logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/07/2022 lúc 08:08:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hồi kỳ Vượt Tù Vượt Biển của Huỳnh Công Ánh























































YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=1Z8hnW712iM&feature=player_embedded[/YOUTUBE]









song  
#2 Đã gửi : 12/07/2022 lúc 08:12:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hồi ký 'Vượt tù, Vượt biển'

UserPostedImage
Huỳnh Công Ánh trình diễn trong chương trình "Tất Cả Cho Tinh Thần Tuổi Trẻ Yêu Nước" tại quận Cam, tháng 12 năm 2013 (ảnh của Nguyễn Thiều Minh)

Sau buổi ra mắt cuốn hồi ký “Tình yêu, ngục tù và vượt biển” của vợ chồng cựu phóng viên chiến trường Vũ Thanh Thủy/Dương Phục tại Virginia ngày Chủ Nhật 23 tháng tháng 10 năm ngoái, vùng Washington D.C và phụ cận, ngày 18 tháng 6 tới đây sẽ chứng kiến buổi ra mắt cuốn hồi ký “Vượt tù, vượt biển” của ca-nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh được xuất bản dưới dạng song ngữ Việt- Anh dày 806 trang.
Tác giả Huỳnh Công Ánh cho biết:
“Sau khi tôi ở tù với người miền Bắc rồi thì tôi thấy chế độ đó là một chế độ đối xử với người và người không được tốt, không như cuộc nội chiến Bắc Nam của Mỹ trong đó tù binh được đối xử khác hơn tù binh Việt Nam. Tôi cứ đắn đo mãi và bây giờ tôi quyết định viết ra mong rằng tuổi trẻ họ đọc, họ thấy rằng thế hệ của chúng tôi thực sự chiến đấu, chúng tôi không phải khiếp nhược nhưng chúng tôi chiến đấu. Trong cuốn sách tôi kể rất công bình, rất thoải mái vì 37 năm tôi để lòng tôi bình xuống rồi, tôi không để hận thù vào đó, tôi không thể để những ý thức hệ nói rằng bên mình là đúng, bên kia là sai ảnh hưởng. Tôi chỉ kể đoạn đường tôi đi qua, gặp cái gì, làm cái gì trong tù, và đoạn đường tôi trốn tù gặp cái gì. Đó là lý do tại sao tôi viết cuốn hồi ký này.”
Ít có tù nhân tại các trại miền Bắc trốn thoát được. Một phần vì không thông thạo địa hình địa vật, phần khác vì các trại được thành lập tại các vùng sâu vùng xa ở miền thượng du Bắc Việt hoặc miền Bắc Trung Việt nơi đa số các sắc tộc thiểu số như người Tày, người Mường, người Lô lô .. sinh sống. Và các trại chỉ cần treo giải thưởng vài ký muối và những phẩm vật thiết yếu khác thì các người sắc tộc sẽ ra sức bắt những người tù vượt ngục để lãnh thưởng. Tại các trại miền Bắc, muốn vượt ngục thành công phải có sự giúp đỡ của người dân địa phương như trường hợp của Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh.
Ông Ánh chia sẻ:
“Tôi thoát được, tôi trốn được là nhờ có nhiều người giúp lắm. Cuộc vượt biên đẫm máu cũng vậy, bị cướp bóc nầy kia thì cũng có người giúp nên tôi lại trốn thoát một lần nữa ở dưới biển, nếu không thì có thể nói là không thoát được.”
Trong cuốn hồi ký “Vượt tù, Vượt biển”, nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh kể lại chi tiết về hai nhân vật đã giúp ông trốn khỏi trại tù Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh là người tù hình sự Nguyễn Đình Chiến, bộ đội Bắc Việt đào ngũ, và cô gái trẻ Hà Tĩnh Trần Thị Hoa.
Nguyễn Đình Chiến phụ trách giữ xẻng cuốc để cấp phát cho 50 người tù trong đội văn nghệ của nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh trước khi đi lao động cũng như thu lại vào buổi chiều khi tù trở về trại. Anh này có cảm tình với Huỳnh Công Ánh nên vẫn thường giúp đỡ nhạc sĩ Ánh ngay cả sau khi hết hạn tù trở về.
Nhạc sĩ Ánh thuật lại:
“Sau này được thả rồi, cậu ấy vẫn lên lại nhiều lần để liên lạc với tôi và bảo là trốn thì cứ đi trên sông thì em sẽ đón. Tôi trốn từ sáng đến chiều thì cậu đón tôi bên bờ sông rồi anh em chạy trong rừng vì cậu là bộ đội, cậu biết đường. Cũng nhờ cậu cùng đi với tôi, cùng nhảy tàu với tôi nên tôi mới thoát được. Sau này khi vượt biên, chuyến thứ nhất thất bại, chuyến thứ nhì tôi đưa cậu vượt biên luôn rồi cậu qua Pháp, có gia đình, có 3 đứa con. Sau này tôi làm ăn thành công, tôi bảo trợ cả gia đình cậu từ Pháp qua Houston.”
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh thuộc đội văn nghệ của trại và thường được cử đi trình diễn văn nghệ cho dân chúng địa phương chung quanh trại. Ông đàn giỏi hát hay nên được dân làng mến mộ, trong đó có cô Trần Thị Hoa, lúc bấy giờ mới 18 tuổi thuộc gia đình liệt sĩ.
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh nhớ lại:
“Đội tôi từ chỗ lao động đi hàng dọc ra bờ sông tắm, thì một hôm bỗng trong đám bắp, có một cô gái nhảy ra dúi trong tay tôi một miếng giấy. Khi ra sông, tôi mới mở miếng giấy ra thì thấy cô viết nguệch ngoạc mấy chữ: ‘Em tên Hoa, em muốn làm quen với anh Ánh’. Cá nhân tôi tôi có cảm giác tôi không thấy đói nữa. Tù đói lắm nhưng khi có tờ giấy đó tôi thấy no. Hình như tinh thần mình thấy sung sướng nên no. Cũng nhờ sự yêu thương của cô và nhờ cậu Chiến là hai người trực tiếp giúp nên tôi mới vượt thoát được. Trong lòng tôi luôn luôn nhớ tới cổ. Nhớ không phải vì chuyện yêu thương, tình cảm nhưng mà nhớ tới công ơn của cô đã hệ lụy vì mình, đã giúp mình, và mối tình đó mới thật sự là mối tình cho mà biết chắc sẽ không nhận được một cái gì.”
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh cho biết là sau này, dù đã ra công tìm kiếm và vài lần, ngay cả nhờ Nguyền Đình Chiến trở về tìm lại cô Trần Thị Hoa, nhưng tới nay vẫn chưa tìm ra tung tích, chỉ biết cô đã đi bộ đội. Tìm đến nhà cũ cũng không ai biết cô Hoa lưu lạc phương nào.
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh được đào tạo về âm nhạc trong thời gian ông học Trung học tại các trường của các sư huynh La San ở Komtum, Nha Trang, và Saigon nên ông rất vững vàng về nhạc lý. Những năm tháng tù này đã khiến ông trở thành một trong những con chim đầu đàn của Phong trào Hưng ca tại Hải ngoại.
Cuốn hồi ký “Vượt tù, Vượt biển” của ông đã đóng góp thêm vào kho tàng văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại, ghi dấu một giai đoạn lịch sử bi thảm của dân tộc Việt Nam mà dấu mốc là ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Theo VOA
song  
#3 Đã gửi : 12/07/2022 lúc 08:21:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
‘Vượt Tù, Vượt Biển' cùng Huỳnh Công Ánh

