiêng của tư pháp'' Mỹ, ngày 24/06/2022, vào lúc định chế này ra phán quyết hủy bỏ quyền phá thai. © Mary F. Calvert / Reuters '

Cuối tháng 6/2022 vừa qua, chỉ trong vòng mươi hôm, Tối Cao Pháp Viện Mỹ - với đa số thành viên thuộc phe bảo thủ - đã liên tiếp đưa ra bốn phán quyết quan trọng. Giới quan sát cho rằng đây là một bước ngoặt có ý nghĩa biểu tượng lớn đối với xã hội Mỹ.
Các phán quyết này không những để lại những hệ lụy nghiêm trọng đối với xã hội Mỹ trong nhiều thập niên, mà bước ngoặt chuyển hướng sang ‘‘bảo thủ’’ của Tối Cao Pháp Viện Mỹ trên thực tế chỉ mới chỉ bắt đầu. Sự chuyển hướng này của Tối Cao Pháp Viện Mỹ, chấm dứt truyền thống ‘‘ôn hòa’’ của định chế tư pháp tối cao của nước Mỹ, kéo dài từ nửa thế kỷ nay, đe dọa chính nền dân chủ Hoa Kỳ, theo nhiều chuyên gia, nhà quan sát. RFI tổng hợp thông tin về chủ đề này.
***
1/ Bốn phán quyết nói trên cụ thể ra sao ?
Phán quyết được coi là mang ý nghĩa biểu tượng mạnh nhất là việc ngày 24/06/2022, Tòa Án Tối Cao Mỹ hủy bỏ quyền nạo phá thai, được áp dụng từ gần nửa thế kỷ qua, ra đời với phán quyết Roe v. Wade, năm 1973. Kể từ giờ, chính quyền các bang – cụ thể là Nghị Viện của bang - có thẩm quyền xác định việc nạo phá thai có hợp pháp hay không. Nhiều bang do phe Cộng Hòa kiểm soát đã ngay lập tức, sau khi phán quyết được ban bố, áp đặt lệnh trừng phạt việc nạo phá thai. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã lên án ‘‘một sai lầm bi thảm’’ khiến ‘‘sức khỏe và sinh mạng của nhiều phụ nữ lâm nguy’’. Phán quyết Tòa Án Tối Cao Mỹ bị nhiều nước phương Tây phản đối. Tổng thống Pháp Emmnuel Macron lấy làm tiếc, vì phán quyết ‘‘phủ nhận’’ quyền tự do của phụ nữ ("Phán quyết về luật phá thai : « Một bước tụt hậu 50 năm của Mỹ »", RFI, ngày 25/06/2022).
Biểu tình trước Tối Cao Pháp Viện Mỹ phản đối dự án hủy bỏ quyền phá thai, Wahsington, đầu tháng 5/2022, trước khi định chế này ra phán quyết. © AP/Jose Luis Magana
Một phán quyết quan trọng khác là quyết định, hôm 29/06, giới hạn thẩm quyền của chính quyền Liên bang trong việc chống lại khí thải làm hâm nóng Trái đất, với việc bác bỏ quyền hạn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường của chính phủ Mỹ (EPA), trong việc ban hành các quy tắc điều chỉnh chung về việc phát thải của các nhà máy nhiệt điện than. Phán quyết của Tòa Án Tối Cao Mỹ gây khó khăn cho chính phủ Mỹ trong việc thực thi các cam kết vì khí hậu. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tố cáo ‘‘một bước tụt lùi trong cuộc chiến chống Biến đổi Khí hậu, trong lúc chúng ta đã rất chậm trễ trong việc thực thi các mục tiêu của thỏa thuận khí hậu Paris (ký kết năm 2015)’’ ("Khí hậu : Tại sao Joe Biden khó giữ được lời hứa về giảm khí thải'', RFI, ngày 5/7/2022).
