logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/07/2022 lúc 11:12:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình miinh họa: Một viên công an đứng canh trước chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh bên ngoài nơi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 17/1/2011. AFP

Khi phân tích khẩu hiệu của Công an Việt Nam “còn Đảng còn mình”, từ lâu, ông Đoàn Hưng Quốc, Chủ nhiệm Ban Việt học tại trường Đại học Victoria (Úc) đã chỉ ra hai cái sai cơ bản về nguyên tắc tổ chức xã hội ở Việt Nam. Thứ nhất, nó trái hẳn với bản chất của công an vốn ở quốc gia nào cũng có, trước hết, để bảo vệ luật pháp, bảo vệ trật tự xã hội và bảo vệ dân chúng. Có lẽ không có ở đâu (trừ các nước độc tài) công an lại tự đồng nhất với đảng cầm quyền và tuyên bố thẳng thừng là “chỉ biết còn Đảng, còn mình” như vậy. Cái sai thứ hai, khẩu hiệu ấy trái hẳn bản chất của dân chủ vốn được xây dựng trên tính chất độc lập của truyền thông, tư pháp, quân đội và công an. Riêng về công an, trong một xã hội dân chủ, phải được đặt dưới sự kiểm soát của các viên chức dân cử chứ không phải bất cứ một đảng phái nào (1). 
Tham nhũng như nấm sau mưa
Nhưng thôi, nói chuyện dân chủ với thể chế toàn trị thì thật hoài công. Sỡ dĩ nhắc lại hai cái sai cơ bản về nguyên tắc tổ chức xã hội nói trên để “bổ sung thêm” một cái sai thứ ba nghiêm trọng không kém, đó là là phong trào chống tham nhũng, tiêu cực “không giống ai” ở Việt Nam hiện nay. Cái thể chế chính là nguyên nhân dẫn đến việc các quan chức trong chính quyền mặc sức trục lợi và từ đấy tham nhũng ở Việt Nam nở rộ như rừng nấm mọc sau mưa. Từ đấy có thể suy ra, việc chống tham nhũng trong một thể chế độc đảng, toàn trị là hoàn toàn bất khả. Mới đây nhất, TS. Phạm Quý Thọ vừa có bài phân tích khá đầy đủ về mối tương quan giữa trục lợi và tham nhũng trong chế độ toàn trị qua bài “Quan chức trục lợi phơi bày tính chất nghiêm trọng suy thoái chính trị” trên RFA ngày 9/7/2022. Trong muôn vàn các kiểu và đối tượng trục lợi, thì hành vi trục lợi của quan chức là tồi tệ nhất, luôn dẫn đến tham nhũng, nghĩa là lợi dụng chức vụ quyền hạn nhằm trực tiếp hay gián tiếp chiếm đoạt tài sản của người khác. Thực trạng tham nhũng đang phơi bày tính chất suy thoái nghiêm trọng tư tưởng, đạo đức, lối sống của quan chức. Thay vì thực thi bổn phận, chức trách việc tuân thủ luật pháp chính sách nhà nước, các quan chức lại vi phạm, lạm quyền để vụ lợi. Trong 10 năm (2012-2022) phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam có hơn 19.546 vụ/33.868 bị can đã bị khởi tố, điều tra, phần lớn về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế. Trong đó có 170 cán bộ cấp cao diện TƯ quản lý, trong đó có 33 ủy viên, nguyên ủy viên TƯ, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang… (2)
Ngày 12/7/2022 mới đây, Tòa án quân sự Quân khu 7 mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án buôn lậu, nhận hối lộ, tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép. 11 người bị truy tố tội nhận hối lộ, trong đó có đại tá Phạm Văn Trên – cựu chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh, thượng tá Nguyễn Văn Hùng – cựu đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Trường Long Hòa (tỉnh Trà Vinh), ông Lê Văn Phương – cựu phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Trà Vinh… Từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, Phan Thanh Hữu (giám đốc một Công ty TNHH) cùng đồng phạm buôn lậu gần 200 triệu lít xăng, trị giá khoảng 2.900 tỉ đồng. Từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2020, Hữu chuyển cho Hùng tổng cộng 5 tỉ đồng. Trong đó, Hữu chi hối lộ giúp Hùng gần 1,7 tỉ đồng, gồm ông Trên 1 tỉ, ông Phương 360 triệu. Như vậy, tổng số tiền Nguyễn Văn Hùng nhận hối lộ của Phan Thanh Hữu từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2020 là tám tỉ đồng. Trừ số tiền đã chuyển giúp cho những người khác, cá nhân Hùng được hưởng 6,3 tỉ đồng (3). 