UserPostedImage
Bìa cuốn hồi kỳ Vượt Tù Vượt Biển của Huỳnh Công Ánh.

Cuốn hồi ký “Vượt tù Vượt biển” của tác giả Huỳnh Công Ánh được giới thiệu đến với mọi người sau 42 năm kể từ tháng 4 năm 1975.
Trong đó, những sự kiện, hình ảnh của miền Nam kể từ buổi sáng 30 tháng 4-75, cuộc sống của người lính Việt Nam Cộng hoà trong trại cải tạo, hay những chuyến vượt biển kinh hoàng được tác giả kể lại trong cuốn hồi ký với vai trò là một nhân chứng lịch sử.
Nhân vật Tôi
Nhân vật “tôi” xuyên suốt trong 21 chương của “Vượt tù, vượt biển” là Đại uý Sư đoàn 22 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hoà, người tù vượt ngục trại Long Giao, người lái tàu vượt biển hai lần, chủ tịch Hội Cựu Quân nhân tại đảo Pulau Bidong năm 1981; người sáng lập Phong trào Hưng ca Việt Nam: nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh.
Tất cả những vai trò từng tồn tại trong 70 năm cuộc đời được ông gói ghém trong 21 chương của “Vượt tù, vượt biển”, cuốn hồi ký ông ấp ủ 38 năm. Khi thực hiện được, thì đã bước sang năm thứ 42 kể từ buổi sáng 30 tháng 4 năm 1975.
“Cho tới bây giờ, những hình ảnh suốt từ năm 75 ra tới miền Bắc, rồi trốn tù, nó nằm mãi trong đầu. Mặc dù tuổi đã lớn nhưng những hình ảnh không bao giờ quên. Vì tuổi lớn, có những sự kiện có thể mất đi nhưng không có gì thêm bớt. Và những nhân vật vẫn còn nằm yên đó..”
Thật sự là như thế. Sài Gòn buổi sáng 30 tháng 4 năm 75 hiển hiện ra dưới ngòi bút của ông với đầy đủ âm thanh, sắc thái, mùi vị. Ông gọi những chương đó là “Tan hàng, Bỏ súng”.
Tan hàng; Bỏ súng
“30.4. Hình như suốt đêm qua Sài Gòn chập chờn không ai tròn giấc ngủ. Tôi không thể nằm yên ở nhà chịu trận mà không biết những gì đang xảy ra bên ngoài đường phố. Tôi rời nhà với đôi mắt cay xè. Sài Gòn vẫn nắng chói chang…
Sáng sớm hôm nay một chiếc trực thăng HU.1D bên kia đường, đỗ trên nóc nhà đón thân nhân, đã vướng dây điện, nằm chúi đầu như sắp rơi xuống đất. Ngoài đường cả một cảnh tượng hỗn loạn đang xảy ra, xe cộ xuôi ngược, và chưa lúc nào đường phố thấy người đi bộ nhiều như sáng nay, nhiều người chạy trên đường với thái độ hốt hoảng…”
Cho tới bây giờ, những hình ảnh suốt từ năm 75 ra tới miền Bắc, rồi trốn tù, nó nằm mãi trong đầu.
- Huỳnh Công Ánh