Phán quyết thứ ba có ý nghĩa lớn đối với xã hội Mỹ, liên quan đến quyền mang súng. Sáu thẩm phán bảo thủ đã tuyên bố vô hiệu hóa một luật được bang New York ban hành cách đây hơn hai thế kỷ (ban hành từ năm 1791), giới hạn chặt chẽ quyền mang súng nơi công cộng. Quyền mang súng nói chung vốn được Tu Chính Án thứ hai của Hiến pháp Mỹ bảo vệ, nhưng trước khi phán quyết này được ban hành, các thành phố và các bang có thẩm quyền đưa ra quy định cụ thể về việc mang súng bên ngoài không gian tư nhân. Phán quyết thả lỏng việc mang súng nơi công cộng nói trên được đưa ra trong bối cảnh nước Mỹ vẫn còn chưa ra khỏi cơn sốc sau một loạt vụ xả súng giết người hàng loạt, trong đó có vụ tấn công vào một trường tiểu học ở Texas ngày 24/05, khiến 21 người chết. Thống đốc bang New York, bà Kathy Hochul, lên án một quyết định ‘‘đáng hổ thẹn’’ trong lúc người dân Mỹ ‘‘đang đối diện với lương tri về tình trạng bạo lực do vũ khí’’. Cựu thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Stephen Breyer nhắc lại rằng, năm 2020, đã có ‘‘45.222 người Mỹ chết vì súng’’.
Cũng vào cuối tháng 6, Tối Cao Pháp Viện Mỹ ra một phán quyết khác liên quan đến việc cho phép mở rộng hoạt động tôn giáo tại không gian công cộng. Cụ thể với việc bác bỏ bản án của một tòa án phúc thẩm, trong vụ kiện của một trường trung học công ở Bremerton, gần Seattle, kiện một huấn luyện viên bóng đá tổ chức cầu nguyện với các học sinh trong không gian nhà trường. Theo giáo sư luật Steven Schwinn, Đại học Illinois, phán quyết nói trên của Tối Cao Pháp Viện Mỹ ‘‘không những mở cửa cho hoạt động tôn giáo tại không gian công, mà thậm chí cho phép áp đặt các hoạt động như vậy’’. Khiếu kiện của trường trung học nói trên về vụ tổ chức cầu nguyện trong trường học dựa trên Tu Chính Án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ, cấm chính quyền các cấp, các nhân viên công lực tài trợ hay khuyến khích một tôn giáo. Nhiều người lo ngại việc sau phán quyết này, việc treo cờ Thiên Chúa giáo tại một trụ sở chính quyền sẽ trở thành điều được phép.
2/ Vì sao nói các phán quyết nói trên là một ‘‘bước ngoặt có ý nghĩa biểu tượng’’ đối với xã hội Mỹ ?
Hủy bỏ quyền phá thai, coi mang súng nơi công cộng là quyền Hiến định, mở rộng hoạt động tôn giáo trong không gian công, hay giới hạn nghiêm ngặt quyền hạn của chính quyền liên bang trong cuộc chiến chống Biến đổi Khí hậu… Hàng loạt quyết định đã được Tối Cao Pháp Viện Mỹ, với phiếu thuận của 6 thẩm phán theo truyền thống ‘‘bảo thủ’’, đưa ra trong mươi ngày cuối tháng 6 (3 thẩm phán bên ‘‘cấp tiến’’ bỏ phiếu chống) được nhiều nhà quan sát coi là ‘‘biểu hiện đầu tiên’’ cho sự quay ngoặt mạnh mẽ trở lại với lập trường ‘‘bảo thủ’’ của Tối Cao Pháp Viện, sau khoảng nửa thế kỷ ‘‘ôn hòa’’, theo ghi nhận của AFP.