Trước đó, ngày 11/7/2022, Bộ Công an vừa kết thúc điều tra, đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố Bùi Trung Kiên (SN 1980, nguyên cán bộ Phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, chức vụ và buôn lậu C03) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong vụ án này, đáng chú ý là đường đi của khoản tiền môi giới hối lộ 1,5 triệu USD. Theo kết luận điều tra, năm 2021, Nguyễn Minh Quân (Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức) bị Bộ Công an điều tra về hành vi có dấu hiệu Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Bệnh viện Thủ Đức. Sợ bị bắt, ông Quân nhờ ông Kiên giúp đỡ, lo lót để không bị xử lý. Ông Kiên nhận lời và yêu cầu ông Quân đưa chi phí ban đầu 700.000 USD. Ông Quân đã đưa đủ số tiền này. Sau đó, ông Quân nhờ ông Kiên lo giúp luôn cho ông Nguyễn Văn Lợi (Giám đốc một Công ty được trúng nhiều gói thầu tại Bệnh viện Thủ Đức) không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ông Kiên yêu cầu ông Quân đưa tiếp cho 1,5 triệu USD. Tổng cộng ông Kiên đã nhận của Quân 2,2 triệu USD (4). 
https://www.rfa.org/viet...035.html/000_8zx9lj.jpg/@@images/10301a61-964d-4308-bcbf-877efab97633.jpeg
 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại họp báo kết thúc Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 1/2/2021. Ông Trọng là người chủ trương chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Hình: AFP
Còn thể chế ấy, còn tham nhũng
Mặc dù tình trạng tham nhũng tại Việt Nam đã được đánh giá cải thiện hơn 30 bậc trong thập niên qua trên chỉ số nhận thức về tham nhũng, nhưng Việt Nam vẫn bị xếp ở vị trí thứ 87/180 quốc gia “bị” xếp hạng. Theo Bloomberg, “lò” chống tham nhũng có vẻ như được thổi bùng lên lại khi Việt Nam đang tìm cách củng cố sức hấp dẫn của mình như một điểm đến cho đầu tư nước ngoài. Phát biểu của người đứng đầu Đảng Cộng sản được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam tăng cường bắt giữ các cán bộ cấp cao, bao gồm cả Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc và hàng loạt các tướng tá thuộc lực lượng Cảnh sát biển. Ông Trọng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng phải kiểm soát hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, góp phần đẩy mạnh công tác chống tham nhũng để củng cố niềm tin của nhân dân. Ông Trọng còn ra chỉ thị phải “bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là ‘đấu đá nội bộ’, ‘phe cánh’”. (5)
Vụ xét xử các tướng lĩnh cảnh sát biển và bộ đội biên phòng là vụ án mới nhất trong chiến dịch chống tham nhũng hiện nay. Người đứng đầu ĐCSVN hôm 30/6 nói rằng đã có hơn 7.000 đảng viên bị kỷ luật vì tham nhũng trong 10 năm qua và nhắc lại rằng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” khi tệ nạn này là “một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ.” Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà quan sát, chiến dịch được gọi là “đốt lò” của ông Trọng phần nhiều là nhằm để thanh trừng nội bộ các phe phái trong Đảng Cộng sản. Cứ thử nhìn vào phong trào diệt tham nhũng hiện nay cho thấy từ hàng bộ trưởng tới thứ trưởng, tướng công an, tướng trong quân đội, đô đốc hải quân, tổng giám đốc các ngân hàng, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND, huyện ủy, xã ủy bị tù, bị mất chức… cho thấy hệ thống cầm quyền tại Việt Nam đã ung thư, thối rữa như thế nào. Trong nước “đạo đức suy đồi”, “thối nát” không nói mà lại che dấu bằng cách dùng uyển ngữ “biến chất” (?!) (6)