“Cảm giác trưa ngày 30 tháng 4 là cảm giác không biết mình sẽ đi về đâu sau cái ngày Việt Cộng chiếm miền Nam, sau ngày buông súng. Lúc đó cứ nghĩ là bây giờ họ thắng rồi, họ lấy hết đất nước rồi, cảm giác như đờ đẫn, không biết đứng ở đâu, không biết làm gì. Cho tới khi có thông cáo đi tù cải tạo 10 ngày thì cũng vui mừng, giỡn đùa…ôi 10 ngày nhằm nhò gì, 3 tháng cũng nhằm nhò gì. Ở tù 10 ngày, 3 tháng hay 1 năm rồi ra có cơ hội đi làm ăn hoặc đi học lại, vì tôi tổng động viên năm 68, hai mươi mấy tuổi thôi, tôi cũng ước mơ đi học lại.”
Qua những tình tiết tác giả kể lại trong “Bỏ súng”, người đọc sẽ thấy và hiểu những lớp xi măng đầu tiên xây dựng nên một thành trì xã hội chủ nghĩa ngày nay.
“…Thời gian của tháng 5-75 là thời gian của xôn xao họp hành, thành lập khu phố, kê khai giấy tờ và học tập cái gọi là “chính sách của cách mạng”. Chị giúp việc nhà hàng xóm kế cận căn nhà tôi ở, nghe đâu cũng là Việt Cộng nằm vùng, bây giờ là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân phường.”
Về Long Giao
Những tháng ngày sau đó của Huỳnh Công Ánh và đồng đội của ông được lột tả thật đến từng tiếng thở, tiếng ngáy, tiếng máy xe nổ ầm ì trong đêm khuya. Cách ông tường thuật đoạn đường về Long Giao mà bần bật lên đó là niềm tin, niềm hy vọng, rồi tiếp nối là sự hoang mang, để rồi cuối cùng là thất vọng.
“Giờ này trong bóng tối, chen chúc trong chiếc xe, tôi mới thấy ân hận. Vợ con tôi chắc đã ngủ rồi mà không biết cảnh chồng và cha đang ngồi trên chiếc xe bít bùng này và đi về đâu? Hoàn cảnh này không thể có chuyện đi “học tập 10 ngày” được rồi. Cũng có thể chúng chở ra biển, rồi nhận chìm tàu, hay đem lên núi xử bắn rồi lấp xuống hố.”
7 năm trong trại tù Long Giao trong hồi ký của Huỳnh Công Ánh không thiếu những câu chuyện bi hài. Những mẫu chuyện ngắn, được kể lại gọn gàng qua những lời đối thoại không văn vẻ, nhưng rất “trịnh trọng” bởi cách xưng hô “thưa gửi các bộ”, đủ để người đọc phải vỡ oà cái cảm xúc vừa buồn cười, vừa cay đắng.

UserPostedImage
Một bức ảnh chụp ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho thấy lính Việt Nam Cộng Hòa bị hộ tống bởi bộ đội Bắc Việt. AFP photo

“…Những tuần lễ đầu ở Long Giao, khi đi ngang qua các vọng gác của các bộ đội, thấy nhiều viên đá cục chất đống dưới chân vọng gác. Sau mới biết, bộ đội sau khi đi đại tiện, họ dùng đá để lau chùi. Bộ đội mà thế thì huống gì là tù, lấy giấy ở đâu? chỉ dùng lá, cục đá hoặc chà dưới cỏ. Man rợ như thế đấy.
Cũng có những câu chuyện nực cười khác
Khi mới vào Long Giao, có anh tên là Lê Thông, mang kính cận dày cộm. Một hôm đi ngược chiều với bộ đội, tên bộ đội gọi giật lại:
- Anh kia, ai cho phép anh đeo kiếng?
- Báo cáo cán bộ, tôi bị cận thị. Anh Thông trả lời
- Cận thị là cái gì? Lấy xuống, lấy xuống mau!
- Báo cáo cán bộ lấy kiếng xuống thì tôi quờ quạng lắm, làm sao thấy đường đi?
- Tôi không đùa với anh đâu nhé. Lấy xuống mau!”
Vượt tù, vượt biển
Từ những chương này trở về sau, là những mốc thời gian tác giả gọi là tàn khốc nhất. Chính vì vậy mà trong suốt 38 năm, dù trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, ông vẫn không quên một chi tiết nào. Từ cuộc vượt ngục lịch sử thoát khỏi những ngày học tập cải tạo trong trang phục của bộ đội Bắc Việt cho đến hai lần lái tàu vượt biển.
“Khi ở tù, phải có 1 thời gian suy nghĩ rất là lâu, bao nhiêu năm liền về ý định trốn tù. Vượt biển thì khốc liệt lắm, trong vòng có mấy ngày thôi. Tôi đã từng bị mảnh đạn bị thương, rồi bỗng nhiên trở thành người chỉ huy cứu 29 người trên tàu sống sót trong 17 ngày trôi trên biển. Chính mình cũng bị hải tặc Thái Lan khoét lưỡi lê trong hậu môn chảy máu đi không được, bị kẹp tay tra khảo. Nó khốc liệt sợ hãi hơn đường trốn tù. Cái hãi hùng của chuyến vượt biên thứ hai nếu xảy ra giống như chuyến thứ nhất thì liệu vợ, con và cháu và em của mình sẽ ra sao? vì mình mà họ chết. Nếu mình chết 1 mình không sao. Nhưng liên luỵ đến con nhỏ, cháu mình thì cảm giác nó sợ sệt, không ăn không ngủ được nhiều hơn là trong tù.
Cho đến giờ này, thỉnh thoảng, cái gọi là hãi hùng nó vẫn còn. Có nhiều đêm ngủ phải đá lung tung, hoặc nhiều đêm ngủ giật mình ôm mền ôm gối chạy.
- Huỳnh Công Ánh