Về nguyên tắc việc đa số thẩm phán thuộc phe ‘‘bảo thủ’’ không có nghĩa là một Tối Cao Pháp Viện nhất nhất ra các phán quyết theo lập trường tư tưởng ‘‘bảo thủ’’. Cách đây chỉ ít năm, hồi 2015, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn quốc với 5 phiếu thuận, 4 phiếu chống. Chính thẩm phán bảo thủ Anthony Kennedy đã bỏ phiếu thuận cùng với 4 thẩm phán cấp tiến. Trước đó, phán quyết bảo vệ quyền phá thai năm 1973 đã được 7 thẩm phán thông qua, trong đó có 5 thẩm phán do chính phe Cộng Hòa bổ nhiệm. Thẩm phán xuất thân từ phe bảo thủ không có nghĩa là hành động vì quyền lợi và theo quan điểm của phe Cộng Hòa, của cử tri Cộng Hòa.
Thời kỳ ‘‘ôn hòa’’ và nhiều khi ngả sang ‘‘cấp tiến’’ của Tối Cao Pháp Viện Mỹ bắt đầu từ thời thẩm phán Earl Warren (xuất thân đảng Cộng Hòa) là người đứng đầu (1953-1969). Dưới nhiệm kỳ của ông, nền tư pháp Mỹ đã làm thay đổi triệt để cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người Mỹ, chấm dứt các quy định "ngăn cách chủng tộc", củng cố quyền lực của nhà nước Liên bang, đặt nền tảng cho những quyền căn bản như quyền phá thai sau này. Vào thời điểm đó, Tối Cao Pháp Viện đã bị phe bảo thủ công kích dữ dội.
Tuy nhiên, tình hình giờ đây đã hoàn toàn thay đổi. Theo giáo sư về luật Hiến pháp Stephen Wermiel, Đại học American University (trả lời AFP), trong niên khóa 2021-2022, vừa khép lại ngày 30/06, Tối Cao Pháp Viện đã chọn một hướng đi ‘‘bảo thủ hơn rất nhiều’’. Phe bảo thủ trong Tối Cao Pháp Viện, với ba thẩm phán được bổ nhiệm trong nhiệm kỳ Donald Trump (2017-2020), đã tìm cách kiểm soát ‘‘ngôi đền thiêng của nền tư pháp’’, đảo ngược một số phán quyết vốn được coi là thành quả của tư pháp Hoa Kỳ (*).
Theo giới chuyên gia, bước ngoặt trở lại với các giá trị ‘‘bảo thủ’’ của Tối Cao Pháp Viện Mỹ mới chỉ ở điểm khởi đầu. Vẫn theo giáo sư về luật Hiến pháp Stephen Wermiel, sau 50 năm chờ đợi, phe bảo thủ ‘‘đang có một cơ hội áp đặt một hướng đi triệt để khác’’ đối với nước Mỹ. Ông dự báo ‘‘họ sẽ không bỏ lỡ thời cơ này’’. Theo giáo sư luật Hiến pháp, bà Morgan Marietta (trả lời Le Point), Đại học Lowell bang Massachusetts (Hoa Kỳ), người theo dõi sát các phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Mỹ, thì nỗ lực của phe bảo thủ trong Tối Cao Pháp Viện hiện nay mang tầm vóc của một ‘‘cuộc cách mạng sâu sắc trong chính trị Mỹ’’ (cuộc cách mạng bảo thủ). Không có gì cho thấy là phe bảo thủ sẽ ngừng ở đây. Hàng loạt phán quyết về những vấn đề quan trọng có thể sẽ được đưa ra vào mùa thu này, khi Tối Cao Pháp Viện bắt đầu hoạt động trở lại. Cụ thể như liên quan đến việc phân định lại khu vực bầu cử. Thẩm phán Clarence Thomas – được nhiều người coi là thẩm phán bảo thủ nhất trong Tối Cao Pháp Viện - thậm chí còn đe dọa xét lại quyền liên quan đến việc sử dụng các biện pháp ngừa thai, quan hệ tình dục đồng giới và kể cả quyền hôn nhân đồng giới.
