Một em học sinh học môn thể dục online khi cha đang làm việc ở tại một cửa hàng ở Hà Nội hôm 16/9/2021. AFP
Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) vào ngày 12/7 ra thông cáo báo chí nêu rõ hầu hết những sản phẩm công nghệ giáo dục (EdTech) mà 49 chính phủ tại những quốc gia đông dân nhất trên thế giới chuẩn thuận cho dùng, dường như đã theo dõi hay có khả năng theo dõi bằng những cách thức có nguy cơ xâm hại hoặc vi phạm quyền của con trẻ. Chính phủ Việt Nam là một trong số các chính phủ đó.
HRW công bố những bằng chứng và tài liệu tư riêng dễ dàng xem được đối với hơn 160 sản phẩm công nghệ giáo dục được các chính phủ liên quan khuyến nghị sử dụng trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19.
Thống kê của HRW cho thấy 85% trong số hơn 160 sản phẩm vừa nói đã theo dõi hoặc có khả năng theo dõi học sinh ngoài giờ học và tìm sâu vào cuộc sống riêng tư của các cháu. Nhiều sản phẩm bị phát hiện đã thu thập thông tin của học sinh bao gồm nhân thân, địa điểm, hoạt động trong lớp học, thông tin về gia đình, bạn bè, cũng như loại thiết bị mà gia đình có khả năng mua cho con trẻ học online…
Những bằng chứng nêu ra củng cố cho báo cáo mà HRW công bố ngày 25 tháng 5 vừa qua với tựa đề ‘How Dare they Peep into My Private Life? : Children’s Rights Violations by Governments that Endorsed Online Learning during the COVID-19 Pandeminc” (tạm dịch “ Sao họ dám soi vào đời sống riên tư của tôi?: Quyền trẻ em bị vi phạm bởi những chính quyền chuẩn thuận việc học trực tuyến trong thời gian dịch COVID-19).
Nhà nghiên cứu Hye Jung Han chuyên về quyền trẻ em và công nghệ làm việc tại HRR, đưa ra nhận định: “Các cháu nhỏ, cha mẹ và giáo viên hầu như giữ kín chuyện giám sát để thu thập dữ liệu qua các lớp học trực tuyến như chúng tôi phát hiện ra. Qua sự hiểu biết về cách thức những công cụ học tập trực tuyến nắm bắt sự riêng tư của trẻ nhỏ, người ta có thể đưa ra thêm yêu cầu về sự bảo vệ hữu hiệu trẻ nhỏ trên mạng.”
Theo HRW, việc theo dõi trẻ nhỏ khi học trực tuyến xảy ra trong khung cảnh giáo dục mà chúng không thể phản đối một cách hợp lý. Hầu hết các công ty cung cứng công nghệ giáo dục không cho phép học sinh từ chối sử dụng và hoạt động theo dõi diễn ra một cách bí mật.
Nhà nghiên cứu Hye Jun Han đưa ra kêu gọi: “Trẻ em là vô giá, chúng không phải là sản phẩm và các chính phủ cần thông qua và thực thi luật bảo vệ dữ liệu của con trẻ nhằm chấp dứt tình trạng theo dõi các cháu bởi những tác nhân không quan tâm gì đến các đối tượng nhỏ tuổi này.”
Theo RFA