Vượt biên là mình phải làm sao cho tàu đi không chìm dưới biển, làm sao để tránh hải tặc vô cướp, hiếp dâm…Khi đi rồi không biết sẽ đi về đâu? Tấp vô bến nào hay được tàu vớt hay bị chìm tàu?”
Những ký ức tưởng như sẽ dần nguôi ngoai, nhưng không phải thế. Ông nhớ lại cuộc đời của một người tỵ nạn đến Mỹ ba mươi mấy năm, và thấy rằng nó cay đắng thâm trầm nghiệt ngã hơn thời gian 7 năm học tập cải tạo rất nhiều.
“Cho đến giờ này, thỉnh thoảng, cái gọi là hãi hùng nó vẫn còn. Có nhiều đêm ngủ phải đá lung tung, hoặc nhiều đêm ngủ giật mình ôm mền ôm gối chạy. Nhiều khi trong giấc chiêm bao mình thấy họ bắt mình, kéo mình, mình vẫy vùng, đá vào người vợ nằm kế mình. Nhiều lần như thế, nghĩa là nó ám ảnh mình suốt đời.
Thành ra cái chuyện ám ảnh, lo âu, dĩ vãng trong tù là nhớ vanh vách, chỉ có đọc ra, ghi ra, chứ không thêm thắt, hư cấu, văn chương gì cả.”
Nhân chứng lịch sử
Khó mà tìm được một mỹ từ hay một chi tiết bắt người đọc phải suy nghĩ trong hồi ký của Huỳnh Công Ánh. Thay vào đó, từng câu từng chữ hiện ra gãy gọn, thật thà, có cả cái tiếng chửi thề không lẫn vào đâu được của người miền Nam, đưa người đọc của nhiều thế hệ quay về sống với từng giây phút của năm tháng đó, chứng kiến những câu chuyện đó.
Ông nói rằng để thoát được những chuyến đi ấy, ông đã chịu ơn tình của nhiều người. Những ân tình đó là nguyên nhân đến 38 năm sau cuốn hồi ký mới ra đời. Niềm vui của ông được diễn tả bởi hai chữ “bàng hoàng” vì ông cho rằng ông đã thực hiện được sứ mệnh của cuộc đời mình.
Ước mơ và khát vọng lớn nhất là tôi làm tròn vai trò người chứng nhân của lịch sử, khúc quanh lịch sử cay nghiệt nhất mình là chứng nhân.
- Huỳnh Công Ánh

“Ước mơ và khát vọng lớn nhất là tôi làm tròn vai trò người chứng nhân của lịch sử, khúc quanh lịch sử cay nghiệt nhất mình là chứng nhân. Và mình đứng cửa giữa, tức là lòng mình đã chùng xuống rồi. Ba mươi mấy năm tôi mới viết, thì sự hận thù ra ngòi bút, ra trong tư tưởng không còn nữa. Nó đã bình tâm rồi. Mình muốn mình là người Việt Nam yêu nước, mình muốn mình là nhân chứng thật sự giữa hai chế độ miền Bắc và miền Nam. Và nhân chứng đó chỉ đưa ra hình ảnh thôi, không phê phán, không chửi rủa, không đả đảo, không hận thù.”
Điều ông mong muốn, với vai trò là một nhân chứng kể lại một khúc quanh của lịch sử, người đọc, và thế hệ sau sẽ tự biết cái nào đúng, cái nào sai, cái nào cần thiết cho giống nòi Việt Nam.
Khi chương cuối cùng của hồi ký “Vượt tù, vượt biển” khép lại, người đọc vẫn còn thấy đâu đó buổi sáng hỗn loạn của ngày 30 tháng 4 lịch sử. Với nhiều người khác, biến cố ấy không chỉ dẫn đến một cuộc vượt tù cải tạo và hai chuyến vượt biển của Huỳnh Công Ánh, mà còn dẫn đến một câu chuyện dài chưa có hồi kết của đất nước, dù đã bước sang năm thứ 42.
Theo RFA
song  
#4 Đã gửi : 12/07/2022 lúc 08:27:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh ra mắt hồi ký ‘Vượt Tù Vượt Biển’ và tuyển tập ‘Thét Gào’