3/ Xu thế Tối Cao Pháp Viện Mỹ chuyển mạnh sang lập trường ‘‘bảo thủ’’ đe dọa nền dân chủ Mỹ như thế nào ?
Theo chuyên gia về luật Hiến pháp Mỹ John Freund, được Le Monde trích dẫn, với việc Tối Cao Pháp Viện trao lại cho các bang quyền ấn định cho phép hay không cho phép quyền phá thai chẳng hạn, các thẩm phán bảo thủ đã tự thoái thác sứ mạng của mình, để phục vụ cho quyền lợi của một phe phái. ‘‘Sự trung thành với một phe trở thành điều có ý nghĩa hơn cả phận sự nghề nghiệp’’ - sứ mạng bảo vệ sự công chính của nền tư pháp, đã được giao phó.
Các quyết định nói trên của phe bảo thủ trong Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ thách thức nguyên tắc ‘‘cân bằng quyền lực’’ đã được ‘‘các cha đẻ’’ của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ nỗ lực xác lập. Cân bằng giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp. Với một hệ thống đối trọng quyền lực được xác lập một cách tinh vi, để bảo đảm không có nhánh quyền lực nào trong ba nhánh lấn át nhánh kia. Tình trạng Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết, đứng hẳn về lập trường bảo thủ nói trên (với hành xử khi thì thoái thác - như trường hợp quyền phá thai, khi thì can thiệp quá mức - như trường hợp giới hạn thẩm quyền chính phủ Liên bang về khí hậu, theo những người chỉ trích), một mặt phản ánh sự phân cực ngày càng cao độ trong đời sống chính trị nước Mỹ, mặt khác tham gia thúc đẩy chính quá trình này.
Việc Tối Cao Pháp Viện ra các phán quyết kiểu như trên, tăng cường quyền hạn của chính quyền cấp dưới, hạn chế quyền hạn của chính quyền Liên bang, càng làm sâu thêm hố ngăn cách giữa các bang ‘‘bảo thủ’’ với các bang ‘‘cấp tiến’’. Giáo sư luật Hiến pháp, bà Morgan Marietta, Đại học Lowell bang Massachusetts (Hoa Kỳ) nhấn mạnh đến tính chất nguy hiểm của xu thế phân cực đang ngày càng trở nên cao độ này (mà các phán quyết của Tòa Án Tối Cao góp phần làm gia tăng): ‘‘Mọi người sẽ bỏ phiếu bằng chân (tức sẽ chọn sống ở nơi nào phù hợp với mình). Đây sẽ là hệ quả của sự thay đổi chế độ Hiến pháp (changement de régime constitutionnel) và của xu thế phân cực (…) Sự phân cực này không chỉ giới hạn ở những gì liên quan đến các đảng phái chính trị, mà còn đến cả cảm nhận về thực tại’’.
Một ví dụ tiêu biểu về sự đối kháng triệt để trong ‘‘cảm nhận về thực tại’’ liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11/2020. Đông đảo người Mỹ (đặc biệt những người ủng hộ đảng Cộng Hòa) cho rằng cuộc bầu cử là gian lận, mặc dù không có bằng chứng (thăm dò của Reuters và Ipsos cuối 2021 cho thấy có đến 63% người ủng hộ đảng Cộng Hòa không tin bầu cử công bằng). Sự đối lập hai nước Mỹ, nước Mỹ của các khu vực ven biển và các thành phố lớn và phần còn lại của nước Mỹ, đối lập sâu xa và triệt để trong ‘‘cảm nhận về thực tại’’ nói trên đe dọa tương lai của nước Mỹ. Một số nhà quan sát dùng từ ‘‘cuộc nội chiến về chính trị và văn hóa’’ tại Mỹ để mô tả tình hình đáng sợ này (Alain Frachon, Le Monde, ngày 5/5/2022).