Cổ nhân có câu “Nhà dột từ nóc dột xuống”. Đất nước loạn ly không phải tại dân trước mà chỉ vì “vua” thì u mê ám chướng, quan lại thì tham ô vơ vét. Một đất nước mà “vua” anh minh, trăm quan liêm chính thì đất nước làm sao loạn ly được? Ngoài ra, đất nước lụn bại là vì không có nhân tài hoặc có nhân tài mà không biết sử dụng. Khi có nhân tài thì đất nước phát triển và ngửng mặt với năm châu bốn biển. Ngày xưa Đào Duy Từ không được Chúa Trịnh trọng dụng bèn vào Nam, Chúa Nguyễn biết đây là kỳ tài cho nên đã mở nghiệp lớn ở phương Nam. Ngày nay, ĐCSVN nắm quyền thì cử đảng viên của mình vào những chức vụ quan trọng trong chính quyền. Thậm chí bổ nhiệm thẩm phán Tối cao cũng lựa người cùng với lập trường của đảng mình. Thế nhưng đưa bọn “con ông cháu cha, thái tử đảng” vô tài bất tướng vào những chức vụ quan trọng trong chính quyền thì chúng sẽ phá nát đất nước là chuyện đương nhiên. Cả hai vụ lớn nhất hiện nay (Việt Á và Cục Lãnh sự) đều đánh vào hai lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm: sức khỏe cộng đồng và phúc lợi. Các trường hợp tham nhũng khác phát triển mạnh trong “không gian âm u”, nơi các quan chức nhà nước và những người có vốn tư nhân tranh thủ chia sẻ lợi nhuận bất hợp pháp thông qua thao túng cổ phiếu, chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng thương mại hoặc hoàn vốn cho các hợp đồng mua sắm. Vụ bê bối gian lận vé máy bay và hồi hương trực tiếp khai thác nỗi sợ hãi do đại dịch gây ra của những công dân bình thường, là quá dã man. Khi hai bộ trưởng và một thứ trưởng đã kích hoạt kế hoạch bộ thử nghiệm COVID bị tước quyền đảng viên Đảng Cộng sản là một tin lớn và dân chúng hoan hỷ. Cũng không mấy ai cảm thấy thương cảm cho vị Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, thay vì đảm nhận vị trí đại sứ tại Nhật Bản lại phải ngồi “bóc lịch”.
Ngày 8/7/2022, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, xem xét những vấn đề nổi bật của đất nước sáu tháng đầu năm 2022, đồng thời đề ra nhiệm vụ cho thời gian tới. Bộ Chính trị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, nhất là vụ Việt Á, FLC, Tân Hoàng Minh, vụ án tại Cục Lãnh sự, Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC... (7) Trước đấy hơn nửa năm, ngày 20/1/2022, tại Hà Nội, cũng cái Ban Chỉ đạo ấy đã tiến hành họp phiên thứ 21 nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2021 và cho ý kiến về Chương trình công tác năm 2022. Tại cuộc họp, lời hô hào của ông Trọng “phải tập trung chỉ đạo xử lý các vụ án...” chỉ là sự báo trước lời kêu gọi hơn nửa năm sau đó (8). Thực tế này minh chứng cho việc “sờ đâu cũng thấy tham nhũng”, mà thực chất là việc thừa nhận công khai sự thất bại của các chiến dịch “đốt lò”. Đấy là sự thất bại được báo trước. Bởi vì ông Trọng đã “chẩn đoán sai” từ gốc căn nguyên của “con bệnh Việt Nam”. Ban chỉ đạo “chẩn đoán” cán bộ tham nhũng vì họ “suy thoái đạo đức”, tham lam, mất đi “chất cách mạng”. Cách chống tham nhũng bằng đức trị này đã bị nhiều ý kiến trong xã hội phản đối, cho là lạc hướng. Từ bên ngoài nhìn vào, các nhà quan sát quốc tế đều coi tham nhũng ở Việt Nam mang tính thể chế, là sản phẩm của chính cách tổ chức nhà nước, quyền lực quá nhiều dành cho Đảng Cộng sản mà không có tam quyền phân lập, báo chí tự do để giám sát. Tóm lại, tham nhũng ở Việt Nam là con đẻ của chế độ “còn Đảng, còn mình”. (9)


Trần Hiếu Chân (RFA)
____________
Tham khảo
1. https://www.voatiengviet...11-119483784/900166.html
2. https://www.rfa.org/viet...ding-07082022113641.html
3. https://plo.vn/khong-chi...o-ca-sep-post688601.html
4. https://tienphong.vn/vu-...rieu-usd-post1452588.tpo
5. https://www.voatiengviet.com/a/6639734.html

6. http://www.viet-studies....HayNoiChu_Calitoday.html
7. https://dantri.com.vn/xa...su-20220708204903807.htm
8. https://dantri.com.vn/xa...-vu-viec-lien-quan-y-te-`20220120195645758.htm
9. https://www.bloomberg.co...-than-ever?sref=Rk9EBXHT

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.154 giây.