SANTA ANA, California (NV) – Buổi ra mắt hồi ký “Vượt Tù Vượt Biển” và tập thơ nhạc “Thét Gào” với 163 ca khúc, cùng hai CD “Tình Mẹ, Tình Cha” của nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh, được tổ chức chiều Thứ Bảy, 23 Tháng Mười, tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Santa Ana, thuộc Giáo Phận Orange.
UserPostedImage
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh ký tặng sách. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Theo nhạc sĩ, buổi ra mắt này cũng nhằm vinh danh những cựu quân nhân Quân Lực VNCH, những người đã từng chiến đấu, và đã hy sinh nơi chiến trường vì lý tưởng tự do.
Tác giả Huỳnh Công Ánh đã từng chiến đấu ngoài chiến trường, đã chịu nhiều gian khổ trong lao tù Cộng Sản, cho đến khi qua được thế giới tự do, ông vẫn tiếp tục tranh đấu cho quê hương, vì dân tộc và lý tưởng tự do và chính nghĩa quốc gia.
Buổi ra mắt sách dưới sự điều hợp của ba MC là Nhung Nguyễn, Tô Phạm Thái, và Phạm Gia Đại, cùng sự góp mặt của các văn hữu từ North Carolina, Texas, New Orleans, Hawaii, Na Uy và California.
Đặc biệt có Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Gino Castagnetti (Gene Quốc Việt) cùng phu nhân tham dự. Ông đã từng chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam và là người đã đưa 81 hài cốt chiến sĩ Nhảy Dù Quân Lực VNCH từ Hawaii về an táng tại Nam California vào năm 2019.
UserPostedImage
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh (giữa) nhận bằng tưởng lục từ Thị Trưởng Tạ Đức Trí. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Buổi ra mắt sách có sự hiện diện của Thị Trưởng Trí Tạ, Phó Thị Trưởng Charlie Chí Nguyễn, cùng các văn thi hữu, các thân hào nhân sĩ, Ban Tù Ca Xuân Điềm, và nhóm Đàn Chim Lạc Việt.
Nhà thơ Vĩnh Tuấn bày tỏ tâm tình: “Trong tập thơ ‘Lời Gởi Mai Sau,’ đã tổng kết cuộc đời của Huỳnh Công Ánh, từ lúc còn là học sinh cho tới khi là người tù, anh gởi hết cả tâm huyết của mình đến thế hệ mai sau tiếp tục tranh đấu. Anh muốn nhắn gởi thế hệ tiếp nối làm sao cho quê hương Việt Nam trở về thời dân chủ thịnh trị, thanh bình.”
Mở đầu chương trình văn nghệ là Ban Tù Ca Xuân Điềm với “Liên Kết Ca,” tiếp nối là ca khúc “Mong Manh Tình Đầu” sáng tác Huỳnh Công Ánh lúc mới 22 tuổi, và những ca khúc đấu tranh khác.
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh, sinh quán làng Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Năm 1968, gia nhập Khóa 3 Bộ Binh Thủ Đức, sau đó thuyên chuyển về Sư Đoàn 22 đóng tại Cầu Bà Di Qui Nhơn, là đại đội trưởng đại đội trinh sát, thuộc Trung Đoàn 40, Sư Đoàn 22. Năm 1972, ông được chọn là sĩ quan xuất sắc của Sư Đoàn và Quân Đoàn, được tưởng thưởng Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, được tuyển chọn công du dự Lễ Quốc Khánh Đài Loan.
UserPostedImage
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh (phải) hát ca khúc “Những Người Lính Không Có Quê Hương,” nhạc sĩ Trần Chí Phúc đệm đàn, để tưởng nhớ đến 81 chiến sĩ Nhảy Dù, từ Hawaii đưa về an táng tại Nam California. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ông Ánh bị đi tù “cải tạo” tại miền Bắc từ 1975 đến 1981, sau đó chuyển qua trại K3 Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh. Từ đó ông vượt ngục, đi đường bộ từ Bắc vào Nam trong bộ đồ bộ đội miền Bắc, nón cối dép râu trên con đường dài 50 km, ra ga Vinh đi tàu lửa về tới ga Bình Triệu, một tuần sau.