Bốn phán quyết nói trên đưa ra vào tuần lễ cuối cùng của niên khóa Tối Cao Pháp Viện Mỹ, thực ra nằm trong số 13 phán quyết (trên tổng số 14 phán quyết), đưa ra theo hướng ‘‘bảo thủ’’ (trong niên khóa này). Nghiêng hẳn về bên bảo thủ, uy tín của Tối Cao Pháp Viện Mỹ trong con mắt của người dân Mỹ có xu hướng sụt giảm mạnh. Tuần báo Pháp Le Point (bài ‘‘États-Unis : entre l’opinion publique et la Cour suprême, le divorce est consommé’’ / tạm dịch là ‘‘Hoa Kỳ: giữa công luận và Tòa Án Tối Cao, sự đoạn tuyệt đã trở nên rõ ràng’’, ngày 6/7/2022) dẫn lại một thăm dò dư luận mới đây của viện Gallup, theo đó chỉ có 25% người Mỹ tin tưởng ở Tối Cao Pháp Viện, so với 36% năm ngoái 2021. Tỉ lệ thấp nhất trong vòng 50 năm nay. Ngay trong hàng ngũ người cảm tình với đảng Cộng Hòa, cũng chỉ còn 37% tin tưởng.
Vụ người ủng hộ cựu tổng thống Donald Trump tấn công nhà Quốc Hội Mỹ (ngày 6/1/2021), để bác bỏ kết quả bầu cử (vì tin tưởng bầu cử bị gian lận), được coi là một cuộc tấn công vào nền dân chủ Mỹ. Xu thế ngả mạnh sang bảo thủ của Tối Cao Pháp Viện đe dọa hệ thống đối trọng quyền lực của nước Mỹ, góp phần thúc đẩy thêm xu thế phân cực của xã hội Mỹ, theo nhiều chuyên gia. Đối với chính quyền Joe Biden, ‘‘an ninh quốc gia’’ của nước Mỹ - cũng như nhiều nền dân chủ - đang bị thách thức trước hết từ bên trong. Bản ''Chỉ dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời'' (Interim National Security Strategic Guidance) (ban hành ngày 03/03/2021), ít tuần sau khi ông Biden lên nắm quyền, nhấn mạnh trước hết đến ''nạn tham nhũng, bất bình đẳng gia tăng, phân cực xã hội, chủ nghĩa dân túy và các mối đe dọa phi tự do (illiberal threats) nhắm vào thể chế nhà nước pháp quyền'' (‘‘Chiến lược An ninh Quốc gia’’ Mỹ: Ưu tiên củng cố dân chủ và siết chặt quan hệ đồng minh", RFI ngày 5/3/2021). 

Theo RFI
________________
Ghi chú 
(*) Các phán quyết ‘‘để lại những hệ quả thê thảm cho hình ảnh của nước Mỹ này là sản phẩm của chế độ chuyên chế của một thiểu số, được tạo điều kiện tồn tại nhờ ở một hệ thống bầu cử được thiết kế có lợi thái quá cho các bang bảo thủ nhất. Chính hệ thống này đã cho phép ông Donald Trump, một tổng thống bị đánh bại trong cuộc bầu cử với số lượng phiếu chênh lệch rất lớn tính trên toàn quốc, lại có quyền đề cử ba thẩm phán, được giới vận động hành lang chọn lựa, và sau đó được Thượng Viện chấp thuận. Mà bản thân thành phần của Thượng Viện này chỉ là hình ảnh méo mó của đất nước (khi các bang dân số ít như Wyoming với 600.000 cũng có quyền bầu chọn cùng số lượng thượng nghị sĩ như bang California với gần 40 triệu dân)’’ (xã luận Le Monde ''La Cour suprême aggrave l’affaissement démocratique des Etats-Unis" / "Tòa Án Tối Cao làm trầm trọng thêm sự suy yếu về dân chủ của nước Mỹ'', ngày 25/06/2022). 

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.129 giây.