Lái tàu vượt biên đến được trại Pulau Bidong Malaysia năm 1981 rồi được định cư tại Mỹ năm 1982, từ đó ông sáng tác rất nhiều bài thơ, nhạc tâm tình về tình yêu quê hương đất nước, hôm nay được giới thiệu qua hai tập thơ chính “Lời Gởi Mai Sau” và tuyển tập nhạc “Thét Gào’ gồm 163 ca khúc, cùng với hồi ký “Vượt Tù Vượt Biển.”
Là cựu chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân tại Bidong, Malaysia, khi đến Mỹ, ông hoạt động xã hội rất mạnh, sáng lập các hội đoàn gồm Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, Hội văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do.
Năm 1992, ông được tuyên dương tại điện Caucus – Quốc Hội Hoa Kỳ với sự hiện diện của đại diện Tổng Thống Hoa Kỳ George H. W. Bush cùng 50 dân biểu và thượng nghị sĩ về thành tích hoạt động xã hội và đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam và nhiều hoạt động xã hội kinh tế khác.
UserPostedImage
Toàn thể các ca nhạc sĩ trong ca khúc “Cô Gái Việt” trong buổi ra mắt sách Huỳnh Công Ánh. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ông cũng là chủ nhiệm tuần báo Chứng Nhân, và đã xuất bản nhiều tập thơ và nhiều băng nhạc đấu tranh.
Nhà văn Cao Gia thay mặt ông Nguyễn Trung Châu, chủ tịch Tổng Hội Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, ngỏ lời chào mừng chiến hữu Huỳnh Công Ánh, một người con yêu của tổ quốc, tài hoa đầy mưu trí đã cùng bao chàng trai ưu tú đã lên đường gìn giữ quê hương. Anh đã dùng trí tuệ để trốn trại tù, khi đến Mỹ đã tiếp tục con đường tranh đấu, lấy chính nghĩa dân tộc làm vũ khí để đẩy lùi tội ác của Cộng Sản.
Ông Huỳnh Lương Thiện, đại diện Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, phát biểu: “Vượt ngục Cộng Sản chưa đủ, Huỳnh Công Ánh phải vượt biển tìm tự do, và anh đã dùng tự do ấy để đấu tranh tìm tự do cho đồng bào tại quê nhà, dùng khả năng âm nhạc của mình để tiếp tục đi theo con đường đó.”
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc giới thiệu âm nhạc của Huỳnh Công Ánh và tuyển tập nhạc “Thét Gào” gồm 163 ca khúc, cùng với hai CD “Tình Mẹ” và “Tình Cha” mới thu âm qua nhiều giọng ca trẻ, cho thấy niềm đam mê ca nhạc, nỗi thao thức vận mệnh quê hương, với giọng hát đầy chất lửa đấu tranh, qua ngón đàn guitar bập bùng, chàng trai đất Bình Định đã trải cảm xúc qua những bài ca rung động trái tim người nghe cùng tâm trạng.
UserPostedImage
Đại Tá Gino Castagnetti (Gene Quốc Việt), ông là người đưa hài cốt 81 chiến sĩ Nhảy Dù VNCH từ Hawaii sang an táng tại Nam California. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
“Cho dù thời gian đăng đẳng mấy mươi năm, có khi cả trăm năm, những ca khúc thao thức quê hương của Huỳnh Công Ánh làm phong phú kho tàng nghệ thuật, văn hóa của người Việt Nam tại hải ngoại. Đối với một nghệ sĩ sáng tác, sự đóng góp đó là một điều vinh dự,” nhạc sĩ Trần Chí Phúc nói.
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh bày tỏ trong lời cám ơn chân thành: “Thật cảm động khi được đồng hành cùng quý vị, với lòng yêu nước thương nòi, lúc nào cũng hướng về quê hương tổ quốc. Sự đồng hành của quý vị hôm nay đã nói lên rõ ràng sự quan tâm đến tổ quốc Việt Nam. Xin thay mặt cho những thương phế binh VNCH đang đau khổ nơi quê nhà, cảm ơn sự yểm trợ của quý vị hôm nay, sẽ được gởi về cho anh em vào dịp Tết sắp đến.”
Chương trình ra mắt sách và CD ca nhạc của nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh tiếp tục sôi nổi trong các ca khúc rực lửa đấu tranh, kết thúc với hợp ca “Chung Khúc 30 Tháng Tư Về” (Ngày Quốc Hận) và “Cô Gái Việt” (Hùng Lân) do Ban Tù Ca Xuân Điềm và Nhóm Đàn Chim Lạc Việt trình bày.

Văn Lan/Người Việt
song  
#5 Đã gửi : 12/07/2022 lúc 08:31:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Huy Phương: Đọc hồi ký Huỳnh Công Ánh

UserPostedImage
Tác phẩm của Huỳnh Công Ánh, Nam Việt xuất bản, 2016
(Bìa: Uyên Nguyên)

Cuối năm 1980, tôi là một người tù ở K2 thuộc trại Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh, được nghe bạn bè bàn tán là Huỳnh Công Ánh, một người tù “cải tạo” ở K3, trốn trại thành công.
Trong những ngày ở Hoàng Liên Sơn, tôi biết chuyện nhiều nhóm tù tìm cách trốn thoát bằng con đường sang biên giới Lào hay Trung Quốc, nhưng không ai đến nơi. Một số anh em bị chết trên đường đi, và tất cả những người còn sống đều bị bắt trở lại, bị đánh đập, tra tấn rất dã man và bị cùm trong trại biệt giam một thời gian dài, như trường hợp ở trại giam Cẩm Nhân, Yên Bái, của chúng tôi.
Huỳnh Công Ánh không theo con đường vượt trại đi về hướng mặt trời lặn trong bộ áo quần nhà tù như những người bạn tù khác. Anh trốn khỏi trại, đi về hướng Đông trong một bộ đồ xanh, với nón cối dép râu và chiếc xắc-cốt trên vai của một người lính bộ đội Bắc Việt.
Được sự giúp đỡ của một thiếu nữ trong làng quê đã đem lòng yêu anh, và với sự đồng hành của một người tù hình sự, mà anh quen biết trong trại tù, đã có lệnh tha, anh và người thanh niên xứ Nghệ này, đèo nhau trên một chiếc xe đạp, ra ga Vinh trên con đường dài 50 km, lên tàu Thống Nhất và về tới ga Bình Triệu, Sài Gòn, một tuần sau.
Ba tháng sau, anh vượt biển một mình và để lại Nguyễn Văn Chiến, lúc ấy đang dưỡng thương tại Phú Lâm. Cuộc vượt biển đầu tiên kéo dài 15 ngày lênh đênh trên biển bất thành, cuối cùng anh sống sót và trôi dạt trở lại Phú Quốc.
Chuyến vượt biển thứ hai, anh cùng đi với gia đình và Nguyễn Văn Chiến. Lần này anh chủ động lái con tàu đi và sau một tuần đã đến Pulau Bidong, Malaysia, thành công.
Cuộc hành trình từ trại tù Tân Kỳ đến Pulau Bidong, tóm tắt trong 10 dòng chữ ở trên kể lại, nhưng là cả một chuỗi ngày nguy hiểm, lo âu, cay đắng, chết chóc mà cũng thấm đậm tình người, làm cho người đọc khó rời trang sách, dù chỉ trong chốc lát.
Theo tôi, Huỳnh Công Ánh là một người xuất chúng đáng cho chúng ta khâm phục.
Khi là một người lính, anh là một người “chiến sĩ xuất sắc” của Sư Đoàn 22 BB được tuyển chọn tham dự lễ Quốc Khánh 1972 và được du ngoạn Đài Loan. Khi là một người tù, anh là một người tù kiệt xuất, qua mặt được cả một hệ thống công an dày đặc để về tới Sài Gòn. Khi là một người tù vượt biển, anh là một người vượt biển gan dạ, mưu trí và anh hùng.
Qua bao nhiêu gian khổ, tù đày, từ khi bắt đầu bước chân lên miền đất tự do, anh quyết tâm phục vụ cho dân tộc và tự do. Khi còn là một người tị nạn chân ướt chân ráo lên Pulau Bidong, anh thành lập Hội Cựu Quân Nhân VNCH ở trại tị nạn để tranh đấu và bảo vệ quyền lợi cho anh em.
Đến Mỹ, anh là sáng lập viên và chủ tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam và chủ nhiệm tuần báo Chứng Nhân. Dùng văn nghệ như là một phương tiện đấu tranh.
Huỳnh Công Ánh là sáng lập viên Phong Trào Hưng Ca Việt Nam (Tháng Tư, 1985) và đồng sáng lập viên Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do (1986). Trong thời gian này, anh sáng tác nhiều bản nhạc tranh đấu cho quyền làm người và cho tự do của quê hương.
Năm 1992, nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh được tuyên dương tại Quốc Hội Hoa Kỳ, có sự hiện diện của đại diện Tổng Thống George H. W. Bush, 50 thượng nghị sĩ và dân biểu, vì thành tích hoạt động xã hội và đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam của anh.
Người tị nạn đến Mỹ chỉ mong được sống còn, nuôi sống gia đình và lo cho con ăn học, nhưng với Huỳnh Công Ánh, anh lại là một người thành công vượt bậc trên thương trường. Năm 1998, anh được trao giải Jefferson Award (người thành công nhất tại tiểu bang Texas về kinh tế và xã hội và được chọn làm thành viên Hội Đồng Quản Trị Hội Bác Ái Công Giáo Hoa Kỳ).
Năm 1981, đến Pulau Bidong, anh chỉ còn một chiếc quần ngắn, một cái áo lót và một đôi dép, chiếc lớn, chiếc nhỏ, một trắng một vàng, tám năm sau anh phấn đấu để trở thành một triệu phú, sở hữu nhiều nhà hàng, cơ sở thương mại tại Houston.
Nhưng số phận không chiều người, từ năm 2002 trở đi, Huỳnh Công Ánh bắt đầu làm ăn thua lỗ, gia đình ly tán, bất đắc chí và trở thành một người vô gia cư thật sự.
Nhưng với con người có ý chí vươn lên và đã từng vượt qua nhiều nghịch cảnh, năm 2005, sau cơn bão Katrina tàn phá New Orleans, Louisiana, cùng với những người dân ở đây, anh đứng dậy làm lại cuộc đời, vào nghề địa ốc và mang danh triệu phú trở lại.
Cuộc đời của Huỳnh Công Ánh được mô tả trong thiên hồi ký “Vượt Tù, Vượt Biển, Vượt Gian Nan” không phải là con đường bằng phẳng được rải toàn hoa hồng mà cũng đầy những gai nhọn và sỏi đá.
Cuộc đời của anh là những nỗ lực phấn đấu và vượt qua mọi gian lao, nghịch cảnh, nhiều lúc tưởng như đã tuyệt vọng. Huỳnh Công Ánh không muốn mòn mỏi chờ đợi trong trại tù khắc nghiệt, không muốn chết trên biển khơi. Anh luôn luôn nghĩ đến chiến hữu bạn bè và quê hương, nên cuộc chiến đấu không bao giờ ngừng nghỉ.
Qua tập hồi ký này, phải nói Huỳnh Công Ánh, ngoài những nghị lực phi thường tự bản thân, còn là một người được may mắn, được mọi người, cả bạn lẫn thù, thương yêu giúp đỡ. Và chính anh cũng là một người tử tế có lòng, lúc nào cũng nhớ đến điều ân nghĩa của đất, trời và con người đã đến với anh qua những lúc khốn khó, điều mà anh gọi là “ơn nghĩa trùng trùng!”
Phải nói rằng những người tù miền Nam trên đất Bắc đã để lại trong lòng người dân những hình ảnh tốt đẹp, khắc hẳn với những lời tuyên truyền xảo trá hận thù của chính quyền Cộng Sản. Cũng chính vì vậy, một người coi tù miền Bắc đã hết lòng giúp đỡ anh, một người lính Bắc Việt, Nguyễn Văn Chiến, cựu thù đã gắn bó hết cuộc đời với anh và vượt biển theo cùng anh, và một cô gái quê, Trần Thị Hoa đem hết mối tình chất phác, trong sáng trao cho anh.
Trong chuỗi ngày truân chuyên, anh đã gặp một người cựu chiến binh Nhảy Dù tên Cho, con người “trọng nghĩa khinh tài,” như trời đã sinh ra để cứu mạng sống cho anh.
Huỳnh Công Ánh, sau thời gian “bỉ cực” đã hết lòng đi tìm những tấm lòng ân nghĩa ngày xưa để đền đáp một phần nào, ân thì đền khắc ghi vào đá, nhưng oán thì để cho gió thổi bay đi. Những người như “người em Nghệ Tĩnh” tên Hoa, như người lính Nhảy Dù năm cũ tên Cho, vì thời thế đổi thay, hầu như tan biến theo dòng đời trăm ngả, làm cho lòng anh ray rứt không yên.
Bạn đọc sẽ theo dõi tập bút ký trong bối cảnh của những ngày miền Nam sụp đổ, để thấy số phận nghiệt ngã của người lính trên đường lui binh, cuộc lưu đày của những người lính miền Nam ra đất Bắc, những ngày tù tội “chém tre đẵn gỗ trên ngàn.” Chúng ta cũng được biết rõ hơn, những hoạt cảnh trong nhà tù, giữa những người tốt kẻ xấu, sự ngây thơ gần như ngờ nghệch của những người tù, bên cạnh những đòn tuyên truyền, bộc lộ sự xảo trá của một hệ thống cầm tù tinh vi của Việt Cộng.
Câu chuyện sau cuộc chiến Nam Bắc, hai người ở hai bên cuộc chiến gặp nhau trong hoàn cảnh đổi đời, câu chuyện về mối tình đầu của một cô gái miền Bắc lớn lên sau chiến tranh…
Nhưng trên hết, xuyên suốt tập hồi ký này, người ta sẽ tìm thấy một Huỳnh Công Ánh can đảm, đầy nghị lực, bền bỉ đã vượt qua bao nhiêu khó khăn. Từ câu chuyện vượt tù hy hữu, đến câu chuyện vượt biển gian nguy, và vượt qua khó khăn để tồn tại và thành công trên xứ người. Anh luôn chứng tỏ khả năng là người đi hàng đầu, một người lính can đảm, một người tù không thúc thủ, một người vượt biển anh hùng cũng như là một chiến sĩ thời bình của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.
Bằng một tâm tình và qua một lối văn kể chuyện đơn giản, hồi ký của Huỳnh Công Ánh không có những đoạn văn hư cấu, không mang những dòng chữ tô vẽ cho cá nhân của mình. Chúng ta tìm thấy máu, nước mắt, nỗi gian truân kề cận cái chết, câu chuyện đoàn tụ và tan vỡ, sự thành công rực rỡ, và nỗi thất bại tuyệt vọng dẫn con người xuống tận bùn đen, và vượt lên trên hết, là lòng tin về con người và cuộc đời còn quá đẹp.
Tôi tin rằng, đây là cuốn hồi ký quý báu, nổi trội nhất trong 40 năm qua trong rừng sách vở ở hải ngoại, viết về cuộc đời của những người bỏ nước ra đi. Không chỉ có những câu chuyện kể về cuộc đời của tác giả, tập sách còn cho ta thấy bối cảnh của câu chuyện là một giai đoạn dài của đất nước, mà cả những người già, lẫn trẻ, bên này hoặc bên kia cần phải biết đến.

Huy Phương
(*) Liên lạc Huỳnh Công Ánh: (972) 804-5985
Email: anhchuynh@yahoo.com

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.327 giây.